Đề Xuất 6/2023 # Bạn Muốn Biết Mắt Minh Phân Biệt Màu Sắc Tốt Đến Đâu? # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Bạn Muốn Biết Mắt Minh Phân Biệt Màu Sắc Tốt Đến Đâu? # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Bạn Muốn Biết Mắt Minh Phân Biệt Màu Sắc Tốt Đến Đâu? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Tùy vào số lượng tế bào hình nón trong mắt mà bạn có thể phân biệt được giữa các màu sắc này với các màu sắc khác như thể nào. Có những người nhìn được nhiều màu hơn người khác và ngược lại. Vậy thị lực của bạn tốt đến mức nào?

Bạn có mấy loại tế bào võng mạc?

Bạn có thể thắc mắc – tại sao có những người nhìn được nhiều màu hơn người khác, trong khi số khác lại ít hơn? Bài kiểm tra sau sẽ giải đáp câu hỏi, đồng thời cho biết bạn thuộc nhóm % dân số nào.

Trước hết hãy nhìn tấm hình sau, bạn có thể đếm được bao nhiêu màu? Lưu ý các điều kiện màn hình cũng tương tự bài đầu. Tất nhiên bạn không được “ăn gian” bằng các công cụ đếm màu bằng máy tính.

Bạn đếm được bao nhiêu màu cả thảy?

– Nếu bạn đếm được ít hơn 20 màu, bạn thuộc nhóm dichromat (có 2 loại tế bào võng mạc), tức khả năng phân biệt màu của bạn tương đương loài chó. 25% dân số thế giới thuộc nhóm này. Thường thì đây là những người có điều kiện dinh dưỡng kém hoặc tuổi cao, thị lực bị suy giảm

– Nếu bạn đếm được 20 – 32 màu, bạn thuộc nhóm trichromat (có 3 loại tế bào võng mạc), tức bạn hoàn toàn bình thường hoặc thị lực của bạn ở tình trạng tốt, không/chưa có tình trạng suy giảm tế bào võng mạc. 50% dân số thế giới thuộc nhóm này

– Nếu bạn đếm được 33 – 39 màu, bạn thuộc nhóm tetrachromat(có 4 loại tế bào võng mạc), thị lực của bạn tốt hơn những người khác. 25% dân số còn lại thuộc nhóm này

– Nếu bạn đếm được trên 39 màu thì… bạn đang “xạo” vì chỉ có 39 màu trong dải này và thường chỉ có 35 màu được thể hiện đúng trên màn hình máy tính!

Hay tế bào hình nón (cone cell) là những tế bào nằm ở đáy võng mạc trong mắt người. Tương tự các cảm biến RGB của máy ảnh, các tế bào này nhạy với các tia sáng có bước sóng dài ngắn trong khoảng xác định, cụ thể là 3 dải sóng ngắn (S hay màu lam), vừa (M hay màu lục) và dài (L hay màu đỏ).

Những người bình thường, trichromat (chiếm khoảng 50% dân số), có đủ 3 loại tế bào này. Nhưng theo tuổi tác hoặc điều kiện dinh dưỡng, một số tế bào bị suy thoái và bạn không nhìn được nhiều màu như trước. Bạn có thể lưu lại bài này và đợi 5 hay 10 năm sau để kiểm tra lại thị lực của mình.

Mắt người bình thường có 3 loại tế bào hình nón ứng với 3 dải màu đỏ, lục, lam

Riêng với trường hợp nhóm tetrachromat (chiếm khoảng 25% dân số), có khả năng nhìn được nhiều màu hơn người khác, là vì họ có thêm một loại tế bào thứ 4, “nhạy” với những tia sáng có bước sóng thuộc dải khác. Dải đó có thể là dải màu vàng, hoặc tím, hoặc cam, hoặc thậm chí là tử ngoại hay hồng ngoại. Tất nhiên, đây là những tế bào khác thường và có thể là kết quả của đột biến. Không có quy định cụ thể cho tế bào thứ 4 này thuộc nhóm nào.

Nhưng một số người có đến 4 loại tế bào hình nón hoặc hơn

Được biết gene quyết định giới tính (chromosome X) có ảnh hưởng đến việc hình thành các tế bào hình nón này. Do phụ nữ có nhiều nhiễm sắc thể này hơn đàn ông (XX vs. XY) nên khả năng tạo ra nhiều loại tế bào hình nón của nữ giới cao hơn. Vì vậy nên bệnh mù màu có tỷ lệ xuất hiện ở nam cao hơn nữ (8% vs. 0,4%). Một số người không phân biệt được màu đỏ hoặc lục vì họ chỉ có 2/3 loại tế bào hình nón. Trong khi đó, phụ nữ, vẫn “màu mè hoa lá hẹ” hơn cánh mày râu.

Bạn nhìn tốt ngang chó mèo, cọp beo hay đại bàng?

Bạn chỉ việc chọn ra ô có màu sắc khác với tất cả các ô còn lại. Bạn có 15 giây cho mỗi bài kiểm tra mới. Tuy vậy mỗi lần chọn sai ô màu, bạn sẽ bị trừ đi 3 giây để tránh việc gian lận kết quả.

Hãy chọn ô có màu khác các ô còn lại

Nhưng trước khi “hấp tấp” làm bài kiểm tra trên, bạn có vài điều cần lưu ý để kết quả phản ánh trung thực nhất. Trước hết, thiết bị (màn hình) mà bạn dùng để kiểm tra phải có chất lượng hiển thị tốt. Nếu bạn đang để ở chế độ tiết kiệm điện, hãy tăng mức hiển thị lên tối đa (thường là độ sáng và độ tương phản). Tốt nhất bạn hãy kiểm tra trên một màn hình dùng cho desktop PC có chế độ cân bằng (calibrate) màu sắc để nó thể hiện các dải màu ở mức trung thực nhất. Trong trường hợp màn hình bị lệch màu, nghiêng về sắc vàng hoặc xanh hoặc xám, bạn có thể không đạt được kết quả tốt nhất.

Nếu đạt mức 35 điểm, mắt bạn tốt hơn 99,2% dân số thế giới!

Về kết quả, nếu điểm số của bạn thấp hơn mức của loài mèo (15 – 19 điểm), có lẽ bạn cần đi khám mắt ngay lập tức hoặc kiểm tra lại màn hình của mình. Tất nhiên nếu bạn đạt được mức ngang hổ báo (20 – 25 điểm) trở lên thì đó là bình thường. Còn nếu bạn đạt trên cả mức chim ưng (hơn 29 điểm) thì chúc mừng, mắt bạn rất tốt!

Cách Dạy Trẻ Biết Phân Biệt Màu Sắc

Cập nhật: 09/11/2015 – 2:27 am

Những trẻ nhận biết màu sắc sớm khi lớn lên thường có óc quan sát tinh tế và đời sống tình cảm phong phú.

Nếu cha mẹ dạy con màu sắc quá sớm so với khả năng nhận biết của con thì con chưa thể gọi tên đúng màu sắc được, khi đó nhiều cha mẹ lo lắng cho là con chậm phát triển trí khôn. Nhưng cũng không nên cứ chờ cho trẻ đủ khôn lớn mới dạy màu sắc vì sẽ không khuyến khích trẻ quan sát, làm giảm khả năng nhạy bén và tinh tế của giác quan.

Để hướng dẫn trẻ nhận biết và nhớ được màu sắc, cha mẹ nên sử dụng những đồ chơi đồ dùng xung quanh trẻ hàng ngày để dạy trẻ. Chẳng hạn mẹ bảo trẻ: ” Con đưa cho mẹ con gấu màu nâu kia nào” hoặc ” Ôi cái áo đỏ của con bị bẩn rồi kìa”, hoặc là: ” Con xem mẹ mua cho con cái ô tô màu xanh đẹp chưa “… Trong cuộc sống hàng ngày trẻ được tiếp xúc với nhiều đồ vật có nhiều màu sắc khác nhau – đó chính là những cơ hội tốt để trẻ nhận biết không chỉ màu sắc mà còn cả thuộc tính của đồ vật. Cha mẹ nên tận dụng mọi lúc khi gần trẻ để dạy trẻ màu sắc một cách thường xuyên, gọi tên và so sánh các vật có màu khác nhau thì trẻ dễ nhận biết và nhớ được lâu hơn.

Thường lúc đầu cha mẹ chỉ nên dạy trẻ những màu cơ bản như đỏ, xanh, vàng, đen sau đó mới dần dần dạy phân biệt tỉ mỉ như: xanh lá cây, xanh nước biển, xanh da trời, nâu, màu cam, màu trắng, hồng…gắn liền với những gì trẻ nhìn thấy hàng ngày vì những tông màu này khó phân biệt hơn đối với trẻ.

Có những trò chơi khác nhau để giúp trẻ phân biệt màu sắc:

– Cho trẻ chơi nhặt đồ vật có cùng màu vào mỗi hộp từ đống đồ chơi có màu khác nhau.

– Trò chơi đố vui: đưa một đồ chơi có màu xanh ra chẳng hạn, bảo trẻ tìm một đồ chơi khác có màu xanh ở trong phòng và bảo trẻ gọi tên màu đó ra.

– Cho trẻ chơi thi đua xem ai tìm được đồ chơi cùng màu nhiều nhất trong một đống đồ chơi.

– Cho trẻ chơi tô màu theo mẫu hình những bông hoa, con cá, cái cây…

– Cho trẻ tập vẽ và tô màu hình vẽ và gọi tên màu vẽ.

– Cho trẻ chơi đất nặn, nặn những thứ khác nhau với màu khác nhau.

– Cho chơi những ruy băng khác màu.

Tùy trong cuộc sống thực tế của gia đình có đồ chơi gì thì cho trẻ chơi thứ ấy, nhưng đối với trẻ nên mua những đồ chơi có màu sắc khác nhau để làm tăng sự hấp dẫn. Những vật dụng hàng ngày của trẻ như quần áo, tất, giày dép, túi, ba lô đựng đồ… cũng nên sử dụng mẫu mã ngộ nghĩnh và màu sắc tươi tắn sẽ khuyến khích sự quan sát của trẻ và làm cho trẻ dễ nhớ dễ tìm đồ của mình.

Ths. Bs Quách Thúy Minh

Dạy Bé Phân Biệt Màu Sắc

Khi đến 18 tháng tuổi, hầu hết các bé sẽ có khả năng nhận ra sự khác nhau về màu sắc. Nhưng lúc đó bé chỉ nhận ra là có sự khác nhau giữa màu này với màu kia thôi, chứ để gọi đúng tên màu gì thì bé phải qua một quá trình “huấn luyện” của ba mẹ nữa. 

1.Dạy bé phân biệt màu sắc qua sách vở:

2. Phân biệt màu sắc qua thực phẩm:

Khi con muốn ăn món gì đó, ba mẹ cũng “tranh thủ” nói cho con biết món ấy có màu gì. Ví dụ quả dâu có màu đỏ, trái nho màu tím, rau màu xanh… Song song với việc học màu sắc, bé sẽ còn biết phân biệt chua, ngọt, hình dáng, và các nhóm thực phẩm khác nhau nữa.

3. Học qua các bức vẽ:

Bạn có thể chỉ bé phân biệt màu sắc trên những tấm poster hoặc bức tranh nào đó treo trong nhà. Hay đơn giản hơn, bạn hãy biến nó thành một trò chơi, cho phép bé dùng bàn tay của mình nhúng vào một hũ màu bất kì rồi in lên một tấm bìa cứng khổ lớn, sau đó bạn rửa sạch tay bé và bắt đầu với màu khác,…

4. Học trong lúc đi dạo:

5. Học qua các loại đồ chơi giáo dục

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại đồ chơi mang tính chất giáo dục. Các bé có thể vừa chơi vừa học.Ví dụ như với trò chơi câu cá, các bé còn có thể phân biệt các màu sắc của con cá,…

6. Củng cố trí nhớ của bé đối với màu sắc:

Bằng cách “luyện tập” cho bé mọi lúc mọi nơi: khi thay quần áo, mẹ có thể hỏi màu sắc bộ đồ bé đang mặc. Khi ăn cơm, mẹ có thể hỏi màu sắc của thức ăn ngày hôm đó.

Khi đi ngủ, mẹ có thể hỏi màu sắc của chăn, màn… và khuyến khích bé trả lời. Kể cả bé có trả lời sai thì mẹ cũng kịp thời uốn nắn và khen bé giỏi nếu bé trả lời đúng. Việc học phân biệt màu sắc sẽ nhanh chóng thành công ngoài mong đợi của cả mẹ và bé cho mà xem.

Nhận Biết Bệnh Qua Màu Sắc Của Phân Giúp Bạn Phòng Tránh

Phân màu xanh lá cây

Nếu chất thải màu xanh lá mạ, hơi ngả sang màu vàng, lỏng, nặng mùi và có lẫn thức ăn chưa tiêu hóa thì có thể là do hệ tiêu hóa không kịp hấp thụ do bạn ăn quá nhiều. Vì vậy nên chú ý nhiều hơn tới chế độ ăn uống của mình, nên ăn vừa phải và chia nhiều bữa vào các khung giờ nhất định.

Phân màu trắng/ trắng đục

Phân trắng được xác định thường là do thiếu hụt mật, có thể là bị tắc nghẽn ống dẫn mật (sỏi mật, dị vật trong ống dẫn mật). Triệu chứng này sẽ gây ra hiện tượng đau dạ dày, nước tiểu có màu sẫm và bị vàng da.

Nếu đi phân màu trắng đục, lỏng, đi nhiều lần trong ngày và có dấu hiệu nôn thì có thể đó là dấu hiệu của bệnh tả.

Phân màu nâu sậm

Phân màu vàng

Phân màu vàng kết hợp với trơn nhầy và có sự bốc mùi trứng ung là do bạn ăn quá nhiều chất béo khiến không thể chuyển hóa hết trong dạ dày được. Đây là dấu hiệu của khá nhiều bệnh như bệnh phủ tạng, bệnh loét bao tử. Nếu hiện tượng này kéo dài thì bạn nên đi thăm khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị sớm nhất.

Phân màu đen

Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến chất thải chuyển sang màu đen. Trong đó có các yếu tố chủ yếu như sau:

Hấp thụ nhiều cam thảo hoặc bổ sung nhiều sắt.

Uống rượu, bia ban đêm.

Do chảy máu ở ruột (viêm loét đại tràng, u đại tràng). Nếu là nguyên nhân này thì phân thường có màu đen nhựa đường và bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Phân màu đỏ

Phân màu đỏ có thể do ăn nhiều món như củ cải đường, cà chua, việt quất, gấc,… điều này không đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu không ăn các thực phẩm đó mà phân có đốm đỏ tươi, dải đỏ màu máu thì có thể là dấu hiệu của viêm loét đại tràng, trĩ, thậm chí là ung thư. Vì vậy bạn nên hết sức thận trọng với các dấu hiệu này.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Bạn Muốn Biết Mắt Minh Phân Biệt Màu Sắc Tốt Đến Đâu? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!