Cập nhật nội dung chi tiết về 4 Nhóm Chất Dinh Dưỡng Quan Trọng Và Cần Thiết Cho Cơ Thể &Amp; Sức Khỏe mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cơ thể người khỏe mạnh thông thường luôn cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng của 4 nhóm thực phẩm: carbohydrate, protein, lipid và vitamin. Tuy nhiên tùy vào độ tuổi, giai đoạn phát triển và cơ địa mà mỗi cơ thể sẽ cần được cung cấp dinh dưỡng theo tỉ lệ khác nhau.
Nhóm 1: Carbohydrate- Nhóm bột đường
Các thực phẩm thuộc nhóm bột đường:
– Carbohydrate đơn: sữa, đường ăn, kẹo, nước ngọt, siro…
– Carbohydrate phức tạp: đậu, khoai, ngô, củ cải, bánh mì nguyên cám…
Nhóm bột đường là nhóm có dinh dưỡng cung cấp năng lượng chủ yếu cho các hoạt động của cơ thể. Carbohydrate đơn có cấu trúc đơn giản, dễ hấp thụ hơn so với Carbohydrate phức tạp có thời gian tiêu hóa chậm hơn. Một gram Carbohydrate có thể cung cấp cho cơ thể khoảng 4 kcal năng lượng, chiến đến 60% – 65% tổng năng lượng một ngày.
Nhóm 2:
Protein- Nhóm chất đạm
Các thực phẩm thuộc nhóm Protein:
– Thịt, cá, trứng, đậu (đỗ), sữa cùng các chế phẩm từ sữa…
– Sữa mẹ cũng là nguồn protein dồi dào cho trẻ trong giai đoạn phát triển
Nhóm thực phẩm cung cấp Protein giúp cơ thể xây dựng tế bào, tạo ra dịch tiêu hóa, men cũng như các hormon giúp tạo kháng thể chống đỡ bệnh tật. 1 gram chất đạm sẽ cung cấp khoảng 4 kcal năng lượng. Protein cũng là thành phần giúp điều hòa sự cân bằng nước và hỗ trợ vận chuyển dưỡng chất đến các cơ quan cơ thể.
Nhóm 3: Lipid – Nhóm chất béo
Các thực phẩm thuộc nhóm lipid:
– Các loại bơ, đậu, mỡ có trong thịt, trứng, sữa, các loại hạt có dầu.
– Tuy nhiên để tránh trường hợp mắc bệnh mỡ trong máu, bạn nên cung cấp chất béo từ dầu thực vật, cá và các chế phẩm đậu nành thay vì chất béo có từ động vật.
Chất béo cũng là nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể khỏe mạnh. Chất béo hỗ trợ cơ thể hấp thu vitamin tan trong dầu mỡ như Vitamin A, D, E và K.
Chất béo cũng là thành phần chủ yếu của màng tế bào, đặc biệt là tế bào thần kinh. Chất béo sẽ giúp cho các tế bào não phát triển, cấu tạo nên một số hormon như: testosterone, cortisol, …
Ăn nhiều thực phẩm có chất béo sẽ dễ gây ra các bệnh xơ vữa động mạch hoặc thoái hóa chức năng gan. Chính
vì
vậy cơ thể người khỏe mạnh nên cân nhắc chỉ số bổ sung ít hoặc vừa đủ chất béo cần thiết.
Nhóm 4: Vitamin & khoáng chất
Vitamin cùng với khoáng chất sẽ được gọi chung là vi chất dinh dưỡng. Nhóm chất này không cung cấp năng lượng như những nhóm dinh dưỡng khác. Vì chất dinh dưỡng là những chất có vai trò quan trọng, đặc biệt là trẻ em. Về cơ bản, mỗi cơ thể của người khỏe mạnh sẽ cần trên 20 loại Vitamin và khoáng chất.
Các khoáng chất cần thiết:
– Sắt: còn được xem là huyết sắc tố, thành phần quan trọng trong hồng cầu. Sắt có mặt trong các loại thịt đỏ, cá và các nội tạng thực vật. Ngoài ra bạn có thể hấp thụ chất sắt từ đậu, rau có màu xanh thẫm.
– Canxi & Photpho: giúp xương và răng chắc khỏe, ngoài ra canxi còn tham gia các phản ứng sinh hóa khác nữa trong cơ thể. Ví dụ như co cơ, hấp thụ vitamin B12, các hoạt động của men tụy trong việc tiêu hóa mỡ… bổ sung canxi & photpho chủ yếu từ sữa cùng các chế phẩm từ sữa.
– Iot: hỗ trợ phòng ngừa bướu cổ, thiểu năng trí tuệ. Các mẹ bầu khi mang thai cũng cần bổ sung iot để tránh những hậu quả không đáng có. Iot có mặt trong các loại thực phẩm: muối ăn, hải sản hoặc thực phẩm trồng bằng đất chứa nhiều Iot.
Các loại Vitamin thiết yếu:
– Vitamin A: Hỗ trợ xây dựng, duy trì các mô đặc biệt là 2 bộ phận cần được bổ sung nhiều Vitamin A là mắt và da. Vitamin A có trong các thực phẩm có màu vàng, đỏ như cà rốt, đu đủ, cà chua hoặc gan, trứng, …
– Nhóm vitamin B (B1, B2, B3, …): Nhóm vitamin này có khả năng tan trong nước, hỗ trợ chuyển hóa Carbohydrate, chất béo hay protein thành năng lượng. Đặc biệt, vitamin B9 là loại vitamin cần thiết nhất cho các mẹ bầu. Nhóm vitamin B thường có mặt trong các loại rau xanh thẫm, các loại đậu, trứng, …
– Vitamin C: Giúp cho việc hấp thu chất sắt từ thực vật tốt hơn, chống oxy hóa và tạo mô liên kết. Vitamin C thường có nhiều trong các loại quả họ cam chanh, dâu tây, khoai lang, …
– Vitamin D: Hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi và photpho để duy trì răng, khung xương chắc chắn. Khi thiếu vitamin D, trẻ nhỏ sẽ dễ bị còi xương và người lớn sẽ bị loãng xương. Ngoài dầu cá, trứng, sữa thì vitamin D còn hấp thụ nhờ vào ánh nắng mặt trời.
Ngoài ra, nước cũng là một phần không thể thiếu đối với cơ thể. Mặc dù không được xếp vào bất cứ nhóm chất dinh dưỡng nào, nhưng không ai có thể phủ nhận được tầm quan trọng của nước. Cơ thể người khỏe mạnh cần duy trì bổ sung từ 1.5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
Chế độ dinh dưỡng tốt là chế độ có thể kết hợp và cung cấp đầy đủ các loại thực phẩm chứa đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng cần bổ sung nước để cơ thể không bị thiếu sức sống và hoạt động tốt hơn.
Vai Trò Của Các Chất Dinh Dưỡng Đối Cới Cơ Thể – Trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng
Cập nhật lần cuối vào 08/11/2020
1.Đại cương về dinh dưỡng:
1.1 Những quan niệm trước đây về ăn uống:
Đại danh y Hypocrat (460 – 377 Trước CN) đã chỉ ra vai trò của ăn uống đối với sức khỏe và bệnh tật. Ông khuyên : “ Phải chú ý tùy theo tuổi tác, công việc, thời tiết mà nên ăn nhiều hay ăn ít, ăn một lúc hay ăn nhiều lần. Thức ăn cho người bệnh phải là một phương tiện điều trị, và trong phương tiện điều trị phải có chất dinh dưỡng ” Theo ông: “ Cần phải biết chọn thức ăn về chất lượng, số lượng phù hợp với từng giai đoạn của bệnh, hạn chế hoặc ăn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với người mắc bệnh mạn tính ”.
Tuệ Tĩnh (TK XIV) đã đề cập nhiều đến tính chất chữa bệnh của thức ăn, ông đã phân biệt ra thức ăn hàn, nhiệt, Ông nói “ Thức ăn là thuốc, thuốc là thức ăn ”. Trong số 586 vị thuốc nam do ông sưu tầm có 246 vị là thức ăn và gần 50 loại có thể dùng làm đồ uống.
Hải Thượng Lãn Ông (TK XVIII) cũng xác định tầm quan trọng của ăn uống so với thuốc. Ông viết: “ Có thuốc mà không ăn uống thì cũng đi đến chỗ chết ” Chữa bệnh cho người nghèo ngoài việc cho thuốc không lấy tiền, ông còn cấp cả gạo cơm để bồi dưỡng. Ông rất chú ý tới việc chế biến thức ăn và vấn đề vệ sinh thực phẩm. Theo ông: “ Thức ăn cho người bệnh phải là chất bổ dưỡng cho cơ thể chứ không được trở thành nguồn lây bệnh ”.
1.2 Các mốc phát triển của dinh dưỡng học:
Từ cuối thế kỷ XVII Lavoadie chứng minh thức ăn khi vào cơ thể được chuyển hóa sinh năng lượng.
Liebig (1803-1873) đã chứng minh: Trong thức ăn những chất sinh năng lượng là protid, lipid, glucid.
Magendi và Mulder nêu vai trò quan trọng của protid. Anghen nói: “ở đâu có protid ở đó có sự sống”. Bunghe và Hopman nghiên cứu về vai trò của chất khoáng. J.A. Funk tìm ra vitamin là chất dinh dưỡng chỉ có một lượng nhỏ nhưng rất cần cho sự sống.
Từ thế kỷ XIX đến nay, những công trình nghiên cứu về vai trò của các acid amin, các vitamin, các yếu tố vi lượng ở phạm vi tế bào, tổ chức và toàn cơ thể đã góp phần hình thành, phát triển và đưa dinh dưỡng trở thành một môn học. Ở nước ta sự ra đời của Viện Dinh dưỡng Quốc gia (13/6/1980), Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm của trường Đại học Y Hà Nội (1990). Quyết định của Bộ Giáo dục và Đào tạo mở mã số đào tạo cao học, nghiên cứu sinh về dinh dưỡng cùng với sự phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch hành động Quốc gia về dinh dưỡng (16/9/1995) là các mốc phát triển của ngành Dinh dưỡng ở Việt Nam.
2. Vai trò và nhu cầu của các chất dinh dưỡng với cơ thể:
2.1 Protid
Protid là thành phần dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng có mặt trong thành phần nhân và chất nguyên sinh của các tế bào. Quá trình sống là quá trình thoái hóa và tân tạo thường xuyên của protid.
2.1.1 Vai trò dinh dưỡng của protid:
2.1.2 Nguồn protid trong thực phẩm:
Nguồn gốc động vật: Thịt, cá, trứng, sữa…là nguồn protid có giá trị sinh học cao, nhiều về số lượng, cân đối về thành phần và độ acid amin cần thiết.
Nguồn gốc thực vật: Đậu đỗ, ngũ cốc là nguồn protid có giá trị sinh học thấp, acid amin cần thiết không cao, tỷ lệ các acid amin kém cân đối so với nhu cầu cơ thể (riêng protid của đậu tương có giá trị sinh học tương đương protid động vật). Trong tự nhiên sẵn có với giá rẻ nên protid thực vật đóng vai trò quan trọng trong khẩu phần ăn của con người.
Tên thực phẩm
Protid (g)/100g TP ăn được
Tên thực phẩm
Protid(g)/100g TP ăn được
Đậu tương34,0Đậu trắng hạt23,2Lạc hạt27,5Đậu Hà Lan hạt22,2Đậu trứng cuốc25,8Đậu cô ve hạt21,8Đậu đen hạt24,2Vừng đen,trắng20,1Đậu đũa hạt23,7Hạt sen khô20,0Đậu xanh hạt23,4Hạt điều18,4Bột ca cao23,3Hạt dẻ to18,0
Bảng thực phẩm nguồn gốc thực vật thông dụng giàu protid:
Tên thực phẩm
Protid (g)/100g TP ăn được
Tên thực phẩm
Protid (g)/100g TP ăn được
Pho mat25,5Thịt chó vai18,0Thịt trâu thăn22,8Sườn lợn17,9Thịt thỏ nhà21,5Thịt vịt17,8Thịt bò loại 121,0Cá diếc17,7Thịt gà ta20,3Cá trắm cỏ17,0Cá nục20,2Thịt lợn ba chỉ16,5Lươn20,0Mực tươi16,3Cá rô phi19,7Thịt chó sấn16,0Cá rô đồng19,1Cá chép16,0Thịt lợn nạc19,0Chân giò lợn15,7Gan lợn18,8Cá mè15,4Tôm đồng18,4Trứng gà14,8Cá quả18,2Trứng vịt lộn13,6Cá thu18,2Trứng vịt13,0
Bảng thực phẩm (TP) nguồn gốc động vật thông dụng giàu protid:
2.1.3 Nhu cầu protid:
Nhu cầu protid thay đổi tùy thuộc vào lứa tuổi, trọng lượng, giới tính, tình trạng sinh lý có thai, cho con bú… giá trị sinh học của protid khẩu phần càng thấp thì lượng protid đòi hỏi càng nhiều. Chế độ ăn nhiều chất xơ cũng cản trở sự tiêu hóa và hấp thu protid nên cũng làm tăng nhu cầu protid.
Theo khuyến nghị cho người Việt nam: năng lượng do protid cung cấp hằng ngày khoảng 12 – 14 % tổng nhu cầu năng lượng. Protid động vật nên chiếm khoảng 30 – 50 % tổng số protid.
Nếu protid khẩu phần thiếu trường diễn cơ thể sẽ gầy, ngừng lớn, chậm phát triển thể lực, tinh thần, mỡ hóa gan, rối loạn chức phận nhiều tuyến nội tiết, giảm nồng độ protid máu, giảm khả năng miễn dịch, cơ thể dễ mắc bệnh nhiễm trùng. Sử dụng protid vượt quá nhu cầu, protid sẽ chuyển thành lipid và dự trữ ở mô mỡ của cơ thể. Sử dụng thừa protid quá lâu sẽ gây ra thừa cân béo phì, bệnh tim mạch, ung thư đại tràng, bệnh Gút và tăng đào thải Calci.
2.2 Lipid:
2.2.1 Vai trò dinh dưỡng của lipid:
Lipid là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. 1g lipid đốt cháy trong cơ thể cho khoảng 9kcal.
Lipid tham gia cấu tạo tế bào, là thành phần của màng tế bào, màng nhân, màng ty lạp thể… tham gia cấu tạo hormon, điều hòa chuyển hóa thông qua hormon.
Lipid là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E K. Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin.
Lipid là tổ chức đệm bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác động xấu của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh, va chạm.Lipid là tổ chức đệm bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác động xấu của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh, va chạm.Lipid là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. 1g lipid đốt cháy trong cơ thể cho khoảng 9kcal.
Lipid tham gia cấu tạo tế bào, là thành phần của màng tế bào, màng nhân, màng ty lạp thể… tham gia cấu tạo hormon, điều hòa chuyển hóa thông qua hormon.
Lipid là dung môi cho các vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E K. Giúp cơ thể dễ dàng hấp thu các vitamin.
Lipid là tổ chức đệm bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác động xấu của môi trường bên ngoài như nóng, lạnh, va chạm.
Trong mỡ động vật (trừ mỡ cá) có nhiều cholesterol ứ đọng gây xơ vữa động mạch. Nhưng dầu thực vật có nhiều acid béo chưa no chống lại sự phát triển của bệnh xơ vữa động mạch và rất cần thiết cho việc xây dựng màng myelin của tế bào thần kinh và tế bào não cho trẻ từ sơ sinh đến 4 tuổi.
Lipid giúp cho quá trình chế biến thức ăn, làm tăng khẩu vị và giá trị dinh dưỡng của các món ăn gây cảm giác no lâu.
2.2.2 Nguồn lipid trong thực phẩm:
Nguồn gốc động vật: Mỡ động vật, sữa…
Nguồn gốc thực vật: Các hạt có dầu như vừng, dầu mè, lạc, đỗ tương, dầu đậu nành, hướng dương, ô liu…
Tên thực phẩm
Lipid(mg)/100g TP ăn được
Tên thực phẩm
Lipid(mg)/100 TP ăn được
Dầu thực vật99,7Thịt mỡ lợn37,3Vừng (mè)46,4Ba chỉ sấn21,5Lạc (đậu phộng)44,5Trứng vịt14,2Đậu tương18,4Sườn lợn12,8Mỡ lợn nước99,6Trứng gà 11,6
Bảng một số thực phẩm thông dụng giàu lipid:
2.2.3 Nhu cầu lipid:
Năng lượng do lipid cung cấp hằng ngày nên chiếm 18 – 25 % tổng nhu cầu năng lượng. Lipid nguồn gốc thực vật chiếm khoảng 30 – 50 %.
Nếu lượng chất béo dưới 10% năng lượng khẩu phần, cơ thể dễ mắc các bệnh lý như giảm mô mỡ dự trữ, giảm cân, chàm da…Thiếu lipid cơ thể không hấp thu được các vitamin tan trong dầu. Chế độ ăn quá nhiều lipid có thể dẫn tới thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch…
2.3 Glucid
2.3.1 Vai trò dinh dưỡng của glucid:
Là nguồn cung cấp năng lượng quan trọng. 1g glucid đốt cháy trong cơ thể cho khoảng 4kcal. Glucid ăn vào được chuyển thành năng lượng, số dư một phần được gan tổng hợp thành glycogen và một phần thành mỡ dự trữ.
Glucid tham gia tạo hình trong thành phần của màng tế bào và mô dưới dạng glucoprotein. Glucid đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng tế bào thần kinh đặc biệt là thần kinh trung ương.
Ăn đủ glucid sẽ giảm phân hủy protid ở mức tối thiểu. Ngược lại, khi lao động nặng cung cấp glucid không đủ sẽ làm tăng phân hủy protid.
2.3.2 Nguồn glucid trong thực phẩm:
– Nguồn gốc thực vật là nguồn cung cấp chính, có nhiều trong ngũ cốc, củ, quả chín.
Tên thực phẩm
Glucid (trong 100g TP ăn được
)
Tên thực phẩm
Glucid (trong100g TP ăn được)
Đường kính99,3Ngô tươi39,6 Đường cát94,6Củ sắn36,4 Gạo tẻ máy76,2Khoai lang28,5 Bột mỳ72,9Khoai sọ26,5Đậu Hà Lan60,1Đậu tương24,6Đậu đen53,3Chuối tiêu22,2Đậu xanh53,1Khoai tây21,0
Bảng thực phẩm nguồn gốc thực vật giàu glucid:
Có 2 dạng glucid: Glucid tinh chế và glucid bảo vệ.
Glucid tinh chế : Là những thực phẩm giàu glucid đã qua nhiều mức chế biến, làm sạch đã mất tối đa các chất kèm theo. Mức tinh chế càng cao, lượng mất các thành phần cấu tạo càng lớn, chất xơ bị loại nhiều hàm lượng glucid càng tăng và thực phẩm trở nên dễ tiêu như đường, bánh ngọt, kẹo…Glucid tinh chế là tác nhân chính gây một số bệnh như béo phì, tiểu đường, rối loạn chuyển hóa mỡ và cholesterol ở người cao tuổi.
Glucid bảo vệ: Là nguồn glucid thực vật chủ yếu dưới dạng tinh bột với lượng cellulose kèm theo không dưới 0,4‰, được bảo vệ bởi cellulose đối với các kích thích nhanh của các men tiêu hóa, do đó chậm tiêu, không đồng hóa nhanh và rất ít được sử dụng để tạo mỡ.
2.3.3 Nhu cầu glucid:
Theo khuyến nghị cho người Việt nam năng lượng do glucid cung cấp hằng ngày nên chiếm từ 60 – 70 % nhu cầu năng lượng. Thiếu glucid cơ thể bị sút cân và mệt mỏi. Thiếu nhiều có thể dẫn tới hạ đường huyết, toan hóa máu do tăng thể cetonic. Ăn uống quá nhiều glucid thừa sẽ chuyển thành lipid gây béo phì, thừa cân.
2.4 Các vitamin:
Vitamin là chất hữu cơ cần thiết có cấu trúc khác với glucid, protid, lipid. Vitamin cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống bình thường của con người. Cho nên vitamin bắt buộc phải có trong bữa ăn dù với số lượng ít. Nhiều vitamin là thành phần của các hormon cần thiết cho quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
– Vitamin được chia làm 2 nhóm :
+ Các vitamin tan trong nước là vitamin nhóm B, C.
+ Các vitamin tan trong chất béo là vitamin nhóm A, D, E, K.
Các vitamin tan trong nước khi thừa sẽ bài tiết ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu và mồ hôi, do vậy không gây ra tình trạng nhiễm độc vitamin.
Các vitamin tan trong chất béo khi thừa không thể đào thải ra ngoài mà dự trữ lại trong mỡ của gan. Với một lượng quá cao vitamin A, D có thể gây ngộ độc.
2.4.1 Vitamin A: (Retinol)
+ Vai trò dinh dưỡng:
Vitamin A có vai trò quan trọng với chức phận thị giác, nhất là tham gia vào sự nhìn đêm. Duy trì tình trạng bình thường của tế bào biểu mô.Vitamin A cần cho sinh trưởng và phát triển của trẻ em tăng sức đề kháng của cơ thể với sự nhiễm vi khuẩn, ký sinh trùng và virus.
Thiếu vitamin A sẽ gây bệnh quáng gà, khô mắt và loét giác mạc, da niêm mạc bị khô, sừng hóa, các tuyến bị teo…Thừa vitamin A (dùng vitamin A liều cao kéo dài) gây đau đầu, buồn nôn rụng tóc, khô da và niêm mạc. Dùng vitamin A liều cao cho phụ nữ có thai có thể gây quái thai.
+ Nguồn cung cấp vitamin A:
Nguồn gốc động vật: Có nhiều trong gan, bầu dục, bơ, trứng, đặc biệt trứng vịt lộn, sữa…
Nguồn gốc thực vật: Vitamin A tồn tại dưới dạng tiền vitaminA (caroten) khi vào cơ thể sẽ chuyển thành vitamin A, có nhiều trong rau có màu xanh đậm như rau muống, rau ngót, rau cải xanh và các loại củ, quả có màu vàng, màu đỏ như rau dền, bí đỏ, gấc, cà rốt…
+ Nhu cầu vitamin A:
Trẻ < 1 tuổi 0,5mg (1650 đơn vị)/ngày.
Trẻ 1 – 7 tuổi 1mg (3300 đơn vị)/ngày.
Trẻ 7 – 15 tuổi 1,5mg (5000 đơn vị)/ngày
Người lớn 1,5mg (5000 đơn vị)/ngày.
Phụ nữ có thai, cho con bú, người bệnh nhiễm trùng, ký sinh trùng, giai đoạn hồi phục bệnh nhu cầu tăng cao hơn.
2.4.2 Vitamin D: (Calciferol)
Vai trò dinh dưỡng: Vai trò chính là giúp cho cơ thể tăng hấp thụ calci và phospho để hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Chống còi xương và kích thích tăng trưởng của cơ thể.
Nguồn cung cấp vitamin D có trong thực phẩm nguồn gốc động vật, trong mỡ và gan cá, trong trứng gà, bơ, sữa.
Nhu cầu vitamin D: Trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú cần 500UI/ngày.
2.4.3 Vitamin B₁: (Thiamin)
+ Nguồn cung cấp vitamin B₁:
Nguồn gốc động vật: Thịt nạc, lòng đỏ trứng, sữa, gan, thận…
Nguồn gốc thực vật: Có trong ngũ cốc, đậu, rau, đậu đỗ…
+ Nhu cầu vitamin B₁:
Dưới 7 tuổi : 1mg/ ngày.
Từ 7 – 14 tuổi: 1,5mg/ngày.
Trên 14 tuổi: 2mg/ngày.
Phụ nữ có thai: 2,5mg/ngày. Cho con bú 2 – 3 mg/ngày.
2.4.4 Vitamin B₂: (Riboflavin)
Vai trò dinh dưỡng: Vitamin B₂ là thành phần của nhiều hệ thống men tham gia chuyển hóa trung gian. Vitamin B₂ tham gia chuyển hóa protid, thiếu vitamin B₂ một phần các acid amin của thức ăn không được sử dụng, bị đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Ngược lại thiếu protid cũng xuất hiện triệu chứng thiếu vitamin B₂.Vitamin B₂ tham gia chuyển hóa glucid, lipid. Vitamin B₂ ảnh hưởng tới khả năng cảm thụ ánh sáng của mắt, nhất là với sự nhìn màu. Thiếu vitamin B₂ sẽ có tổn thương ở giác mạc và thủy tinh thể.
Nguồn cung cấp: Có nhiều trong các loại rau có lá xanh, đậu đỗ, phủ tạng động vật.
Nhu cầu vitamin B₂: Trong điều kiện bình thường cần 0,8mg/1000kcal hoặc 2,5mg/ngày.
2.4.5 Vitamin PP: (acid nicotinic, vitaminB₃, niacin)
Vai trò dinh dưỡng: Tất cả các tế bào sống đều cần Niacin và dẫn xuất của nó. Chúng là thành phần cốt yếu của 2 coenzym quan trọng trong chuyển hóa glucid và hô hấp tế bào.Trong cơ thể, Tryptophan có thể chuyển thành acid niconitic. Thiếu Niacin và Tryptophan là nguyên nhân gây bệnh Pellagra. Biểu hiện chính của bệnh là viêm da, nhất là vùng da tiếp xúc ánh sáng mặt trời, viêm niêm mạc, ỉa chảy, các rối loạn về tinh thần.
Nguồn cung cấp vitamin PP: có trong thực phẩm nguồn gốc động vật, thực vật. Ở thịt, phủ tạng động vật, ở lớp ngoài của các loại hạt gạo, ngô, mì, lạc…
Nhu cầu vitamin PP: Nhu cầu của cơ thể khoảng 15 đơn vị “đương lượng niacin” trong một ngày (một đương lượng niacin = 1mg) hoặc 6,5 ĐL niacin cho 1000kcal.
2.4.6 Vitamin C: (Acid Ascorbic)
– Vai trò dinh dưỡng:
+ Vitamin C tham gia nhiều quá trình chuyển hóa quan trọng.Trong quá trình oxy hóa khử, vitamin C có vai trò như một chất vận chuyển H⁺. Vitamin C kích thích tạo colagen của mô liên kết, sụn, xương, răng, mạch máu. Thiếu vitamin C có các biểu hiện xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, đau mỏi khớp, là triệu chứng sớm của bệnh Scorbut.
+ Vitamin C kích thích hoạt động của các tuyến thượng thận, tuyến yên, hoàng thể, cơ quan tạo máu, kích thích sự phát triển của trẻ em, phục hồi sức khỏe, vết thương mau lành, tăng sức bền của thành mạch, tăng khả năng lao động, tăng sức đề kháng…
– Nguồn vitamin C: Có nhiều trong rau, quả tươi như bưởi, cam, chanh, ổi…
– Nhu cầu vitamin C: Người lớn cần 15 – 20mg/1000kcal hoặc 70mg/ngày. Nhu cầu tăng lên trong điều kiện nóng bức, lao động nặng, có thai, cho con bú, nhiễm độc.
2.5 Chất khoáng:
Chất khoáng là nhóm chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể. Chất khoáng có hàm lượng lớn được xếp vào nhóm các yếu tố đa lượng như calci, phospho, magie, kali, natri…Chất khoáng có hàm lượng nhỏ được xếp vào nhóm các yếu tố vi lượng như iod, sắt, đồng, coban, mangan, kẽm…
– Vai trò dinh dưỡng:-
Chất khoáng có vai trò rất đa dạng và phong phú như tham gia quá trình tạo hình, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia vào chức phận nội tiết, điều hòa chuyển hóa nước trong cơ thể. Nhiều chất khoáng tham gia vào chức phận miễn dịch đặc biệt như Fe, Zn, Cu và Se…
Calci, phospho và magie là thành phần cấu tạo xương, răng.Thiếu calci xương trở nên xốp, ở trẻ em làm xương mềm và biến dạng (còi xương) Ngoài ra, calci còn tham gia điều hòa quá trình đông máu và giảm kích thích thần kinh cơ.
Phospho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hóa protid, glucid, lipid hô hấp tế bào và mô, các chức phận của cơ và thần kinh Để đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể, mọi phân tử hữu cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với phospho (ATP).
Sắt cùng với protid tạo huyết cầu tố, thiếu sắt sẽ gây thiếu máu. Iod giúp tuyến giáp hoạt động bình thường, phòng bướu cổ và thiểu năng trí tuệ. Phosphat, kali, natri duy trì
– Nguồn cung cấp chất khoáng:
Nguồn gốc thực vật: Rau, củ, quả tươi, đậu đỗ…
Nguồn gốc động vật: Thịt, trứng, sữa, thủy sản…
Muối ăn, muối iod.
2.6 Chất xơ (Cellulose)
Chất xơ tuy không có giá trị dinh dưỡng nhưng rất cần cho cơ thể vì nó kích thích tăng nhu động ruột, giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hóa, đề phòng táo bón. Ngoài ra, chất xơ còn có tác dụng điều hòa hệ vi khuẩn có ích ở ruột, góp phần đào thải các chất độc và cholesterol thừa ra khỏi cơ thể.
Thực phẩm cung cấp chất xơ chính là thực phẩm có nguồn gốc thực vật.
2.7 Nước
Nước là thành phần cơ bản của tất cả các tổ chức và dịch thể, chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể nhưng phân bố không đều. Hàng ngày cơ thể chúng ta thải khoảng 2,5 lít nước qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở. Lượng nước đưa vào cơ thể hằng ngày cũng cần phải tương đương qua đường thức ăn, nước uống và sản phẩm của quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể.
Khi cơ thể thiếu nước sẽ có cảm giác khát. Nếu cơ thể mất nước sẽ dẫn đến mất nhiều chất điện giải và gây ra rối loạn điện giải rất nguy hiểm. Mọi quá trình chuyển hóa trong tế bào và mô chỉ xảy ra bình thường khi có đủ nước.
Lượt xem: 1920
Phương Pháp Phỏng Vấn Nhóm Quan Trọng Bạn Cần Nên Biết
Hai loại hình phương pháp phỏng vấn nhóm
Phương pháp phỏng vấn nhóm kinh nghiệm của bạn và các chiến lược bạn cần sẽ phụ thuộc vào loại hình của cuộc phỏng vấn nhóm bạn sẽ tham dự. Bạn sẽ có cuộc nói chuyện với nhiều đại diện cùng một công ty, hoặc bạn sẽ phải cạnh tranh với nhiều ứng cử viên cho cùng một vai trò? Tiếp tục đọc để tìm hiểu xem các cuộc phỏng vấn nhóm tiến hành như thế nào và hai loại hình phỏng vấn nhóm mà bạn có thể chờ đợi.
Các cuộc phỏng vấn nhóm và các hoạt động nhóm
Các thiết lập điển hình thường là một người phỏng vấn đặt câu hỏi cho nhiều ứng cử viên. Bạn sẽ có một lượt để trả lời cùng một câu hỏi và mục tiêu chính của bạn là nổi bật so với đối thủ cạnh tranh.
Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn nhóm với hơn 10 ứng cử viên, không phải luôn tiến hành theo cách này bởi vì không đủ thời gian để mọi người có thể xoay vòng. Vì vậy, trong trường hợp này, bạn cần phải cân bằng giữa việc trả lời nhiều câu hỏi phỏng vấn nhóm nhất mà bạn có thể và không độc chiếm sự chú ý của người phỏng vấn.
Phương pháp phỏng vấn nhóm phỏng vấn hội đồng
Trong một cuộc phỏng vấn hội đồng, bạn sẽ trả lời các câu hỏi từ nhiều người phỏng vấn, thường bao gồm một đại diện nhân sự, sếp (tiềm năng) của bạn và một người có vai trò tương tự. So với các thiết lập được mô tả trước đó, các cuộc phỏng vấn hội đồng có xu hướng cảm thấy như bài kiểm tra chéo vì bạn sẽ nhận các câu hỏi tiếp nối nhau.
Tại sao các công ty sử dụng các cuộc phỏng vấn nhóm?
Các cuộc phỏng vấn nhóm thường được thực hiện cho các công việc như dịch vụ bán lẻ, dịch vụ khách hàng và dịch vụ ăn uống vì những vai trò này dựa vào khả năng giải quyết vấn đề của ứng viên, giữ bình tĩnh và suy nghĩ nhanh trong khi vẫn mỉm cười.
Phương pháp phỏng vấn nhóm là các cuộc phỏng vấn nhóm được giới hạn trong các vai trò nêu trên, vì nhiều nhà tuyển dụng đang bắt đầu thích các thiết lập này bởi vì nó mang lại hiểu quả chi phí. Sau tất cả thì chính là it tốn kém hơn và nhanh hơn để phỏng vấn 10 người cùng một lúc hơn thay vì phải nói chuyện riêng từng người.
Những lời khuyên và các chiến lược chuẩn bị cho phỏng vấn nhóm
Cho dù bạn đang đứng trước nhiều người phỏng vấn hoặc cạnh tranh với người ứng viên khác, thì bạn không được phân tâm. Bạn phải tỉnh táo trong suốt thử thách ngay cả khi bạn không phải là người đang nói vì dáng vẻ không biết gì khi được mọi người chú ý sẽ đáng xấu hổ gấp bội trong bất kỳ nhóm nào.
Tiến hành điều tra chi tiết với người phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn nhóm điều này áp dụng cho cả hai hình thức phỏng vấn nhóm, nhưng nó đặc biệt quan trọng trong thiết lập hội đồng bởi vì việc biết vị trí của người phỏng vấn sẽ giúp bạn hiểu quan điểm của họ khi nói đến các câu hỏi phỏng vấn nhóm.
Tên đầy đủ của người phỏng vấn
Chức vụ tại công ty
Bất cứ điều gì có hiểu họ thêm nữa
Tại sao họ tuyển dụng
Nền tảng học vấn
Chào hỏi cả người phỏng vấn và các ứng viên
Đến địa điểm sớm, sau đó giới thiệu bản thân với người phỏng vấn và mọi người khác tham gia. Vâng, việc này gồm cả các ứng viên khác. Điều này giải toả căng thẳng, mà còn là một cách hay để biết tên của mọi người và bạn có thể sử dụng nó khi bạn nói về họ trong cuộc phỏng vấn.
Bạn có thể nghĩ rằng việc nói về một ứng viên khác với tên của họ không quan trọng, nhưng với người phỏng vấn, điều này cho thấy rằng bạn có những kỹ năng tốt.
Những điều nên làm
Khi bạn đang cạnh tranh với những ứng cử viên khác, đến sớm là điều rất cần thiết và quan trọng.
Bên cạnh việc đúng giờ và lịch sự, đến trước thời gian phỏng vấn là một cơ hội thuận lợi cho bạn thể hiện nhiều hơn. Trong quá trình đi phỏng vấn, bạn nên thể hiện sự mong đợi từ thời khắc bạn bước vào tòa nhà. Điều này là bởi vì những biểu hiện của bạn đều được theo dõi từ khi bạn bước vào công ty đó.
Khi bạn đến sớm hơn, bạn có cơ hội gây ấn tượng nhiều hơn với nhà tuyển dụng. Đến sớm cũng cho phép bạn tương tác với các ứng cử viên khác trong một khung cảnh không chính thức để thể hiện những kỹ năng xã hội mà bạn có.
Thể hiện ngôn ngữ cơ thể chuyên nghiệp
Ngôn ngữ cơ thể có thể tạo nên toàn bộ sự khác biệt trong quá trình phỏng vấn của bạn. Nếu thể hiện phù hợp, ví dụ như ngồi thẳng lưng trong lúc phỏng vấn, bạn đã cho nhà tuyển dụng thấy bạn thực sự quan tâm dến những gì họ nói. Nếu không thể hiện ngôn ngữ cơ thể tốt, đây có thể là một trong những lý do bạn không được nhận việc.
Quan tâm đến toàn bộ mọi người
Mặc dù kỹ năng lãnh đạo của bạn đang được đánh giá, bạn không nên bị cuốn hút vào việc nói quá nhiều. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất của kỹ năng lãnh đạo đó là đảm bảo ý kiến của mọi người đều được lắng nghe, chứ không chỉ bày tỏ ý kiến của riêng bạn.
Lộc Đạt-tổng hợp
Tham khảo ( business, careerlink, … )
Giáo Dục Dinh Dưỡng Cho Trẻ Mầm Non
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non là việc hết sức quan trọng, đây được xem là một trong những yếu tố chính quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ trong độ tuổi mầm non cả về thể chất lẫn trí tuệ.
Ngoài việc dạy dỗ chăm sóc thì vấn đề dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn của trẻ luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu tại các trường mầm non. Bởi đây chính là nguồn dưỡng chất giúp trẻ phát triển một cách khỏe mạnh và toàn diện. Một đứa trẻ có thể cao lớn thông minh hay không một phần lớn là nhờ chế độ dinh dưỡng hợp lý và chất lượng.
Nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể bé sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suy dinh dưỡng, chậm chạp, kém vận động… Ngược lại khi trẻ thừa dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch… là rất cao. Vì vậy việc đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý là vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ đặc biệt là trẻ ở độ tuổi mầm non.
Cô Dương Tuyết Lan, giáo viên phụ trách cấp dưỡng trường mầm non Ánh Sao (Mỹ Đình, Hà Nội) cho biết: “Chúng tôi luôn cố gắng xây dựng cho trẻ một chế độ dinh dưỡng đầy đủ với cả 4 nhóm chất: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất bởi chúng tôi hiểu rằng ăn uống không chỉ để giải quyết cảm giác đói mà còn là cơ sở của sức khỏe giúp trẻ phát triển thể lực và trí tuệ”.
Các trò chơi giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Để giúp trẻ ăn uống ngon miệng thì việc tổ chức những trò chơi giáo dục dinh dưỡng là một phương pháp vô cùng hiệu quả và tuyệt vời. Chúng không chỉ giúp trẻ ăn uống một cách tự giác mà còn đem lại cảm giác hứng thú với đồ ăn, ngoài ra cũng giúp trẻ nhận biết được các thực phẩm mà mình đang ăn.
Món ăn vui nhộn: Các cô có thể dùng những loại trái cây quen thuộc để tạo nên những hình ảnh nhiều màu sắc. Các cô có thể để các bé tự làm điều này trên phần ăn của mình. Trong quá trình sắp xếp các cô có thể dạy cho bé về màu sắc, hình dáng và nguồn dinh dưỡng trong chính thực phẩm mà bé đang ăn. Đó có thể là một bông hoa màu cam làm bằng cà rốt hoặc một cái cây xanh được xếp từ rau súp lơ luộc… Tất cả sẽ tạo nên một thế giới đầy madu sắc và chắc chắn sẽ rất ngon miệng phải không ạ?
“Từ điển” củ quả: Đây là một trong những trò chơi hết sức thú vị đã được áp dụng thành công ở nhiều trường mầm non. Cô Lưu Thu Thủy, giáo viên trường mần non Hướng Dương, Thanh Trì, Hà Nội cho biết: “Chúng tôi dùng giấy bìa tạo hình các loại củ quả quen thuộc như: táo, cam, nho, dưa hấu… và dán chúng lên bảng. Các bé sẽ có nhiệm vụ gọi tên các loại củ quả đó. Khi bé đoán đúng phần thưởng sẽ chính là hình dán của quả và sự khne ngợi của cô và các bạn. Tôi thấy đa phần các bé đều rất hào hứng với trò chơi này , chúng đang nghiên cứu để đưa các loại củ quả thật vào trò chơi này”.
Tháp dinh dưỡng: Với trò chơi này ở độ tuổi mầm non các cô có thể chuẩn bị những chiếc rổ khác nhau và phân loại: rau xanh, thịt cá… và một số loại thực phẩm bằng nhựa thuộc các nhóm đó. Các bé sẽ được chia nhóm và đem bỏ các loại thực phẩm cùng nhóm vào cùng một chiếc rổ. Trò chơi này sẽ tạo không khí vui nhộn và giúp các bé nhận biết tên các loại thực phẩm sễ dàng hơn.
Phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non
Độ tuổi mầm non là độ tuổi rất tốt để trẻ tiếp thu những điều được dạy ở trường và hình thành thói quen lâu dài trong tương lai. Bởi vậy nếu ngay từ thời điểm này chúng ta giáo dục dinh dưỡng cho trẻ thì sẽ giúp trẻ ghi nhớ và tạo nên một thế hệ với vốn hiểu biết phong phú về dinh dưỡng và sức khỏe con người. Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mần non cũng sẽ giúp các bé ăn uống một cách tự giác, đúng cách và biết trân trọng thực phẩm từ đó sẽ tạo nên các hành vi có lợi để đảm bảo sức khỏe lâu dài cho bản thân trẻ cũng như cả cộng đồng. Do đó việc lựa chọn các phương pháp giáo dục dinh dưỡng phù hợp cho trẻ mầm non là hết sức cần thiết.
Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua các trò chơi:Các cô có thể dạy trẻ nhận biết các loại thực phẩm cũng như những lợi ích mà các loại thực phẩm này mang lại cho trẻ qua các trò chơi như đã nói ở trên.
Chỉ với một vài sáng tạo nho nhỏ sẽ giúp các bé biết tên những loại thực phẩm mà mình được ăn hàng ngày cũng như nhận biết được đâu là những thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng của chúng.
Giáo dục dinh dưỡng qua bữa ăn: hãy cho trẻ tự làm một số việc nhỏ để tự phục vụ bữa ăn của mình. Theo cô Đoàn Thu Trang, giáo viên trường mầm non Hoa Hồng, Hoàng Mai, Hà Nội cách làm này “không chỉ giúp trẻ tự giác mà còn biết trân trọng thực phẩm hơn”. Cô chó biết “các bé cũng hào hứng hơn với những bữa ăn của mình khi biết tự mình có thể tham gia chế biến chúng”.
Giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động ngoại khóa: Các cô có thể tổ chức để các lớp thi nấu ăn, xếp hoa quả và cho các bé cùng tham gia. Chắc chắn điều này sẽ khiến các bé hết sức hào hứng. Ngoài ra một số hoạt động như tưới cây, chăm sóc con vật cũng rất tốt để tạo vốn hiểu biết về thực phẩm cho trẻ mầm non. Theo cô Vũ Hoàng Yến, giáo viên trường mầm non Thiên Thần Nhỏ, Tp Ninh Bình: “Cứ mỗi dịp trung thu chúng tôi đều tổ chức cho các bé tham gia cùng các cô xếp mâm ngũ quả. Bé nào cũng tỏ ra hết sức hào hứng với hoạt động này. Qua đó chúng tôi dạy cho các bé về các loại quả, về dinh dưỡng trong hoa quả và cách ăn các loại quả khác nhau”.
Bạn đang đọc nội dung bài viết 4 Nhóm Chất Dinh Dưỡng Quan Trọng Và Cần Thiết Cho Cơ Thể &Amp; Sức Khỏe trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!