Đề Xuất 6/2023 # Áo Dài Xưa Và Nay Có Gì Khác Biệt? # Top 9 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Áo Dài Xưa Và Nay Có Gì Khác Biệt? # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Áo Dài Xưa Và Nay Có Gì Khác Biệt? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Như chúng ta đã biết, áo dài là trang phục truyền thống của nước ta đã có từ bao đời, cho đến nay vẫn được dùng như lễ phục. Người ta nói, áo dài hiện đại chúng ta biết đến ngày nay đã cách điệu và thay đổi rất nhiều so với áo dài ngày xưa. Thế nhưng ít ai biết được chúng thực sự khác biệt như thế nào? Ngày hôm nay, bạn có muốn cùng The Phann tìm hiểu lịch sử áo dài xưa và nay có gì khác biệt hay không?

Áo dài xưa và nay có gì khác biệt?

Áo dài Việt Nam đi qua từng thời kỳ

Đầu tiên, lịch sử áo dài Việt được biết đến là từ thời Nguyễn bắt nguồn từ áo tứ thân mặc với áo yếm, xẻ tà áo giao lĩnh buộc phía trước. Sau đó, áo tứ thân chuyển thành áo ngũ thân mặc cùng quần dài có 5 tà, 2 tà trước, 2 tà sau và 1 tà nằm dưới 2 tà trước.

Đến đầu thế kỷ 20, khi văn hóa phương Tây bắt đầu du nhập vào nước ta, áo dài bắt đầu được Âu hóa nhưng vẫn giữ nguyên vẹn linh hồn Việt. Lúc này, áo dài đã bắt đầu có 2 tà, xẻ và nhấn eo ôm vào cơ thể.

Áo dài ngày nay ngày càng được cách điệu nhiều hơn

Tuy nhiên, kiểu áo dài này mang nhiều đặc điểm của trang phục châu Âu như tay phồng, cổ bồng hay cổ gắn nơ gọi là áo dài Lemur.

Sau nhiều năm, chiếc áo dài lại tiếp tục được các họa sĩ thay đổi về thiết kế bỏ đi những chi tiết bị Âu hóa, đưa về áo dài cổ cao, cài nút bên phải.

Trong lịch sử, áo dài Việt Nam cũng đã từng trải qua nhiều thiết kế cách tân như áo dài Trần Lệ Xuan, áo dài chít eo, áo dài mini,… Tuy nhiên do không được nhiều người đón nhận nên vẫn quay về kiểu áo dài truyền thống cài nút một bên phải, tà dài, cổ cao như chúng ta đã thấy.

Về bản chất, áo dài nay vẫn được cách điệu dựa trên kiểu truyền thống

  • Áo dài xưa và nay khác biệt những gì?

    Nếu so sánh áo dài xưa và nay, chúng ta sẽ thấy chúng được thay đổi dần về kiểu dáng từ cổ áo, tà áo cho đến nút áo, tay áo, màu sắc cũng dần đa dạng hơn.

    Tuy nhiên đây đều là những thay đổi giúp áo dài trở nên hoàn thiện và thẩm mỹ hơn, cũng có phần hiện đại và phù hợp hơn với phái đẹp.

    Những cải tiến trong thiết kế áo dài được mọi người đón nhận bởi nó vẫn giữ được nét đẹp truyền thống Việt Nam. Vẫn là tà áo dài tôn vinh nét đẹp hình thể, phù hợp mọi dịp lễ tết của đất nước.

    Cùng chiêm ngưỡng các mẫu thiết kế áo dài hiện đại ấn tượng tại The Phann

    Thông tin liên hệ:

    Áo Dài ThePhann Việt Nam

    Hotline: 0904.140.367

    Email: thephannvietnam@gmail.com

    Website: Thephannvietnam.com

    Lịch Sử Áo Dài Việt Nam Qua Các Thời Kỳ – Áo Dài Xưa Và Nay

    Chiếc áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam từ trước đến nay đã trải qua rất nhiều thời kì phát triển, ở mỗi thời kì đều có một nét đặc trưng riêng khó có thể lẫn lộn.

    Áo dài từ lâu đã là trang phục truyền thống và là nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt Nam. Trải qua từng thời kì phát triển của lịch sử, áo dài luôn không ngừng biến đổi nhưng vẫn đảm bảo tôn được vẻ đẹp dịu dàng truyền thống của người phụ nữ Việt. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đôi nét về lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ để chúng ta cùng tham khảo.

    Áo giao lãnh

    Đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào có thể xác định chính chính xác lịch sử áo dài và thời điểm xuất hiện của áo dài. Theo nhận định cảm quan của người Trung Quốc thì áo dài xuất thân từ sườn xám nhưng sườn xám mới xuất hiện từ năm 1920 còn áo dài đã xuất hiện cách đây hàng ngàn năm.

    Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lãnh – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lãnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

    Áo dài tứ thân (thế kỉ 17)

    Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo.

    Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

    Áo dài ngũ thân (thời Vua Gia Long)

    Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.

    Áo có 4 vạt được may thành 2 tà như áo dài, ở tà trước có thêm một vạt áo như lớp lót kín đáo chính là vạt áo thứ 5. Kiểu áo này được may theo phom rộng, có cổ và rất thịnh hành đến đầu thế kỉ XX.

    Áo dài Lemur

    Kiểu áo này được cải biến từ áo ngũ thân do họa sĩ Cát Tường sáng tạo vào năm 1939. Áo dài Lemur là tên được đặt theo tên tiếng Pháp của bà, áo chỉ có hai vạt trước và sau, vạt trước dài chấm đât, áo được may ôm sát cơ thể, tay thẳng và có viền nhỏ. Khuy áo được mở sang bên sườn nhằm nhấn thêm vẻ nữ tính, kiểu áo này thịnh hành đến 1943 thì bị lãng quên.

    Áo dài Lê Phổ

    Đây cũng là một sự kết hợp mới từ áo tứ thân, biến thể của áo dài Lemur của họa sĩ Lê Phổ nên được gọi là áo dài Lê Phổ. Vạt áo được may dài, tay không phồng, cổ kín, nút bên phải áo, may ôm sát cơ thể.

    Kiểu áo dài Việt Nam xưa này mặc với quần ống loe màu trắng, được phụ nữ Việt rất ưa thích suốt thời gian dài.

    Áo dài Raglan

    Áo dài Raglan còn gọi là áo dài giắc lăng, xuất hiện vào năm 1960 do nhà may Dung ở Đakao, Sài Gòn sáng tạo ra.

    Điểm khác biệt lớn nhất của áo dài Raglan là áo ôm khít cơ thể hơn, cách nối tay từ cổ chéo xuống một góc 45 độ giúp người mặc thoải mái linh hoạt hơn. Hai tà nối với nhau bằng hàng nút bấm bên hông.  Đây chính là kiểu áo dài góp phần định hình phong cách cho áo dài Việt Nam sau này.

    Áo dài Trần Lệ Xuân

    Kiểu áo dài này được gọi là áo dài bà Nhu, thiết kế và cải tiến vào năm 1968, được bà Trần Lệ Xuân đưa đi quảng bá khắp nơi với người nước ngoài, đi tiệc, đi chơi…

    Phần cổ của áo được bỏ đi, gọi là áo cổ thuyền. Kiểu cổ áo này lấy ý tưởng từ áo tầm vông của người Khơmer chưa lập gia đình. Lúc đầu, thiết kế này bị phản đối vì đi ngược lại thuần phong mĩ tục, nhưng sau này lại rất được ưa chuộng vì sự đơn giản, tinh tế và thoải mái.

    Áo dài truyền thống Việt Nam (từ 1970 đến nay)

    Áo dài Việt Nam qua các thời kỳ có sự biến đổi với nhiều kiểu dáng, chất liệu từ hiện đại đến phá cách. Áo dài còn được biến chuyển thành áo cưới, áo cách tân… Nhưng dù thế nào thì chiếc áo dài truyền thống của người phụ nữ Việt vẫn giữ được nét uyển chuyển, gợi cảm, kín đáo mà không trang phục nào mang lại được.

    Cùng với xu hướng năng động, thay đổi của lối sống hiện đại, tà áo dài truyền thống được các nhà thiết kế cách điệu với tà ngắn hơn, thay đổi ở cổ áo, tay áo hoặc thậm chí là tà áo hoặc quần mặc chung với áo dài đem đến cho người phụ nữ Việt nhiều sự chọn lựa.

    Cũng chính vì sự cách điệu này mà áo dài ngày càng được phụ nữ Việt diện nhiều hơn trong đời sống hàng ngày.

    Bạn có thể bắt gặp tà áo dài đầy màu sắc với nhiều kiểu dáng mới lạ, độc đáo trong văn phòng, chốn chùa chiền linh thiêng hay thậm chí khi đi dạo phố bên ngoài.

    Cấu tạo áo dài truyền thống

    Dù là áo dài ở thời kỳ nào thì cấu tạo của một bộ áo dài đều gồm các phần: cổ áo, thân áo, tà áo, tay áo, quần.

    Cổ áo: Kiểu cổ áo cổ điển cao 4-5cm, khoét chữ V nhằm tôn vẻ đẹp chiếc cổ 3 ngấn của người phụ nữ Việt. Ngày nay, cổ áo được biến tấu nhiều kiểu như cổ tròn, cổ thuyển, cổ trái tim…

    Thân áo: Được may vừa vặn, chiết eo ôm sát cơ thể. Cúc áo thường là cúc bấm, hai tà áo được tính từ chỗ chít eo bên hông.

    Tà áo: Có hai tà trước và sau và bắt buộc phải dài qua gối.

    Tay áo: May ôm sát cánh tay, dài và không có cầu vai.

    Quần: Áo dài được mặc kết hợp với quần thay cho váy như trước. Quần may châm gót, vải mềm, màu sắc đa dạng.

    Với lịch sử phát triển qua thời gian dài như vậy, chiếc áo dài Việt Nam đã hoàn thiện hơn bao giờ hết. Áo dài trở thành biểu tượng của nền văn hóa, tôn lên vẻ đẹp của người phụ nữ Việt.

    Có thể nói, áo dài không chỉ là một bộ trang phục đại diện cho cả một nền văn hóa, mà còn là cảm hứng sáng tác không dứt của nghệ thuật Việt Nam.

    Sự Khác Biệt Tết Xưa Và Tết Nay

    Cập nhật lúc 01:02 ngày 31/01/2017

    Nhìn lại những ngày Tết đã qua có thể thấy ngày Tết của người Việt đã có nhiều khác biệt, thay vì gói bánh chưng, chuẩn bị món ăn cùng gia đình quây quần ngày Tết, nhiều gia đình lại chọn mua sắm online hay du lịch “trốn Tết”.

    Chuẩn bị Tết

    Gói bánh chưng vốn là một nét đẹp trong quan niệm của người xưa, khi các gia đình già trẻ lớn bé đều quây quần luộc bánh, gói bánh, tiếng í ới gọi nhau, trẻ con lăng xăng phụ giúp, tiếng cười vang cả xóm làng.

    Nhìn lại mấy cái Tết gần đây, bánh chưng được bán sẵn rất nhiều ở khắp các chợ và siêu thị. Các bé ít có cơ hội được ngồi bên nồi bánh tí tách, nghe những câu chuyện xa xưa qua giọng kể của bà, của mẹ.

    Khi cùng bố mẹ thả cá chép về trời trong ngày 23 tháng Chạp, những đứa trẻ thường nhờ cá bẩm báo Ngọc Hoàng những việc tốt đã làm được trong năm qua, và thầm hứa sẽ cố gắng chăm ngoan trong năm mới.

    Đến bây giờ, nhiều bé cũng không biết nhờ ai bẩm Ngọc Hoàng vì bố mẹ mua cá chép giấy đốt ngay tại nhà rất nhanh chóng rồi.

    Bố mẹ thường dẫn các bé đưa đi chọn cây hoa về để trang trí nhà cửa Tết, vừa để đi du xuân ngắm cảnh. Các bé sẽ cảm thấy vô cùng hào hứng khi chính tay mình được chọn những nụ hoa cho ngày xuân thêm màu sắc.

    Ngày nay, bố mẹ thường chọn những cây hoa thuê sẵn từ nhà dịch vụ làm vườn, nhanh, đẹp và khá kinh tế. Nhưng cả nếu cả nhà cùng đi chợ chọn hoa, chăm cây thì sẽ vui hơn rất nhiều đó.

    Đối với trẻ con ngày trước, đêm Giao thừa là khi cùng ông bà bố mẹ chắp tay thành kính trước bàn thờ, thắp nén nhang mời ông bà tổ tiên về ăn Tết.

    Tết nay trẻ em được theo bố mẹ ra ngoài xem pháo hoa, chụp ảnh rồi lại đăng lên Facebook. Trẻ em đã ít đi những đêm Giao thừa được hưởng bầu không khí trang trọng, thiêng liêng trong đêm Giao thừa cùng với gia đình.

    Tết trong quan niệm của người xưa là dịp để nhiều thế hệ về đoàn tụ, sum vầy bên mâm cơm gia đình. Trẻ con thành phố thường được bố mẹ đưa về quê ăn Tết cùng ông bà, họ hàng thân thiết.

    Ngày nay, xu hướng du lịch ngày Tết của các gia đình trẻ đang tăng lên, trẻ con thường ăn Tết bên mâm sơn hào hải vị tại những nhà hàng, khách sạn hay các khu resort.

    Trẻ em ngày xưa thường được theo bố mẹ đi du xuân trẩy hội và tham gia vào rất nhiều trò chơi dân gian theo phong tục từng vùng miền, như ném còn, đánh đáo, bịt mắt bắt dê, nặn tò he… Còn bây giờ chỉ cần giao cho bé điện thoại, máy tính bảng hay trò chơi điện tử là chúng có thể mê mẫn chơi hàng giờ.

    Ngày đầu năm, trẻ em thời xưa thường được bố mẹ hướng dẫn khai bút để lấy may cho một năm học hành thuận lợi, thi cử đỗ đạt và cầu mong những ước nguyện gửi gắm trong từng nét chữ sẽ thành hiện thực. Ngày nay, ít đứa trẻ biết đến phong tục đó bởi chính bố mẹ chúng cũng đã thay thói quen khai bút trên giấy bằng cách “khai phím” trên facebook.

    Sự Khác Biệt Của Học Sinh Xưa Và Nay…!!!!

    1- Buổi sáng đến trường

    _Học sinh ngày xưa: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh “ngày xưa” dậy sớm, ôn lại bài cũ , rồi đạp xe đến trường, vừa đi vừa ngắm Hà Nội thân yêu!!!

    _Học sinh ngày nay: Mỗi buổi sáng đến trường, học sinh “ngày nay” dậy sớm , ngồi bàn trang điểm, soi gương vuốt keo, chải đầu hết cả tiếng, rồi nhảy lên xe máy phóng vèo vèo, vừa đi vừa “ngắm” trai , “ngắm” gái !!!

    2- Đồ dùng sách vở

    _Học sinh ngày xưa: Khi học sinh “ngày xưa” đi học , họ thường mang trong cặp sách vở, thước kẻ, bút chì, máy tính … Mang tiền để đóng học hay mua những cái gì cần thiết để mà học!

    _Học sinh ngày nay: Khi học sinh “ngày nay” đi học , cái mà họ mang theo cũng là sách vở, ít khi mang bút, đến rồi mượn bạn dùng cũng được chứ ở nhà có dùng bao giờ đâu… Họ mang theo điện thoại di động, Ipod, Mp3, Mp4 … họ mang theo máy ảnh, camera… Họ mang tiền để còn ăn uống, vui chơi, mua thuốc lá để hút, để họ còn trốn học đi chụp ảnh Hàn Quốc! Rồi họ còn mang trong cặp nào tông nào phóng, nào dao kéo… họ không làm thủ công đâu, đừng hiểu nhầm!

    3- Đến trường làm gì ???

    _Học sinh ngày xưa: Học sinh ” ngày xưa ” đến trường để thu nhận kiến thức từ giáo viên, nghe thầy cô giảng bài thật chăm chú, họ đi 1 ngày đàng, học 1 sàng khôn.

    _Học sinh ngày nay: Học sinh “ngày nay” đến trường để thu nhận kiến thức từ các bạn cùng lớp, nghe và cùng nhau “chém gió” …

    4- Thái độ với giáo viên

    _Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” kính trọng thầy cô giáo, và đến tận bây giờ, ông bà già tôi vẫn thường hay đi thăm thầy cô giáo cũ! (Đa số là vậy)

    _Học sinh ngày nay: Học sinh (số ít) ” ngày nay” gọi thầy cô giáo bình thường là ông/ bà , ghét là thằng / con , quá đáng hơn nữa có trò còn viết blog chửi cô thầy?!

    _Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” quan niệm: Học là để xây dựng đất nước, xây đắp tương lai …

    _Học sinh ngày nay: Học sinh “ngày nay” quan niệm: Học là học cho ông bà già!

    6- Sau khi tan học

    _Học sinh ngày nay: Tan học , học sinh “ngày nay” còn phải đi lượn hồ, ăn uống thì phải vào hàng quán tử tế, để lấy sức tối nay em còn đi bay, anh còn đi đua …

    7- Kiến thức của học sinh

    _Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” chỉ biết Hà Nội có mái nhà yêu thương với cha mẹ, mái trường yêu thương với thầy cô ..

    _Học sinh ngày nay: Học sinh “ngày nay” thông thuộc địa lý hơn, họ còn biết Hà Nội có Bờ Hồ với cái Vỉa Cảm Tử, Phố Cổ rồi Đặng Dung !!! Họ còn biết Mỹ Đình, biết sàn nọ sàn kia…

    8- Đánh nhau

    _Học sinh ngày xưa: Xét về chuyện đánh nhau , học sinh “ngày xưa” đánh nhau thì thường là Solo … 1 vs 1, hai thằng giải quyết giữa 1 đám đông đứng cổ vũ cho đến khi có người ra can, tách cả 2 ra!

    _Học sinh ngày nay: Ừ thế còn học sinh “ngày nay”, họ đánh nhau có bài bản, có tổ chức hơn rất nhiều… có hẹn trước, có đội ngũ, dàn trận tử tế, có vũ khí tự phát (chai, ghế, cốc, gạch…) hay vũ khí chuẩn bị kĩ (dao, tông, phóng…).. Khi họ đánh nhau thì không ai dám can, tất nhiên là như thế rồi, ngu gì! Và kết thúc thường là một số đứa đi viện, vài thằng đi trại !

    9- Tình cảm yêu đương

    _Học sinh ngày xưa: Xét về chuyện tình cảm, học sinh “ngày xưa” rất ít khi yêu nhau, có yêu thì thường bí mật , không cho ai biết. Họ thường cùng nhau đi học, giúp nhau tiến bộ… Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng ngắm Hồ Gươm buổi tối, rực rỡ ánh đèn. Họ tặng nhau hoa hồng, những bản tình ca lãng mạn!

    _Học sinh ngày nay: À vâng, còn học sinh “ngày nay” họ yêu kiểu như thế này: con gái xinh thì yêu con trai giàu! con trai xinh thì yêu con gái vừa xinh vừa giàu! Có vẻ như Tim họ to hơn “ngày xưa” , khi cùng 1 lúc có thể yêu được vài người, thậm chí còn định nghĩa “Tim 4 ngăn thì phải yêu cùng 1 lúc 4 thằng mới chịu được” … ! Họ thường cùng nhau đi… nhà nghỉ , giúp nhau “sung sướng”… Rồi mỗi tối thứ 7 họ lại cùng nhau đi lượn, ăn chơi nhảy múa. Họ tặng nhau tất cả những gì có “giá trị” và có cả “trị giá”!!!

    _Học sinh ngày xưa: Học sinh “ngày xưa” hay có mơ ước: Thi đỗ đại học, rồi tốt nghiệp, rồi làm 1 cái gì đó lớn lao, có ích cho xã hội, có ích cho đất nước

    _Học sinh ngày nay: Nhưng học sinh “ngày nay” làm gì có những giấc mơ như vậy!!! Họ quên hết những ước mơ của họ hồi họ còn là những đứa trẻ… họ chỉ nhớ được những giấc mơ từ “đêm qua” để sáng nay còn cầm tờ báo ” Bóng Đá” trang 2, săm soi từng con số để chiều còn ghi lô thả đề… Họ còn xem kĩ tỉ lệ cược, bắt trận này trận kia thế nào để còn qánh bóng, fang vài quả có chết ai đâu! Khi đã quen chủ lô, chủ bóng rồi thì chỉ cần “báo mồm” là được…

    Bạn đang đọc nội dung bài viết Áo Dài Xưa Và Nay Có Gì Khác Biệt? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!