Cập nhật nội dung chi tiết về Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Nhỏ, Dấu Hiệu Và Những Lưu Ý Khi Điều Trị mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm xoang là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi, được coi như một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Với các bé thường bị viêm mũi với các triệu chứng: hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi… nếu không chữa kịp thời, dứt điểm bệnh sẽ tiến triển thành viêm xoang khiến bé đau, khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và sinh hoạt. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?
Viêm xoang ở trẻ em là tình trạng viêm niêm mạc các xoang cạnh mũi. Đây là một biến chứng của viêm đường hô hấp trên. Bệnh có biểu hiện như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, cần điều trị sớm, dứt điểm. Vậy làm sao để biết trẻ có bị viêm xoang hay không? Và phải làm gì khi trẻ bị viêm xoang?
Trẻ thường bị viêm xoang ở hai khu vực xoang sàng và xoang hàm nhất
Viêm xoang là gì?
Xoang là một hệ thống rỗng ở người lớn, bao gồm các xoang hàm, xoang trán, xoang sàng và xoang bướm. Ở bé khi mới sinh ra thì đã có sẵn xoang hàm (nằm phía sau má) và xoang sàng (nằm giữa 2 hố mắt) nên bé thường bị viêm xoang ở 2 khu vực này nhất. Càng lớn lên, các xoang khác mới phát triển dần.
Nguyên nhân gây viêm xoang
Nguyên nhân gây viêm xoang chủ yếu là do hiện tượng viêm nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) ngược dòng từ họng, mũi, phế quản… đi lên. Vì thế, nếu bé thường xuyên bị viêm mũi, viêm họng còn gọi là viêm hô hấp trên mà không được điều trị đúng thì rất dễ dẫn đến viêm xoang.
Dấu hiệu nhận biết khi trẻ bị viêm xoang:
Triệu chứng trẻ bị viêm đường hô hấp trên là: Sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc. Các triệu chứng này thường giảm và tự khỏi sau 5 – 7 ngày.
“Cảm cúm” kéo dài 10 – 14 ngày có thể kèm sốt hoặc không.
Bé có dấu hiệu viêm hô hấp kèm theo sốt 4 ngày liên tục.
Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.
Chảy mũi sau đôi khi dẫn đến đau họng, ho, khạc đờm, khò khè, khó thở, nôn, buồn nôn.
Quấy khóc, mệt mỏi.
Sưng quanh mắt.
Ngoài ra, cũng cần chú ý các biểu hiện khi bé ho, sốt nhẹ, chảy mũi nước, đau đầu và nghẹt mũi kéo dài hơn 2 tuần mà chưa được khám bệnh hoặc điều trị chưa dứt điểm; hoặc bé thường xuyên mắc bệnh hô hấp tái phát nhiều lần trong một năm thì có nguy cơ cao bé đã mắc viêm xoang mạn tính. Mẹ cần đưa bé đi khám và điều trị sớm.
Khi thấy các triệu chứng trên thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ thăm khám càng sớm càng tốt nhất là với các bé dưới 6 tuổi để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời. Không tự ý cho bé dùng kháng sinh khi không có chỉ định của bác sĩ.
Viêm hô hấp, sưng quanh mắt, cảm cúm kéo dài, đau họng, khó thở… là những dấu hiệu viêm xoang cấp tính
Có nên cho trẻ chụp X- Quang để chẩn đoán viêm xoang?
– Với các bé dưới 6 tuổi nên hạn chế chụp X-Quang. Hầu hết, các bác sĩ sẽ dựa vào những triệu chứng lâm sàn kết hợp cùng các động tác soi đèn để khám tai, mũi, họng, ấn một số điểm trên mặt người bệnh để xác định điểm đau, sưng tấy…
– Ngoài ra, khi cần thiết, bác sĩ có thể nội soi bằng dụng cụ chuyên khoa đặc biệt để nhìn được vào trong hốc mũi, các hốc rỗng của xoang, bác sĩ cũng có thể chỉ định làm một số xét nghiệm như cấy mủ, chất nhầy của xoang để tìm vi khuẩn để có thể kết luận chính xác.
– Trừ một số trường hợp thật đặc biệt, bệnh diễn tiến nặng hoặc khó chẩn đoán, bác sĩ mới yêu cầu chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp X – Quang để nắm rõ về tình trạng các xoang của bé và các vị trí tổn thương cụ thể của xoang
Lưu ý khi điều trị viêm xoang cho trẻ
– Khi điều trị viêm xoang cho bé mẹ cần chú ý trong quá trình dùng thuốc cần kết hợp dùng nước muối sinh lý để rửa mũi và xì sạch những cặn bẩn trong đường hô hấp của bé đi.
– Nên cho bé uống nhiều nước và ăn nhiều các loại hoa quả chứa vitamin A, C.
– Ngoài ra, giai đoạn đầu khi điều trị có nguy cơ bị “công thuốc” tuỳ theo cơ địa của từng bé, các triệu chứng có thể nặng lên ở một số bé. Nhưng qua giai đoạn này, các triệu chứng sẽ giảm dần và hết hẳn vì thế các mẹ không nên quá lo lắng mà cần thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ.
– Cũng không nên tự ý cho bé sử dụng các thuốc chống sung huyết mũi dạng phun sương hoặc thuốc chống nghẹt mũi mà không có sự chỉ định của bác sĩ vì có thể ảnh hưởng đến huyết áp, tim mạch hay gây chảy mũi bù trừ hoặc khô mũi quá mức cho bé.
Làm gì để ngăn ngừa bệnh viêm xoang trẻ em?
Giữ môi trường sống trong lành, tập cho trẻ thói quen rửa tay khi bị cúm là những cách đơn giản ngăn ngừa bệnh viêm xoang
– Cách đơn giản là thay đổi lối sống hoặc môi trường trong nhà để giảm nguy cơ mắc bệnh viêm xoang ở trẻ.
– Vào mùa lạnh, khi không khí trở lạnh, hãy sử dụng máy giữ độ ẩm không khí để duy trì độ ẩm trong nhà khoảng 45-50%. Nên thường xuyên làm sạch máy giữ ẩm.
– Bệnh viêm xoang không lây nhiễm mạnh, nhưng khi trời trở lạnh, nó có thể dễ dàng lây lan, đặc biệt giữa các thành viên trong gia đình hay nhóm bạn bè. Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa mầm bệnh lây lan là hãy dạy cho trẻ nên thường xuyên rửa sạch tay, đặc biệt khi trẻ đang bị cảm.
Lời kết
Các bệnh hô hấp luôn là những căn bệnh phổ biến và gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ khiến cho các gia đình lo lắng. Tạo môi trường sống trong lành và xây dựng một lối sống khỏe mạnh trong gia đình là một cách đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh viêm xoang ở trẻ.
chúng tôi
Tìm Hiểu Qua Những Lưu Ý Về Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Nhỏ
Bệnh viêm xoang thường có nguyên nhân là do tình trạng viêm nhiễm kéo dài ở đường hô hấp trên. Do đó phát hiện sớm và điều trị bệnh đường hô hấp trên có thể giảm thiểu nguy cơ phát bệnh viêm xoang. Bài viết này sẽ cung cấp cho bậc phu huynh những lưu ý về bệnh viêm xoang ở trẻ nhỏ.
Viêm xoang gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt cho người lớn và nó còn nặng nề hơn nữa đối với trẻ nhỏ. Tình trạng viêm xoang ở trẻ kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, giảm thị lực hay thậm chí là ung thư xoang.
Nhận biết dấu hiệu viêm xoang ở trẻ em
Thông thường trẻ bị viêm xoang sẽ có những triệu chứng sau đây:
Trẻ bị sốt nhẹ và kéo dài
Nghẹt mũi thường xuyên (có khi đến 10 ngày hoặc lâu hơn)
Ho vào ban đêm
Chảy nước mũi, dịch nhầy mũi có màu xanh hoặc vàng đục
Vùng mặt quanh hốc mũi và tráng bị sưng và có cảm giác đau nhức
Cảm lạnh kéo dài dễ biến chứng thành viêm xoang
Xoang là bộ phận khoang rỗng chứa nhiều không khí bên trong, nằm ở vị trí dưới mắt và bên cạnh sống mũi. Khi trẻ bị cảm lạnh, niêm mạc xoang bị ảnh hưởng và mỏng hơn khiến khoang xoang mở rộng hơn bình thường. Các loại vi rút, nấm mốc sẽ dễ xâm nhập, tấn công vào khu vực xoang và khi đủ điều kiện sẽ gây ra bệnh viêm xoang.
Điều trị viêm xoang ở trẻ
Một trong những lưu ý về bệnh viêm xoang ở trẻ là việc dùng thuốc kháng sinh. Thông thường, bác sĩ sẽ rất cân nhắc về vấn đề này bởi tính chất vừa lợi vừa hại của kháng sinh. Một số trường hợp bắt buộc thì có thể cho trẻ dùng kháng sinh khoảng 2-3 tuần. Mỗi phác đồ điểu trị cần phải được cha mẹ theo dõi kỹ, nếu như không thuyên giảm thì đưa trẻ đến bác sĩ và thay thế bằng loại kháng sinh khác thích hợp hơn.
Bệnh viêm xoang ở trẻ khó điều trị và kéo dài dai dẳng
Cũng giống như ở người lớn, viêm xoang ở trẻ nhỏ khá là cứng đầu. Bệnh đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn điều trị đồng thời phải phòng ngừa bệnh tái phát. Ngoài ra, phát hiện ra nguồn gốc gây bệnh viêm xoang mới có thể chữa dứt được nó. Một lưu ý về bệnh viêm xoang ở trẻ mà cha mẹ cần quan tâm nhất là những căn bệnh gây ra viêm xoang:
Viêm mũi dị ứng
Viêm mũi do dị tật, lệch vách ngăn,…
Nhiễm trùng khu vực hầu họng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào xoang
Ngay khi phát hiện triệu chứng trên hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ tai mũi họng để tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất cho trẻ.
Làm cách nào để ngăn ngừa viêm xoang?
Điều quan trọng nhất để ngừa bệnh viêm xoang là giữ xoang luôn ẩm cho nên cho trẻ uống nhiều nước mỗi khi mắc cảm lạnh. Hạn chế ở trong môi trường quá lạnh hoặc quá khô. Tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, đặc biệt là khói thuốc lá. Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ khi bị sỗ mũi, ho đờm,… để hạn chế vi khuẩn tấn công vào xoang bên trong.
Lưu Ý Và Cách Phòng Tránh Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ
Viêm amidan là một bệnh lý rât thường gặp ở trẻ nhỏ nhất là ở trong thời điểm giao mùa, tỷ lệ trẻ em mắc phải căn bệnh này chiếm một lượng rất lớn 70% trẻ em. Để bố mẹ có thêm kiến thức về bệnh lý này chúng tôi sẽ giúp các bạn đưa ra một số cách phòng tránh bệnh viêm amidan và một số lưu ý về bệnh.
Giữ gìn vệ sinh thường xuyên cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen đánh răng mỗi ngày, súc miệng bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn.
Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống hợp lý, trong các bữa ăn cần cung cấp đầy đủ các chất béo, chất xơ, protein, kẽm… để bé phát triển khỏe mạnh.
Cho trẻ luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe và sức đề kháng, một số môn thể thao nhẹ nhàng như bơi lội, bóng chuyền…
Thời điểm giao mùa là thời điểm bé dễ mắc bệnh, cần giữ ấm cho trẻ đặc biệt là phần cổ và phần gan bàn chân, tránh cho việc bé bị cảm gió.
Xây dựng cho bé giờ đi ngủ hợp lý, ngủ đủ giấc đúng giờ đồng thời cho trẻ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
Những lưu ý khi trẻ bị mắc bệnh viêm amidan.
*Những việc cần phải làm, nên làm
Sử dụng các loại thức ăn mềm, dạng lỏng như cháo, súp,… để tránh cho xát và gây đau hơn cho phần vùng họng.
Cho trẻ ăn nhiều hoa quả và nhiều loại rau xanh để bổ sung thêm hàm lượng chất xơ và vitamin C như quả bơ, xoài, táo, cải bắp, súp lơ….
Trong quá trình bé bị viêm họng sẽ dẫn đến mũi khò khè và thở bằng miệng khi ngủ vì vậy cần giữ cho mũi được thông thoáng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối 0.9% để bé dễ thở.
Luôn luôn vệ sinh răng miệng súc miệng bằng nước muối.
Cho trẻ ở trong môi trường thoáng mát, không ô nhiễm và tránh xa các khói thuốc, bụi bẩn.
Cho trẻ sử dụng một số loại thực phẩm có tính chất kháng viêm , kháng khuẩn để giúp cho quá trình điều trị được diễn ra nhanh hơn như mật ong, gừng, nghệ….
Chia nhỏ các bữa ăn cho bé để giảm các áp lực lên amidan.
*Những việc không nên làm
– Hạn chế việc sử dụng các đò ăn cay nóng, các loại thực phẩm chiên xào, thức ăn nhanh và thức ăn khô cứng.
– Không cho trẻ sử dụng các loại nước như nước đá, kem nếu cho bé sử dụng hãy để ra bên ngoài tủ lạnh giảm lượng lạnh trước.
– Hạn chế cho trẻ hét to, gào khóc khiến cho amidan càng sưng to hơn.
Dinh dưỡng luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình bệnh viêm amidan ở trẻ nhỏ. Bạn cần phải tạo cho mình một thói quen tốt, ăn uống nghỉ ngơi để đảm bảo cho việc bệnh sớm khỏi và không tái phát. Chúc các bé sớm khỏe mạnh.
Viêm Tai Giữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ: Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Cấu tạo và chức năng của tai giữa
Muốn biết được bệnh viêm tai giữa là gì? Mẹ cần hiểu sơ qua về cấu tạo và chức năng của tai giữa:
Tai người được chia làm 3 phần: tai ngoài, tai giữa, tai trong.
Tai giữa có cấu trúc như một chiếc hộp chứa khí, nằm ngay phía trong màng nhĩ. Bên trong có chứa những cái xương nhỏ xíu rung động và truyền âm thanh.
Vòi nhĩ là ống nhỏ nối thông tai giữa với họng.
Viêm tai giữa là gì?
Viêm tai giữa là một tình trạng viêm nhiễm của tai giữa. Có nhiều loại viêm tai giữa khác nhau, trong đó đối tượng thường gặp phải nhất là trẻ em.
Trong một số trường hợp, viêm tai giữa thường tự khỏi nên có thể chỉ cần giảm đau và theo dõi. Tuy nhiên, đôi khi cần dùng kháng sinh để điều trị tình trạng nhiễm trùng này vì bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng nghe và gây ra những biến chứng nghiêm trọng khác.
Theo số liệu thống kê cho thấy, viêm tai giữa ở trẻ em chiếm 80% tổng số ca bệnh . Nguyên nhân quan trọng nhất khiến trẻ bị viêm tai giữa là do sự chưa trưởng thành về cấu trúc, chức năng của vòi nhĩ ở từng lứa tuổi và do sự chưa trưởng thành về hệ thống miễn dịch.
Cụ thể, ống thính giác của trẻ em có kích thước tương đối ngắn, chất thải rất dễ bị tắc, không thể thoát ra được. Vì thế, vi khuẩn và nấm sẽ tồn tại trong tai, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ba mẹ nên chú ý chăm sóc, vệ sinh tai cho trẻ nhỏ sạch sẽ để tránh hiện tượng trên xảy ra. Bệnh lý về tai rất nguy hiểm, chúng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của con người.
Có 2 nguyên nhân phổ biến khiến trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa : vi rút và vi khuẩn. Các mầm bệnh này xâm nhập theo con đường qua vòi nhĩ, nằm ở thành sau họng. Ngoài ra, có một số tác nhân khác gây ra viêm tai giữa ở trẻ nhỏ :
Hệ thống bạch huyết vùng hầu họng còn yếu, hay bị viêm.
Vòi nhĩ thông giữa họng và tai giữa có dạng tương đối nằm ngang ở trẻ em nên vi khuẩn hoặc vi rút rất dễ xâm nhập.
Biến chứng của bệnh viêm V.A, viêm amidan, viêm họng hay các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp.
Không khí, môi trường sống ô nhiễm, thay đổi thời tiết.
Không vệ sinh sạch sẽ khi tai bị tổn thương, nước lọt vào tai khi tắm gội.
Các biểu hiện viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường gặp :
Trẻ sốt, thường là sốt cao 39 – 40 độ, quấy khóc nhiều, bỏ bú, kém ăn, nôn trớ, co giật.
Với những trẻ lớn sẽ biết kêu đau tai, còn trẻ nhỏ thường chỉ biết lắc đầu, lấy tay dụi vào tai.
Kèm theo triệu chứng rối loạn tiêu hóa: đi ngoài lỏng, nhiều lần, xuất hiện gần như đồng thời với triệu chứng sốt.
Trẻ em khi có triệu chứng sốt không rõ nguyên nhân, tiêu chảy và nôn cần được đưa đi khám kỹ càng về tai mũi họng để có thể phát hiện sớm được bệnh viêm tai giữa cấp.
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, vài ngày sau (2-3 ngày) bệnh sẽ tiến triển sang giai đoạn vỡ mủ do màng tai bị thủng, mủ tự chảy ra ngoài qua lỗ tai với các biểu hiện sau:
Trẻ đỡ sốt, bớt quấy khóc, ăn được, ngủ được.
Hết rối loạn tiêu hóa, đi ngoài trở lại bình thường.
Không kêu đau tai nữa.
Thực ra lúc này bệnh không thuyên giảm mà bắt đầu chuyển sang giai đoạn mạn tính với dấu hiệu chảy mủ tai.
Nếu vẫn không được điều trị bệnh sẽ diễn biến thành viêm tai giữa mạn tính hoặc viêm tai – xương chũm mạn tính, cùng với nguy cơ biến chứng có thể xảy ra vào bất kỳ lúc nào.
Thông thường, viêm tai giữa ở trẻ em có thể tự khỏi từ 24 – 48 giờ. Nếu sau đó bệnh vẫn chưa có tiến triển tốt, cách tốt nhất là mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời thay vì tự tìm cách chữa viêm tai giữa tại nhà.
Ở trường hợp nhẹ, trẻ em thường được áp dụng phương pháp điều trị nội khoa (dùng thuốc chữa viêm tai giữa) là chủ yếu. Bệnh nhân thường được kê thuốc kháng sinh uống, thuốc nhỏ viêm tai giữa phụ thuộc vào tình trạng bệnh.
Tuy nhiên, mẹ không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh cho con mà không có chỉ định của bác sĩ do:
Thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị viêm tai giữa do vi rút
Không làm khô dịch mủ trong tai
Không hỗ trợ giảm đau sau khi bị nhiễm trùng
Có nhiều tác dụng phụ
Một số trường hợp điều trị bằng kháng sinh không hiệu quả phải chích rạch màng nhĩ – đặt ống thông nhĩ hay nạo VA được thực hiện nếu viêm tai giữa kèm với dấu hiệu viêm đường hô hấp trên do+ tắc nghẽn bởi VA phì đại.
Nếu trẻ bị viêm tai giữa có triệu chứng của đe dọa biến chứng và điều trị nội khoa tối ưu không mang lại kết quả khả quan, có thể cần đến phẫu thuật hòm nhĩ, khoét xương chũm.
Viêm tai giữa ở trẻ nhỏ có thể chữa khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng nếu như được phát hiện và điều trị đúng cách, kịp thời. Vì vậy, khi phát hiện dấu hiệu bé viêm tai giữa, mẹ cần chú ý theo dõi và đưa đi khám ngay khi cần thiết. Khi viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chuyển thành viêm tai xương chũm, viêm phổi, ba mẹ cần cho trẻ đi bệnh viện ngay.
Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, ba mẹ cần rèn luyện cho bé thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Khi vệ sinh tai, tốt nhất là mẹ hãy sử dụng dụng cụ mềm, thao tác nhẹ nhàng để tai trẻ không bị tổn thương.
Trẻ bị viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe nếu như không được điều trị dứt điểm. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được chăm sóc và chữa trị.
Khi nào cần đưa trẻ đến khám bác sĩ
Dấu hiệu và triệu chứng của viêm tai giữa có thể dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác của tai. Điều quan trọng là phải chẩn đoán chính xác bệnh và điều trị kịp thời. Bạn nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Triệu chứng bệnh kéo dài hơn 1 ngày
Xuất hiện ở trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi
Bị đau tai dữ dội
Khó ngủ hay kích thích sau khi cảm cúm.
Bị chảy mủ, dịch hay máu từ tai.
Viêm tai giữa là một bệnh khá phổ biến, thường xảy ra ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh tuy có thể tự khỏi nhưng mẹ cần theo dõi và đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời để tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng nghe của trẻ. Và mẹ cũng đừng quên thực hiện các biện pháp phòng ngừa để phòng tránh viêm tai giữa ở trẻ em.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bệnh Viêm Xoang Ở Trẻ Nhỏ, Dấu Hiệu Và Những Lưu Ý Khi Điều Trị trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!