Cập nhật nội dung chi tiết về Các Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các phương pháp đánh giá chất lượng
a.Phương pháp phòng thí nghiệm
Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật cơ bản cũng đồng thời là các thông số về chất lượng tiêu dùng cần phải đánh giá của sản phẩm (công suất động cơ, tốc độ quạt gió, độ ăn mòn…) hoặc khi trình độ chất lượng được đánh giá gián tiếp thông qua các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật.
Phương pháp phòng thí nghiệm được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau căn cứ vào tính chất riêng của các chỉ tiêu chất lượng : đo trực tiếp, phương pháp phân tích hóa trị, phương pháp tính toán (tính năng suất, hiệu quả, giá thành, tuổi thọ, hao phí nguyên liệu…
Ưu nhược điểm :
-Ưu điểm :
+Cho số liệu chính xác.
+Các kết quả đánh giá có các thứ nguyên rõ ràng, dễ so sánh.
(Thứ nguyên là mối quan hệ của các đơn vị đo những đại lượng vật trị trong một công thức vật trị nào đó. Thứ nguyên là có một ký hiệu (thay cho tên gọi) di kèm sau một con số hoặc một giá trị nào đó và được goị tên, ký hiệu riêng. Ví dụ : 1 (m) : mét là thứ nguyên chỉ độ dài; 5 (W) : Oát là thứ nguyên chỉ công suất; 100 (Kg) , kg là thứ nguyên chỉ khối lượng )
-Nhược điểm :
+ Đòi hỏi phải có các thiết bị, máy móc thí nghiệm
+ Tốn kém nhiều chi phí
+ Không phải lúc nào cũng thực hiện được.
+ Đối với một số chỉ tiêu không phản ánh được (tình trạng sản phẩm, tính thẩm mỹ, mùi vị, sự thích thú…)
Phương pháp tính toán sử dụng chủ yếu để xác định một số chỉ tiêu ở giai đoạn thiết kế. Ví dụ như các chỉ tiêu năng suất, tuổi thọ, tính bảo toàn. …được xác định bằng phương pháp tính toán. Khi cần thiết để tính toán các chỉ tiêu có thể sử dụng các số liệu bằng các phương pháp khác.
b.Phương pháp cảm quan
Là phương pháp đánh giá chất lượng dựa trên việc sử dụng các thông tin thu được qua sự cảm nhận của các cơ quan thụ cảm của con người khi tiếp xúc, tiêu dùng sản phẩm như : thị giác, thính giác, khứu giác, xúc giác và vị giác.
Các cơ quan thụ cảm có vai trò thu nhận các cảm giác về các chỉ tiêu chất lượng thông qua việc tiếp xúc, thử và phân tích các sản phẩm. Bằng sự cảm nhận và kinh nghiệm chuyên môn, các chuyên gia sẽ lượng hóa các giá trị của các chỉ tiêu chất lượng thông qua một hệ thống điểm. Chính vì vậy, kết quả của đánh giá phụ thuộc rất lớn vào trình độ, kinh nghiệm, thói quen và khă năng của các chuyên gia.
Phương pháp này ít tốn chi phí và đơn giản hơn so với phương pháp phòng thí nghiệm và nhưng đôi lúc ít chính xác hơn so với phương pháp phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, phương pháp này có ưu điểm và được sử dụng phổ biến để xác định giá trị các chỉ tiêu như : tính thẩm mỹ, chất lương thực phẩm, …
c.Phương pháp xã hội học
Xác định bằng cách đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua sự thu thập thông tin và xử trị ý kiến của khách hàng.
Để thu thập thông tin, người ta có thể dùng các phương pháp trưng cầu ý kiến của khách hàng thông qua các phiếu trưng cầu ý kiến qua các buổi triển lãm, hội chợ, hội nghị khách hàng….Sau đó tiến hành thống kê, xử trị thông tin, kết luận.
d.Phương pháp chuyên viên (chuyên gia)
Cơ sở khoa học của phương pháp này là dựa trên các kết quả của phương pháp phòng thí nghiệm, phương pháp cảm quan, tổng hợp, xử trị và phân tích ý kiến của các chuyên viên rồi tiến hành cho điểm. Đánh giá chất lượng sản phẩm bằng phương pháp chuyên viên được áp dụng rộng rãi trong thương mại thế giới.
+ Cho kết quả với độ chính xác cao,
+ Dựa trên kết quả đánh giá giúp chúng ta xếp hạng sản phẩm, ấn định giá bán của nhiều sản phẩm.
Nó trở thành một công cụ quan trọng trong nhiều lĩnh vực như : Dự báo, nghiên cứu các phương pháp toán, tìm các giải pháp quản trị và đánh giá chất lượng sản phẩm.
+ Mang tính chủ quan, kết quả đánh giá phụ thuộc nhiều vào phản ứng tự nhiên, kinh nghiệm và tâm trị của các chuyên viên.
Do vậy, tuyển chọn chuyên viên trở thành khâu quan trọng quyết định mức độ chính xác của kết quả đánh giá.
Về tổ chức thực hiện , có thể tiến hành theo hai cách :
Cách 1 : Phương pháp Delphi : Các chuyên viên không tiếp xúc trao đổi trực tiếp
Cách 2 : Phương pháp Paterne : Các chuyên viên được tiếp xúc trao đổi trực tiếp với nhau. Ý kiến của từng chuyên viên là cơ sở cấu thành ý kiến chung của cả nhóm.
Các Phương Pháp Đánh Giá
Thường được đưa ra ở cấp quản trị cao nhất của công ty hoặc đánh giá các bộ phận, đánh giá theo dự án hoặc đánh giá các công việc khó đo lường.
1. Phương pháp so sánh cặp:
Từng cặp nhân viên sẽ được so sánh về các yêu cầu chính.
Nhân viên tốt hơn hẳn được 4 điểm, yếu hơn hẳn được 0 điểm.
Tốt hơn được 3 điểm, yếu hơn được 1 điểm.
Nếu hai nhân viên bằng nhau, mỗi người được 1 điểm.
Cộng tất cả các điểm lại ta được tổng điểm của từng nhân viên.
2. Phương pháp bảng điểm
Phương pháp này được thiết kế dựa trên việc đánh giá như khối lượng, chất lượng, tinh thần thái độ, thực hiện nội quy.
Mỗi yếu tố được đánh giá theo mức suất sắc, tốt, khá, trung bình, yếu.
Tổng hợp theo năm yếu tố trên, nhưng có thêm một số quy định như: nếu trung bình là khá, nhưng có một lĩnh vực yếu thì bị đánh giá là yếu.
3. Phương pháp đánh giá theo mục tiêu
Thường được đưa ra ở cấp quản trị cao nhất của công ty hoặc đánh giá các bộ phận, đánh giá theo dự án hoặc đánh giá các công việc khó đo lường.
Nhược điểm của phương pháp này là:
Nếu mục tiêu đưa ra không phù hợp thì sẽ tốn nhiều thời gian của DN.
Các cấp thích đặt ra mục tiêu thấp để dễ hoàn thành.
4. Phương pháp định lượng:
Bước 1: Xác định các yêu cầu chủ yếu để thực hiện công việc.
Bước 2: Phân loại từng yêu cầu theo các mức đánh giá: xuất sắc, khá, trung bình, yếu, kém. Mỗi mức đánh giá này phải có quy định rõ ràng. Ví dụ: đối với yêu cầu chăm sóc tốt khách hàng thì khá là không có khiếu nại, xuất sắc là không có khiếu nại và được khách hàng cảm ơn…
Bước 3: Đánh giá trọng số của từng yếu tố trong tổng các yếu tố.
Các Phương Pháp Đánh Giá Công Việc
Mỗi một phương pháp đánh giá đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuỳ vào từng trường hợp cụ thể của từng DN, các phương pháp áp dụng khác nhau sẽ cho hiệu quả lợi ích khác nhau. Có 3 phương pháp đánh giá thành tích công việc thường được sử dụng trong thực tiễn là phương pháp đánh giá cho điểm (rating scale), phương pháp đánh giá mô tả (essay method) và phương pháp đánh giá theo kết quả (results-oriented) hay phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu (management by objectives). Ngoài ra còn rất nhiều phương pháp đánh giá khác như phương pháp tự đánh giá, phương pháp đánh giá từ dưới lên, phương pháp đánh giá từ phía khách hàng, phương pháp đánh giá 360o hay toàn diện…
DN thường áp dụng những phương pháp đánh giá thành tích nào? Ưu nhược điểm của chúng là gì? Bài viết sau đây cung cấp cho bạn đọc một số phương pháp đánh giá được sử dụng phổ biến trong các DN và những phân tích chi tiết giúp nhà quản lý DN có cơ sở để lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp cho DN mình. Ngoài ra, bài viết còn tổng kết một số nguyên tắc cơ bản cần lưu ý cho nhà quản lý DN trong quá trình thiết kế hệ thống đánh giá trong DN.
Phương pháp đánh giá cho điểm
Phương pháp đánh giá cho điểm cho phép người sử dụng có nhiều lựa chọn trong việc thiết kế mô hình đánh giá. Theo phương pháp này người đánh giá xem xét từng tiêu chí đánh giá (đặc điểm của người được đánh giá) và cho điểm hoặc xếp hạng dựa trên một thang đánh giá được xây dựng từ trước. Thông thường thang đánh giá (thang điểm) gồm một số bậc được xếp hạng từ thấp tới cao, từ “kém” cho tới “xuất sắc” hoặc một cách sắp xếp tương tự nào đó.
Mỗi một đặc điểm cần đánh giá sẽ có một thang điểm phù hợp. Thông thường các đặc điểm cần đánh giá về nhân viên bao gồm mức độ hợp tác trong công việc, khả năng trao đổi, diễn đạt thông tin, tính sáng tạo, tính kỷ luật về giờ giấc, nội quy làm việc, kỹ năng làm việc, và một số đặc điểm khác tuỳ thuộc vào yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng DN. Nói chung, bản chất và mức độ của từng đặc điểm cần đánh giá là do người thiết kế thang điểm hoặc nhu cầu đánh giá của DN quy định.
Ưu điểm
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp đánh giá cho điểm là phương pháp này có kết cấu rõ ràng. Việc tiêu chuẩn hoá cho phép kết quả xếp hạng dễ dàng được so sánh và đối chiếu – thậm chí đối với toàn bộ nguồn nhân lực của doanh nghiệp.
Theo phương pháp này, mọi nhân viên đều phải trải qua quá trình đánh giá như nhau với các tiêu chí và thang điểm (tiêu chuẩn đánh giá) cơ bản như nhau. Điều này tạo ra sự bình đẳng trong việc đánh giá nhân viên và một thước đo thành tích công việc chuẩn trong toàn bộ DN.
Phương pháp đánh giá cho điểm rất dễ hiểu và dễ sử dụng bởi vì khái niệm cho điểm là rất rõ ràng: cả người đánh giá và người được đánh giá đều dễ dàng thấy được logic đơn giản và hiệu quả của thang điểm đánh giá. Chính vì vậy đây là phương pháp phổ biến và được áp dụng rộng rãi.
Sai sót lựa chọn của người đánh giá. Sai sót lựa chọn là xu hướng của người đánh giá khi đánh giá một người khác một cách chủ quan, và sau đó tìm bằng chứng chứng minh cho đánh giá của mình (đồng thời bỏ qua hoặc hạ thấp những bằng chứng phủ nhận hay mâu thuẫn những đánh giá mang tính chủ quan đó).
Đây là hiện tượng tâm lý phổ biến và bình thường chi phối con người. Nói cách khác, chúng ta chỉ thấy được ở người khác cái mà ta muốn thấy. Ví dụ là khi người đánh giá tin rằng một nhân viên về bản chất là tốt thì sẽ dễ dàng bỏ qua các chứng cứ mâu thuẫn với nhận xét này. Và nếu như thực tế nhân viên này lười nhác thì thay vì chỉnh đốn anh ta người đánh giá có khi lại che chở hoặc thậm chí còn đưa ra những lý do biện hộ cho thành tích công việc kém cỏi của nhân viên đó. Ngược lại, giả sử người đánh giá có thể có ấn tượng không tốt về nhân viên được đánh giá. Khi đó người đánh giá thường trở nên khắt khe một cách bất hợp lý trong ý kiến đánh giá của mình về nhân viên, và luôn sẵn sàng chỉ trích và hành động gây bất lợi cho nhân viên đó.
Hiện tượng sai sót này ít khi được thể hiện một cách rõ ràng. Vì thế, nó có thể là một mối đe doạ đáng kể ảnh hưởng tới tính hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống đánh giá thành tích công việc trong DN.
Sai sót mang tính nhận thức. Sai sót nhận thức xảy ra khi người đánh giá không nắm được bản chất, ý nghĩa của các tiêu chí, đặc điểm được lựa chọn để đánh giá và ngôn ngữ sử dụng trong thang điểm đánh giá. Ví dụ, đối với một người đánh giá, một nhân viên có thể được đánh giá là sáng kiến khi báo cáo tình hình cho cấp trên. Tuy nhiên, đối với một người đánh giá khác, điều này lại cho thấy nhân viên đó lại quá phụ thuộc vào sự giúp đỡ của cấp trên – và do đó anh ta bị đánh giá là thiếu sáng kiến.
Cũng như vậy, ngôn ngữ và thuật ngữ sử dụng để xây dựng thang điểm – ví dụ như “trên mức yêu cầu” hoặc “dưới mức trung bình” – có thể hiểu rất khác nhau đối với những người đánh giá khác nhau.
Phương pháp đánh giá mô tả
Trong phương pháp đánh giá mô tả, người đánh giá thể hiện đánh giá của mình về người được đánh giá bằng việc viết một bản báo cáo đánh giá.
Báo cáo đánh giá thường tập trung mô tả những điểm mạnh và điểm yếu cụ thể nào đó về thành tích công việc của người được đánh giá. Trong báo cáo đánh giá người đánh giá còn có thể đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những tồn tại phát hiện được trong quá trình đánh giá. Người đánh giá có thể tự mình viết báo cáo đánh giá hoặc có thể kết hợp cùng với người được đánh giá viết báo cáo.
Khi áp dụng phương pháp đánh giá này, người đánh giá có thể chủ động hoàn toàn về việc đưa ra mức độ đánh giá về các vấn đề mà họ cảm thấy là phù hợp và hợp lý. Chính vì vậy, quá trình đánh giá là không bị giới hạn và rất linh hoạt. Nói cách khác, người đánh giá sẽ cảm thấy không bị gò bó như trong hệ thống đánh giá khác có tính hạn chế sự diễn đạt của người đánh giá hoặc như hệ thống cho rằng các đặc điểm của nhân viên có thể mổ xẻ đánh giá một cách riêng rẽ và rõ ràng.
Nhược điểm
Phương pháp đánh giá mô tả cũng có một số nhược điểm nhất định. Phương pháp này là một phương pháp tiêu tốn nhiều thời gian và không dễ thực hiện. Đối với người đánh giá phương pháp đánh giá này đòi hỏi những yêu cầu khắt khe hơn so với phương pháp đánh giá khác, đặc biệt là về khả năng diễn đạt và óc tổng hợp.
Sự mô tả về thành tích công việc của người được đánh giá một cách tự nhiên, không gò bó vừa là một ưu điểm, nhưng đồng thời cũng chính là nhược điểm của phương pháp đánh giá mô tả. Kỹ năng viết báo cáo đánh giá theo phương pháp mô tả của những người đánh giá khác nhau thật khó có khả năng như nhau. Điều này có thể làm hạn chế hoặc méo mó toàn bộ quá trình đánh giá. Hơn nữa, do quá trình đánh giá mang tính chủ quan nên rất khó có thể so sánh và đối chiếu kết quả đánh giá của những người được đánh giá khác nhau. Và như thế có nghĩa là việc rút ra kết luận chung hay khái quát về nhu cầu đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của DN sẽ gặp khó khăn. Phương pháp đánh giá theo kết quả (Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu)
Ưu điểm
Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu khắc phục được một số vấn đề phát sinh do giả định rằng những đặc điểm cần thiết để hoàn thành tốt công việc của nhân viên có thể xác định và đo lường một cách đáng tin cậy. Thay vì phải giả định về những đặc điểm của nhân viên, phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu lại tập trung vào kết quả công việc thực tế.
Nếu một nhân viên đạt hoặc vượt mục tiêu đã được xác định và thống nhất từ trước, thì nhân viên đó sẽ được đánh giá là hoàn toàn chấp nhận được. Nhân viên được đánh giá theo kết quả công việc thực tế, chứ không phải về khả năng của họ, một phạm trù dễ bị ảnh hưởng bởi ý kiến chủ quan của người đánh giá.
Cơ sở lý luận của phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu là có thể nhìn nhận được kết quả công việc một cách trực tiếp trong khi đặc điểm của nhân viên (có thể có hoặc có thể không ảnh hưởng tới thành tích công việc) chỉ có thể được suy đoán hoặc suy luận ra mà thôi.
Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu cho rằng việc mổ xẻ phân tích chi tiết những nhân tố phức tạp khác nhau tạo nên thành tích công việc của nhân viên là rất khó khăn. Thành tích công việc của nhân viên không thể chia nhỏ thành các nhân tố cấu thành để nghiên cứu. Các nhân tố này cần được xem xét trong một tổng thể không tách rời, cái mà ta có thể quan sát và đo lường được một cách trực tiếp.
Phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu giúp nhân viên có được cảm giác hài lòng về tính tự chủ trong việc đánh giá và sự hoàn thành mục tiêu. Nhưng mặt khác, phương pháp này có thể dẫn tới kỳ vọng không thực tế về một mục tiêu có thể hoặc không thể hoàn thành một cách hợp lý.
Một điểm mạnh của phương pháp đánh giá quản trị mục tiêu là tính rõ ràng của mục tiêu. Nhưng đó cũng chính là yếu điểm của phương pháp này. Hiển nhiên các DN hiện đại cần hết sức linh hoạt trong kinh doanh để tồn tại. Trong khi đó, những mục tiêu, tự bản thân nó lại tạo ra một có gì đó cứng nhắc. Dĩ nhiên, giải pháp ở đây là những mục tiêu này cần xây dựng sao cho có thể thay đổi và mềm dẻo hơn. Nhưng mục tiêu càng mềm dẻo bao nhiêu thì sẽ càng không rõ ràng bấy nhiêu. Mục tiêu thay đổi sẽ làm nhân viên bối rối và mục tiêu mềm dẻo có thể bị méo mó, sai lệch để nguỵ trang hoặc bào chữa những yếu kém trong thành tích công việc.
Ý kiến nhận xét phải mang tính xây dựng. Một điều quan trọng là người được đánh giá cần nhận thấy những ý kiến nhận xét có tính chất phê bình từ việc đánh giá là mang tính xây dựng, nhằm mục tiêu giúp họ vượt qua những khó khăn hiện tại và cải thiện kết quả thành tích công việc của chính họ trong tương lai. Người được đánh giá sẽ bớt lo lắng về những ý kiến phê bình và nhận thấy những ý kiến phê bình này là hữu ích, nếu như họ nhận thấy ý định của người đánh giá mang tính xây dựng.
Ngược lại, những nhận xét thiếu tính xây dựng (nhận xét không rõ ràng, không được thông báo tới người được đánh giá, không công bằng hoặc không được thể hiện đúng cách) sẽ dẫn đến trạng thái bực tức, oán hận, căng thẳng và mâu thuẫn trong công việc, cũng như việc người được đánh giá không muốn và phản kháng thay đổi, không công nhận yếu kém, và cuối cùng là thành tích công tác tồi tệ.
Coi trọng xây dựng mục tiêu phấn đấu. Xây dựng mục tiêu phấn đấu là một nhân tố quan trọng trong động cơ làm việc của người được đánh giá. Mục tiêu phấn đấu khuyến khích nỗ lực của nhân viên, tập trung chú ý, tăng tính kiên trì, bền bỉ, và khuyến khích nhân viên tìm tòi phương pháp làm việc mới và tốt hơn.
Người đánh giá phải được tin. Để có được kết quả đánh giá phản ánh đúng thành tích công việc của nhân viên, người đánh giá phải là người trình độ, có kiến thức và được tín nhiệm. Hơn nữa, người đánh giá phải cảm thấy thoải mái với phương pháp, kỹ thuật đánh giá được áp dụng và phải am hiểu công việc cũng như thành tích của nhân viên.
Khi các điều kiện này được thoả mãn, người được đánh giá sẽ cảm nhận được quá trình đánh giá là chính xác và công bằng. Do đó họ sẽ dễ dàng chấp nhận những ý kiến phản hồi từ phía người đánh giá và sẵn sàng thay đổi.
Tóm lại, có thể có nhiều phương pháp đánh giá thành tích công việc. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một phương pháp đánh giá nào được cho là hoàn hảo. Mỗi một phương pháp đều có một số ưu điểm nhưng cũng có một số nhược điểm nhất định. Để hệ thống đánh giá phát huy hiệu quả tối đa, nhà quản lý phải hiểu được bản chất của từng phương pháp, lựa chọn và vận dụng/điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể của DN mình. Điều quan trọng là người quản lý phải giữ cho được một số nguyên tắc như đã trình bày trong quá trình xây dựng hệ thống đánh giá. Hy vọng đây là một tài liệu tham khảo đem lại lợi ích thiết thực cho việc quản trị nguồn nhân lực trong DN nói riêng và cho việc quản trị DN nói chung./.
Nguồn: quantri.vn
Giới Thiệu Một Số Phương Pháp Đánh Giá Hoạt Tính Sinh Học Các Hợp Chất Thiên Nhiên
Phương pháp đánh giá hoạt tính diệt tế bào ung thư
Phương pháp 1: Phương pháp MTT (3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-diphenyltetrazol brom)
Hoạt tính diệt tế bào ung thư của các hợp chất sẽ được xác định theo phương pháp MTT (3-[4,5-dimetylthiazol-2-yl]-2,5-điphenyltetrazol brom). Ba dòng tế bào ung thư người dự kiến sẽ sử dụng là HL-60 (human acute promyeloid leukemia – ung thư máu), PC-3 (human prostate cancer – ung thư tuyến tiền liệt), SNU-C5 (human colon cancer – ung thư ruột kết) được nuôi cấy trong môi trường RPMI 1640 bổ sung 10% huyết thanh phổi bò (fetal bovine serum) và penicillin/streptomycin (tương ứng 100 U/mL và 100 mg/mL) ở 37 °C trong môi trường 5 % CO 2 được làm ẩm. Các tế bào phát triển theo cấp số nhân được sử dụng trong các thí nghiệm.
Phương pháp 2. Phương pháp của Monks thử độ độc tế bào in vitro
Phương pháp thử độ độc tế bào in vitro được Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Cancer Institute – NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro. Phép thử này được thực hiện theo phương pháp của Monks . Phép thử tiến hành xác định hàm lượng protein tế bào tổng số dựa vào mật độ quang học (Optical Density – OD) đo được khi thành phần protein của tế bào được nhuộm bằng Sulforhodamine B (SRB). Giá trị OD máy đo được tỉ lệ thuận với lượng SRB gắn với phân tử protein, do đó lượng tế bào càng nhiều (lượng protein càng nhiều) thì giá trị OD càng lớn. Phép thử được thực hiện trong điều kiện cụ thể như sau:
– Chất thử (10 μL) pha trong DMSO 10% được đưa vào các giếng của khay 96 giếng để có 20, 4, 0,8 và 0,16 μg/mL.
– Trypsin hóa tế bào thí nghiệm để làm rời tế bào và đếm trong buồng đếm để điều chỉnh mật độ cho phù hợp với thí nghiệm.
– Thêm vào các giếng thí nghiệm lượng tế bào phù hợp (trong 190 μL môi trường) và để chúng phát triển trong vòng từ 3-5 ngày.
– Một khay 96 giếng khác không có chất thử nhưng có tế bào ung thư (180 μL) sẽ được sử dụng làm đối chứng ngày 0. Sau 1 giờ, đĩa đối chứng ngày 0 sẽ được cố định tế bào bằng Trichloracetic acid – TCA.
Sau giai đoạn ủ trong tủ ấm CO 2 tế bào được cố định vào đáy giếng TCA trong 30 phút, được nhuộm bằng SRB trong vòng 1 giờ ở 37 o C. Đổ bỏ SRB và các giếng thí nghiệm được rửa 3 lần bằng 5% axit axetic rồi để khô trong không khí ở nhiệt độ phòng.
– Cuối cùng, sử dụng dung dịch tris (hydroxymethyl)aminomethane 10 mM để hòa tan lượng SRB đã bám và nhuộm các phân tử protein, đưa lên máy lắc đĩa lắc nhẹ trong 10 phút và sử dụng máy ELISA Plate Reader (Bio-Rad) để đọc kết quả về hàm lượng màu của chất nhuộm SRB thông qua phổ hấp thụ ở bước sóng 515 nm. Khả năng sống sót của tế bào khi có mặt chất thử sẽ được xác định thông qua công thức sau:
Các phép thử được lặp lại 3 lần để đảm bảo tính chính xác. Ellipticine (Sigma) luôn được sử dụng làm chất đối chứng dương và được thử nghiệm ở các nồng độ 10, 2, 0,4 và 0,08 μg/mL. DMSO 10% luôn được sử dụng như đối chứng âm. Giá trị IC50 sẽ được xác định nhờ vào phần mềm máy tính TableCurve.
Phương pháp 3: Phương pháp WST-8 tại Viện Y học tự nhiên, Đại học Toyama, Nhật Bản
Ngoài ra, hoạt tính gây độc tế bào còn được thử nghiệm theo phương pháp WST-8 tại Viện Y học tự nhiên, Đại học Toyama, Nhật Bản:
Các dòng tế bào A549 (ung thư phổi), HeLa (ung thư cổ tử cung) và TIG- 3 (tế bào thường) được duy trì trong môi trường MEMα (Wako pure chemicals Ind. Ltd., Osaka, Japan); PANC-1 và PSN-1 (ung thư tuyến tụy) được bảo quản trong môi trường DMEM (Wako pure chemicals Ind., Ltd., Osaka, Japan). Các môi trường này được bổ sung 10% fetal bovine serum – FBS (Gibco BRL Products Gaithersburg, MD) và 1% dung dịch kháng sinh (Sigma- Aldrich Inc., St. Louis, U.S.A.). Tế bào phát triển theo cấp số nhân được thu thập và 2×10 3 tế bào trong 100 μL môi trường được đưa vào mỗi giếng của khay 96 giếng (Corning Inc., NY, U.S.A ). Sau khi ủ 24 giờ trong tủ ấm 5% CO 2 ở 37 o C để cố định tế bào, tế bào được xử lý với các nồng độ khác nhau của mẫu thử trong môi trường tương ứng của chúng (100 μL). Sau 72 giờ, môi trường được thay đổi 10% WST-8 và cuối cùng là đếm % tế bào sống sót bằng cách đo mật độ quang tại 450 nm. 5-Fluorouracil được dùng làm đối chứng dương.
Phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm
Phương pháp 1
Những chủng vi khuẩn và nấm kiểm định gây bệnh ở người thường được sử dụng:
– Bacillus subtilis (ATCC 6633): Là trực khuẩn gram (+), sinh bào tử, thường không gây bệnh.
– Staphylococcus aureus (ATCC 13709): Cầu khuẩn gram (+), gây mủ các vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng;
– Escherichia coli (ATCC 25922): Gram (-), gây một số bệnh về đường tiêu hoá như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, viêm lỵ trực khuẩn.
– Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442): Gram (-), trực khuẩn mủ xanh, gây nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng ở da và niêm mạc, gây viêm đường tiết niệu, viêm màng não, màng trong tim, viêm ruột.
– Candida albicans (ATCC 10231): Là nấm men, thường gây bệnh tưa lưỡi ở trẻ em và các bệnh phụ khoa.
– Lactobacillus fermentum (Lp B14): Gram (+), là loại vi khuẩn đường ruột lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hoá của người và động vật.
– Enterococcus faecium (B650): Gram (+), vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng trong tim, viêm màng não.
Cách tiến hành: Thực hiện dựa trên phương pháp vi định lượng trên môi trường lỏng. Đây là phương pháp thử hoạt tính kháng vi sinh vật kiểm định và nấm nhằm đánh giá mức độ kháng khuẩn mạnh yếu của các mẫu thử thông qua các giá trị thể hiện hoạt tính là MIC (nồng độ ức chế tối thiểu), IC50 (nồng độ ức chế 50%), MBC (nồng độ diệt khuẩn tối thiểu).
– Mẫu ban đầu được pha loãng trong DMSO và nước cất vô trùng thành một dãy 05 nồng độ là 128 μg/ml, 32 μg/ml, 8μg/ml, 2μg/ml, 0,5μg/ml
– Chuẩn bị dung dịch vi khuẩn hoặc nấm với nồng độ 5.105CFU/ml khi tiến hành thử.
– Chuẩn bị mẫu đối chứng: mẫu đối chứng (+) kháng sinh được pha trong nước cất theo nồng độ 10mg/ml và khử trùng bằng màng lọc Millipore 0,22μm; tiến hành các bước thì nghiệm tiếp theo tương tự như các chất thử khác. Mẫu đối chứng (-) chất thử được thay thế bằng nước cất vô trùng.
– Sau 24h đọc giá trị MIC bằng mắt thường. Giá trị MIC được xác định tại giếng có nồng độ chất thử thấp nhất gây ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật.
– Giá trị IC50 được tính toán dựa trên số liệu đo độ đục tế bào bằng máy quang phổ bước sóng λ = 492nm và phần mềm xử lý chuyên dụng.
Thí nghiệm được lặp lại với n = 3.
Phương pháp 2. Thử hoạt tính ức chế vi khuẩn bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch
Phương pháp thử hoạt tính ức chế vi khuẩn là phương pháp của Hadacek et al. (2000). Chủng vi khuẩn sau khi được hoạt hóa từ ống chủng gốc trên môi trường LB đặc, một khuẩn lạc được cấy chuyển sang 5 ml môi trường LB lỏng và lắc qua đêm ở nhiệt độ 37 oC . Đĩa thử hoạt tính được chuẩn bị bằng cách cấy trải 200 μL dịch khuẩn, nồng độ tương đương 4-5 × 108 CFU/ml lên bề mặt đĩa petri có chứa môi trường LB đặc, để khô và đục 5-6 giếng, đường kính khoảng 6 mm sao cho mỗi giếng cách nhau khoảng 2-3 cm. Chuẩn bị dịch chiết thử bằng cách hòa tan cặn chiết methanol của các mẫu thực vật trong Dimethyl Sulfoxide (DMSO) thành các nồng độ theo yêu cầu. Bổ sung 50 μL dịch chiết thử vào các giếng thạch trên đĩa petri và giữ các đĩa thí nghiệm ở nhiệt độ phòng trong 2 tiếng, tới khi dịch chiết từ các giếng khuếch tán ra môi trường nuôi cấy vi khuẩn; sau đó, đặt các đĩa vào tủ ấm 37 oC trong 24 giờ. Đối chứng dương là dung dịch kháng sinh (Ampicilin 0,1 mg/ml với E. coli và P. mirabillis; Kanamycin 5 mg/ml với S. aureus và P. vulgaris); đối chứng âm là DMSO. Hoạt tính ức chế khuẩn được đánh giá bằng cách đo bán kính (BK) vòng ức chế vi sinh vật bằng công thức: BK (mm) = D-d; trong đó D = đường kính vòng vô khuẩn và d = đường kính lỗ khoan thạch. Thí nghiệm được lặp lại ba lần và lấy giá trị bán kính trung bình.
3. Phương pháp đánh giá hoạt tính chống oxi hóa Phương pháp 1. Thông qua phản ứng bao vây gốc tự do (DPPH)
Hoạt tính chống oxy hóa của mẫu được xác định thông qua phản ứng bao vây gốc tự do (DPPH). Phản ứng được tiến hành theo phương pháp của Shela et al. (2003) . Dựa trên nguyên tắc 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra các gốc tự do bền trong dung dịch EtOH bão hoà. Khi cho các chất thử nghiệm vào hỗn hợp này, nếu chất có khả năng làm trung hoà hoặc bao vây các gốc tự do sẽ làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của các gốc tự do DPPH. Hoạt tính chống ôxy hoá được đánh giá thông qua giá trị hấp thụ ánh sáng của dịch thí nghiệm so với đối chứng khi đọc trên máy Elisa ở bước sóng 515 nm.
Các mẫu có biểu hiện hoạt tính (SC ≥ 50%) sẽ được thử nghiệm để tìm giá trị SC50. Giá trị SC50 được xác định thông qua nồng độ chất thử và % hoạt động của chất thử mà ở đó 50% các gốc tự do tạo bởi DPPH được trung hòa bởi chất thử.
Phương pháp 2. Dựa vào năng lượng khử
Năng lực khử được xác định theo phương pháp của Oyaizu (1986) với một vài hiệu chỉnh nhỏ. Nhiều thể tích khác nhau của dịch chiết được trộn với đệm phosphate pH = 6,6 để đạt thể tích cuối cùng 1,5ml trước khi thêm 0,5 ml K 3(Fe[CN 3]) 1%. Hỗn hợp được ủ ở 50 oC trong 20 phút, sau đó thêm 0,5ml TCA 10% và 2 ml nước cất, cuối cùng 0,4ml AlCl 3 0,1% được thêm vào. Độ hấp thu quang học được xác định tại bước sóng 700nm. Độ hấp thu quang học càng cao thì năng lực khử càng mạnh. Kết quả được tính toán bởi giá trị IC 50, là lượng mẫu làm tăng độ hấp thu quang học lên 0,50.
Phương pháp 3. Xác định khả năng chống oxi hóa trên mô hình dầu – nước
Hệ nhũ tương dầu – nước được chuẩn bị gồm: 10% dầu Olive, 85% nước và 0,5% Tween 40. Hỗn hợp được đồng hóa ở tốc độ 10.000 rpm trong 5 phút (IKA, T18B, Ultra – Turax, Germany). Chính xác 2ml dịch chiết được trộn đều với 10ml hệ nhũ tương dầu – nước chứa trong ống nhựa 50 ml có nắp đật, đặt trong tủ ổn nhiệt ở 50 o C, quá trình oxi hoá chất béo được quan sát hàng ngày. Hàm lượng hydroperoxide được xác định theo phương pháp của Richards và Hultin (2002). Hàm lượng hydroperoxide được xác định trên dịch chiết chất béo theo phương pháp của Bligh and Dyer (1959). Kết quả tính toán hàm lượng hydroperoxide từ đường chuẩn Cumene hydroperoxide (HPO) nồng độ từ 0-120 nmol/ml.
Thiard Frank, Tất Tố Trinh, Nguyễn Thuỵ Vy, Nguyễn Hoài Nghĩa, Nguyễn Diệu Liên Hoa, Nguyễn Thị Kim Phụng, Nguyễn Ngọc Hạnh, Hồ Huỳnh Thuỳ Dương; (2008); Khảo sát hoạt tính ức chế tăng trưởng của các cây thuốc Việt Nam trên dòng tế bào ung thư cổ tử cung HeLa; Tạp chí phát triển Khoa học và Công nghệ, tập 11, số 01 – 2008.
Phạm Thanh Loan, Trần Huy Thái, Phan Văn Kiệm, Hoàng Lê Tuấn Anh, Châu Văn Minh, Đỗ Thị Thảo, Trần Thị Sửu, (2013), Hoạt tính sinh học của một số hợp chất phân lập từ cây cẩm lai (Dalbergia oliveri Gamble ex Prain); Tạp chí Sinh học 2013, 35(4):439-444.
Nguyễn Thị Diệu Thuần, (2015), Nghiên cứu thành phần hoá học và khảo sát hoạt tính sinh học của loài xáo leo ( Paramignya Scandens (Griff.) Craib) ở Lâm Đồng, Luận án Tiến sĩ.
Trần Mỹ Linh, Vũ Hương Giang, Lê Quỳnh Liên, Nguyễn Tường Vân, Ninh Khắc Bản, Châu Văn Minh, (2013), Đánh giá hoạt tính ức chế vi khuẩn kiểm định của một số loài thực vật ngập mặn tại vườn quốc gia Xuân Thuỷ, Nam Định, Tạp chí sinh học, 35(3): 342-347.
Tin bài: Đinh Thị Kim Hoa Người duyệt: TS. Trần Văn Chí Người đăng: Bùi Đình Lãm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Các Phương Pháp Đánh Giá Chất Lượng trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!