Cập nhật nội dung chi tiết về 6 Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làn da của trẻ em rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi yếu tố môi trường xung quanh. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng càng dễ gây nên bệnh ngoài da ở trẻ em. Vì vậy phụ huynh cần theo dõi, nhận biết một số bệnh ngoài da thường gặp để bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Xử lý như thế nào khi trẻ bị kiết lỵ? Bệnh viêm cầu thận cấp ở trẻ em có nguy hiểm không?
Dấu hiệu
Da nổi mẩn đỏ, các đốm da rộp đầy mủ, chảy nước vàng và khô lại thành một lớp vảy vàng cứng. Chốc lở là bệnh ngoài da lây lan nhanh nếu không được chữa trị.
Cách chăm sóc: – Đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê thuốc kháng sinh – Rửa sạch vùng da đóng vảy bằng nước ấm và thấm khô – Sử dụng khăn mặt và khăn tắm loại dùng một lần rồi bỏ đi để tránh lây bệnh – Giữ vệ sinh sạch sẽ mặc đồ mỏng, thoáng mát cho trẻ – Nên cho trẻ nghỉ học vì chốc lở rất dễ lây lan.
Đây là bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất vào mùa nóng. Dấu hiệu bệnh rôm sảy là xuất hiện mụn nước từng mảng gây ngứa, rát. Khi bị rôm sảy trẻ rất khó chịu, quẩy khóc, biếng ăn, mất ngủ. Rôm sảy thậm chí có thể còn phát triển thành mụn nhọt, nhiễm trùng da. Nếu không được chữa trị kịp thời rôm sảy có thể gây chóng mặt, buồn nôn và đột quỵ. Nguyên nhân gây bệnh rôm sảy là do ống dẫn mồ hôi bị bít tắc ứ động ở lớp dưới da, chủ yếu trong lỗ chân lông. Vì vậy những vùng tiết nhiều mồ hôi như đầu, cổ, lưng, ngực, nếp gấp cơ thể,…. càng có nhiều rôm sảy. Ngoài ra việc vận động nhiều, sốt cao hoặc mặc quần áo chật cũng là những nguyên nhân làm gia tăng tình trạng rôm sảy ở trẻ em.
Cách chăm sóc – Giữ nhiệt độ thoáng mát trong phòng, mở cửa sổ để lưu thông không khí – Mặc nhiều quần áo cho trẻ – Cho trẻ uống nhiều nước, không ăn nhiều đồ ngọt – Tắm cho trẻ bằng nước ấm, nước khổ qua và thấm khô, để da trẻ còn hơi ẩm ướt một chút, thoa bột Talc vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.
Bệnh chàm sữa tiếng Anh là eczema rất phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Đây là bệnh thuộc về cơ địa, mãn tính, hay tái phát và không lây nhiễm.
Dấu hiệu của bệnh chàm sữa là da khô, bị trầy, tróc vảy, đỏ và gây ngứa. Có những chỗ da rộp nhỏ trắng như hạt gạo, nếu gãi vỡ ra thì rỉ nước vàng. Những vết mẩn đỏ thường xuất hiện trên đầu, má, khủy tay, khủy chân, ngực và lưng,… nhưng trong trường hợp bệnh nặng có thể bị khắp người. Nguyên nhân của bệnh chàm sữa là do di truyền hoặc bị kích ứng bởi thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh,….
Cách chăm sóc bé bị chàm sữa Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé. Tránh để bé đổ mồ hôi nhiều, thay tã lót, quần áo nhiều lần trong ngày. Giữ môi trường sống xung quanh ổn định, không quá nóng hay quá lạnh. Chọn loại sữa tắm lành tính cho bé Sử dụng thuốc bôi theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Mụn nhọt là do các loại vi khuẩn xâm nhập gây ra. Ngoài ra trẻ bị mụn rôm nếu không được vệ sinh kĩ dẫn tới hình thành mụn mủ và mụn nhọt. Mụn nhọt có thể xuất hiện khắp nơi nhiều nhất là những nơi đổ nhiều mồ hôi, mọc nhiều lông hoặc những điểm ma sát như mặt, cổ, đùi, nách, mông.
Dấu hiệu của mụn nhọt là xuất hiện những đốm nhỏ li ti chứa dịch trong suốt đôi khi bưng mủ màu trắng kèm những nốt tẩy đỏ ở vùng da xung quanh. Những nốt mủ này sẽ lớn dần gây đau đớn rồi chảy mủ và tạo thành sẹo.
Mụn nhọt có nhiều kích thước khác nhau, có thể nhỏ bằng hạt đậu nhưng cũng có khi to như quả chanh hay bị áp xe nguyên một khối cơ. Trẻ bị mụn nhọt rất khó chịu, biếng ăn, khó ngủ. Vi khuẩn có thể đi vào máu gây sốt 39 – 40 độ, gây nhiễm trùng máu và các biến chứng khác như điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi…
Các Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em: Triệu Chứng Và Cách Chăm Sóc
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi chúng tôi Phạm Bích Ngọc – Bác sĩ Bệnh viện da liễu Hà Nội
Các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp
1. Rôm sảy – Một trong các căn bệnh ngoài da ở trẻ em phổ biến nhất
Rôm sảy là một trong các bệnh ngoài da ở trẻ em thường gặp nhất, rất phổ biến trong mùa hè, nhất là trẻ nhỏ dưới 3 tuổi. Nguyên nhân chính là trong thời tiết nóng nực, mồ hôi bé tiết nhiều không thoát ra được hết, ứ đọng trong ống bài tiết. Miệng ống bài tiết dễ bị bụi, ghét bịt kín nên khiến cho làn da của bé bị nổi rôm sảy.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ. không mặc quá nhiều quần áo hoặc quấn tã.
Giữ nhiệt độ trong phòng đừng cao quá, hé mở cửa sổ để không khí lưu thông.
Cho trẻ uống nhiều nước, không nên ăn nhiều đồ ngọt.
Tắm trẻ bằng nước ấm, hoặc bằng sữa tắm của bác sĩ da liễu kê, thoa bột Talc y tế vào những chỗ ra nhiều mồ hôi.
Bệnh tay chân miệng là bệnh ngoài da ở trẻ em có thể xuất hiện quanh năm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp lúc thì có thể dẫn tới trường hợp sốc, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi thậm chí là tử vong.
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.
Chất thải của trẻ cần được xử lý bằng Cloramin B trước khi cho vào hệ thống chất thải chung. Người nhà thường xuyên vệ sinh tay khi chăm sóc cho bé.
Bệnh tay chân miệng có thể lây lan qua đường tiếp xúc, cho nên khi thấy trẻ có dấu hiệu của bệnh tay chân miệng thì nên cách ly trẻ với các trẻ em khác. Bạn nên cho bé đi khám các bác sĩ chuyên khoa để có phác đồ điều trị phù hợp nhất, tránh các biến chứng xảy ra.
Đối với trường hợp trẻ mới mắc bệnh và nhẹ, thì bác sĩ có thể kê đơn và để bạn có thể tự khắc phục bệnh cho bé ngay tại nhà..
Đối với trường hợp trẻ bị nặng trở lên thì cần cho bé nhập viện để theo dõi và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Nếu trẻ sốt cao liên tục không hạ hoặc có biểu hiện giật mình ngay cả khi đang chơi đùa, cần đưa trẻ đến khám bác sĩ để được theo dõi phát hiện biến chứng
Bệnh ngoài da ở trẻ em tiếp theo không thể thiếu đó là bệnh chàm eczema. Nguyên nhân của bệnh ngoài da này là do gen di truyền, bị kích hoạt bởi thời tiết quá nóng hoặc lạnh, tác nhân dị ứng, xà phòng, quần áo len, nhiễm khuẩn… khiến cho trẻ mắc bệnh.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu (có thể kê toa kem chống viêm và thuốc kháng histamin).
Nhận biết nguyên nhân chứng bệnh ngoài da eczema (bác sĩ tư vấn): chó, mèo, bột giặt, thức ăn…để phòng tránh tiếp xúc.
Thoa kem làm mềm da cho trẻ và cắt móng tay thật ngắn để trẻ không cào làm tổn thương da.
Cho trẻ mặc quần áo bằng cotton, đừng cho bé mặc đồ len.
Đảm bảo quần áo trẻ phải được xả nước thật kỹ để không còn dấu vết bột giặt hay nước xả vải.
Lúc đầu, da trẻ sẽ đỏ và sưng lên. khi mủ vàng tụ dưới da, chỗ sưng sẽ lớn lên, gây đau nhức.
Mụn nhọt có thể lan rộng ra do các nang lông nằm kề nhau.
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho trẻ, mặc quần áo vải cotton.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ da liễu khi có một trong các dấu hiệu: Có nhiều mụn nhọt, có dấu hiệu nhiễm trùng lan rộng, nhọt đau nhiều, sau 2-3 ngày nhọt không bể ra.
Nếu ung nhọt nhẹ có thể dùng cồn 70-90 độ hay thuốc sát trùng chấm nhè nhẹ vào vùng nổi nhọt và che kín bằng một miếng gạc băng bó.
Không nên cố làm cho nhọt vỡ ra. vì sẽ rất đau và làm nhiễm trùng lan rộng.
Trong các bệnh ngoài da ở trẻ hay gặp, chốc lở do vi khuẩn gây ra sẽ lan rất nhanh nếu không được chữa trị kịp thời.
Đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kê toa kem, thuốc kháng sinh
Rửa sạch vùng da đóng vảy cứng bằng nước ấm và thấm khô.
Trong thời gian trẻ mắc bệnh cha mẹ nên sử dụng khăn mặt và khăn tắm loại dùng một lần rồi bỏ để tránh lây bệnh.
Nên cho trẻ nghỉ học tới khi khỏi hẳn vì chốc lở rất dễ lây.
Trẻ em dưới 12 tuổi là đối tượng dễ mắc phải bệnh thủy đậu. Bệnh này khá lành tính tuy nhiên rất dễ lây lan và có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không điều trị kịp lúc.
Giống như một số bệnh ngoài da ở trẻ em hay gặp khác thì bệnh thủy đậu bắt đầu bằng việc bé bị sốt, nhức đầu và đau họng nhẹ tuy nhiên lại không có dấu hiệu phát ban.
Triệu chứng có thể kéo dài trong vài ngày, mức độ sốt trung bình của bé từ 38°c đến 39°c.
Sau đó bé sẽ nổi các nốt đỏ ở vùng bụng và lưng, kế đến là lan ra khắp cơ thể bao gồm cả mặt, miệng, tay, chân và cả bộ phận sinh dục.
Chúng kéo dài khoảng 2 đến 4 ngày sau đó phát triển thành mụn nước. Tiếp đến chúng sẽ tự khô đi và khỏi trong 4 đến 5 ngày.
Thủy đậu là do virus gây ra, do đó thuốc kháng sinh trong trường hợp này là không có tác dụng. tuy nhiên, kháng sinh vẫn được chỉ định nếu vi khuẩn xâm nhập vào các vết loét.
Khi bé có dấu hiệu thủy đậu, mẹ nên cho bé đi khám ở các cơ sở uy tín. bác sĩ sẽ chỉ định liệu trình điều trị phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và tình trạng bệnh của bé.
Trong quá trình chăm sóc, cha mẹ không nên cạy nốt thủy đậu hay làm vỡ chúng, vì nguy cơ lây lan rất cao.
Cách ly trẻ để tránh lây bệnh cho người lành.
Vệ sinh sạch sẽ cơ thể bằng sữa tắm bác sĩ kê, kiêng gió…
Bệnh thuỷ đậu hiện đã có vắc-xin phòng bệnh, do đó cha mẹ cần đưa trẻ đi tiêm phòng từ khi còn bé. Nếu không may trẻ bị thuỷ đậu cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để có sự chăm sóc và điều trị tốt nhất từ bác sĩ.
Cách phòng ngừa các bệnh ngoài da ở trẻ em
Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng: Ba mẹ cho con ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ, các loại trái cây mọng. Thực đơn hàng ngày nên giàu axit béo omega-3 có trong cá hồi, dầu cá và hạt lanh, rau, chuối, táo.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ: Tiêm vắc – xin và cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất 2 năm đầu đời.
Khuyến khích bé vận động nhiều hơn: Bé vận động nhiều, thích tìm tòi khám phá thế giới bên ngoài sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé. Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi ra ngoài vận động là được.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Thường xuyên thay tã, các loại quần áo, vải vóc,… vệ sinh làn da và tắm rửa sạch sẽ cho con hàng ngày.
Nhận Biết Các Bệnh Ngoài Da Hay Gặp Ở Trẻ Nhỏ
Bạn luôn muốn biết về tổn thương ban, sẩn hoặc da gà… trên da của con mình? Sau mỗi đợt ốm, dị ứng và cảm nóng hoặc lạnh…, da của trẻ nhỏ thường có những thay đổi. Phần lớn những thay đổi này không đáng ngại và dễ điều trị. Bạn hoàn toàn có thể học được cách nhận biết các tổn thương này. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để có chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị bệnh đúng.
1. Bệnh nấm biểu bì/nấm ngoài da (Ringworm/tinea)
Giun không gây bệnh nấm ngoài da. Bệnh gây ra bởi một loại nấm sống ở da chết, tóc và mô móng. Ban đầu bệnh biểu hiện là một mảng vẩy hoặc u mầu đỏ. Sau đó chuyển thành tổn thương đặc hiệu dạng vòng (hình nhẫn) mầu đỏ, ngứa. Tổn thương vòng tăng lên, phổng giộp hoặc đóng viền vẩy. Bệnh nấm ngoài da lây qua tiếp xúc da-da với với người hoặc động vật. Trẻ nhỏ cũng có thể bị lây khi dung chung vật dụng cá nhân như khan tắm hoặc các dụng cụ thể thao. Bác sĩ có thể điều trị bệnh bằng các loại kem chống nấm
2. Bệnh thứ năm (Fifth disease)
Bệnh dễ lây và thường nhẹ, khỏi trong vòng 2 tuần. Ban đầu bệnh thứ năm biểu hiện các triệu chứng giống cúm. Khuôn mặt tươi sáng và sau đó phát ban toàn thân. Bệnh lây qua đường hô hấp (ho và hắt hơi) và dễ lây nhất trong tuần trước khi ban xuất hiện. Điều trị bệnh bằng nghỉ ngơi, đảm bảo đủ nước và điện giải, và giảm đau (không dung aspirin cho trẻ em). Nếu con bạn mắc bệnh thứ năm và bạn đang có thai thì bạn cần đi khám bác sĩ.
3. Bệnh thủy đậu (Chickenpox)
Trước đây bệnh rất phổ biến và hiện nay thì ít gặp hơn do có vacxin thủy đậu. Bệnh rất dễ lây, lan truyền dễ dàng, và để lại ban ngứa và các đốm đỏ hoặc phỏng giộp trên toàn bộ cơ thể. Các đốm đỏ tiến triển qua các giai đoạn: hình thành phỏng giộp, phỏng giộp vỡ, khô và đóng vẩy. Bệnh thủy đậu có thể rất nghiêm trọng. Tất cả trẻ em đều đã được nhận một liều vacxin thủy đậu. Do đó trẻ lớn và người lớn không bao giờ còn mắc bệnh.
4. Bệnh chốc lở (Impetigo)
Bệnh chốc lở, nguyên nhân do vi khuẩn, biểu hiện bằng các tổn thương loét đỏ hoặc mụn nước. Chúng có thể vỡ ra, chảy nước, và phát triển thành một lớp vảy mầu vàng nâu. Các tổn thương loét có thể xuất hiện khắp cơ thể nhưng chủ yếu là xung quanh miệng và mũi. Chốc lở có thể lây qua tiếp xúc gần hoặc qua việc sử dụng chung vật dụng cá nhân như khăn tắm và đồ chơi. Gãi có thể lây lan tới các vùng khác của cơ thể. Bệnh được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc thuốc kháng sinh uống.
5. Mụn cóc/mụn cơm (Warts)
Hiện nay bệnh do một loại virus gây ra nhưng thường là vô hại, u da không đau. Mụn cóc có thể lây dễ dàng từ người này sang người khác. Bệnh có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật được sử dụng bởi người mang virus. Virus thường được tìm thấy ở các ngón tay và bàn tay. Để ngăn ngừa mụn cóc lây lan, hãy nhắc trẻ không cậy hoặc cắn móng tay…
6. Ban nhiệt/rôm sảy (Heat Rash/Prickly Heat’)
Nguyên nhân do tắc ống tuyến mồ hôi. Ban nhiệt biểu hiện là các mụn nhỏ mầu đỏ hoặc hồng. Bạn thường thấy chúng ở đầu, cổ và vai của trẻ nhỏ. Ban thường xuất hiện khi bố mẹ cẩn thận cho trẻ mặc quần áo quá nóng. Nhưng bệnh có thể xuất hiện với bất cứ đứa trẻ nào trong thời tiết nóng bức. Chỉ cho trẻ mặc nhiều hơn bạn một lớp quần áo. Trẻ ăn mặc quần áo vừa đủ nếu bàn tay bàn chân của trẻ có cảm giác mát khi chạm vào
7. Viêm da tiếp xúc (Contact Dermatitis)
Da của một số trẻ em phản ứng sau khi chạm vào thực phẩm, xà phòng, hoặc thực vật như cây thường xuân (poison ivy), cây thù du (sumac), hoặc gỗ sồi. Ban thường bắt đầu trong vòng 48 giờ sau khi tiếp xúc với da. Các trường hợp nhẹ có thể gây đỏ nhẹ hoặc phát ban da gà nhỏ mầu đỏ. Trong trường hợp nặng, bạn có thể thấy sưng nề, đỏ, và mụn nước lớn hơn. Ban này biến mất sau một hoặc hai tuần hoặc khi tiếp xúc kết thúc.
8. Bệnh tay chân miệng/virus Coxsackie (Hand-Foot-Mouth Disease/Coxsackie)
Mặc dù có cái tên đáng sợ nhưng đây lại là một bệnh thông thường ở trẻ nhỏ. Bệnh biểu hiện ban đầu bằng sốt, tiếp theo là đau miệng và phát ban không ngứa. Ban mụn nước xuất hiện trên tay, chân, và đôi khi ở mông và chân. Bệnh lây qua đường hô hấp (ho, hắt hơi) và sử dụng tã. Vì vậy phải rửa tay thường xuyên. Virus Coxsackie không nghiêm trọng và thường tự biến mất sau một tuần.
9. Chàm (Eczema)
Trẻ em bị chàm có thể thể có kèm dị ứng và hen suyễn. Nguyên nhân chính xác không rõ ràng. Nhưng trẻ nhỏ bị chàm thường có hệ thống miễn dịch nhậy cảm. Quan sát thấy phát ban tăng cùng với da khô và ngứa dữ dội. Viêm da cơ địa là dạng phổ biến nhất của chàm. Chàm có thể tiến triển nhanh ở một số trẻ hoặc sẽ nhẹ hơn khi trẻ trưởng thành.
10. Mề đay (Hives)
Mề đay biểu hiện bằng các ban sần. Nhiều yếu tố có thể kích hoạt ban sần ngứa hoặc rát này. Các thuốc như aspirin (không bao giờ cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc này) và penicillin có thể gây phát ban. Thức ăn gây mề đay bao gồm trứng, các loại hạt, động vật có vỏ, và các chất phụ gia thực phẩm. Nóng hoặc lạnh và viêm họng do liên cầu khuẩn cũng có thể gây mề đay. Ban sần có thể xuất hiện ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể và biến mất sau vài phút hoặc vài ngày. Đôi khi thuốc kháng histamine có thể giúp cải thiện bệnh. Mề đay có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng, đặc biệt khi nó xuất hiện cùng với khó thở, phù mặt. Trong trường hợp này hoặc nếu mề đay không biến mất thì cần pahir tới khám bác sĩ.
11. Tinh hồng nhiệt (Scarlet Fever)
Tinh hồng nhiệt là bệnh viêm họng do lien cầu khuẩn có phát ban. Triệu chứng bao gồm đau họng, sốt, nhức đầu, đau bụng, và các tuyến vùng cổ sưng nề. Sau 1 – 2 ngày, ban đỏ ráp xuất hiện. Sau 7 – 14 ngày, ban đỏ biến mất. Tinh hồng nhiệt rất dễ lây, vì vậy cần rửa tay thường xuyên để tránh lây bệnh. Tới khám bác sĩ nếu bạn nghĩ trẻ nhỏ mắc bệnh. Trẻ có thể được điều trị bằng kháng sinh.
12. Ban đào/bệnh thứ sáu (Roseola/Sixth Disease)
Ban đào, một bệnh nhẹ, được đặt tên theo thứ tự trong danh sách sáu phát ban thong thường của trẻ. Trẻ em từ 6 tháng tới 2 tuổi dễ bị bệnh nhất. Hiếm gặp sau tuổi thứ 4. Biểu hiện ban đầu của bệnh là cảm lạnh, sau một vài ngày xuất hiện sốt cao (sốt có thể gây co giật). Sau đó cơn sốt kết thúc đột ngột. Sau khi hết sốt, ban sẩn hoặc phẳng nhỏ mầu hồng xuất hiện. Ban xuất hiện đầu tiên ở ngực và lung, sau đó tới tay và chân
Khi trẻ nhỏ có dấu hiệu bệnh về da hãy liên hệ phòng khám chuyên khoa da liễu Stamford. Với đội ngũ bác sĩ da liễu chuẩn quốc tế và trang thiết bị hiện đại, đầy đủ tại phòng khám da liễu Stamford, các bệnh về da cũng như điều trị, chăm sóc da cho bé sẽ không còn là vấn đề của bạn. Để được tư vấn hoặc khám da, mời quý khách gọi điện trực tiếp cho Stamford qua Hotline (08) 3925 1990 hoặc điền vào form tư vấn . Quý khách sẽ được các bác sĩ da liễu giỏi ở TpHCM và đội ngũ nhân viên trực tiếp trả lời.
6 Dấu Hiệu Của Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Em
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là thuật ngữ y khoa chung để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thay đổi chế độ ăn, cơ thể gặp bệnh bất ngờ hoặc ba mẹ tự ý dùng thuốc cho bé…
Dù là trong giai đoạn sơ sinh hay con đang lớn, rối loạn tiêu hóa đều có thể “làm phiền” bất kỳ lúc nào. Nếu chẳng may bị bệnh, Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ biểu hiện ở việc trẻ bị nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Để hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa thì các mẹ hãy dựa vào từng biểu hiện để điều trị hiệu quả nhất.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là thuật ngữ y khoa chung để chỉ những bất thường về chức năng dạ dày. Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng này là do thay đổi chế độ ăn, cơ thể gặp bệnh bất ngờ hoặc ba mẹ tự ý dùng thuốc cho bé…
Dù là trong giai đoạn sơ sinh hay con đang lớn, rối loạn tiêu hóa đều có thể “làm phiền” bất kỳ lúc nào. Nếu chẳng may bị bệnh, Chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ biểu hiện ở việc trẻ bị nôn trớ, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Để hạn chế chứng rối loạn tiêu hóa thì các mẹ hãy dựa vào từng biểu hiện để điều trị hiệu quả nhất.
1. Táo Bón
Táo bón là hiện tượng trẻ gặp khó khăn khi đi ngoài, phân cứng và đóng thành cục nhỏ, số lần đi ngoài ít. Trẻ có thể gặp táo bón khi bắt đầu sử dụng sữa công thức, có chế độ ăn dặm không hợp lý hoặc còi xương.
Để giảm hiện tượng táo bón cho con, cha mẹ có thể massage cho trẻ. Khi trẻ thoải mái, không đói hoặc no quá, hãy làm ấm bàn tay rồi xoa vùng hai bên sườn trẻ. Sau đó, xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ trên bụng trẻ và ngược lại. Nắm nhẹ chân trẻ, giúp trẻ co đầu gối, ép nhẹ đầu gối lên bụng trẻ rồi lại duỗi chân ra.
Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung thêm nước, sữa và chất xơ cho trẻ. Với các mẹ đang cho con bú, cần tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và uống nhiều nước. Khi trẻ bị táo bón nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá nhiều đạm, không nên uống các loại sữa có nhiều chất béo.
2. Nôn Trớ
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), trẻ sơ sinh thường bị trớ sữa là do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản lại thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và miệng trẻ. Nếu trẻ bị nôn trớ với tần suất 2 – 3 ngày 1 lần hoặc do ăn quá no thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Lúc này, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh lại cách cho trẻ bú là trẻ sẽ giảm các triệu chứng nôn trớ. Tuy nhiên, nếu trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn bao nhiêu nôn bấy nhiêu thì hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.
Khi trẻ bú, mẹ nên cho bú bầu vú bên trái trước sau đó chuyển sang phải sẽ khiến sữa xuống dễ dàng mà không trào ngược. Với trẻ bú bình, cha mẹ chú ý luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để núm vú cao su luôn đầy sữa, không để bình sữa nằm ngang sẽ khiến trẻ bú phải không khí thừa trong bình sữa, gây căng dạ dày.
Tuyệt đối không cho trẻ bú quá lâu, quá no. Sau khi bú xong, mẹ nên bế trẻ theo tư thế thẳng, mặt kệ lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi ra. Tuy nôn trớ là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ nhỏ, nhưng nó có thể gây nguy hiểm nếu sữa chảy vào đường hô hấp gây ảnh hưởng phổi. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý và hạn chế tình trạng này cho con.
3. Tiêu Chảy
Biểu hiện của trẻ sẽ là đi ngoài liên tục, phân có dịch nhầy, nôn, sốt. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ bị mất nước. Vì vậy, mẹ cần cho trẻ bú nhiều hoặc uống nước đun sôi để nguội (đối với trẻ trên 6 tháng tuổi.
Để hạn chế tiêu chảy ở trẻ, mẹ nên kiêng ăn những món không tốt cho hệ tiêu hóa của con như món có tính hàn, món sống, có vị chua. Đồng thời, khi cho trẻ làm quen với các loại thức ăn mới, mẹ hãy làm một cách từ từ, từng loại một.
Mẹ nên lưu ý cho trẻ uống từ từ, khoảng 5 – 7 thìa, rải rác nhiều lần trong ngày, không cho trẻ uống liền một cốc/ lần. Mẹ có thể sử dụng dung dịch bù nước điện giải oresol thay nước sẽ hạn chế tốt tình trạng mất nước hơn. Nếu trẻ bị tiêu chảy trên 6 lần/ngày hoặc quá 24 giờ, bố mẹ cần đưa trẻ tới ngay bệnh viện.
4. Đau Bụng
Khi đau bụng, trẻ thường quấy khóc, mặt đỏ hoặc tái. Nguyên nhân đau bụng có thể do trẻ bú nhiều hơi, bú no quá hoặc bị một vài bệnh như lồng ruột, thoát vị bẹn. Mẹ cần căn cứ vào các triệu chứng đi kèm như táo bón, tiêu chảy để nhận biết nguyên nhân đau bụng của trẻ. Nếu sau nhiều giờ vẫn không hết, bố mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để khám.
5. Bụng Căng Trướng, Ợ Hơi
Biểu hiện của tình trạng đầy bụng ở trẻ sơ sinh là khi sờ thử bụng của bé, bạn sẽ thấy bụng cứng và căng lên, có, xì hơi nhiều lần trong ngày; phân thường lỏng và màu không giống bình thường, hoặc trẻ thường co chân lên sau đó duỗi ra, cong lưng.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, trường khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi Đồng I (TP.HCM) chia sẻ, thông thường nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị đầy bụng là hiện tượng phổ biến, do chế độ dinh dưỡng sai lầm. Do đó, cha mẹ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ thì tình trạng đầy bụng sẽ được cải thiện nhanh chóng. Ngoài ra, massage bụng cũng giúp kích thích ruột đào thải hơi thừa, giúp trẻ thấy dễ chịu hơn.
6. Chán Ăn – Bỏ Bữa
Đây là hai biểu hiện rõ ràng phản ánh hệ tiêu hóa của trẻ đang có vấn đề. Kèm theo là các triệu chứng quấy khóc, khó ngủ thậm chí từ chối ngay cả với những món mà bé yêu thích.
Ngay khi nhận diện được các triệu chứng trên, cha mẹ cần hết sức chú ý đến vấn đề mất nước ở trẻ. Điều đầu tiên cần làm ngay là kiểm tra ngay xem trẻ khát không, đi tiểu cho như bình thường hay không, môi khô như thế nào, từ đó nhanh chóng bù nước cho con.
Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Rối Loạn Tiêu Hóa
Khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa cần phải có biện pháp khắc ngay để tránh những hậu quả nghiêm trọng về sau.
Nếu trẻ đang trong giai đoạn ăn dặm nên cho bé ăn theo nguyên tắc: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc, làm quen từng loại thực phẩm…
Ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như gạo tẻ trắng, thịt lườn gà, thịt thăn lợn, cà rốt, khoai tây….
Cho bé uống uống nhiều nước, tránh các thức ăn làm trẻ bị tiêu chảy nhiều hơn như các loại đậu, bắp cải, giá…; các loại trái cây có bột như lê, đào, mận.
Loại trừ chứng rối loạn tiêu hóa bằng cách bổ sung men vi sinh có ích để ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
Cung cấp kẽm và a-xít folic để khôi phục vị giác, giúp trẻ có được cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng.
Cung cấp các loại vitamin và a-xít amin thiết yếu giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là bệnh lý phổ biến và hầu hết trẻ nhỏ nào cũng gặp ngay từ lúc còn sơ sinh. Cách chăm sóc và trị dứt điểm bệnh không khó, chỉ cần cha mẹ có kiến thức nền tảng cơ bản và kiên trì.
Nguyễn Ngọc
Bạn đang đọc nội dung bài viết 6 Bệnh Ngoài Da Ở Trẻ Em trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!