Cập nhật nội dung chi tiết về Biện Pháp Xử Lý Tổn Thương Ở Xương Bánh Chè mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cấu tạo khớp gối gồm có 3 xương là xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối, trước khớp gối, nằm ở trước đầu dưới xương đùi.
Xương bánh chè (Nguồn: Internet)
Xương bánh chè là một xương vùng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối.
Các tổn thương xương bánh chè thường gặp là gãy xương bánh chè, vỡ xương bánh chè, trật xương bánh chè, rạn xương bánh chè,…Theo thống kê, gãy xương bánh chè chiếm khoảng 2 – 4% tổng số các trường hợp gãy xương.
Các nguyên nhân làm tổn thương xương bánh chè
Xương bánh chè có thể bị tổn thương trong các trường hợp sau đây:
Chấn thương trực tiếp hay té ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng.
Đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp.
Bị đánh, ném vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè.
Tập thể dục co gấp cẳng chân đột ngột.
Bị vũ khí sát thương như bom, mìn, đạn bắn,…
Một trong những tổn thương phổ biến nhất ở xương bánh chè là gãy xương bánh chè. Khi đó, người bệnh sẽ nhìn thấy khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên. Nếu người bệnh đến cơ sở y tế muộn, có thể có vết bầm tím ở dưới da. Ấn nơi xương gãy sẽ thấy đau. Sờ thấy khe giãn cách giữa 2 đoạn gãy.
Gãy xương bánh chè là loại tổn thương phổ biến (Nguồn: Internet)
Khi bị gãy xương bánh chè đầu gối nhiều người thường nhầm tưởng với tình trạng bong gân khớp gối vì tổn thương cũng sưng và đau vùng gối. Điều này khiến việc khắc phục tổn thương xương bánh chè bị sai cách, dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hóa, vôi hóa các dây chằng bao khớp, lệch xương bánh chè,…
Xử lý tổn thương xương bánh chè đúng cách
Khi bị chấn thương khớp gối mà chưa thể xác định tình trạng bên trong thì bạn cần nghỉ ngơi, bất động chân để theo dõi. Để giảm đau, bạn nên lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm lạnh lên vị trí tổn thương khoảng 20 phút. Sau đó theo dõi, nếu tình trạng sưng đau phù nề không giảm hoặc đau càng tăng thì có thể là tổn thương hoặc gãy xương bánh chè.
Nếu gãy xương bánh chè cần cơ sứu bằng cách cố định tạm thời từ khúc 1/3 giữa đùi đến bàn chân trên nẹp ê-ke gỗ, nẹp Crame trong tư thế duỗi gối hoàn toàn. Sau đó, bệnh nhân được chuyển đến cơ sở y tế chuyên khoa cơ xương khớp để được bác sĩ chẩn đoán và xử lý.
Khi bị chấn thương ở khớp gối nên kiểm tra xem có chấn thương xương bánh chè hay không (Nguồn: Internet)
Gãy xương bánh chè nếu được điều trị sớm, đúng cách thì xương sẽ nhanh liền và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3 – 4 tháng.
Trường hợp gãy vỡ xương bánh chè thành hai hoặc nhiều mảnh, xương sẽ bị toác rộng và có thể tràn máu vào gối, thông vào khớp. Trường hợp này nên cố định ngay khớp gối thẳng, giảm đau và chuyển bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa.
Hiện nay, xương bánh chè vỡ đã được mổ rất thành công. Sau mổ, ổ gãy được cố định vững chắc, bệnh nhân gấp duỗi, vận động được sớm mà không cần bó bột hay cố định lâu (làm hạn chế động tác của khớp).
Phòng tránh tổn thương xương bánh chè
Để tránh làm tổn thương xương bánh chè, bạn nên:
Tập thói quen khởi động trước khi vận động, luyện tập, lao động nặng.
Dùng băng thun quấn bảo vệ đầu gối khi chơi đá bóng, thi đấu điền kinh, trượt tuyết,…
Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như ngồi xổm, quỳ gối, tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp, khuân vác vật nặng,…
Đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải (khoảng 3cm).
Viêm khớp và những điều bạn nên biết sớm hơn: (VOH) – Người bị bệnh viêm khớp luôn gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và vận động hằng ngày. Nếu không chữa trị sớm, viêm khớp có thể gây đau nhức, đôi khi bị tàn phế do biến dạng khớp.
Xử Trí Và Phục Hồi Tổn Thương Bánh Chè
Tổn thương bánh chè thường xảy ra khi bệnh nhân bị ngã đập gối xuống đất thấy đau chói ở mặt trước khớp gối, không thể tự duỗi gối được. Có thể nhìn thấy khớp gối bị sưng nề to, mất các lõm tự nhiên. Nếu người bệnh đến cơ sở y tế muộn có thể có vết tím bầm ở dưới da. Ấn nơi xương gãy thấy có điểm đau chói cố định. Sờ thấy khe giãn cách giữa hai đoạn gãy. Khám thấy dấu hiệu bập bềnh xương bánh chè và làm được động tác di động ngược chiều giữa 2 đoạn gãy. Tuy nhiên, khi bị ngã hoặc va chạm, nhiều bệnh nhân cho rằng bị bong gân khớp gối vì tổn thương cũng sưng và đau vùng gối.
Xử trí đúng để phòng biến chứng
Khi chấn thương khớp gối chưa thể nhận biết có tổn thương xương bánh chè hay không thì người bệnh cần được nghỉ ngơi, bất động để theo dõi. Để giảm đau, nên lấy khăn lạnh hoặc gói đá vào khăn và chườm trong 20 phút, bỏ ra 20 phút, cứ lặp lại như vậy (không đặt đá lạnh trực tiếp lên da). Sau đó, cần theo dõi nếu tình trạng sưng đau phù nề không giảm hoặc đau càng tăng thì có thể là tổn thương hoặc gãy xương bánh chè.
Hình ảnh gãy xương bánh chè trên phim Xquang.
Đối với trường hợp người bệnh bị gãy xương bánh chè cần sơ cứu bằng cách cố định tạm thời từ 1/3 giữa đùi đến bàn chân trên nẹp ê-ke gỗ, nẹp Crame trong tư thế duỗi gối hoàn toàn. Sau đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế có chuyên khoa xương khớp. Tuyệt đối không được điều trị theo mách bảo, đắp lá, đắp thuốc có thể dẫn tới biến chứng khớp giả xương bánh chè.
Về điều trị
Gãy xương bánh chè nếu được điều trị sớm, đúng phương pháp thì xương sẽ nhanh liền và phục hồi chức năng khớp gối tốt sau 3-4 tháng. Nếu không được điều trị, chăm sóc đúng có thể có các biến chứng: viêm mủ khớp gối, teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoá, vôi hoá các dây chằng bao khớp gây hạn chế vận động gấp duỗi gối, khó phục hồi chức năng của chi; liền lệch xương bánh chè, biến chứng khớp giả xương bánh chè…
Vật lý trị liệu giúp người bệnh hồi phục nhanh
Tùy từng loại gãy, lứa tuổi mà có phương pháp điều trị bảo tồn hay phẫu thuật. Điều trị bảo tồn khi vỡ xương bánh chè dạng nứt rạn, không di lệch (2 mảnh và mặt khớp bánh chè-lồi cầu đùi không bị khấp khểnh); người bệnh cao tuổi không đi đứng được hoặc có bệnh nội khoa nặng kèm theo. Tùy từng trường hợp có thể được bó bột. Điều trị phẫu thuật được chỉ định khi vỡ xương bánh chè, 2 phần vỡ rời xa nhau quá 4mm, gãy vụn khi diện khớp của các mảnh gãy khấp khểnh hoặc có mảnh rời di lệch vào khớp gối. Có thể mổ buộc vòng chỉ thép, mổ buộc xương chữ U, mổ bắt vít, mổ néo ép. Nếu vỡ vụn quá, cần mổ lấy bỏ xương bánh chè.
Đối với bệnh nhân bó bột:
Phục hồi chức năng tránh di chứng là rất quan trọng nhằm tăng cường tuần hoàn, chống teo cơ, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi, chống cứng khớp ở người bệnh gãy xương bánh chè.
Giai đoạn bất động khớp gối, bệnh nhân cần tập co cơ tĩnh trong nẹp, bột, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi. Tập co cơ tĩnh 10 giây/lần, ít nhất 10 lần/ngày. Người bệnh cần tập chủ động các khớp tự do: háng, cổ chân để tăng cường tuần hoàn. Sau khi bột khô, cần đứng dậy, tập đi với nạng, chân bệnh chịu một phần sức nặng.
Giai đoạn sau khi tháo bột hoặc tháo nẹp cố định khớp gối: giảm đau, tránh co cứng khớp gối bằng nhiệt trị liệu, điện xung, điện phân thuốc qua khớp gối (với phẫu thuật buộc vòng chỉ thép chống chỉ định dùng sóng ngắn để điều trị).
Đối với bệnh nhân phẫu thuật: Tập co duỗi khớp gối.
Người bệnh cần xoa bóp chống kết dính xung quanh sẹo mổ, xung quanh xương bánh chè và xung quanh khớp. Di động xương bánh chè theo chiều dọc và chiều ngang. Gia tăng tầm vận động khớp bằng kỹ thuật giữ nghỉ và kỹ thuật trợ giúp. Tập duỗi khớp gối hoàn toàn, gấp gối tăng dần để có thể gấp gối 90 độ sau 6 tuần và vận động khớp gối hoàn toàn sau 12 tuần. Gia tăng sức mạnh cơ đùi bằng các bài tập sức cản với tạ, bao cát, ghế chuyên dụng. Tập các bài xuống tấn, đạp xe đạp, trên dụng cụ chuyên biệt, tập bơi, lên xuống cầu thang. Nếu thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ và tập luyện thường xuyên, bệnh nhân sẽ phục hồi hoàn toàn và các hoạt động sinh hoạt bình thường sau 6 tháng.
Đối với các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật, néo ép bánh chè hoặc các phương pháp phẫu thuật khác không cần bột, nẹp tăng cường thì sau phẫu thuật từ ngày thứ nhất đến 14 ngày cần duỗi gối tối đa; gấp khớp gối tới 90 độ. Người bệnh cần chườm lạnh khớp gối 20 phút cách 2 giờ, sau đó băng chun ép cố định khớp gối. Người bệnh đi lại bằng nạng đến khi kiểm soát được cơ đùi, chân phẫu thuật chịu một phần trọng lượng.
BS. Trần Phạm Đăng
Bệnh nhân cần tập co cơ tĩnh cơ tứ đầu đùi và toàn bộ chân phẫu thuật; vận động thụ động khớp gối từ 0 – 30 độ trong những ngày đầu, tăng dần đến 2 tuần đạt gấp gối 90 độ; tập duỗi khớp gối, vận động khớp cổ chân, khớp háng của chân phẫu thuật.
Sau phẫu thuật từ 2 – 6 tuần, bệnh nhân cần vận động của khớp gối; tăng sức mạnh nhóm cơ đùi; giảm đau và phù nề. Bệnh nhân tiếp tục các bài tập ở trên. Tập duỗi khớp gối tối đa; gấp dần khớp gối đến 6 tuần khớp gối có thể vận đông bình thường; chân phẫu thuật tiếp tục chịu trọng lượng và bỏ nạng sau 4 tuần. Tập gia tăng sức mạnh cơ đùi bằng chun, tạ, bao cát hoặc dụng cụ chuyên dụng. Tập xuống tấn, đạp xe đạp, bơi. Sau 6 tháng, bệnh nhân trở lại các hoạt động bình thường. Sau phẫu thuật 2 tuần, bệnh nhân cần tái khám và các lần tiếp theo cách 1 tháng. Khám đến 6 tháng sau phẫu thuật.
Phục Hồi Chức Năng Gãy Xương Bánh Chè
Xương bánh chè là một xương vừng lớn nhất cơ thể, nằm trong hệ thống duỗi đầu gối, che chở mặt trước khớp gối.
Theo một nghiên cứu, gãy xương bánh chè chiếm từ 2 – 4 % các trường hợp gãy xương. Việc điều trị gãy xương bánh chè sớm và đúng phương pháp thường cho kết quả tốt.
Gãy xương bánh chè xảy ra trong trường hợp nào?
Những trường hợp sau đây có thể dẫn đến gãy xương bánh chè: chấn thương trực tiếp, hay gặp ngã đập đầu gối xuống nền đất cứng; đập đầu gối vào vật cứng khi gối đang ở tư thế gấp; bị đánh, ném bằng vật cứng trực tiếp vào xương bánh chè.
Chấn thương gián tiếp thì ít gặp hơn, chẳng hạn người tập thể thao co gấp cẳng chân đột ngột. Bị vũ khí sát thương như bom, mìn, đạn bắn… Vị trí gãy xương bánh chè thường gặp là gãy ngang chính giữa xương, gãy ở bờ trên hoặc bờ dưới cũng hay gặp. Hiếm gặp gãy theo chiều dọc chi hoặc chiều dày xương bánh chè. Di lệch xương: nếu gãy ngang thì hay gặp di lệch giãn cách, do đầu trên xương bánh chè bị kéo lên trên và hơi chếch ra ngoài bởi cơ tứ đầu đùi.
Hình ảnh gãy xương bánh chè trên phim Xquang
Triệu chứng gãy xương bánh chè
Khi bị một chấn thương nặng như ngã, va đập vào vật cứng, bị đánh… có thể bị gãy vỡ xương bánh chè với các biểu hiện như sau: đau chói vị trí khớp gối; không nâng chân lên được khỏi mặt ngang nhưng vẫn gấp gối được và đi lại được khi chân duỗi thẳng; chi tổn thương bị biến dạng; ấn có điểm đau chói, có tiếng lạo xạo xương gãy; có dấu hiệu giãn cách xương bánh chè, cử động bất thường; tràn dịch khớp gối; không cử động được động tác duỗi gối. Chụp X-quang thấy xương bánh chè bị gãy.
Bệnh cần phân biệt với các trường hợp: bong gân khớp gối, trường hợp này bệnh nhân vẫn nhấc gót chân lên được khỏi mặt giường.
Tổn thương sụn chêm: bệnh nhân vẫn đi lại được, nhưng có hiện tượng kẹt khớp tái diễn như đang đi tự nhiên khớp gối bị mắc cứng lại, không gấp duỗi được, phải ngồi nghỉ 2-3 phút, xoa bóp tại chỗ sau đó lại đi được bình thường.
Đứt dây chằng chéo: có dấu hiệu đau vùng khớp gối; bất lực vận động khớp gối gần như hoàn toàn; biến dạng khớp gối; dấu hiệu ngăn kéo ( +). Biến chứng của gãy xương bánh chè gồm: teo cơ tứ đầu đùi, xơ hoá,vôi hoá dây chằng bao khớp. Hạn chế cử động gấp duỗi khớp gối gây ảnh hưởng xấu tới phục hồi chức năng chi tổn thương. Can lệch xương, gây thoái hoá khớp gối. Viêm mủ khớp gối. Khớp giả.
Chữa trị và phòng bệnh
Trường hợp gãy xương bánh chè có di lệch giãn cách dưới 3mm và chênh diện khớp ở mắt sau xương bánh chè dưới 1mm; gãy rạn xương bánh chè. Điều trị bằng cách: chọc hút hết máu tụ trong khớp; bó bột đùi – cổ chân – bàn chân trong tư thế gối duỗi hoàn toàn, thời gian từ 8-10 ngày. Tập vận động theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu gãy xương bánh chè có giãn cách trên 3mm và gãy ngang thì dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị. Kết hợp xương bằng cách xuyên 2 đinh Kirscher song song và buộc néo ép số 8 dựa trên nguyên lý cột trụ của Pauwels.
Phương pháp này có ưu điểm là đơn giản, cố định vững chắc ổ gãy, tập vận động được sớm, càng tập càng nhanh liền xương và thường tập vận động 2 ngày sau mổ. Khâu cố định xương bánh chè bằng chỉ thép: buộc vòng thép quanh chu vi xương của Berger, dùng cho trường hợp gãy xương bánh chè thành nhiều mảnh.
Phòng bệnh bằng cách phối hợp nhiều biện pháp như: khởi động tốt trước khi vận động, luyện tập, lao động nặng.
Dùng băng thun quấn bảo vệ đầu gối trong khi vận động như đá bóng, thi đấu điền kinh, trượt tuyết… Tránh các tư thế gây hại cho khớp gối như: ngồi xổm, quỳ gối hay tập cử tạ mà gánh tạ quá thấp, khuân vác vật nặng… Đi giày dép có đế rộng, độ cao vừa phải khoảng 3cm.
Vai trò của xương bánh chè trong khớp gối
Cấu tạo khớp gối gồm: 3 xương, xương đùi, xương chày và xương bánh chè. Sụn chêm ở giữa mặt khớp lồi cầu đùi – mâm chày có tác dụng giảm sóc khi sụn khớp lồi cầu đùi và mâm chày tiếp xúc khi vận động và giữ cho khớp gối được vững vàng.
Các dây chằng bên trong, bên ngoài và hai dây chằng chéo trước và chéo sau có tác dụng giữ cho khớp gối vững chắc. Dây chằng chéo trước có tác dụng chủ yếu là giữ không cho mâm chày trượt ra trước và dây chằng chéo sau giữ cho mâm chày không bị trượt ra sau.
Dây chằng bên ngoài giúp gối không bị vẹo trong, dây chằng bên trong giúp cho gối không bị vẹo ra ngoài. Toàn bộ khớp gối được bao bọc bởi một lớp màng hoạt dịch có tác dụng tiết ra dịch khớp để bôi trơn trong quá trình cử động.
Theo ThS Trần Ngọc Hương – Sức khỏe & Đời sống
Nguyên tắc tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân sau mổ vỡ xương bánh chè: Nguyên tắc là phải tập từ nhẹ đến nặng để cho khớp và cơ thể thích nghi dần. Bắt đầu bằng tập gấp và duỗi khớp gối ở tư thế nằm ngửa trên giường hoặc trên sàn nhà, sau đó ở tư thế ngồi và đứng. Khi khớp gối đã co, duỗi được bình thường sẽ tiếp tục tập làm mạnh các cơ của chân và làm mạnh khớp gối bằng các bài tập có kháng trở, tức là có một lực nào đó kháng cản lại động tác gấp và duỗi của khớp gối để người bệnh phải gắng sức thực hiện động tác (như người tập tạ) như vậy sẽ làm cho các cơ, dây chằng của khớp khỏe lên giúp cho khớp trở lại vận động bình thường. Lực cản đó có thể là túi cát, dây cao su, tạ tập …phù hợp. Trong quá trình tập bạn lấy khớp gối bên lành làm chuẩn để đối chiếu xem tập có kết quả nhiều hay ít…Thời gian phải tập tùy thuộc vào mức độ hạn chế hiện nay, nói chung là tập đến khi nào khớp và chân bên đó trở lai vận động bình thường như khớp gối và chân bên lành, bệnh nhân không có khó khăn gì trong sinh hoạt hàng ngày và công việc mà bệnh nhân đang làm.
Một số hình ảnh
Biến Chứng Nguy Hiểm Và Cách Điều Trị Gãy Xương Bánh Chè
Gãy xương bánh chè là một tai nạn xương khớp nguy hiểm khó lành hơn các xương tay, chân khác. Nắm bắt những kiến thức về gãy xương bánh chè sẽ giúp bạn giảm bớt lo lắng khi có thể điều trị gãy xương bánh chè sau khoảng 3 – 4 tháng lành lại!
Gãy xương bánh chè là gì?
Hệ thống của xương bánh chè gồm có hệ thống duỗi cối có xương bánh chè, gân bánh chè và gân cơ tứ đầu gối, tất cả cho phép đầu gối có chức năng gập duỗi. Cấu trúc của xương bánh chè được cấu tạo từ xương xốc và bọc bên ngoài là tổ chức xương đặc nên khi gãy rất bị vỡ nhiều mảng.
Gãy xương bánh chè là phần xốp của xương bị gãy vụn hoặc gãy theo các đường gãy khác nhau, trong các trường hợp gãy xương thì gãy xương bánh chè chiếm khoảng 2 – 4% và không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.
Nguyên nhân dẫn đến gãy xương bánh chè thường chủ yếu từ tai nạn lao động hoặc xe cộ khiến phần đầu gối dập trực tiếp xuống vật cứng khiến xương bánh chè gãy. Còn lại các yếu tố nhưu các loại bệnh hoặc gập đầu gối thì rất ít dẫn đến loại gãy xương này.
Thông thường xương bánh chè thường gãy ngang với vị trí gãy ở chính giữa hoặc ở bờ trên, cực dưới do gãy theo chiều dọc. Cũng như các loại gãy xương khác, gãy xương bánh chè gãy theo nhiều kiểu khác nhau như gãy ngang, gãy dọc, gãy thành nhiều mảnh hoặc gãy có di lệch và không di lệch.
Triệu chứng của gãy xương bánh chè
Đau nhói phần khớp gối và xuất hiện các vết bầm tím do tụ máu nếu gãy kín, khớp gối sưng phù to và có thể xuấ hiện các vết lõm dưới da.
Dùng tay kiểm tra bằng cách ấn vào đầu gối nếu thấy điêmt đau nhói và thấy khe dãn cách giữa hai đoạn gãy thì có nguy cơ bị gãy xương bánh chè.
Kiểm tra chức năng gập duỗi của đầu gối, nếu gãy xương bánh chè thì bệnh nhân không thể gập duỗi khớp gối được.
Biến dạng khớp gối: Thông thường gãy xương bánh chè rất ít gây ra các biến dạng khớp gối có thể rõ ràng nhìn thấy được nhưng chủ yếu xuất hiện các vết lõm dưới da.
Biến chứng nguy hiểm của gãy xương bánh chè
Gãy xương bánh chè là một trong những loại gãy xương nguy hiểm do ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ phần xương đầu gối (xương bao ngoài), do vậy nó có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm như:
Nhiễm trùng gây viêm mủ toàn khớp gối: Trong trường hợp xương bánh chè gãy đâm thủng ra ngoài gây hở thì rất dễ gây nhiễm trùng vết thương nếu không được chăm sóc đúng cách, điều này rất dễ dẫn đến nhiễm trùng gây viêm mủ toàn khớp gối.
Biến chứng gãy lại: Đối với khớp gối nếu bị gãy xương bánh chè thì nguy cơ gây gãy lại khớp xương bánh chè lần 2 là rất cao.
Biến chứng sai lệch khi liền xương bánh chè: Các biến chứng này rất dễ gặp và đã rất nhiều trường hợp đã sau phẫu thuật bị biến chứng trồi hoặc trượt đứt đinh ghép gây nên sự chênh mặt khớp và biến chứng sai lệch khi liền xương bánh chè.
Biến chứng teo và biến dạng đầu gối: Trong trường hợp nặng, sự teo cơ tứ đầu đùi sẽ gây nên sự biến dạng khớp đầu gối, chứng này thường đi kèm với xơ hoá, vôi hoá các dây chằng bao khớp.
Chuẩn đoán và điều trị gãy xương bánh chè
Chuẩn đoán gãy xương bánh chè
Chụp phim X-quang chuẩn đoán hình ảnh: Thường tiến hành chụp X-quang tổng thể khớp gối ở cả 02 tư thế là tư thế thẳng và nghiêng. Thông qua chụp X-quang sẽ nhìn và kết rõ thấy rõ vị trí gãy, đường gãy, sự tổn thương mâm, xương chày, gãy mâm chày, ảnh hưởng của dây chằng, hệ thần kinh và có sự di lệch xương hay không.
Chọc hút khớp gối: Tập trung tại vị trí có nhiều dịch máu tụ trong khớp để chuẩn đoán chính xác sự gãy xương và mức độ ảnh hưởng nhiễm trùng nguy cơ.
Điều trị gãy xương bánh chè
Bó bộ đầu gối: phải tiến hành chọc hút hết máu tụ trong ổ khớp rồi mới bó bột đùi bàn chân.
Dùng thuốc tây: Chủ yếu là các loại thuốc giảm đau và kháng viêm, trong đó các loại thuốc kháng viêm được chú ý sử dụng nhiều hơn như achimotrypcin, Efferangal Codei và Alaxan
Mổ cấp cứu
Mổ phiên
Phương pháp kết xương bằng vít xốp
Phương pháp khâu cố định bằng chỉ thép hoặc chỉ Nilon
Phương pháp buộc vòng thép quanh chu vi xương.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Biện Pháp Xử Lý Tổn Thương Ở Xương Bánh Chè trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!