Đề Xuất 3/2023 # 100 Bài Tập Can Thiệp Hành Vi Dành Cho Trẻ Tự Kỷ # Top 6 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # 100 Bài Tập Can Thiệp Hành Vi Dành Cho Trẻ Tự Kỷ # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về 100 Bài Tập Can Thiệp Hành Vi Dành Cho Trẻ Tự Kỷ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài sự giao tiếp bằng mắt trong 5 giây trước khi đưa vật đó cho trẻ. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau mà không cầnnhắc

Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cầnnhắc. Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ côgiáo. Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của côgiáo

Ngồi trên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ ” Hãy làm như thế này” trong khi đồng thời làm mẫu các hoạt động vận động thô. Nhắc trẻ làm giống như chỉ dẫn và tăng cường việc bắt chước lại của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếptheo.

Trẻ biểu lộ dần sự đáp lại khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng mà không cầnnhắc.

Các bước dạytrẻ:

Để 2 đồ vật giống nhau lên bàn. Ngồi ngang với bàn đối diện với trẻ. Thu hút sự chú ý của trẻ. Bảo trẻ “làm như thế này” trong khi đồng thời làm mẫu 1 hành động với một trong hai đồ vật trên. Nhắc trẻ làm động tác giống như bạn với độ vật kia và tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng mà không cầnnhắc.

Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “làm như thế này” trong khi đồng thời làm mẫu 1 hoạt động vận động chính xác. Nhắc trẻ bắt chước làm những động tác đó tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo.

Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng mà không cầnnhắc.

Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Bảo trẻ “làm như thế này” đồng thời làm mẫu một hoạt động vận động bằng miệng. Nhắc trẻ bắt chước làm những động tác đó và tăng cường khả năng bắt chước của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thể hiện sự bắt chước khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng nhất mà không cầnnhắc.

Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Đưa ra lời chỉ dẫn. Gợi ý trẻ thực hiện lời chỉ dẫn đó và khen thưởng thêm. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ thực hiện làm theo chỉ dẫn một cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn mà không cần nhắc.

Kết hợp những đồ vật để nhậnbiết.

Làm theo 15 chỉ dẫn từng bướcmột.

Bắt chước những âm thanh và những từ đơn giản.

Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ đưa đồ vật chobạn.

Làm mẫu gọi tên đồ vật

Đưa trẻ xem 1 trang trong quyển sách tranh. Bảo trẻ “Hãy chỉ vào……..(tên của đồ vật)”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bức tranh và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng cách khác nhau vơi sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng chỉ dẫn mà không cần nhắc .

Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ làm theo chỉ dẫn . Bắt đầu với các quyển sách tranh mà có giới hạn số lượng các vật trong mỗi bức tranh.

Để đồ vật hoặc bức tranh lên bàn trước mặt trẻ. Tạo sự tập trung chú ý và bảo trẻ: ví dụ “Con quét nhà bằng cái gì?” (nhận biết được cái chổi qua chức năng quét nhà). Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng đồ vật hoặc bức tranh. Khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ làm đúng theo chỉ dẫn mà không cầnnhắc.

Nói được chức năng của đồ vật: Ngồi lên ghế đối diện với trẻ và tạo sự tập trung chú ý. Hỏi trẻ “Con làm gì với……..(tên đồ vật)”? Ví dụ “Con làm gì bằng chiếc bút chì này?”. Khen và thưởng chotrẻ.

Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ trả lời câu hỏi của bạn bằng các cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ trả lời đúng mà không cầnnhắc.

(1) Làm theo các chỉ dẫn từng bước một;nhận biết đồ vật & làm theo chỉ dẫn với động từ chỉ hành động.

(2 và 3) Nhận biết đồ vật qua chức năng và gọi tên đồ vật & nói được chức năng đó.

Với một người thân trong gia đình đứng gần trẻ, bảo trẻ chỉ vào bộ phận cơ thể hoặc quần áo của một người nào đó. Ví dụ “Hãy chỉ vào áo của mẹ”. Hướng dẫn trẻ chỉ vào đúng bộ phận của cơ thể hoặc quần áo và khen thưởng việc làm theo chỉ dẫn củatrẻ.

Chỉ vào bộ phận của cơ thể hoặc quần áo của người thân và hỏi trẻ (ví dụ: “Đây là áo của ai?”) Hướng dẫn trẻ nói được tên người và vật sở hữu “áo của mẹ”. Khen và thưởng chotrẻ.

Trong mỗi bước 1 và 2: Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ làm theo chỉ dẫn của bạn bằng cách khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng, chỉ khen thưởng những lần trẻ đã làm đúng theo chỉ dẫn hoặc trẻ lời đúng mà không cần cân nhắc.

(1). Nhận biết được bộ phận cơ thể hoặc quần áo và từng người thân trong gia đình (2). Nói được tên của bộ phận cơ thể hoặc quần áo đó và những người thân.

(1). Hướng dẫn cụ thể chân tay trẻ để trẻ chỉ vào đúng bộ phận cơ thể hoặc quần áo. (2). Làm mẫu câu trả lời.

100 Bài Can Thiệp Hành Vi Của Catherine Maurice Với Trẻ Khuyết Tật

Bài 1 – Giao tiếp bằng mắt

Ngồi trên ghế ngang với trẻ. Gọi tên trẻ và đồng thời nhắc trẻ giao tiếp bằng mắt, bằng cách đưa một vật có thể ăn được hoặc một vật nhỏ có thể sờ mó được lên ngang tầm mắt của bạn. Khi trẻ nhìn bạn trong một giây, lập tức đưa vật đó cho trẻ và đừng nhắc trẻ trong một vài giây để xem trẻ có nhìn bạn mà không cần nhắc lại không. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau mà không cần nhắc. Trong khi dạy, tăng cường tích cực giúp trẻ nếu nhìn bạn một cách tự nhiên

Nhắc lại bước 1 nhưng kéo dài sự giao tiếp bằng mắt trong 5 giây trước khi đưa vật đó cho trẻ. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau mà không cần nhắc

(3). Trong khi chơi:

Đưa 1 món đồ chơi cho trẻ chơi trên bàn. Ngồi ngang với trẻ và gọi tên trẻ. Nhắc trẻ nhìn bạn và tăng cường sự đáp lại của trẻ. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất

(4). Từ một khoảng cách:

Nhắc lại bước 3 nhưng ngồi hoặc đứng cách trẻ 3 bước. Gọi tên trẻ và nhắc trẻ nhìn bạn. Khen thưởng trẻ đáp lại. Bạn hãy gợi ý trẻ ít dần đi trong các lần dạy tiếp theo. Trẻ biểu lộ sự đáp lại khác nhau vơi sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Trong quá trình dạy, tăng dần khoảng cách giữa bạn với trẻ.

(5). Đáp lại khẩu lệnh “Hãy nhìn vào cô”:

Ngồi trên ghế ngang với trẻ. Nói rõ chỉ dẫn “Hãy nhìn vào cô”. Dùng các bước tăng cường hỗ trợ trẻ nhắc trẻ giống như bước 1.

Giáo cụ: Những vật có thể ăn được và có thể sờ mó được.

Điều kiện trước tiên: Ngồi trên ghế

Gợi ý cách dạy: Mang đồ vật lên ngang tầm mắt để cho trẻ theo dõi hoặc nhẹ nhàng nâng cằm trẻ lên để thúc đẩy việc giao tiếp bằng mắt. Thực hiện bước dạy chậm lại một chút: Từ từ hãy nhắc trẻ bằng cách tăng thêm 2 giây qua các lần dạy.

Bài 2. Bắt chước những hoạt động vận động thô

Trẻ biểu lộ dần sự đáp lại khác nhau với sự hỗ trợ ở mức độ thấp nhất. Cuối cùng chỉ khen thưởng những lần trẻ bắt chước đúng mà không cần nhắc.

Điều kiện trước tiên: Ngồi lên ghế.

Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ bắt chước lại

Bài 3 – Bắt chước những hành động với đồ vật

Vật liệu: Các đồ vật để thực hiện hành động.

Điều kiện trước tiên: Ngồi lên ghế.

Gợi ý cách dạy: Hướng dẫn cụ thể chân tay để trẻ bắt chước lại.

(1) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng mà không cần nhắc.

(2) Nếu trẻ trả lời thực hiện đúng do sự hỗ trợ và nhắc nhở củ cô giáo.

(3) Nếu trẻ không trả lời / thực hiện được kể cả có sự hỗ trợ và nhắc nhở của cô giáo

Cách đánh giá này được áp dụng trong suốt các bài dạy từ Bài 1 đến Bài 106

Nguồn: sưu tập từ các trang mạng

Tham Khảo Một Số Phương Pháp Can Thiệp Cho Trẻ Tự Kỷ

Trên thực tế, tại Việt Nam cũng như các nước tiên tiến, có rất nhiều các phương pháp điều trị tự kỷ được cho là có hiệu quả. Tuy nhiên vì có quá nhiều phương pháp nên phụ huynh khá bối rối trong việc nên lựa chọn phương pháp nào để điều trị cho con mình. Bên cạnh đó, khi bạn nhờ tới sự tư vấn các các bác sĩ và những bậc phụ huynh có con tự kỷ, bạn sẽ nhận được những lời khuyên khác nhau. Điều đó sẽ càng làm cho bạn cảm thấy băn khoăn hơn.Lựa chọn phương pháp can thiệp tự kỷ cho trẻ là câu hỏi của rất nhiều phụ huynh, bởi mỗi trẻ tự kỷ khác nhau sẽ cần có hướng can thiệp khác nhau.

I Phương pháp ABA: ( Applied Behaviour Analysis- Ứng dụng phân tích hành vi).

ABA là biện pháp được quan tâm nhiều nhất trong trị liệu trẻ tự kỷ, được đánh giá là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Đây là một biện pháp tiếp cận khoa học nhằm hiểu rõ hành vi của trẻ. Các nguyên tắc trị liệu được ứng dụng cho những hành vi quan trọng mang tính xã hội. Biện pháp này được sáng tạo ra dựa trên các lý thuyết khoa học về hành vi. Đối với mỗi trẻ, ngay khi bắt đầu chương trình can thiệp, trẻ sẽ được đánh giá ban đầu để kiểm tra xem kỹ năng nào trẻ đã có, kỹ năng nào chưa có. Sau đó lựa chọn các bài tập, các tài liệu phù hợp với đánh giá ban đầu. Nội dung rèn luyện chung cũng như của từng buổi sẽ liệt kê từng kỹ năng trong mọi lĩnh vực (giao tiếp, xã hội, kiến thức, tự chăm sóc, vận động, chơi..) các kỹ năng này thường được chia nhỏ thành các kỹ năng thành phần và được sắp xếp theo trình tự phát triển, từ đơn giản đến phức tạp.

– ABA rất hiệu quả để dạy TTK những kỹ năng mới, những hành vi mới.

– Có thể áp dụng ở mọi tình huống, mọi nơi.

– Cách dạy rõ ràng, dễ dạy.

– Chia bài tập thành nhiều phần đơn giản.

– Hữu hiệu trong chuyển hoá hành vi tiêu cực.

Khuyết điểm:

– Cần nhiều thì giờ.

– Ảnh hưởng đến thời gian của trẻ với gia đình.

– Không giúp được cho TTK đáp ứng với hoàn cảnh mới.

II. Biện pháp TEACCH ( Division of Treatment and Education of Autistic and Children with Communication Handicaps )

Chương trình này đã được thực hiện trong cả một tiểu bang của Mỹ, bắt đầu ở trường Đại học Y, Đại học North Califolia. Biện pháp này là định hướng điều trị và giáo dục TTK và trẻ khuyết tật về giao tiếp. Các kỹ năng học của trẻ được đánh giá bằng PEP: những biểu hiện tâm lý giáo dục.

Teacch khác với tiêu chuẩn phát triển ” bình thường” bắt đầu ở mức độ của trẻ và giúp trẻ phát triển đến mức cao nhất có thể.

Những bài học cụ thể của chương trình TEACCH

Bắt chước (Imitation).

Nhận thức (Perception).

Vận động thô (Gross motor).

Vận động tinh (Fine Motor).

Phối hợp mắt và tay (Eye-hand intergration).

Kỹ năng hiểu biết (Cognitive performance).

Kỹ năng ngôn ngữ (Verbal performance).

Kỹ năng tự lập (Self-help).

Kỹ năng bắt chước xã hội (Social performance).

– Có cả một chương trình đáp ứng nhu cầu của trẻ.

– Giúp TTK hiểu được các yêu cầu và cách thức đáp ứng.

– Tập trung vào những kỹ năng đã có của trẻ chứ không chỉ nhìn vào những khuyết điểm.

Khuyết điểm

– Rất gò bó, tập trung vào những đồ dùng giảng dạy nh­ bảng, soạn chương trình.

– Cần nhiều nhân lực để thực hiện

III.Biện pháp PECS (picture exchane communication system – hệ thống giao tiếp trao đổi hình).

Biện pháp này được nhà tâm lý nhi, Andrew Bondy và nhà âm ngữ trị liệu- Lori Frost đề ra trong chương trình tự kỷ Delaware. Biện pháp này dựa trên biện pháp ABA để đổi hình ảnh theo những gì mà trẻ muốn. Khoảng 50% trẻ tự kỷ không nói nhưng bạn vẫn dạy quy tắc là con phải tỏ ý cho trẻ không biết nói, đó là cấu hình theo phương pháp PECS. Cách dạy PECS là từ những hình riêng lẻ trẻ sẽ xếp đặt thành câu nhiều chữ, đầu tiên trẻ phải đưa bình nước cho cha mẹ để được uống nước, hay chỉ vào ly nước dán trên cửa tủ lạnh, từ đó mở rộng dần những ý khác. Có e ngại là cách dạy này ảnh hưởng đến việc học nói của trẻ nhưng thực tế thấy nó không cản trở việc học nói sau này cho trẻ nói chậm, cha mẹ không nên lo ngại là nếu dùng hình thì trẻ sẽ không biết nói về sau mà ngược lại có ghi nhận là PECS giúp cải thiện khả năng nói của trẻ. Có trẻ dùng PECS vài tháng rồi tập nói được, nhưng ta không biết đó là phát triển tự nhiên tới lúc thì em nói không cần có PECS hay nhờ PECS mà em tập nói. Khi cha mẹ và trường sử dụng nhiều biện pháp cùng thì kết quả khó biết là do riêng biện pháp nào hay do nhiều cách hợp lại, mà cũng có khi nó sẽ tới khi em phát triển đúng mức.

– Rõ ràng, có chủ ý, trẻ chủ động tham gia

– Phát triển giao tiếp chức năng nhanh

– Có thể mở rộng trình độ giao tiếp

– Phát triển được lời nói

Khuyết điểm:

– Cần nhiều thời gian chuẩn bị tài liệu và hình ảnh

– Chỉ tập trung vào khả năng giao tiếp, bỏ qua các lĩnh vực xã hội, vận động

IV.Biện pháp DIR( Floor Time-cùng chơi với trẻ )

Biện pháp này được hai bác sĩ tâm thần nhi, Stanley Greenspan và Serena Weider đề ra. Chương trình gồm ba yếu tố:

-Dựa trên sự phát triển cảm xúc.

-Sự khác biệt cá nhân,

-Dựa trên mối quan hệ.

1. Dựa trên sự phát triển cảm xúc

Có 6 giai đoạn phát triển cảm xúc trẻ cần phát triển để có nền học hỏi, đó là:

+ Tự điều chỉnh và quan tâm đến thế giới bên ngoài.

+ Sự gần gũi.

+ Giao tiếp hai chiều.

+ Giao tiếp phức tạp.

+ Giao tiếp phức tạp.

+ Cảm xúc.

+ Suy nghĩ với cảm xúc.

2. Khác biệt cá nhân

Xử lý thính giác, giao tiếp không lời hay bằng cử chỉ, khả năng hiểu và sử dụng ngôn ngữ, xử lý thị giác – không gian, đặt kế hoạch vận động và làm theo chuỗi, phản ứng cảm giác và tự quản lý.

3. Dựa trên mối quan hệ

+ Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ.

+ 6 giai đoạn phát triển cảm xúc để trẻ đạt được những kỹ năng cơ bản cho việc học hỏi sau này.

Chương trình DIR thường gồm ba phần:

+ Phụ huynh chơi với trẻ 3- 5 tiếng trong những buổi 20 -30 phút trong ngày.

+ Nhà âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu, giáo viên, tâm lý và các lĩnh vực khác cùng làm việc với trẻ.

+ Phô huynh nhận xét về cách đáp ứng và cách tương tác dựa trên các giai đoạn phát triển cảm xúc.

– Nhằm phát triển cảm xúc thay vì phát triển trí tuệ

– Khuyến khích trẻ chủ động tương tác

– Phụ huynh đóng vai trò chính trong việc trị liệu

Khuyết điểm:

– Không dạy cách học, cách phát triển trí tuệ nh­ những trẻ khác

– Hơi khó tương tác ban đầu với trẻ.

V.Hoà nhập cảm giác ( SI -Sensory Intergration)

Trẻ tự kỷ có thể có những phản ứng không đủ hoặc là quá nhạy cảm, hoặc thiếu khả năng hoà hợp các giác quan. Biện pháp này tập trung vào giúp trẻ bớt nhạy cảm, giúp tổ chức lại thông tin cảm giác và thường do những người hoạt động trị liệu, vật lý trị liệu hoặc âm ngữ trị liệu điều trị. Điều quan trọng là nhà trị liệu phải quan sát và hiểu các nhạy cảm của trẻ. Trị liệu hoà hợp thính giác giảm sự quá nhạy cảm với âm thanh bằng cách nghe nhiều loại âm thanh cao thấp. Hoặc kích thích trẻ bằng áp lực mạnh để trẻ chịu đựng người khác hoặc là sự vật đụng chạm đến mình.

1.Biện pháp tâm lý- giáo dục

a.Trị liệu phân tâm

Biện pháp này chủ yếu là chơi và nói chuyện, nhằm giúp trẻ và gia đình giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, hệ thống lại cấu trúc nhân cách của trẻ. Trong trị liệu phân tâm sẽ giúp cải thiện bầu không khí gia đình, giúp mọi người thấu hiểu thực tại và chấp nhận thực tại tốt hơn, mọi người sẽ vui vẻ hơn trong giao tiếp và chăm sóc trẻ. Điều này giúp trẻ tự kỷ cải thiện tình huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại. Khuyến khích trẻ hợp tác trong mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình, nhà trường và xã hội; từ đó, tình trạng tự kỷ của trẻ được cải thiện dần dần.

Đây là hình thức trị liệu dựa theo phương pháp phân tâm của S.Freud

– Trẻ trở nên vui vẻ hơn, bớt hung tính

– Có tình cảm sâu sắc và tin tưởng nhà trị liệu

– Trẻ chủ động hơn, thoải mái bày tỏ bản thân

Khuyết điểm:

– Cần nhiều thời gian

– Không dạy được nhiều kỹ năng cơ bản, không ngăn chặn được hành vi xấu.

– Không dạy được ngôn ngữ và giao tiếp theo cách học thông thường.

– Có nhiều tình huống nhà trị liệu không tự chủ được và không tiên lượng được kết quả trị liệu.

b.Trị liệu tâm vận động

Một biện pháp kích thích trẻ hoạt hóa hành vi. Quan điểm chi phối của biện pháp là: Vận động (hoạt động) của cơ thể sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy hệ thần kinh và tác động đến phát triển tâm lý, vận động về cơ thể càng tăng thì vận động về tâm lý tăng theo; phát triển vận động sẽ dần phát triển tâm lý. Đồng thời sự phát triển tâm lý sẽ kéo theo sự phát triển vận động. Biện pháp này giúp những trẻ em gặp các vấn đề khó khăn về tâm lý có khả năng phối hợp các chức năng tâm trí tản mạn, hướng trẻ đến những hoạt động tâm lý có ý nghĩa cho chính trẻ em đó và cho những người xung quanh. Khả năng hợp tác của trẻ được tăng lên khi áp dụng biện pháp.

c. Trị liệu ngôn ngữ và chỉnh âm

Đây là biện pháp can thiệp thường thấy nhất ở trẻ tự kỷ. Trẻ tự kỷ có khó khăn về liên hệ. Điều này bị chi phối lớn bởi ngôn ngữ và lời nói. Theo các chuyên gia âm ngữ trị liệu, nếu trẻ tự kỷ biết nói sẽ ảnh hưởng rất tốt cho sự phát triển trong tương lai. Nên chỉnh âm là một phần đặc biệt quan trọng cho trị liệu. Trị liệu thường được áp dụng cho từng trẻ một, diễn ra từ mụ̣t đờ́n hai tuần một lần và đôi khi kéo dài nhiều năm. Mục tiêu và biện pháp được soạn dựa vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.

– Không cần nhiều người.

– Không mất nhiều thời gian của nhà trị liệu.

– Không phải soạn chương trình nhiều. Chỉ cần dựa vào biểu hiện đang có của trẻ để thiết kế bài dạy tiếp theo.

– Nhà trị liệu đóng vai trò chính

– Dễ tương tác ban đầu.

– Không làm dứt được các cơn nóng giận của trẻ.

– Trẻ thụ động trong trị liệu.

– Không ngăn được hành vi xấu, không thiết lập được hành vi mới.

– Không giảm được chứng tăng động, mất tập trung của trẻ.

Hiện nay biện pháp trị liệu ngôn ngữ hay được dùng nhất là biện pháp VBA – phân tích hành vi ngôn ngữ nói. VBA là biện pháp ứng dụng khoa học phân tích hành vi vào trong việc huấn luyện ứng xử ngôn ngữ nói. Biện pháp này cũng sử dụng các kỹ thuật của biện pháp phân tích hành vi ứng dụng ABA. VBA là một biện pháp dành để can thiệp cho những trẻ chậm nói, trẻ có rối loạn về lĩnh vực ngôn ngữ, rối loạn phát âm.

d. Biện pháp giáo dục đặc biệt

Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là một việc thông thường. Do trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều khiếm khuyết: trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ… Thông qua giáo dục sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa nhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác, tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng.

Ngoài ra, người ta còn sử dụng một số biện pháp khác sau đây để trị liệu cho trẻ tự kỷ.

VI.Phương pháp OT ( Occupatoin Therapy – hoạt động trị liệu)

OT Đưa ra những hỗ trợ cho TTK mà có khó khăn trong các giác quan, vận động, cơ lực và các kỹ năng thăng bằng.

Dùng các kỹ thuật massage và cho trẻ chơi trên bạt, lò xo, bóng cao su to, bể bơi…tất cả những thứ này được dùng để trẻ trở nên nhận thức hơn về cơ thể mình và có khả năng sử dụng cơ thể trong các cách khác nhau. Có thể thấy biện pháp này là tổng hợp của biện pháp điều hoà cảm giác và tâm vận động.

VII.Biện pháp COMPC (Communication Picture)

Là biện pháp xuất hiện lần đầu tiên ở Úc, nhằm dạy trẻ cách thức giao tiếp thông qua hình ảnh bằng cách chụp những hình ảnh trẻ quan tâm thích thú, hình ảnh quen thuộc, phong cảnh ở nơi trẻ đã đến. Với những hình ảnh trẻ thích và những đồ vật quen thuộc sẽ giúp trẻ học tốt hơn.

VIII.Biện pháp PCS (Picture Communication Symbols)

Đây là biện pháp do Johonson, người Mỹ đưa ra năm 1981 với mục đích dạy trẻ hiểu những ký hiệu giao tiếp thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. biện pháp này chủ yếu áp dụng cho những trẻ tự kỷ nặng, không có khả năng nói.

IX.Các biện pháp y sinh học

Phản hồi thần kinh (NFB), cũng được gọi là trị liệu thần kinh, phản hồi sinh học thần kinh hay phản hồi sinh học qua điện não đồ (EEGBF) EEG là một kỹ thuật chữa bệnh bằng việc phản hồi tức thời trên hoạt động của sóng điện não, như được đo bởi những điện cực trên da đầu, biểu hiện điển hỡnh trờn màn hình video. Mục tiêu sẽ cho phép điều khiển có ý thức hoạt động của sóng điện nóo.Với biện pháp này có thể hỗ trợ tích cực khi muốn trẻ tự kỷ tương tác với kích thích trong điều trị.

X.Oxy cao áp(hyperbaric oxygen – HBO)

HBO là một điều trị y học trong đó bệnh nhân được đặt trong môi trường ụ-xy tinh khiết gần như 100% với áp lực lớn hơn 1,4 atmosphere. Ngoài hô hấp, lượng ô-xy thấm qua da và hòa tan trong huyết tương sẽ tăng 22 – 30 lần so với ô-xy trong máu người bỡ́nh thường. Ô-xy cao áp vừa có tác dụng điều trị, vừa có tác dụng điều dưỡng. HBO có hai tác dụng làm giảm kích thước những bệnh khó gặp trong những bệnh tắc mạch như bệnh giảm áp, hoại thư hay gia tăng ô-xy trong tất cả các mu trong cơ thể. Nếu cho bệnh nhân thở ô-xy nguyên chất ở áp suất 3 atmosphere thì lượng ô-xy ḥòa tan trong máu sẽ lớn hơn trên 20 lần so với bình thường.

Ngoài ra còn có một số phương pháp khác như: Trị liệu thông qua âm nhạc, mỹ thuật và động vật; Biện pháp cắt khúc thời gian ( More than words); Computer;Trị liệu tế bào gốc (Term cell therapy)…

Tóm lại, dù có đặt thành biện pháp này hay biện pháp khác, dù có chứng minh sự khác nhau của các biện pháp, thì các biện pháp vẫn tựu trung ở một điểm: trẻ tự kỷ phải nói được hoặc ít nhất phải hiểu được ngôn ngữ thì mới có thể giao tiếp được, bộc lộ được các nhu cầu tối thiểu của bản thân theo cách này hay cách khác.

Do trẻ tự kỷ bị rối loạn phát triển nên có rất nhiều khiếm khuyết: trí tuệ, giao tiếp, xúc cảm, tình cảm, ngôn ngữ, tự phục vụ… Thông qua giáo dục đặc biệt sẽ giúp trẻ hiểu và có kỹ năng hòa nhập xã hội, tăng cường khả năng giao tiếp, giúp nhận thức sự vật và hiện tượng xung quanh, hiểu biết và quan tâm đến những ứng xử tình cảm của người khác, tăng cao khả năng hội nhập cộng đồng.Những nước trên thế giới có nền giáo dục phát triển, việc giáo dục trẻ tự kỷ thường sớm hơn trẻ bình thường. Xu hướng hiện nay là giáo dục cho trẻ tự kỷ ngay sau khi đưa ra chẩn đoán. Việc giáo dục trẻ tùy thuộc vào khả năng nhận thức và hành vi của trẻ; mục tiêu, chương trình và phương pháp đều được thiết kế dựa vào mức độ trí tuệ của trẻ. Hầu hết các nước trên thế giới hiện nay, giáo dục đặc biệt cho trẻ tự kỷ là một việc thông thường. Ở môi trường giáo dục đặc biệt như Trung tâm Sao Mai và một số Trung tâm khác, giáo viên, chuyên gia, nhà trị liệu có thể lựa chọn kết hợp các phương pháp trị liệu tiên tiến trên thế giới có nhiều ưu việt đã được chuẩn ở Việt Nam để can thiệp cho trẻ, giúp trẻ có nhiều tiến bộ để hòa nhập.

tổng hợp

Điểm Chung Của Các Phương Pháp Can Thiệp Tự Kỷ

Chương trình dạy của trẻ phù hợp về mục tiêu, các tương tác, thiết lập môi trường, và kế hoạch dạy học.

1a. Mục tiêu dạy: Các phương pháp khác nhau dùng các từ khác nhau, ví dụ như just right challenge, proximal development zone nhưng thực ra đều nhắm vào các mục tiêu có ý nghĩa với trẻ, và chỉ trên mức độ trẻ đang có một chút, đủ để tạo thách thức giúp trẻ háo hức học điều mới, nhưng không quá khó để trẻ thấy mình không làm tốt, dẫn tới cáu kỉnh, khóc hay ăn vạ. Những mục tiêu này là sự cân bằng giữa (1) khả năng hiện tại của trẻ, (2) tham chiếu sự phát triển thông thường (ví dụ như ngôn ngữ nói được xây dựng trên nền tảng ngôn ngữ không lời, nên muốn dạy con ngôn ngữ nói thì cần dạy cử chỉ, biểu đạt khuôn mặt, v.v.) , và (3) nhu cầu/khả năng của từng gia đình, và văn hóa của cộng đồng (ví dụ như Việt Nam thì cần dạy trẻ dùng đũa, nhưng ở Mỹ thì cần dùng dĩa, dao, v.v.) Mục tiêu lâu dài là cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ và cả gia đình thông qua việc giúp trẻ phát triển và hòa nhập càng sớm càng tốt.

1c. Các chương trình đều lồng các yếu tố khích lệ trẻ học: Yếu tố khích lệ trẻ (reinforcer) rất đa dạng. So với các phương pháp cổ trước đây dùng bánh kẹo và khen ngợi, thì PRT, ESDM dùng các phần thưởng tự nhiên, bao gồm việc tương tác mà trẻ thích, đạt được vật mà trẻ muốn, và môi trường học mà trẻ thành công và thấy tự tin (errorless learning). Ví dụ như hai mẹ con chơi trò chuyền bóng mà trẻ rất thích, thì khi trẻ thực hiện được một nội dung học nào đó (trẻ nhìn sang mẹ  hoặc trẻ nói “mẹ chuyền bóng cho con” – tùy mức độ của trẻ), mẹ sẽ truyền bóng. Việc được chơi với mẹ, được đến lượt chuyền bóng chính là yếu tố khích lệ cho con. Và đúng như nhà sáng lập RDI nói, việc trẻ cảm thấy mình có năng lực chính là yếu tố khích lệ lớn nhất. Để làm được điều này, thì các chương trình có những điểm sau:

– Người can thiệp (bố mẹ, thầy cô) tương tác một cách phù hợp, và tận dụng các cơ hội dạy tự nhiên cũng như các bài đã lên kế hoạch cẩn thận để tối ưu các cơ hội học của con. Các tương tác phù hợp gồm nhiều yếu tố. Người can thiệp thường nói chuyện với trẻ theo qui tắc “cộng 1”, tức là hơn mức trẻ giao tiếp một chút. Ví dụ, nếu trẻ mới chỉ nói được từ đơn thì người can thiệp chỉ nên dùng từ đơn và cụm 2 từ. Cụ thể, thay vì hỏi “con muốn đọc sách không”, người can thiệp chỉ cần chỉ vào quyển sách, dùng giao tiếp mắt và cử chỉ khuôn mặt để hỏi “đọc sách”, rồi khi con đã bắt đầu nói được cả câu thì người can thiệp cũng nâng mức giao tiếp của mình thêm để vừa dễ hiểu cho con, lại cũng là người làm mẫu mức giao tiếp cao hơn để con học theo.

– Các chương trình đều có sự cân bằng giữa việc lồng các kỹ năng con đã học được (maintenace skills) và các kỹ năng mới đang học (acquisition skills): Một phần vừa để duy trì để giúp con khắc sâu các kiến thức cũ, và cảm thấy tự tin nhưng đồng thời cũng không khiến mọi thứ cùng mới và thách thức. Tỷ lệ giữa kỹ năng đã học được và kỹ năng đang học tùy trẻ, với các trẻ học nhanh thì không cần nhiều kỹ năng đã đạt được, nhất là khi các kỹ năng đó được xây dựng trên nền tảng cao dần (kiểu như học đếm được 1 đến 3, rồi học tiếp 1 đến 10; hay giao tiếp bằng lời nói dựa trên giao tiếp không lời). Với những trẻ  có thoái triển, thì tỷ lệ các kỹ năng đã học được cần cao hơn, và lồng dần các kỹ năng mới.

– Các chương trình đều “nương theo trẻ”: dựa vào những sở thích của trẻ để trẻ thích học hơn. Ví dụ, nếu trẻ thích Lego, có thể dùng Lego để dạy màu sắc, dạy bắt chước, dạy đếm, dạy chơi luân phiên. Một ví dụ khác của việc nương theo trẻ là việc dạy chơi của trẻ: rất nhiều trẻ lúc đầu chưa chú ý hoặc chơi không phù hợp với đồ vật. Các phương pháp đều bắt đầu với các trò chơi không có đồ chơi, chỉ tương tác giữa bố mẹ/người can thiệp với trẻ để trẻ xây dựng mối quan hệ, và hình thành những kỹ năng giao tiếp đầu tiên như giao tiếp mắt. Hanen gọi là “peole play”, ESDM thì có “sensory social routines” và rất nhiều hoạt động của RDI. Các trò chơi như ngựa phi trên chân bố mẹ, cưỡi ngựa trên lưng bố mẹ, đuổi bắt, chơi với loại ghế hạt đỗ (bean bag chair) v.v. thường hấp dẫn trẻ vì đáp ứng được những nhu cầu giác quan của trẻ (có trẻ thích chạy, thích xoay, v.v.) Các chương trình này cũng dễ kết nối với con hơn vì chỉ có tương tác hai chiều giữa con và bố mẹ/cô giáo. Khác với chơi trò chơi còn có sự tham chiếu với vật khác ngoài tương tác giữa con và bố mẹ/cô giáo. Sau khi trẻ đã hứng thú chơi và tương tác với bố mẹ, thì bắt đầu lồng vào chơi đồ chơi phù hợp chức năng, rồi lên chơi giả vờ, v.v.

– Loại bỏ các yếu tố xao nhãng: nhiều trẻ tự kỷ có kèm theo rối loạn giác quan, nên khả năng lọc các đầu vào giác quan của trẻ kém hơn. Đôi khi chỉ tiếng ro ro rất nhỏ của tủ lạnh, hoặc loại đèn không phù hợp cũng khiến trẻ không tập trung được. Thậm chí nếu người can thiệp hăng hái nói nhiều quá cũng khiến trẻ quá tải và không có cơ hội giao tiếp, v.v.. Vì vậy thì người can thiệp/bố mẹ thương phải quan sát để biết những đặc điểm riêng của con để điều chỉnh phù hợp, tạo cho con có một môi trường an toàn, thoải mái để tập trung học.

Chú trọng vào những khiếm khuyết của tự kỷ

Mình từng đọc giáo trình từng bước nhỏ, cảm nhận là một chương trình dạy toàn diện, nhưng phù hợp hơn với trẻ chậm phát triển, trẻ Down. Các giáo trình khác trước đây như Một công việc đang tiến triển cũng thế. Các phương pháp can thiệp tự kỷ hiện nay cần tập trung sâu hơn vào các khiếm khuyết của tự kỷ như giao tiếp, tương tác xã hội, thiết lập mối quan hệ, mặc dù can thiệp toàn diện vẫn được chú ý vì phát triển của trẻ cần được đồng đều, vì sự phát triển ở mặt này sẽ hỗ trợ các mặt khác. Ngay cả các trẻ thường khi không có khiếm khuyết về giao tiếp, tương tác xã hội vẫn cần được học toàn diện để phát triển tốt.

Thiết lập mối quan hệ: Các phương pháp như RDI, PRT, ABA/VB, ESDM, Floortime đều bắt đầu từ việc giúp trẻ xây dựng mối quan hệ yêu thương, tin cậy với người dạy. Các phương pháp như Floortime, RDI hay ESDM được xếp vào nhóm can thiệp phát triển về mối quan hệ cho trẻ. Nhưng ngay cả ABA/VB, và đặc biệt là PRT đều có phần này, dù không viết hẳn chương trình như RDI. ABA/VB thông qua pairing_quá trình kết nối, PRT thì thông qua can thiệp một kỹ năng tạo đà (pivotal response) cực kỳ quan trọng là xây dựng động lực (incorporating motivational procedures) cho trẻ. Chỉ khi trẻ tin tưởng người dẫn dắt, có động lực để học hỏi khám phá, thì quá trình học của trẻ mới chủ động và tích cực, trẻ phát triển với tốc độ tốt hơn. Và người có thể thiết lập mối quan hệ tốt nhất với trẻ chắc chắn là bố mẹ, nên các chương trình can thiệp tốt đều nhắm tới việc truyền sức mạnh (kiến thức và kỹ năng) để bố mẹ trực tiếp can thiệp cùng với con và cùng với cả nhóm can thiệp. Trong quá trình thiết lập mối quan hệ này, người can thiệp (bố mẹ cô giáo) ngoài việc kết nối, xây dựng sự yêu thương gắn kết với trẻ, thì “instructional control” là một yếu tố khác không thể thiếu. Trẻ phải tin tưởng và theo sự chỉ dẫn của người can thiệp, tham gia vào tương tác một cách có ý nghĩa. Đương nhiên không phải nghe theo một cách máy móc, áp đặt như những hiểu lầm thường có, mà sự hợp tác để đạt được mục tiêu học. Ngược lại, người dạy cũng tôn trọng và nương theo trẻ, và mở ra các biến thể để trẻ linh hoạt, cũng như tạo điều kiện cho trẻ được khởi xướng. Việc này không dễ, nhất là giai đoạn đầu can thiệp. Vì thường ở các gia đình có trẻ tự kỷ, trẻ gần như kiểm soát nhịp sinh hoạt của gia đình. Không phải trẻ cố tình gây ra điều đó, mà vì những rối loạn về ăn ngủ, các hành vi không phù hợp do con không thể giao tiếp hiệu quả, rồi căng thẳng trong gia đình, v.v.

Các chương trình can thiệp này đều nhắm tới giúp trẻ khởi xướng hoạt động, chủ động tương tác, giao tiếp với mọi người. Các chương trình can thiệp cũng cần giúp trẻ làm chủ và lên kế hoạch cho các hoạt động của mình để giúp trẻ khắc phục được khuyết khuyết về chức năng điều hành (executive function). Ví dụ như PRT hay ESDM, ngay từ độ tuổi can thiệp sớm như 12 tháng, khi trẻ kết thúc một hoạt động, thì trẻ được phép chọn cho mình hoạt động tiếp theo, rồi dần lên kế hoạch lớn hơn. Trẻ có nhiều cơ hội khởi xướng các hoạt động, xây dựng các mối quan hệ tự chủ hơn.

Một khiếm khuyết khác ở trẻ là trẻ thường cứng nhắc, bó hẹp các hoạt động, và khái quát (generalization) kiến thức không tốt. Nên bất kể chương trình dạy nào cũng bắt đầu với một mục tiêu, sau khi trẻ đã đạt được mục tiêu đó thì mở rộng ra các biến thể của chính mục tiêu đó trước khi sang một mục tiêu mới để đảm bảo trẻ có thể linh hoạt sử dụng kiến thức vừa học được. Thống nhất nội dung dạy ở các môi trường khác nhau (trường học, ở nhà, v.v.), giữa những người dạy (cô giáo, phụ huynh) để cùng hỗ trợ phù hợp cho tiến triển của trẻ.

Và dù theo phương pháp nào đi nữa, thì khi đã thực hành nhuần nhuyễn rồi, các bố mẹ sẽ thấy mỗi phương pháp dùng áp dụng được mọi lúc mọi nơi, cho mọi người chứ không chỉ riêng gì cho con, trở thành một phần của “life style”- lối sống của mình. Các bố mẹ sẽ thấy cơ hội thực hành RDI bất kể lúc nào, sẽ phân tích thấy ABA ở mọi ngóc ngách. Khi con không làm bài tập, bố mẹ sẽ nhanh chóng nắm bắt là vấn đề ở “won’t do”- con không làm vì không có động lực, không thích làm, hay “can’t do” con không thể làm được. Nếu con không có động lực thì hỗ trợ như thế nào. Nếu con chưa biết làm vì bài khó quá thì giúp con ra sao. Các bố mẹ sẽ điều chỉnh để có “phương pháp của mẹ” (em xin phép dùng từ của chị Hà mẹ MC), phương pháp tự nhiên, phù hợp với gia đình để đồng hành cùng con.

Kết luận: Các phương pháp kể trên là tiếp cận từ góc độ tâm lý-giáo dục. Một mô hình can thiệp hiệu quả còn cần sự kết hợp đa ngành của âm ngữ trị liệu, vận động trị liệu, can thiệp rối loạn giác quan, rối loạn tích hợp phản xạ, y tế (trong trường hợp có bệnh lý kèm theo như động kinh, táo bón, v.v.). Thật đáng mừng vì ở Việt Nam đã có nhiều can thiệp viên từ nhiều lĩnh vực, như giáo dục đặc biệt, tư vấn RDI, chuyên viên âm ngữ trị liệu, chuyên viên MNRI mang tới nhiều hỗ trợ hơn cho phụ huynh.

Cooper, J. O., Heron, T. E., & Heward, W. L. (2007). Applied behavior analysis.

Gutstein, S. E., & Gutstein, H. R. (2009). The RDI book: Forging new pathways for autism, Asperger’s and PDD with the relationship development intervention program. Connections Center Pub.

Koegel, R. L., & Kern Koegel, L. (2006). Pivotal Response Treatments for Autism: Communication, Social, and Academic Development. Brookes Publishing Company. PO Box 10624, Baltimore, MD 21285.

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Like

Loading…

Bạn đang đọc nội dung bài viết 100 Bài Tập Can Thiệp Hành Vi Dành Cho Trẻ Tự Kỷ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!