Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Nhiễm Trùng (Do Vi Khuẩn Và Virus) Là Gì? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Vi khuẩn và virus đều là những vi sinh vật gây bệnh mà mắt thường không nhận biết được, dẫn đến việc nhiễm trùng cho cơ thể. Tuy đường lây nhiễm giữa vi khuẩn và virus tương tự nhau, triệu chứng bệnh nhiều khi cũng rất khó phân biệt nhưng do khác biệt về cấu tạo của hai loại vi sinh này nên cách điều trị của hai loại nhiễm trùng này hoàn toàn khác nhau.
Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là bệnh gì?
Nhiễm trùng là tình trạng tấn công và tăng rất nhanh của các vi sinh vật như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng vốn thường không tồn tại ở trong cơ thể.
Nhiễm trùng có thể tại một vị trí cố định hoặc đi theo đường máu lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, một số vi sinh vật tự nhiên sống trong cơ thể không được coi là nhiễm trùng, ví dụ như vi khuẩn thường trú trong miệng và ruột.
Vi khuẩn và virus không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự nhau và thường lây lan theo những đường giống nhau, nhưng đây cũng là điểm tương đồng duy nhất giữa vi khuẩn và virus.
Việc phân biệt giữa vi khuẩn và virus rất quan trọng cho cả chẩn đoán và điều trị bệnh:
Vi khuẩn là một thể duy nhất, nhưng chúng là tế bào rất phức tạp và có thể tự tồn tại bên trong hoặc bên ngoài cơ thể;
Hầu hết các vi khuẩn không có hại. Trong thực tế, có nhiều vi khuẩn thường trú trên da và trong cơ thể của chúng ta, đặc biệt là trong ruột giúp tiêu hóa thức ăn;
Virus nhỏ hơn và có cấu tạo không phải là tế bào. Không giống như vi khuẩn, chúng cần một vật chủ như con người hay động vật để nhân lên. Virus gây nhiễm trùng bằng cách nhập và nhân bên trong các tế bào khỏe mạnh của vật chủ.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là ho và hắt hơi, sốt, viêm, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi và chuột rút. Tất cả các phản ứng trên là cách mà hệ thống miễn dịch cố gắng loại bỏ sinh vật gây bệnh.
Tuy nhiên, bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus không giống nhau ở nhiều khía cạnh quan trọng khác, hầu hết trong số đó là do sự khác biệt về cấu trúc của sinh vật và cách chúng phản ứng với thuốc.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Nhiễm vi khuẩn và nhiễm virus có nhiều điểm chung. Chúng cũng có thể lây lan bằng cách tương tự nhau:
Ho và hắt hơi;
Tiếp xúc với người bị nhiễm, đặc biệt là thông qua hôn và quan hệ tình dục;
Tiếp xúc với các bề mặt, thực phẩm và nước bị ô nhiễm;
Tiếp xúc với sinh vật bị nhiễm bệnh, bao gồm cả vật nuôi và các loài côn trùng như bọ chét và ve.
Những ai thường mắc phải bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Nhiễm trùng (vi khuẩn và virus) là tình trạng sức khỏe rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ bị bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Có nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiễm trùng (vi khuẩn và virus), chẳng hạn như:
Người bị cảm lạnh
có thể lây nhiễm qua ho và/hoặc hắt hơi;
Vi khuẩn hoặc virus có thể được truyền thông qua bằng cách chạm hoặc bắt tay với một người khác;
Chạm tay vào thực phẩm bẩn cũng sẽ cho phép virus hoặc vi khuẩn lây lan vào ruột;
Dịch cơ thể, như máu, nước bọt và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật gây bệnh và truyền bệnh, ví dụ bằng cách tiêm hoặc quan hệ tình dục. Trường hợp nhiễm virus phổ biến và nặng nhất là
viêm gan a
và
AIDS
.
Điều trị nhiễm trùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Ngoại trừ bệnh cảm lạnh không phải là một căn bệnh đe dọa tính mạng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu nghĩ rằng mình đang nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
Trong một số trường hợp, rất khó để xác định nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhiễm trùng bởi vì nhiều bệnh, bao gồm viêm phổi, viêm màng não, tiêu chảy có thể được gây ra bởi một loại vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên, bác sĩ thường có thể xác định nguyên nhân qua bệnh sử và khám thực thể.
Đôi khi, bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để chẩn đoán hoặc xét nghiệm cấu trúc của mô để xác định vi khuẩn hoặc virus. Thỉnh thoảng, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mô.
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Bệnh nhiễm trùng (do vi khuẩn và virus) là gì?
Các bác sĩ thường điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn bằng kháng sinh. Kháng sinh có thể diệt vi khuẩn hoặc ngăn chặn chúng nhân lên. Tuy nhiên, kể từ khi vi khuẩn kháng kháng sinh ngày càng tăng, các thuốc kháng sinh thế hệ mới nhất được chỉ định dùng cho các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng.
Điều trị nhiễm trùng do virus
Việc điều trị các bệnh nhiễm trùng do virus có thể bao gồm:
Kiểm soát các triệu chứng, chẳng hạn như dùng mật ong khi ho và các chất lỏng ấm như súp gà để bù nước;
Dùng
paracetamol
để giảm sốt;
Sử dụng thuốc kháng virus để ngăn chặn sự nhân lên của virus, chẳng hạn như thuốc chữa
HIV/AIDS
và các vết loét lạnh;
Ngăn ngừa nhiễm trùng từ ban đầu, chẳng hạn như tiêm các loại vắc xin phòng bệnh cúm và viêm gan.
Bạn cần ghi nhớ rằng thuốc kháng sinh sẽ không hiệu quả để điều trị nhiễm virus.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh nhiễm trùng (vi khuẩn và virus)?
Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng các biện pháp sau đây:
Rửa tay kỹ (một trong những cách tốt nhất để tránh cảm lạnh);
Bắt tay với người bị cảm lạnh là yếu tố nguy hiểm, do vậy bạn tránh dụi mắt hoặc mũi ngay sau đó;
Thực phẩm cần được nấu chín hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt;
Các loại rau và thịt phải được lưu trữ riêng và chuẩn bị trên các thớt khác nhau;
Thịt nên được chế biến sạch sẽ;
Hãy nhớ rằng thức ăn có chứa những sinh vật vô hình không nhất thiết sẽ có mùi khó chịu;
Một số sinh vật chết khi thức ăn đã được nấu chín, nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại gây tiêu chảy và nôn mửa;
Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để làm giảm nguy cơ lây bệnh qua đường tình dục.
Nhiễm trùng là loại bệnh điều trị bằng kháng sinh. Để ngăn ngừa tình trạng gia tăng của các chủng loại vi khuẩn kháng thuốc, bạn không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh mà không có toa chỉ định của bác sĩ và khi sử dụng thuốc nên tuân thủ đúng phác đồ điều trị: uống đúng loại thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian quy định. Còn đối với các bệnh truyền nhiễm do virus, phòng bệnh là phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả nhất.
Hiện tại, có nhiều bệnh gây ra do virus có thể phòng ngừa bằng cách tiêm vắc xin như viêm gan siêu vi A, B, cúm, viêm não Nhật Bản… Hãy liên hệ với bác sĩ để biết thêm thông tin về các bệnh có thể tiêm ngừa cũng như chủng ngừa đầy đủ cho bản thân và gia đình bạn.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. Hãy chủ động quan tâm đến sức khỏe của bản thân và gia đình thông qua việc thăm khám, điều trị và sở hữu loại bảo hiểm sức khỏe phù hợp với nhu cầu.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
https://www.healthdirect.gov.au/bacterial-vs-viral-infection
http://www.webmd.com/a-to-z-guides/bacterial-and-viral-infections#2
http://www.netdoctor.co.uk/conditions/infections/a5560/viruses-and-bacteria/
Nhiễm Trùng Đường Niệu Do Vi Khuẩn
Ở phụ nữ bị viêm đường tiết niệu ≥ 3 lần/năm, các liệu pháp thay đổi hành vi được khuyến cáo, bao gồm việc tăng cường uống nước, tránh sử dụng chất diệt tinh trùng và sử dụng màng ngăn, không nhịn tiểu, lau từ trước ra sau sau khi đi vệ sinh, tránh thụt rửa và đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục. Mặc dù một số bằng chứng cho thấy các sản phẩm từ cây việt quất ngăn ngừa UTI ở phụ nữ, một số khác thì không; không rõ liều tối ưu; và chúng có thể có lượng oxalat cao (có thể làm tăng nguy cơ sỏi oxalat). Do đó, hầu hết các chuyên gia không khuyên sử dụng các sản phẩm từ cây việt quất để dự phòng UTI có triệu chứng ở phụ nữ. (Xem bài đánh giá Cochrane 2012 của Jepson và cộng sự , Cranberries for preventing urinary tract infections để biết thêm chi tiết.)
Nếu những biện pháp này không thành công, cần phải xem xét điều trị dự phòng kháng sinh. Sự lựa chọn thông thường là dự phòng bằng kháng sinh liên tục và sau khi quan hệ tình dục
Dự phòng liên tục thường bắt đầu với một thử nghiệm 6 tháng. Nếu UTI tái phát sau 6 tháng điều trị dự phòng, dự phòng có thể được tái sử dụng trong 2 hoặc 3 năm. Lựa chọn kháng sinh phụ thuộc vào tính nhạy cảm với vi khuẩn trước đó. Các lựa chọn thông thường là TMP / SMX 40/200 mg đường uống 1 lần / ngày hoặc 3 lần / tuần, nitrofurantoin 50 hoặc 100 mg uống một lần / ngày, cephalexin 125 đến 250 mg uống một lần / ngày, và fosfomycin 3 g uống mỗi 10 ngày. Fluoroquinolones có hiệu quả nhưng thường không được khuyến cáo vì tỷ lệ kháng ngày càng tăng. Ngoài ra, fluoroquinolone cũng không chống chỉ định ở phụ nữ có thai và trẻ em. Nitrofurantoin là chống chỉ định nếu độ thanh thải creatinin <60 mL / phút. Sử dụng lâu dài có thể gây tổn thương phổi, gan, và hệ thần kinh.
Tránh thai được khuyên cho phụ nữ sử dụng fluoroquinolone vì những thuốc này có thể gây hại cho thai nhi. Mặc dù mối lo ngại tồn tại rằng kháng sinh có thể làm giảm hiệu quả của thuốc tránh thai uống, các nghiên cứu về dược động học không cho thấy ý nghĩa thống kê hoặc kết quả nhất quán. Tuy nhiên, một số chuyên gia vẫn khuyên phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai đường uống nên sử dụng thêm màng ngăn tránh thai khi đang dùng kháng sinh.
Ở phụ nữ sau mãn kinh, dự phòng kháng sinh tương tự như đã mô tả trước đó. Thêm vào đó, liệu pháp estrogen cũng làm giảm đáng kể tỉ lệ UTI tái phát ở những phụ nữ bị viêm âm đạo thể teo hoặc viêm niệu đạo thể teo.
Sự Khác Biệt Giữa Vi Khuẩn (Bacteria) Và Siêu Vi Trùng (Viruses).
Thứ sáu – 28/04/2017 10:34
Virus và Vi khuẩn đều là những nguyên nhân gây bệnh chủ yếu khi hệ miễn dịch của con người bị suy yếu. Chúng ta nên biết rõ sự khác nhau giữa Virus và Vi khuẩn để có cách phòng và điều trị bệnh hợp lý khi bị bệnh do Vi khuẩn, hoặc Virus gây ra.
Virus chỉ có thể sống và phát triển được khi xâm nhập vào bên trong tế bào của sinh vật khác (người, động vật, và cây cỏ) và khi ra khỏi ký chủ, vào môi trường ngoài (nước, không khí…) chúng sẽ không sống được lâu.
Ngày nay, khoa học đã phát hiện có khoảng 2.000 loài Virus khác nhau, trong đó có khoảng 300 loài có khả năng gây bệnh cho người như: AIDS, viêm gan B và C, sốt xuất huyết, bại liệt, bệnh dại, đậu mùa, cúm…
Khác với Vi khuẩn, Virus đánh vào hệ miễn dịch của cơ thể nên điều trị bằng kháng sinh không có tác dụng, mà chỉ có thể chống lại bằng cách tiêm vaccin.
Riêng các loại Virus gây cúm, vì chúng biến chủng rất nhanh, nên vaccin chế từ Virus năm này lại không hữu hiệu với cùng Virus ấy cho năm tới. Vì thế các loại vaccin hiện có không ngừa được Virus cúm A (H1N1).
Khi thời tiết chuyển mùa hay trở lạnh, sẽ là điều kiện thuận lợi để Virus gây bệnh.
4. Tại sao thuốc kháng sinh (antibiotic) không điều trị được bệnh do Virus gây ra ?
Năm 1928, tại Bệnh viện Saint Mary (London), Alexander Plemming phát hiện ra chất kháng sinh (antibiotic) diệt khuẩn, và đặt tên là penicillin.
Loại kháng sinh này được tìm ra từ nấm Penicillium notatum. Sau đó có rất nhiều nhà Nghiên cứu về kháng sinh penicillin và đến năm 1943, dự án sản xuất penicillin mới được Chính phủ Mỹ chấp nhận, và từ đây kháng sinh penicillin chính thức ra đời, cứu sống được vô vàn người mắc bệnh nhiễm khuẩn.
Từ penicillin, nhiều nhà Nghiên cứu đã tìm tòi ra vô vàn các loại kháng sinh khác nhau, và đã xếp chúng thành nhiều nhóm, dựa vào cấu tạo và cơ chế tác dụng đối với Vi khuẩn.
Kháng sinh (Antibiotic) đối với Virus thì như thế nào?
Do cấu tạo Virus hoàn toàn khác biệt với tế bào Vi khuẩn và nó không phải là một tế bào hoàn chỉnh bởi cấu tạo đơn giản hơn rất nhiều so với tế bào Vi khuẩn chỉ là bộ gen (hoặc DNA hoặc RNA) bao quanh là lớp vỏ protein chứa nhiều kháng nguyên, vì vậy được gọi là “phi tế bào”.
Do cấu tạo đặc biệt đó nên bắt buộc Virus phải sống ký sinh bên trong tế bào ký chủ mà nó xâm nhiễm, bởi vì Virus không có hệ thống enzym hoàn chỉnh, nên không thể tự tạo ra năng lượng cho mình, hoặc tự sinh sôi nảy nở được.
Do đó, để tồn tại và phát triển thì Virus phải xâm nhập vào trong các tế bào khác (tế bào ký chủ) và “gửi” các vật liệu di truyền của mình.
Khi vào cơ thể, lớp vỏ protein bị loại bỏ, chỉ hoạt động bởi ARN hoặc ADN của nó, không có cách gì để nhận biết được. Hơn nữa, kháng sinh diệt được Vi khuẩn, vì Vi khuẩn ký sinh ngoài tế bào, nên kháng sinh có thể diệt nguyên Vi khuẩn, còn Virus nằm trong vật chất di truyền của tế bào ký chủ, cho nên nếu kháng sinh diệt Virus thì đồng nghĩa với diệt cả tế bào của ký chủ (người, hoặc động vật).
Vì vậy, nếu thuốc kháng sinh muốn tấn công Virus, sẽ phải biết chọn lọc không tấn công vào các bộ phận “tầm gửi” này (tức là không tấn công vào tế bào ký chủ) và đây thực sự là cản trở cực lớn.
Hơn thế nữa, Virus còn có khả năng nằm ẩn mình vài năm trong tế bào trước khi phát bệnh.
Để thay vì dùng kháng sinh không có tác dụng đối với Virus, các nhà Khoa học đã nghiên cứu thành công một số thuốc diệt Virus dựa trên cơ sở sự hiểu biết về cấu trúc, và cơ chế xâm nhiễm, nhân lên trong tế bào ký chủ của Virus.
Tuy vậy, Virus luôn thay đổi hình dạng, và do đó luôn có khả năng kháng lại thuốc, đó là những điều bất lợi cho việc dùng thuốc tiêu diệt chúng.
5. Virus và Vi khuẩn lây lan như thế nào ?
– Một người bị lạnh có thể lây nhiễm Vi khuẩn, hoặc Virus bằng cách ho, hoặc hắt hơi.
– Vi khuẩn, hoặc Virus có thể được lây lan bằng cách chạm, hoặc bắt tay với người khác.
– Chạm vào thức ăn với bàn tay bẩn, cũng sẽ cho phép Virus, hoặc Vi khuẩn từ ngoài lây lan tới ruột.
-Lây qua dịch cơ thể: như máu, nước bọt, và tinh dịch, có thể chứa các vi sinh vật, ví dụ bằng cách tiêm, hoặc quan hệ tình dục (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng do Virus như viêm gan, hoặc AIDS).-
Virus lây lan theo nhiều cách; Virus thực vật thường được truyền từ cây này sang cây khác qua những loài .Những sinh vật mang mầm bệnh như vậy được gọi là những côn trùng hút nhựa cây như rệp vừng;trong khi Virus động vật lại có thể được truyền đi nhờ những vector. côn trùng hút máu
Virus cúm lan truyền thông qua ho, và hắt hơi. Norovirus và rotavirus, nguyên nhân chính của bệnh viêm dạ dày-ruột siêu vi, lây lan qua đường phân-miệng, và truyền từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc, cũng như xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn, hay nước uống.
HIV là một trong vài loại Virus lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục, và tiếp xúc với máu bị nhiễm bệnh.Mỗi Virus chỉ có thể xâm nhiễm vào một số dạng tế bào vật chủ nhất định, gọi là “biên độ vật chủ” ( host range ); biên độ này có thể rất hẹp hoặc rất rộng, tùy vào số lượng những sinh vật khác nhau, mà Virus có khả năng lây nhiễm.
Sự xâm nhập của Virus trong động vật đã kích hoạt một phản ứng miễn dịch nhằm loại bỏ Virus xâm nhiễm. Những phản ứng miễn dịch cũng có thể được tạo ra bởi vaccin, giúp tạo ra miễn dịch thu được nhân tạo đối với một Virus xâm nhiễm nhất định.
Tuy nhiên, một số Virus, bao gồm những loại gây ra AIDS và viêm gan siêu vi, lại có thể trốn tránh những phản ứng trên, và gây ra sự nhiễm bệnh mãn tính. Đa số các chất kháng sinh không có hiệu quả đối với Virus, dù vậy cũng đã có những loại thuốc kháng Virus được phát triển.
6.Làm thế nào để tránh nhiễm trùng ?
– Rửa tay thật kỹ (thường là một trong những cách tốt nhất để tránh bị cảm cúm).
– Bắt tay với người bị cảm lạnh là nguy hiểm, do đó, tránh dụi mắt, hoặc mũi của bạn sau đó.
– Thức ăn phải được nấu chín, hoặc làm lạnh càng nhanh càng tốt.
– Rau, và thịt phải được lưu giữ riêng, và chuẩn bị trên thớt riêng biệt.
– Khi bị cảm cúm, hoặc hắt hơi, sổ mũi, cần chuẩn bị khăn giấy, khăn cá nhân để ngăn chặn đưa Virus, Vi khuẩn ra ngoài môi trường. Cần luyện thói quen ho vào cánh tay áo (nếu không có khăn giấy), và khạc nhổ vào giấy vệ sinh rồi gói lại cho vào thùng rác.
– Một số sinh vật bị giết khi thức ăn được nấu chín, nhưng chúng vẫn có thể để lại các chất độc hại có thể gây ra tiêu chảy và nôn mửa. Hạn chế ăn các thức ăn để qua đêm, vì dù đun sôi, Vi khuẩn có thể chết, nhưng độc tố gây bệnh do Vi khuẩn tạo ra trong thực phẩm vẫn còn.
– Việc sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục làm giảm khả năng lây lan bệnh qua đường tình dục.
– Giữ phong cách sống, và tinh thần tốt để có hệ miễn dịch khỏe mạnh.
7. Một số bệnh do Virus gây ra và cách phòng bệnh:
– Tiêu chảy do Virus: Bệnh tiêu chảy mùa đông do Rota Virus gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3 – 7 ngày. Khi bị bệnh thường có biểu hiện sốt nhẹ, hơi mệt, nôn, tiêu chảy, ở trẻ em có quấy khóc… Người bệnh đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, màu vàng chanh, hoặc trắng lẫn dịch nhầy, có khi như màu hoa cà, hoa cải.Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong, nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.
– Sốt do Virus: Các triệu chứng sốt Virus điển hình là ban đầu sốt nhẹ khoảng 38 – 38,5 độ C, sau đó bùng lên sốt cao đến 39 độ C, hoặc cao hơn nữa. Nhiều người đau họng, ho hắng nhẹ, đau nhức mình mẩy, vã mồ hôi, mệt mỏi. Thường sau 5 – 6 ngày, bệnh sẽ tự khỏi.
Về điều trị, chỉ cần dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao, hoặc dùng các loại thuốc cảm để chữa triệu chứng đau nhức, sổ mũi, ho… Ngoài ra nên súc miệng nước muối, và nhỏ mũi thường xuyên. Không nên dùng kháng sinh.
Sốt Virus là bệnh dễ lây, nhất là trong gia đình và công sở, nơi dùng điều hòa không khí. Do đó, người bị sốt Virus nên hạn chế tiếp xúc với người khác, nhất là trẻ em. Nếu mệt nặng, nên nghỉ làm. Những người xung quanh nên phòng bệnh bằng cách nhỏ nước muối, ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, và bảo vệ sức khỏe. Để cơ thể có sức đề kháng tốt cần ăn uống phong phú, đủ dinh dưỡng, ăn thức ăn dễ tiêu như cháo, súp… ngoài ra nên uống nhiều nước, nước lọc, nước hoa quả…
8. Cách phòng ngừa các bệnh do vi khuẩn và virus gây ra:
Bạn cần có một phong cách sống lành mạnh, tinh thần tích cực để giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
Vì khi hệ miễn dịch yếu thì Vi khuẩn, hoặc Virus nào cũng có thể tấn công bạn.
– Ăn tốt: đủ dinh dưỡng, cân bằng, hợp lý, tươi, sạch, an toàn.
-Uống đủ nước và đúng cách.
-Ngủ tốt: ngủ đúng giờ, phòng thoáng khí, đông ấm, hè mát, ngủ sâu giấc.
– Tập tốt: Tập thể dục và vận động hàng ngày, để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và đào thải độc tố.
-Nghĩ tốt: suy nghĩ tích cực, lạc quan, để có sức khỏe tinh thần tốt.
-Môi trường sống tốt: xanh, sạch, đẹp.
– Học tốt: học các kiến thức chăm sóc, bảo vệ và phòng bệnh mỗi ngày.
– Làm tốt: Làm tốt công việc của bạn để có tài chính tốt bảo đảm cho bản thân và gia đình. ./.
Tác giả bài viết: Van Tran
Những tin mới hơn Những tin cũ hơnVi Khuẩn Hp (Vi Rút Hp) Là Gì? Dấu Hiệu Nhiễm Vi Khuẩn Hp
Theo ước tính, 50% dân số thế giới nhiễm vi khuẩn HP. Đây là một trong những nhiễm khuẩn phổ biến nhất chỉ sau sâu răng. Nhiễm vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày….
– tên đầy đủ là Helicobacter pylori, một loại xoắn khuẩn gram âm, tồn tại và phát triển ở lớp nhày đường tiêu hóa. H.pylori được phát hiện vào năm 1982, là nguyên nhân chính gây ra loét dạ dày và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, hơn 80% người bị nhiễm khuẩn không có biểu hiện triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng, thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh tiêu hóa khác. Vi khuẩn HP là loại vi khuẩn duy nhất tồn tại được trong môi trường acid mạnh của dạ dày. Chúng tiết ra các chất độc làm phá hủy niêm mạc, gây ra tổn thương dẫn đến viêm loét dạ dày.
Lý do khiến vi khuẩn HP trở nên nguy hiểm cho sức khỏe
HP dễ dàng lây nhiễm và có nhiều con đường có thể lây nhiễm: qua đường ăn uống, qua sự tiếp xúc trực tiếp từ miệng, qua đường phân – miệng, dạ dày – dạ dày,….
HP trong dạ dày có thể không gây bệnh nhưng khi có sự thay đổi từ môi trường, HP trở thành nguyên nhân gây ra bệnh lý về dạ dày như loét dạ dày tá tràng, ung thư dạ dày, …
Việc chẩn đoán nhiễm HP còn gặp nhiều hạn chế do người bệnh chỉ đến các cơ sở y tế xét nghiệm chẩn đoán khi đã có những biểu hiện của bệnh.
Tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn HP tương đối cao. Tỉ lệ tái mắc cao.
Với người lớn:
Đau âm ỉ dữ dội vùng thượng vị, cơn đau có thể xuất hiện bất kì thời điểm nào trong ngày nhưng hay gặp nhất là sau khi ăn no
Ợ hơi, ợ chua kèm theo đó là rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hóa.
Cơ thể suy nhược và giảm cân không rõ nguyên nhân.
Có cảm giác buồn nôn, nôn.
Thiếu máu, cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Việc phát hiện đau dạ dày do nhiễm HP ở trẻ em khó khăn hơn so với người lớn do các dấu hiệu không được rõ ràng:
Đau quanh rốn, đau vùng thượng vị nằm giữa rốn và xương ức.
Trẻ thấy mệt mỏi, xanh xao, gầy sút cân không rõ nguyên nhân.
Ở một số trẻ có thể gặp phải tình trạng ợ hơi, ợ chua, nôn ra máu, đi ngoài ra phân đen.
Thật may mắn khi câu trả lời là có. Tuy nhiên, việc điều trị nhiễm vi khuẩn HP tương đối lan giải do người bệnh dễ nhiễm HP trở lại. Thông thường, người bệnh sẽ sử dụng kháng sinh trong 2 tuần để loại bỏ tiêu diệt HP, có thể duy trì thêm từ 4 đến 8 tuần nữa để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng. Cách chữa trị này rất dễ gâyra tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, để hoàn toàn tiêu diệt triệt để vi khuẩn HP, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị cùng với đó là chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, hợp vệ sinh.
Một số thuốc thường hay sử dụng trong điều trị HP có thể kể đến như:
Để biết chính xác bản thân đã nhiễm vi khuẩn HP, có thể tiến hành một số xét nghiệm như:
Nội soi dạ dày: là kĩ thuật lấy mẫu bệnh ở dạ dày, sau đó tiến hành test urease nhằm xác định tình trạng nhiễm HP
Test thử urease: đây là kĩ thuật test qua hơi thở. Hơi thở sẽ được thổi vào dụng cụ test và được đánh giá trên một thiết bị phân tích có chỉ số, đánh giá xem kết quả có dương tính với vi khuẩn HP hay không. Kỹ thuật này được sử dụng nhiều do cho kết quả có độ chính xác cao, tiến hành đơn giản và không cần can thiệp xâm lấn qua nội soi dạ dày.
Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP nếu có trong dạ dày sẽ được đào thải qua phân. Xét nghiệm phân bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang để xác định có HP trong phân không, từ đó kết luận được có HP trong dạ dày không. Phương pháp này cũng thường xuyên được sử dụng do cho kết quả chính xác, dễ thực hiện.
Xét nghiệm máu: Nếu có vi khuẩn HP, cơ thể sẽ sản sinh ra các kháng thể để kháng lại HP. Kháng thể này có trong máu vì vậy có thể tiến hành xét nghiệm máu để tìm kháng thể. Tuy nhiên, xét nghiệm này ít được sử dụng trong chẩn đoán, đặc biệt trong việc theo dõi hiệu quả điều trị HP, bởi dù có loại bỏ hoàn toàn HP thì kháng thể kháng HP vẫn có thể tồn tại trong máu, vì vậy kết quả dương tính có thể là dương tính giả.
Theo các chuyên gia, để loại trừ hiệu quả vi khuẩn HP, cần sử dụng các phác đồ kháng sinh. Tuy nhiên, hiện nay thực trạng HP kháng kháng sinh đang tăng cao, khiến cho việc điều trị các bệnh dạ dày do HP gặp nhiều khó khăn. Để khắc phục tình trạng này, chúng tôi người Đức Christine Lang – Nhà vi sinh học thuộc Tập đoàn Novozymes Đan Mạch cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành công Pylopass™ – một chủng vi khuẩn có khả năng nhạn biết, gắn kết và đào thải vi khuẩn HP. Việc sử dụng Pylopass™ kết hợp cùng phác đồ kháng sinh sẽ hỗ trợ làm tăng hiệu quả loại trừ vi khuẩn HP mà không gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.
TPBVSK DeHP với thành phần chính là Pylopass™ có khả năng nhận biết cấu trúc đặc hiệu trên màng tế bào vi khuẩn HP, từ đó gắn kết với HP thành một tập hợp và đào thải một cách tự nhiên qua đường tiêu hoá mà không làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột. Ngoài ra, DeHP còn bổ sung chiết xuất cam thảo và curcuminoid hiệp đồng tác dụng trong việc hỗ trợ giảm vi khuẩn HP và hỗ trợ giảm các triệu chứng của bệnh dạ dày.
Bộ sản phẩm DeHP dạng viên và DeHP kids dạng cốm vị ngọt hương cam mang đến sự lựa chọn đa dạng cho người dùng, an toàn, phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng.
TPBVSK DeHP, DeHP Kids có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Tra cứu nơi bán sản phẩm gần bạn nhất:
Tổng đài tư vấn miễn phí về bệnh dạ dày: 1900.6436
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Nhiễm Trùng (Do Vi Khuẩn Và Virus) Là Gì? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!