Đề Xuất 6/2023 # 10 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Chóng Mặt, Buồn Nôn, Phổ Biến Kiến Thức, Kiến Thức Y Tế Học Đường, Sinh Viên Đang Học # Top 15 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # 10 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Chóng Mặt, Buồn Nôn, Phổ Biến Kiến Thức, Kiến Thức Y Tế Học Đường, Sinh Viên Đang Học # Top 15 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 10 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Chóng Mặt, Buồn Nôn, Phổ Biến Kiến Thức, Kiến Thức Y Tế Học Đường, Sinh Viên Đang Học mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Chóng mặt là một thuật ngữ được sử dụng để chỉ biểu hiện choáng, mất phương hướng, hoặc sự mất cân bằng. Buồn nôn là cảm giác khó chịu mà được đi kèm với sự thôi thúc mạnh mẽ muốn nôn ra. Nhiều người thường có triệu chứng chóng mặt, buồn nôn khi đi tàu xe. Đó cũng là biểu hiện đặc trưng khi người phụ nữ ốm nghén. Nhưng nó cũng có thể là triệu chứng thường gặp khi bạn bị bệnh nào đó.

Rất nhiều phụ nữ bị chóng mặt và buồn nôn khi mang thai, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu tiên (3 tháng đầu). Tình trạng này được gọi là ốm nghén và nó hoàn toàn bình thường. Nó được đặc trưng bởi nôn mửa và buồn nôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tình trạng ốm nghén có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn. Nôn mửa quá mức có thể dẫn đến giảm cân, mất nước, suy dinh dưỡng, mất cân bằng điện giải và gây ra chóng mặt.

Một sự hoảng loạn về tâm lý do quá sợ hãi có thể làm phát sinh các triệu chứng như chóng mặt, tim đập nhanh, đổ mồ hôi, buồn nôn, đau ngực, cảm giác khó thở… Những người bị ám ảnh, rối loạn căng thẳng sau chấn thương… có nhiều khả năng bị hoảng loạn về tâm lý hơn so với những người khác.

Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ là chóng mặt và nôn mửa, Ví dụ như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp… Các loại thuốc này ức chế sự chuyển hóa men trong cơ thể và dẫn đến chóng mặt. Nếu dừng thuốc một cách đột ngột cũng có thể gây ra tình trạng này.

Đau bụng kinh là một thuật ngữ y tế được sử dụng để nói về các cơn đau bụng xuất hiện trong những ngày “đèn đỏ”. Nó có thể kéo theo triệu chứng chóng mặt, buồn nôn, nôn và đau lưng… ở một số phụ nữ. Theo các chuyên gia sức khỏe thì những triệu chứng này là do sự phát hành của prostaglandin từ nội mạc tử cung gây ra.

6. Các vấn đề về tiêu hóa

Buồn nôn và ói mửa là một số triệu chứng phổ biến nhất của các vấn đề tiêu hóa như tiêu chảy, ngộ độc thực phẩm và viêm dạ dày ruột… Đó là những phản ứng của cơ thể do sự rối loạn trong tiêu hóa gây ra. Nôn mửa dữ dội có thể dẫn đến mất nước, mất cân bằng điện giải trong cơ thể, làm tăng mức độ chóng mặt và có thể có hại cho cơ thể.

Những người thường gặp các vấn đề về tim mạch, chủ yếu như tim đập thất thường, loạn nhịp tim,nhồi máu cơ tim, giảm huyết áp đột ngột… có thể làm cho lượng máu và oxy cung cấp lên não không đủ, ảnh hưởng đến các mô não. Điều này dễ dẫn đến chóng mặt và mất ý thức. Ngoài ra, tình trạng tắc nghẽn động mạch dẫn máu đến não cũng có thể dẫn đến chóng mặt. Những người thường xuyên có huyết áp cao cũng có thể làm phát sinh các cơn đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và ra mồ hôi nhiều hơn với người khác.

Rối loạn hô hấp và nhiễm trùng ở đường hô hấp có thể dẫn đến khó thở. Tình trạng khó thở là một trong những nguyên nhân khiến cho lượng oxy nạp vào cơ thể bị hạn chế và kéo theo những cơn chóng mặt, buồn nôn. Một số sự rối loạn hô hấp gây ra tình tình trạng này bao gồm rối loạn phổi tắc nghẽn, hen, phù phổi…

Tai trong là một cơ quan quan trọng của cơ thể. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì cảm giác cân bằng. Nhiễm trùng, viêm nhiễm, chất lỏng tích tụ hoặc tổn thương các mô ở trong tai cũng làm cho bạn có cảm giác mất cân bằng dẫn đến chóng mặt và chóng mặt.

Một số nguyên nhân khác gây ra chứng chóng mặt, buồn nôn có thể là: Cúm dị ứng, mệt mỏi, viêm xoang, đau nửa đầu, thiếu hụt chất dinh dưỡng hoặc lượng đường trong máu quá thấp…

Nếu bạn thường xuyên bị buồn nôn và chóng mặt, hãy đi khám để biết nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này.

(Nguồn: Tham khảo từ báo Pháp luật xã hội)

Khám Chữa Bệnh, Phổ Biến Kiến Thức Y Học

Một số người nhiễm sán lá gan không có biểu hiện triệu chứng trên lâm sàng. Một số người có thể có dấu hiệu triệu chứng sớm hơn sau khi nhiễm trùng, khi ấu trùng sán lá gan lớn xâm nhập và khoang bụng và vào gan. Các biểu hiện có thể xảy ra trong giai đoạn cấp tính bắt đầu sau 4- 7 ngày sau khi nhiễm ký sinh trùng và kéo dài trong vài tuần. Một số người có thể có dấu hiệu triệu chứng trong giai đoạn nhiễm trùng mạn tính khi ấu trùng ở trong đường mật. Nếu có các triệu chứng sẽ xuất hiện sau vài tháng đến vài năm kể từ khi bị sán lá gan lớn do hậu quả của viêm đường mật. Trong cả giai đoạn nhiễm trùng cấp tính và mạn tính, dấu hiệu triệu chứng thường gặp là sốt, mệt mỏi, đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, vàng da, vàng mắt. Các biểu hiện nặng, biến chứng như tắc mật, viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa, vỡ gan, tràn dịch đa màng… Ngoài ra, một người bị bệnh sán lá gan lớn có thể gặp các dấu hiệu khác nhưng hiếm hơn như đau nhiều khớp, ho, khó thở, ban dị ứng…hoặc các triệu chứng biểu hiện sự tổn thương tổ chức nơi sán lá gan lớn ký sinh lạc chỗ như dưới da, lách, đại tràng,..

Sán lá gan lớn không thể lây truyền trực tiếp từ người sang người.Vật chủ chính của sán lá gan là động vật ăn cỏ như trâu, bò, cừu. Vật chủ trung gian truyền bệnh là loài ốc họ Lymnae.Trứng từ phân của người nhiễm sán lá gan hoặc từ động vật xuống nước, nở ra ấu trùng và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loài rau mọc dưới nước tạo các nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống các loại rau mọc dưới nước (râu ngổ, rau rút/nhút, rau cần, cải xoong,..) hoặc uống nước có ấu trùng sán chưa nấu chín.

Đỗ Hương

(Theo Báo Sức khỏe & đời sống)

ad syt ad

Chảy Máu Cam Và Cách Xử Trí, Phòng &Amp; Điều Trị Bệnh, Kiến Thức Y Tế Học Đường, Sinh Viên Đang Học

Theo ước tính của các nhà chuyên môn, khoảng 60% dân số thế giới bị chảy máu cam ít nhất 1 lần. Trong một số trường hợp (đổ máu cam do tai nạn giao thông, tai nạn lao động), máu mũi có thể đổ hàng tháng, gây nguy hiểm đến tính mạng. Trong mọi trường hợp (dù chỉ do ngoáy mũi), xử trí đầu tiên là cầm máu, khi đã ổn định mới tìm hiểu nguyên nhân.

Các điều tra tại Pháp cho thấy, nam giới hay bị đổ máu cam hơn nữ. Ở người trẻ tuổi, điểm chảy máu thường xuất phát từ phần trước của mũi, thường do chấn thương hoặc viêm đường hô hấp trên. Ở Lứa tuổi trên 40, điểm chảy máu lại xuất phát từ phần sau mũi, thường do các bệnh xơ cứng động mạch, cao huyết áp, u bướu…

Nhìn chung, đổ máu cam thường do các nguyên nhân sau đây:

– Chấn thương nhỏ (lấy tay ngoáy mũi) hoặc chấn thương mạnh va đập trực tiếp vào mũi (tai nạn, ngã…).

– Viêm đường hô hấp trên (cúm, viêm xoang, hít hơi độc dẫ đến viêm mũi…).

– Lệch vách ngăn mũi, ung bướu (u xơ vòm, ung thư vòm mũi họng), bệnh phình mạch.

– Cao huyết áp hoặc bệnh do rối loạn quá trình đông máu.

Chảy máu cam do tổn thương màng mạch vách ngăn ở mũi (Ảnh: Internet).

– Dị vật: Khi thấy chảy máu và mủ một bên mũi, cần nghĩ đến tình trạng có dị vật ở đường thở.

– Không khí quá khô (độ ẩm thấp).

– Một số trường hợp máu cam đổ không rõ nguyên nhân, máu đột ngột chảy và tự cầm.

Xử trí

– Điều cần làm đầu tiên là dùng ngón ta ấn chặt vào bên cánh mũi có ra máu trong vòng 10 phút và nghiêng đầu về phía trước.

– Để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nên cho người bệnh chống khuỷu tay lên mặt bàn hoặc lên tay vịn ghế tựa.

– Người bệnh cũng có thể dùng bông gạc cầm máu và làm liền sẹo bán tại các hiệu thuốc để dịt vào nơi chảy máu.

Dùng bông gạc cầm máu mũi (Ảnh: Internet).

– Một cục nước đá đặt vào gốc mũi cũng có tác dụng làm cho máu ngừng chảy.

– Nếu đã làm các động tác trên mà máu vẫn chảy, nhất thiết phải gọi bác sĩ.

– Nhất định không được để bệnh nhân nằm hoặc để bệnh nhân ngả đầu ra đằng sau. Trong tư thế này, máu sẽ chảy ngược vào trong họng, gây nôn mửa và không làm đông máu.

– Việc bôi kem, vaselin, xịt thuốc hoặc nước muối vào trong mũi không phải là giải pháp lâu dài vì không giúp phục hồi độ ẩm của niêm mạc, còn có thể khiến mũi khô hơn.

– Nếu nguyên nhân của việc đổ máu cam là không khí khô, có thể dùng các thiết bị làm tăng độ ẩm trong phòng. Tuy nhiên, theo các nhà chuyên môn, đây chỉ là giải pháp tình thế.

Khi nào tìm bác sĩ?

– Máu mũi chảy do đầu bị va chạm mạnh hoặc bị một vật gì rơi vào.

– Đã làm các động tác sơ cứu mà máu vẫn chảy.

– Người bệnh bị huyết áp cao.

– Người bệnh có những triệu chứng khác (đau đầu, nôn mửa…).

– Nếu sau khi ngừng một thời gian, máu mũi lại chảy.

(Nguồn: Mạnh Hùng – Theo BS. Pascal Cassan, Doctissimo.com)

Đau Đầu, Buồn Nôn, Chóng Mặt Nguyên Nhân Do Đâu?

Đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là triệu chứng không hiếm gặp ở mọi lứa tuổi. Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe như: rối loạn tiền đình , mắc bệnh viêm tai giữa cấp và mạn tính, thiểu năng tuần hoàn não…

1. Triệu chứng đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

Trước khi tìm hiểu đau đầu buồn nôn chóng mặt là bệnh gì, người bệnh cần hiểu rõ các triệu chứng cụ thể của tình trạng này. Theo đó, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là cảm giác sai về sự di chuyển của cơ thể so với không gian hoặc của không gian so với cơ thể (cảm giác đồ vật chao đảo quanh mình hoặc mình quay quanh đồ vật). Người bị chứng chóng mặt, đau đầu thường mất thăng bằng, đi không vững, có cảm giác như đang ngồi trên thuyền, có thể buồn nôn hoặc nôn, ù tai, giảm thính lực,… Triệu chứng chóng mặt tăng khi người bệnh thay đổi tư thế hoặc khi quay đầu. Vì vậy, bệnh nhân thường nằm im một tư thế, mắt nhắm nghiền để giảm triệu chứng khó chịu.

Để giữ thăng bằng cho cơ thể cần có sự tham gia của hệ thống giác quan (hệ tiền đình, cảm giác sâu và thị giác), hệ thống thần kinh trung ương và các cơ vùng cổ, thân, chi… Nếu các cơ quan này bị tổn thương thì sẽ gây chóng mặt và mất thăng bằng.

2. 

Đau đầu buồn nôn là bệnh gì?

Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều vấn đề sức khỏe khá nguy hiểm. 

2.1 Đau đầu chóng mặt có nguồn gốc ngoại biên

Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: chóng mặt xuất hiện đột ngột, khi thay đổi tư thế và không có dấu hiệu báo trước. Triệu chứng chóng mặt thường kéo dài vài giây, xuất hiện sau khi cử động đầu. Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính chiếm khoảng 30% các trường hợp chóng mặt.

Bệnh Meniere: biểu hiện của căn bệnh này là cơn chóng mặt kéo dài 5 phút – 5 giờ. Trước khi bị chóng mặt, người bệnh có cảm giác suy giảm thính lực và ù tai. Chóng mặt xuất hiện đột ngột, đi kèm với triệu chứng buồn nôn và nôn. Cơn chóng mặt có thể tái phát và dẫn đến mất dần thính lực. Bệnh Meniere chủ yếu gặp ở người thường xuyên căng thẳng tâm lý. Nguyên nhân gây bệnh là do mất thăng bằng áp lực tai trong.

Viêm dây thần kinh tiền đình: virus Zona, thủy đậu, quai bị chiếm 5% trường hợp viêm dây thần kinh, gây liệt dây thần kinh tiền đình, dẫn tới triệu chứng chóng mặt xuất hiện đột ngột, kéo dài từ vài giờ tới vài tháng nhưng không gây rối loạn thính lực. Người bệnh còn có biểu hiện rung giật nhãn cầu đánh ngang về bên lành.

Một số bệnh khác: dị dạng tai trong, viêm tai giữa cấp và mạn tính, u dây thần kinh tiền đình – ốc tai, rối loạn thị giác (cận thị, viễn thị, loạn thị,…), sử dụng rượu, ma túy, chấn thương hoặc tiền sử phẫu thuật, say tàu xe, tổn thương dây thần kinh vùng cổ (tổn thương cột số cổ 2, 3),…

2.2 Đau đầu chóng mặt có nguồn gốc trung ương

Thiểu năng tuần hoàn não:  bệnh lý xuất hiện khi lưu lượng máu tưới lên não không đủ, khiến lượng oxy và các dưỡng chất cung cấp cho hoạt động bình thường của não bị giảm. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do xơ vữa động mạch, thiếu máu, thoái hóa đốt sống cổ, các cục máu đông, các bệnh về tim,… Triệu chứng bệnh chủ yếu là đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc, cơ thể mệt mỏi, tinh thần chán nản, dễ cáu bẳn, giảm sút khả năng tư duy và suy giảm trí nhớ,…

Hạ huyết áp tư thế: có biểu hiện là người bệnh thấy chóng mặt, choáng váng, nhìn mờ, yếu người, ngất xỉu, buồn nôn,… khi đứng lên và những triệu chứng này chỉ kéo dài vài giây. Khi chúng ta đứng lên, tác động lực hấp dẫn đưa máu về vùng chân, gây hạ huyết áp vì lượng máu lưu thông trở lại tim bị giảm sút. Nguyên nhân gây ra tình trạng này chủ yếu là do: bị mất nước, mắc vấn đề về tim mạch, mắc một số bệnh lý về nội tiết, rối loạn thần kinh,…

Các vấn đề sức khỏe khác: nhồi máu tiểu não, u tiểu não, hội chứng Wallenberg,…

2.3 Nguyên nhân khác

Nhức đầu Migraine: là bệnh gây đau đầu từng cơn, kéo dài từ nhiều giờ tới vài ba ngày, đi kèm buồn nôn và nôn. Cơn đau đầu có thể xảy ra đột ngột hoặc có các triệu chứng báo trước như hoa mắt, nhìn mờ, ù tai, chóng mặt, nhìn đôi, nói khó, tê buốt da đầu,… Tình trạng căng thẳng thần kinh, mất ngủ kéo dài, thay đổi thời tiết, tiếng ồn, chấn thương đầu, hít phải mùi nước hoa nồng nặc, sử dụng rượu,… đều dễ dẫn tới đau đầu migraine.

Bệnh Parkison: còn gọi là bệnh liệt rung, xảy ra khi chất dẫn truyền thần kinh dopamine bị giảm sút. Biểu hiện của bệnh là run tay, cứng khớp, mất thăng bằng, chóng mặt, nhức đầu, mất dần khả năng chuyển động tự động,…

Bệnh giang mai thần kinh: là bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Biểu hiện ban đầu của bệnh là sốt, nhức đầu, buồn nôn,… Sang giai đoạn sau, người bệnh có thể bị điếc, mù mắt, liệt vận động, mất trí, mắc bệnh tâm thần, đột quỵ,…

3. Phương pháp điều trị đau đầu, buồn nôn, chóng mặt

Khi đã nắm được đau đầu buồn nôn chóng mặt là bệnh gì, mức độ nguy hiểm của bệnh lý này, bạn đọc nên tìm hiểu về phương pháp điều trị bệnh. Những phương pháp thường được áp dụng là:

3.1 Sử dụng thuốc điều trị triệu chứng

Acetyl – DL – leucine: 500mg (ống tiêm, viên nén): có tác dụng tốt đối với tất cả các trường hợp chóng mặt do bất kỳ nguyên nhân nào. Chống chỉ định với những người bệnh quá mẫn cảm với các thành phần của thuốc hoặc phụ nữ mang thai.

Metoclopramide HCL: 10mg (ống tiêm, viên nén): chỉ định cho bệnh nhân chóng mặt kèm theo triệu chứng buồn nôn và nôn.

Meclozine: viên nén 25mg: có tác dụng giảm triệu chứng chóng mặt và phòng say tàu xe.

Flunarizine: chỉ định trong điều trị nhức đầu Migraine và triệu chứng chóng mặt do các nguyên nhân khác. Chống chỉ định đối với bệnh nhân trầm cảm hoặc mắc bệnh Parkinson, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Các thuốc có tác dụng giãn mạch: ginkgo biloba viên nén 40mg, piracetam ống tiêm 3g hoặc viên nén 800mg.

3.2 Điều trị theo nguyên nhân và duy trì lối sống khoa học

Bỏ rượu, ma túy.

Điều trị kháng sinh nếu nguyên nhân gây đau đầu, buồn nôn, chóng mặt là do viêm tai giữa.

Điều trị kháng sinh kháng virus nếu nguyên nhân gây triệu chứng là do Zona.

Điều trị ngoại khoa cắt bỏ khối u trong trường hợp có khối u ở vùng đầu gây chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Điều trị phục hồi chức năng phối hợp: chỉ định cho người bị chóng mặt do viêm dây thần kinh tiền đình hoặc chóng mặt tư thế lành tính kịch phát.

Thường xuyên kiểm tra huyết áp, nếu có tăng huyết áp phải điều trị sớm.

Nên ăn nhiều rau tươi và quả chín, tránh làm việc căng thẳng, ngủ đủ 8 tiếng/ngày, tăng cường tập luyện thể dục thể thao, giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Để đặt lịch khám bệnh tại Phòng khám đa khoa Biển Việt

Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 02435420311/ 0812217575/ 0912075641

Hoặc đến trực tiếp phòng khám để đăng ký khám

Địa chỉ phòng khám: Số 18, Nhà Vườn 1, Tổng Cục 5, Bộ Công An, Tân Triều, Thanh Trì, Hà Nội.

Bạn đang đọc nội dung bài viết 10 Nguyên Nhân Khiến Bạn Bị Chóng Mặt, Buồn Nôn, Phổ Biến Kiến Thức, Kiến Thức Y Tế Học Đường, Sinh Viên Đang Học trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!