Đề Xuất 3/2023 # Ai Có Thể Bị Dị Ứng Trứng? Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí # Top 12 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Ai Có Thể Bị Dị Ứng Trứng? Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Ai Có Thể Bị Dị Ứng Trứng? Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dị ứng trứng gà phổ biến ở trẻ em, có khoảng 2% trẻ em bị mắc triệu chứng này. Khi nói đến trứng gà, protein lòng trắng có nhiều khả năng gây phản ứng dị ứng hơn lòng đỏ, mặc dù một số người vẫn có thể bị dị ứng với cả hai.

1. Tổng quan về dị ứng trứng

Dị ứng được gây ra khi hệ thống miễn dịch của một người có thể tấn công nhầm vào một chất vô hại, chẳng hạn như protein trong thực phẩm. Hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra các kháng thể để tấn công thực phẩm vi phạm. Lần sau khi ăn thực phẩm đó, cơ thể sẽ tiết ra các hoá chất như histamin để bảo vệ cơ thể.

Trứng gà là một trong những thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất cho trẻ em. Các triệu chứng dị ứng trứng thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi ăn trứng hoặc thực phẩm có chứa trứng. Các dấu hiệu và triệu chứng từ nhẹ đến nặng và có thể bao gồm phát ban da, nổi mề đay, nghẹt mũi và nôn mửa hoặc các vấn đề về tiêu hoá. Hiếm khi, dị ứng trứng có thể gây sốc phản vệ – phản ứng đe dọa đến tính mạng.

1.1. Dị ứng trứng gà ở trẻ em

Dị ứng trứng gà là dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ em. Gần như tất cả các phản ứng dị ứng do trứng xảy ra ở trẻ em bị bệnh chàm sơ sinh. Dị ứng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi rất sớm, với các phản ứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong khoảng 6-15 tháng. Các triệu chứng điển hình dị ứng trứng gà ở trẻ em gồm: phản ứng tiếp xúc với da, đỏ mặt, tổ ong quanh miệng.

Vì vậy để lựa chọn những loại thực phẩm trẻ em có thể ăn mà không chứa trứng là một thách thức với cha mẹ. Trứng hầu như luôn được tìm thấy trong bánh mì, mì ống, ngũ cốc, bánh ngọt, bánh quy. Trứng cũng xuất hiện trong cả kẹo, kem, salad trộn hay đồ uống. Nhiều thực phẩm chiên rán trong nhà hàng cũng sử dụng trứng để bột chiên dính vào sản phẩm. Như vậy, bất kỳ thực phẩm bao gồm chất nhũ hoá, chất kết dính, chất keo tụ đều sẽ chứa trứng.

1.2. Dị ứng trứng gà ở người lớn

Dị ứng trứng gà ở người lớn là cực kỳ hiếm. Các triệu chứng lâm sàng ở người người lớn hầu như luôn bắt đầu ở thời ấu thơ hoặc tuổi trẻ, nhưng cũng có những trường hợp dị ứng ở người trưởng thành. Điều này xảy ra khi hệ thống miễn dịch cơ thể trở nên nhạy cảm với trứng gà và phản ứng với nó. Nếu được tiêu thụ, protein trong trứng được xác định là kẻ xâm lược và cơ thể kích thích hệ thống miễn dịch gây ra phản ứng dị ứng. Các triệu chứng xảy ra ở người lớn có thể là sưng môi, sưng mí mắt, ngứa và chảy nước mắt, ngứa tai và cổ họng, khó thở, khò khè hay ho.

2. Triệu chứng của dị ứng trứng

Phản ứng dị ứng trứng thay đổi từ người này sang người khác và thường xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với trứng. Các triệu chứng dị ứng trứng có thể bao gồm:

Viêm da hoặc nổi mề đay

Phản ứng dị ứng trứng phổ biến nhất là nghẹt mũi, sổ mũi và hắt hơi.

Các triệu chứng tiêu hoá, chẳng hạn chuột rút, buồn nôn hay nôn.

Các dấu hiệu và triệu chứng hen suyễn như ho, khò khè, tức ngực hoặc khó thở.

Một số phản ứng dị ứng nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc phản vệ, một trường hợp khẩn cấp đe doạ tính mạng đòi hỏi phải tiêm epinephrine ngay lập tức và đi đến phòng cấp cứu. Các dấu hiệu này bao gồm: co thắt đường thở bao gồm cổ họng sưng hoặc cục u ở cổ họng khiến khó thở, đau bụng và chuột rút, mạch nhanh, sốc với huyết áp giảm nghiêm trọng đồng thời cảm thấy chóng mặt hoặc mất ý thức.

Khi có các triệu chứng trên cần gặp bác sĩ cho dù đó là phản ứng nhẹ. Và mức độ phản ứng dị ứng này sẽ xảy ra mạnh hơn sau mỗi lần xảy ra. Vì vậy, ngay cả khi phản ứng trong quá khứ là nhẹ thì lần tiếp theo có thể nghiêm trọng hơn. Trong trường hợp nặng, bác sĩ sẽ tiêm một mũi epinephrine khẩn cấp nếu xảy ra sốc phản vệ.

3. Nguyên nhân dị ứng trứng

Một hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức sẽ gây dị ứng thực phẩm. Đối với trường hợp dị ứng trứng, hệ thống miễn dịch xác định nhầm một số protein trứng là có hại. Khi cơ thể tiếp xúc với protein trứng các tế bào hệ thống miễn dịch (kháng thể) sẽ nhận ra chúng và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hoá chất khác gây ra dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng.

Cả lòng đỏ trứng và lòng trắng trứng đều chứa protein có thể gây dị ứng nhưng dị ứng với lòng trắng trứng là phổ biến nhất. Trẻ sơ sinh bú mẹ có thể dị ứng với protein trứng trong sữa mẹ nếu mẹ ăn trứng.

4. Các yếu tố rủi ro khi bị dị ứng trứng

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển dị ứng trứng:

Viêm da dị ứng: Trẻ em có loại phản ứng da này sẽ có khả năng bị dị ứng thực phẩm hơn so với trẻ không bị vấn đề về da.

Tiền sử gia đình: Nếu bố hoặc mẹ hoặc cả hai mắc bệnh hen suyễn, dị ứng thực phẩm hoặc bị một số bệnh dị ứng khác như nổi mề đay, chàm thì con của họ cũng có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm.

Tuổi: Dị ứng trứng là phổ biến nhất ở trẻ em. Nhưng với người trưởng thành thì hệ thống tiêu hoá tốt hơn và ít có phản ứng dị ứng với trứng.

5. Biến chứng của dị ứng trứng

Biến chứng đáng kể nhất của dị ứng trứng là bị dị ứng nặng cần phải tiêm epinephrine và điều trị khẩn cấp. Phản ứng của hệ thống miễn dịch gây dị ứng trứng tương tự cũng có thể gây ra các tình trạng khác.

Nếu bị dị ứng trứng thì có thể tăng nguy cơ dị ứng các thực phẩm khác như: sữa đậu nành, đậu phộng, dị ứng với lông thú cưng, mạt, bụi hoặc phấn hoa..

6. Phòng ngừa dị ứng trứng

Một số điều có thể làm để tránh phản ứng dị ứng và hạn chế những biến chứng tồi tệ nếu xảy ra:

Đọc nhãn thực phẩm cẩn thận. Một số người phản ứng với thực phẩm chỉ có một lượng trứng nhỏ.

Hãy cẩn thận khi đi ăn ở bên ngoài bởi thực phẩm bên ngoài không thể hoàn toàn chắc chắn là có chứa protein trứng hay không.

Đeo vòng tay hoặc vòng cổ dị ứng.

Hãy để cho người chăm sóc trẻ biết chúng bị dị ứng trứng để tránh sử dụng các sản phẩm từ trứng trong bữa ăn của trẻ.

Nếu đang cho con bú mà trẻ bị dị ứng với trứng thì mẹ không nên ăn trứng vì protein của trứng có thể truyền qua sữa của mẹ.

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị dị ứng trứng. Vì vậy bố mẹ, người chăm sóc trẻ hay thầy cô trong nhà trường cần trao đổi thông tin với nhau, đồng thời nên được sự tư vấn và hỗ trợ từ bác sĩ để có phương pháp giải quyết kịp thời với những trường hợp trẻ bị dị ứng khi ăn thực phẩm là trứng hay sản phẩm từ trứng.

Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Xử Trí Sốc Phản Vệ Và Dị Ứng Sau Tiêm Văcxin

Theo tài liệu Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh về dị ứng – miễn dịch lâm sàng do Bộ Y tế ban hành, tỷ lệ các phản ứng không mong muốn do văcxin dao động trong khoảng 4,8 đến 83 ca/100.000 liều văcxin. Trong đó, tỷ lệ các phản ứng dị ứng khoảng 1/50.000 đến 1/100.000 liều tiêm.

Nghiên cứu cho thấy văcxin và các thành phần tá dược đều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn. Những văcxin có thành phần bao gồm trứng hoặc gelatine thì phản ứng dị ứng thường nặng và tần suất xuất hiện nhiều hơn. Tuy vậy, sốc phản vệ rất hiếm khi xảy ra, chỉ khoảng 1/1.000.000 liều dùng.

Các biểu hiện phản ứng phụ do văcxin rất đa dạng nhưng hầu hết khu trú tại chỗ tiêm, là hậu quả của quá trình viêm không đặc hiệu do các thành phần trong văcxin như muối nhôm. Hiện chưa có bằng chứng khẳng định gia tăng nguy dị ứng văcxin ở những người có cơ địa dị ứng (atop).

Các phản ứng nhẹ tại chỗ hoặc tình trạng sốt sau tiêm văcxin thường xảy ra và không có chống chỉ định tiêm những liều chủng ngừa sau. Tuy nhiên, những trường hợp phản ứng dị ứng toàn thân hoặc sốc phản vệ cần được thăm khám, khai thác tiền sử dị ứng, làm test da với văcxin và thành phần trong văcxin để có thể đưa ra chẩn đoán và quyết định điều trị đúng ở người bệnh có phản ứng tức thì với văcxin.

So sánh tần suất xuất hiện các tác dụng phụ của một số văcxin thông thường

Biểu hiện lâm sàng của phản ứng dị ứng văcxin bao gồm:

Phản ứng tức thì hoặc qua trung gian IgE:

Phản ứng dị ứng với các thành phần của văcxin có vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt khi sử dụng các văcxin được nuôi cấy trong môi trường protein từ trứng, men bia rượu và gelatine. Các thành phần khác trong văcxin như kháng sinh, các chất bảo quản, cố định, các thành phần nhiễm bẩn như latex cũng có thể là yếu tố kích phát hoặc là nguyên nhân của phản ứng dị ứng. Tuy nhiên, các protein trứng, gelatine và latex vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất của các phản ứng dị ứng tức thì.

Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng tức thì sau tiêm hoặc uống văcxin thường là các triệu chứng toàn thân kết hợp với biểu hiện trên da như ban đỏ, phù Quincke, mày đay, triệu chứng đường hô hấp như viêm mũi, kết mạc hoặc cơn co thắt phế quản. Bên cạnh đó còn có các biến chứng tim mạch với biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, tụt huyết áp. Thậm chí có thể rơi vào tình trạng sốc trong vòng vài phút.

Các triệu chứng của sốc phản vệ thường xảy ra trong vòng 4 giờ sau tiêm văcxin. Một bệnh nhân được chẩn đoán nghi ngờ sốc phản vệ khi có ít nhất một trong số 4 dấu hiệu tại các cơ quan sau:

– Biểu hiện trên da: Mày đay, phù mạch (phù Quincke), ngứa và ban giãn mạch.

– Đường hô hấp: ngạt mũi, chảy mũi, sung huyết niêm mạc mũi, tiếng thở rít do phù nề hầu họng và thanh quản hoặc các triệu chứng ở đường hô hấp dưới như khò khè, thở rít, tức nặng ngực, thở nông, nặng có thể suy hô hấp.

– Tim mạch: Hạ huyết áp, nhịp tim nhanh, da tái nhợt, nặng có thể ngừng tim.

– Biểu hiện dạ dày ruột: Nôn, buồn nôn, đau quặn bụng, nặng có thể đại tiểu tiện không tự chủ.

Các phản ứng tại chỗ và quá mẫn chậm:

– Các phản ứng chậm với văcxin thường biểu hiện tại chỗ tiêm. Các phản ứng này không được xếp vào nhóm phản ứng dị ứng mà thường là hậu quả của phản ứng viêm không đặc hiệu do các thành phần như muối nhôm hoặc vi sinh vật gây ra. Chúng thường được gọi là các yếu tố hoạt hóa.

– Hiện tượng Arthus: Các phản ứng này thường tiến triển sau từ 6 đến 12 giờ với sự có mặt của các kháng thể ở nồng độ cao, thậm chí diễn tiến đến vài ngày sau giống như bệnh huyết thanh. Hậu quả của quá trình viêm cấp tính có thể dẫn đến sự phá hủy tổ chức với một số triệu chứng có cơ chế giống bệnh huyết thanh bao gồm viêm khớp và sốt.

– Các phản ứng quá mẫn chậm: Các phản ứng qua trung gian tế bào lympho T thường biểu hiện dạng ezema tại chỗ, khởi phát sau từ 2 – 8 giờ đến 2 ngày. Đôi khi phản ứng cũng có thể lan rộng hơn và biểu hiện toàn thân như hồng ban đa dạng, hội chứng AGEP với biểu hiện sốt cao, ban mụn mủ cấp tình toàn thân sau tiêm văcxin.

– Các biểu hiện sưng đau tại chỗ cũng có thể xuất hiện và lan rộng nhưng thường tự thoái lui sau từ 2 đến 4 ngày mà không để lại biến chứng gì. Những trường hợp này không có chống chỉ định tiêm văcxin sau đó. Các văcxin thường gây ra các phản ứng tại chỗ nặng như văcxin phế cầu đa giá, cúm, ho gà và đặc biệt là văcxin phối hợp bạch hầu và độc tố uốn ván, viêm gan siêu vi B. Đáp ứng miễn dịch đối với uốn ván dẫn đến các tác dụng phụ tại chỗ cho khoảng 80% ở người lớn. Khoảng 2% số trẻ em chủng văcxin phối hợp ho gà và uốn ván (DTaP) có phản ứng tại chỗ.

Điều trị các phản ứng dị ứng sau tiêm văcxin bao gồm:

Nếu bệnh nhân bị phản ứng dị ứng tại chỗ thì chườm đá tại chỗ tiêm. Trường hợp bị đau nhiều, bác sĩ có thể chỉ định cho dùng paracetamol hoặc ibuprofen. Nếu có biểu hiện dị ứng, ngứa tại chỗ có thể sử dụng kháng histamine đường uống. Khi các triệu chứng thuyên giảm, cần theo dõi người bệnh ít nhất 30 phút tiếp theo.

Nếu bệnh nhân bị phản ứng phản vệ nhẹ với các biểu hiện thường gặp là mày đay và phù mạch (Quincke) thì dùng thuốc kháng histamine. Nếu triệu chứng nặng, toàn thân, bác sĩ có thể cân nhắc dùng thêm corticosteroid.

Trần Ngoan

Dị Ứng Lông Mèo: Dấu Hiệu Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Dị ứng lông mèo gây ra các triệu chứng như hen suyễn, khó thở, thở khò khè… khiến người bệnh mệt mỏi, khó tập trung làm việc, tác động xấu tới sức khỏe. Đặc biệt, chứng bệnh này kéo dài có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng.

Tại sao bị dị ứng lông mèo?

Dị ứng là bệnh lý thường gặp ở nhiều người đặc biệt với chứng dị ứng lông lông đông vật như lông mèo. Trong đó số ca bệnh dị ứng với lông mèo luôn ở mức cao.

Theo nghiên cứu, dị ứng lông mèo ở Việt Nam có tỷ lệ mắc bệnh lên đến khoảng 7%. Con số này ở Việt Nam lớn gấp đôi so với số người bị dị ứng lông chó. Trong khi đó ở Mỹ tỷ lệ bị dị ứng với vật nuôi này là 10%.

Nguyên nhân gây dị ứng lông mèo là do protein xuất hiện trong da chết, lông và cả nước bọt của mèo kích thích đến hệ thống miễn dịch của người.

Các loại protein này khi xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch cho rằng đây là những tác nhân gây độc nên tiết ra các chất để phản kháng, gây ra tình trạng dị ứng lông mèo đối với người.

Nguyên nhân của việc dị ứng một phần cũng do sự di truyền gây ra. Theo các chuyên gia bác sĩ cho biết những người sống trong gia đình mà trước đây đã từng có người dị ứng bởi lông mèo rồi thì nguy cơ mắc lại là khá cao.

Ngoài ra, vẫn còn một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng dị ứng này. Loài mèo thường di chuyển chạy nhảy rất nhiều nơi. Chúng mang theo các vật vướng mắc trên lông hoặc mùi hương từ đâu đó. Những thành phần lạ trên lông mèo có thể là dị nguyên, làm khởi phát dị ứng ở người.

Triệu chứng dị ứng lông mèo thường gặp

Dị ứng với lông mèo thường xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng dễ gặp đó là:

Dấu hiệu ở mũi: Khi bị dị ứng lông mèo, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng ở đường hô hấp như nghẹt thở, khó thở, chảy nước mũi,…

Dấu hiệu ở mắt: Chảy nước mắt, ngứa hoặc dấu hiệu mắt đỏ. Đôi khi người bị dị ứng với lông mèo còn có dấu hiệu xuất hiện những vùng bị sưng xung quanh mắt.

Dấu hiệu ở cổ họng: Bạn bị ho thường xuyên và liên tục trong nhiều ngày, ngứa cổ họng khó chịu.

Dấu hiệu dị ứng lông chó ở mặt: Người bệnh có cảm giác bị đau và áp lực lớn, có quầng xanh ở mặt.

Ngoài những dấu hiệu thường thấy kể trên thì thực tế người bị dị ứng nặng lại biểu hiện ở các dấu hiệu hen suyễn nhiều. Cụ thể những dấu hiệu hen suyễn như:

Thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ lúc đêm, người thường mệt mỏi mỗi sáng dậy.

Người dị ứng thường đau tức ngực, khó thở.

Ngứa ngáy, nổi mụn thành các mảng nhỏ trên da mặt hoặc khắp cơ thể.

Dị ứng lông mèo có nguy hiểm không?

Hít phải lông mèo trong trường hợp dị ứng khiến bạn gặp những vấn đề tương đối khó chịu. Người bệnh bị dị ứng với lông mèo có thể gặp những vấn đề về sức khỏe như:

Lông mèo xâm nhập vào bên trong sẽ gây nên tình trạng sưng, ngứa đường hô hấp, kích ứng, viêm tại niêm mạc hô hấp. Người bệnh có thể bị viêm họng, viêm thanh phế quản, ho mãn tính…

Đối với những trẻ có tiền sử bị dị ứng thì việc hít phải lông động vật như lông mèo sẽ kích thích các cơn hen suyễn, hen phế quản, khó thở, khò khè.

Tình trạng nặng hoặc hít quá nhiều lông mèo sẽ dẫn đến tức ngực, không thở được ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Nếu gặp tình trạng này thì việc đầu tiên các phụ huynh và người thân nên đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra.

Trong trường hợp dị ứng lông mèo nặng nề, người bệnh có thể bị sốc phản vệ. Tình trạng này khiến bệnh nhân khó thở, giảm huyết áp, tim đập loạn, hoa mắt, sưng hầu họng, phù mạch…

Nếu không cấp cứu sớm, bệnh nhân có thể bị đe dọa về tính mạng.

Đặc biệt, dị ứng lông méo có thể gây ra hậu quả về các bệnh do nhiễm trùng hoặc ấu trùng. Trong lông mèo chứa vi khuẩn nguy hiểm như sán dải dài tới 6mm.

Loại vi khuẩn này chung sống trong cơ thể khiến người hít phải lông mèo bị đau bụng, tiêu chảy, rối loạn… Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh phát triển nặng sẽ rất nguy hiểm.

Do vậy các bạn không nên chủ quan khi thấy có dấu hiệu dị ứng mà cần chủ động lựa chọn phương pháp điều trị dứt điểm.

Làm gì khi bị dị ứng lông mèo để bảo vệ sức khỏe?

Cách chữa dị ứng lông mèo tại nhà

Chữa trị dị ứng lông mèo tại nhà bằng nước muối

Nước muối loãng có tác dụng làm sạch, loại bỏ dịch nhày và dị nguyên đường thở. Nhờ vậy người bệnh dễ thở hơn và bớt kích ứng ở mũi. Nếu bị dị ứng lông mèo hãy rửa sạch mũi bằng nước muối loãng.

Người bị dị ứng có thể tự mình thực hiện hoặc nhờ người khác (trong trường hợp trẻ nhỏ…).

Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi từ 2 – 3 lần mỗi ngày, tình trạng bị chảy nước mũi, hắt hơi, nghẹt mũi sẽ giảm đi đáng kể.

Sử dụng thảo dược tự nhiên

Để điều trị tại nhà các triệu chứng hắt xì hơi, chảy nước mũi, ngứa ngáy mũi bạn có thể sử dụng các loại nước thảo dược vừa lành tính vừa hiệu quả.

Một số loại nước thảo dược được bác sĩ khuyên dùng khi điều trị dị ứng tại nhà có thể kể đến là:

Nước trà hoa cúc giúp thanh độc, giải nhiệt và công hiệu chữa trị các bệnh dị ứng vật nuôi chó hoặc mèo.

Uống nước gừng ấm, vào sáng sớm, trưa, tránh uống trước khi đi ngủ vì gừng có tính nóng rất cao.

Trà bạc hà, sử dụng trà bạc hà để làm mát cơ thể hơn.

Nước húng quế uống mỗi ngày.

Điều trị dị ứng bằng thuốc Tây y

Thuốc kháng sinh histamin: Ức chế quá trình sản sinh histamin – chất gây viêm, dị ứng trong. Các thuốc kháng histamin thường dùng như fexofenadine, diphenhydramine,….

Thuốc thông mũi: Có tác dụng giúp làm thông thoáng khoang mũi giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi, do dị ứng gây ra.

Thuốc xịt mũi: Giúp hỗ trợ điều trị bệnh giảm các triệu chứng khó chịu ở đường hô hấp tại mũi. Thuốc thường dùng như Triamcinolone, Budesonide, Flnomasone,…

Chất ức chế: Loại này cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ đó là thuốc Montelukast (Singulair)

Khi sử dụng thuốc Tây người bệnh cần tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Bởi vì, thuốc tây dễ gây những tác dụng phụ, dễ tương tác với nhau gây nguy hiểm.

Cách phòng ngừa dị ứng lông mèo hiệu quả

Để phòng tránh dị ứng do lông mèo, người bệnh nên chủ động phòng ngừa theo những biện pháp sau đây:

Tránh tiếp xúc với mèo: Nếu bị dị ứng với lông mèo, người bệnh nên tránh nuôi mèo, không ôm hôn chúng. Người không bị dị ứng cũng được khuyến cáo không nên ôm hôn mèo. Bởi vì lông mèo có thể ẩn chứa những nguy cơ gây nên hen suyễn, suy giảm hô hấp…

Giữ không gian sống sạch sẽ không còn lông mèo: Nếu gia đình bạn đang có một chú mèo thì cần vệ sinh sạch sẽ lông mèo thường xuyên. Các vị trí cần giữ sạch lông mèo như đồ dùng cá nhân. Ngoài ra không khí, chăn ga, sofa, bàn ghế, chén bát cũng tuyệt đối không để lại những dấu hiệu lông mèo ở đó….

Trong trường hợp sở hữu một chú mèo, bạn nên dọn loại bỏ lông mèo trong không gian sống thường xuyên. Một số gợi ý cho bạn để làm sạch lông mèo hiệu quả là:

Dùng băng dính: Bạn có thể sử dụng các miếng băng dính nhỏ rồi dán lên các vị trí mèo đã đi qua. Mỗi miếng nên sử dụng để dính một, hai vị trí, sau đó hãy đổi miếng băng dính khác. Làm liên tục như vậy cho đến khi hết các vị trí mèo đã đi qua.

Dùng bóng: Trình tự làm trước tiên là thổi những quả bóng căng phồng lên. Sau đó bạn để chúng áp vào bề mặt đồ vật. Làm như thế những chiếc lông mèo bay trong không khí sẽ bám lấy quả bóng.

Dùng miếng dính quần áo: Sử dụng miếng dính quần áo tương tự như dùng băng dính để vệ sinh lông mèo.Dùng nước xả vải: Lấy một miếng khăn nhỏ, thấm nước xả vải. Tiếp tục bạn đem chúng chà nhẹ lên chăn, ga, gối đệm.

Dùng miếng bọt biển: Bạn hãy thấm ẩm rồi chà nhẹ lên các vị trí cần dọn dẹp lông mèo. Đến vị trí khác bạn hãy giặt qua chúng một lần. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả mà bạn cũng có thể áp dụng.

Dị ứng lông mèo tưởng chừng không gây nhiều ảnh hưởng, tuy nhiên thực chất tình trạng này tác động không nhỏ tới sinh hoạt, chất lượng công việc và sức khỏe người bệnh. Do vậy, các bạn không nên chủ quan mà hãy chủ động phòng ngừa, chữa trị khi nghi ngờ mắc bệnh.

Tin khác

Di Ứng Trứng Là Gì? Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa Dị Ứng Trứng Ở Trẻ Nhỏ

11/08/2020 17:08

Chi tiết khái niệm, dấu hiệu và cách phòng ngừa dị ứng trứng.

Khái niệm về dị ứng trứng

Dị ứng trứng khá phổ biển ở trẻ em, khi nhắc đến dị ứng trứng chắc chắn nhiều bố mẹ sẽ nghĩ ngay tới việc trẻ bị dị ứng lòng trắng trứng, tuy nhiên nhiều trẻ nhỏ vẫn có thể dị ứng với cả lòng trắng trứng và lòng đỏ.

Khi cơ thể của bất kỳ ai bị dị ứng, hệ miễn dịch tự nhiên sẽ tự động tạo ra các kháng thể để tấn công thực phẩm, cùng với đó cơ thể xuất hiện hiện tượng như phát ban, sốc phản vệ.

Dị ứng trứng ở trẻ nhỏ

Trong các loại trứng, trứng gà, đặc biệt là lòng trắng trứng gà là thực phẩm dị ứng trứng phổ biến nhất ở trẻ em. Dị ứng trứng thường xuất hiện ở độ tuổi khá sớm và nhiều bé sau 1 tuổi sẽ hết dị ứng. Các biểu hiện dị ứng lòng trắng trứng ở trẻ em như :

Phản ứng tiếp xúc với da, viêm da, nổi mề đay

Đỏ toàn bộ mặt, nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi.

Phát ban quanh miệng, phát ban toàn thân.

Trứng là một thành phần không thể thiếu trong các loại thực phẩm được tìm thấy trong mỗi gia đình như : bánh mì, ngũ cốc, bánh ngọt, kẹo, kem,…. Vì vậy để lựa chọn loại thực phẩm không chứa trứng là một thách thức lớn đối với bố mẹ. Khi mua bất kỳ loại thực phẩm nào bố mẹ hãy đọc kĩ thông tin trên nhãn thực phẩm để lựa chọn thực phẩm không chứa trứng (nếu con bạn dị ứng với trứng).

Ngoài ra, thay vì phải lo lắng với những thực phẩm mua trên thị trường bố mẹ có thể tự tay làm những món bánh, món ăn hấp dẫn cho bé tại nhà. Bố mẹ bí món hoặc chưa biết cách tìm thực phẩm hay chế biến món gì cho bé, hãy tham khảo nội dung bài viết sau :

Chi tiết nội dung phương pháp, khóa học ăn dặm 3in1

Nguyên dân gây di ứng trứng

Cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều chứa protein gây dị ứng ở trẻ nhỏ, tuy nhiên đa phần trẻ thường dị ứng với lòng trắng trứng.

Một hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức sẽ gây dị ứng thực phẩm. Đối với trường hợp dị ứng trứng, hệ thống miễn dịch xác định nhầm một số protein trứng là có hại. Khi cơ thể tiếp xúc với protein trứng các tế bào hệ thống miễn dịch (kháng thể) sẽ nhận ra chúng và báo hiệu hệ thống miễn dịch giải phóng histamin và các hoá chất khác gây ra dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng.

Để kiểm tra xem bé nhà bạn có dị ứng với trứng hay không, bạn hãy thử cho bé ăn với một lượng ít trứng theo nguyên tắc 3 day wait, cách làm này tương tự với các thực phẩm khác. Bạn cho trẻ nhỏ ăn với một lượng ít nếu cơ thể dị ứng sẽ có các hiện tượng dị ứng nhẹ, và khắc phục nhanh chóng, ảnh hưởng ít tới sức khỏe của trẻ nhỏ.

Phòng ngừa dị ứng trứng

Đối với bất kỳ hàng hóa cần đọc nhãn thực phẩm cẩn thận. Cơ thể, hệ tiêu hóa của trẻ khá non nớt, chỉ cần với một lượng trứng nhỏ cơ thể cũng sẽ có phản ứng.

Hãy cẩn thận với các loại thực phẩm mua chế biến sẵn từ bên ngoài, vì không ai đảm bảo cho bạn việc nó có chứa trứng hay không. Hãy cố gắng dành thời gian mà tự chế biến các món ăn dặm cho con tại nhà.

Nếu gia đình sử dụng người giúp việc, hãy nhắc nhở họ việc dùng cẩn thận với các thực phẩm từ trứng cho bé.

Nếu đang cho con bú mà trẻ bị dị ứng với trứng thì mẹ không nên ăn trứng vì protein của trứng có thể truyền qua sữa của mẹ.

Trong một số loại vắc -xin đặc biệt vắc -xin phòng cúm có chứa một lượng nhỏ protein trứng. Vì vậy nếu bạn hoặc con bạn có dị ứng với trứng cần nói chuyện với bác sĩ trước khi tiến hành tiêm phòng.

Một điều cần luôn ghi nhớ:

Người bị dị ứng nên tránh việc ăn trứng vịt, trứng ngan, ngỗng,… bởi chúng được cho là có phản ứng chéo với trứng gà.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Ai Có Thể Bị Dị Ứng Trứng? Dấu Hiệu Và Cách Xử Trí trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!