Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Chọn Gà Trống Làm Giống Tốt. Kỹ Thuật Lai Tạo Gà Giống Tốt mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong một đàn gà thường nuôi 1 trống kèm 6-8 mái. Như vậy,con trống phải thực sự khỏe, tốt, thì mới đảm bảo giúp năng suất trứng có cồ cao, trứng nở tỉ lệ thành công cao hơn và bà con chăn nuôi mới đạt hiệu quả.
Để tuyển chọn được một đàn gà chất lượng như vậy không phải là điều đơn giản. Đối với người mới chăn nuôi thì việc nghe tư vấn và nhờ người có kinh nghiệm lựa chọn gà giống là điều cần thiết. Những người chuyên nghiệp sẽ giúp lựa chọn gà trống, gà mái chính xác hơn. Điều đó cũng không phải nhanh chóng ngày một ngày hai là xong.
Thực tế quá trình chọn gà trống mái phải trải qua vài tháng chăn nuôi gà, theo dõi đàn gà để lựa xem con nào tốt, con nào xấu để loại bỏ. Bầy gà để chọn làm giống nên chăm sóc cẩn thận khoảng 5-6 tháng, đến thời điểm 8 tháng tức là gà mái đẻ, gà trống bắt đầu đạp mái thì bắt đầu lựa chọn. Tiêu chuẩn chọn gà trống cụ thể bà con có thể dựa vào các đặc điểm sau:
Vóc dáng cao to, bệ vệ, tốt mã, lông nhìn mướt mát. Một con gà khỏe thì bộ lông sẽ luôn mượt, mềm mại chứ không xù xì.
Mắt sáng: Những con gà có đôi mắt sáng giúp nhìn mọi vật rõ hơn, đủ sức khỏe từ ánh mắt để nhìn nhận thế giới xung quanh, để kiếm mồi và cạnh tranh được với cá thể khác.
Chân cao, vảy mịn, có màu sáng: Những chú gà trống chân cao, dáng sẽ oai vệ, dễ dàng tiếp xúc được với con mái.
Mỏ ngắn, thân hình ngực nở, bụng thon: Bụng thon chứng tỏ gà trống có bộ tiêu hóa tốt, hạn chế được bệnh tật.
Mồng đỏ tươi, dựng đứng lên đảm bảo con trống khỏe mạnh, luôn hăng hái trong việc phối giống.
Tính năng động, hăng hái, luôn cặp kè bên con cái để truyền giống.
Khi chọn được con trống tốt thì đảm bảo trứng sẽ nhiều cồ và con con nở ra khỏe mạnh. Gần như gà con được di truyền những đặc tính khỏe mạnh của con trống. Do vậy, việc chọn được giống gà trống tốt là rất quan trọng, đảm bảo quá trình chăn nuôi sau này gặp nhiều thuận lợi hơn.
Kỹ thuật lai tạo giống gà
Bên cạnh cách chọn giống gà trống mái tốt thì kỹ thuật lai tạo được giống gà con cũng là kỹ thuật chăn nuôi bà con nên biết. Nếu lai tạo tốt thì giống gà tiếp theo sẽ khỏe mạnh, sức đề kháng cao và đạt tiêu chuẩn về cân nặng, chất lượng thịt tốt.
Việc lai tạo giống bà con nên thực hiện làm sao để đời F1 khi ra đời tránh tình trạng cận huyết. Cận huyết có lẽ nhiều người sẽ biết nó sẽ làm giống con yếu ớt, nhiều bệnh tật và chết sớm.
Kỹ thuật lai tạo giống hiệu quả như sau:
1. Lai pha
Lai pha là cách mà nhiều cơ sở chăn nuôi đang lựa chọn. Bà con thường đem giống con trống ở nơi khác về để nuôi trong bầy hàng năm. Ưu điểm là con trống rất hăng đạp mái, tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất.
Tuy nhiên nó vẫn có khả năng tạo ra gen lặn nếu gà trống giống đưa về không tốt, khiến gà con yếu ớt.
Cũng đưa con trống từ nơi khác về nhưng chỉ ở mỗi mùa và cùng một nơi nhằm kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn.
3. Lại bầy
Trong một bầy gà với 20 con trống và 200 con mái sẽ tạo ra giống gà F1. Từ bầy gà F1 thì bà con tiến hành chọn lọc con giống mới tốt để tạo ra giống lai tiếp theo. Cuối cùng là là tổ hợp hai con giống mới để tại ra giống tốt hơn.
4. Lai cuốn
Bà con sẽ phân chia đàn gà thành hai nhóm
Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành
Nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành
Thanh lọc giống mới vừa tạo ra để nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ ghép với nhau.
Dù lai tạo bằng cách nào thì bà con cũng cần kiên trì thực hiện đúng kỹ thuật trong lai tạo gà. Việc phải duy trì bầy gà với số lượng trống mái hợp lý, bao gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc sẽ tạo ra được giống gà mới đảm bảo chất lượng hơn.
Đặc biệt sử dụng càng nhiều trống khác nhau thì sự đa dạng trong bầy gà càng lớn và giống gà con về sau càng tốt. Tuy nhiên không có nghĩa là bà con nuôi trộn lẫn không có sự phân biệt rõ ràng. Nên phân loại sang từng nhóm gà để dễ dàng chăm sóc và có những giống gà khỏe mạnh, đảm bảo tăng năng suất chăn nuôi nhiều hơn.
Giống gà trống hiện nay được chăm sóc rất cẩn thận, lựa chọn kỹ càng. Bà con có thể mua giống gà trống chất lượng ở cơ sở uy tín để nhân giống cho đàn gà của mình.
Phương Pháp Lai Tạo Gà Giống
Trong chọn giống, điều quan trọng là phải có gà mái tốt, để làm mái gốc, mái nền. Mái tốt là mái có thể đẻ ra lượng trứng nhiều, trứng đạt chất lượng, ngoài ra con con có khả năng tăng trưởng cao, chống chọi bệnh tật tốt. Máy ấp trứng Ánh Dương đã có bài viết cách lựa chọn con giống đạt tiêu chuẩn, bà con có thể tham khảo để biết cách chọn gà trống, gà mái phù hợp.
Cách đơn giản nhất là thu thập và ấp nở trứng từ bầy gà của mình nhưng thách thức quan trọng nhất chính là ở đời F1 xảy ra tình trạng xuống cấp di truyền cho cận huyết con giống.
Để tránh tình trạng cận huyết, chúng tôi gợi ý cho bà con một số phương pháp như sau:
1. Phương pháp lai pha
Là cách lai đơn giản nhất, bà con đem những trống mới từ nơi khác về hằng năm và đây cũng là phương pháo được áp dụng rộng rãi nhất trong chăn nuôi. Qua mỗi mùa sinh đẻ, những con trống thuộc giống khác ở nhiều nơi khác được đưa mới vào bầy để tiến hành thụ tinh mới, ưu điểm của phương pháp sẽ tránh được hoàn toàn tình trạng cận huyết, không xảy ra tình trạng giảm năng suất. Nhưng nhược điểm là khó kiểm các tính trạng của con giống bởi quá trình lai tạo có thể tạo ra những tính trạng lặn khiến giống gà mới trở nên yếu hơn.
Cũng là một phương pháp mà bạn đựa trống mới về mỗi mùa. Chỉ khác là nguồn trống mới chỉ ở một nơi, giúp kiểm soát các tính trạng đã có ở gà tạo ra con giống mới phát triển hơn, cũng như tránh được tình trạng cận huyết.
3. Phương pháp lai bầy
Là một phương pháp lai tạo theo bầy như một đơn vị tổng thể thường được áp dụng trong các trang trại quy mô công nghiệp. Ví dụ sử dụng khoảng 20 con giống và 200 con mái, bầy sẽ tự lai tạo quyết định tạo ra giống mới và tiến hành chọn lọc con giống tốt nhất trong thế hệ tiếp theo, sau đó lại nhập số lượng con giống mới và tiếp tục lai tạo, cuối cùng tổ hợp hai con giống mới để tạo ra giống tốt hơn.
4. Phương pháp lai cuốn
Theo phương pháp này, bà con cần phân đàn gà ra thành hai nhóm. Nhóm mái tơ được ghép với trống trưởng thành và nhóm trống tơ được ghép với mái trưởng thành. Vào cuối mùa lai tạo, cả hai nhóm được thanh lọc được gom lại cho mùa sau, và gà con được nuôi lớn thành mái tơ và trống tơ cho mùa lai tạo kế tiếp. Đây là một hệ thống đơn giản và có lợi thế trong việc chỉ duy trì hai nhóm gà.
5. Phương pháp lai xoay
Là phương pháp mà ba bầy, cụ thể gà mái được chia thành 3 bầy mà mỗi bầy được đặt tên: chẳng hạn như “1”, “2” và “3. Trong mùa đầu tiên, trống mới 1 sẽ lai tạo với duy nhất một bầy 1, tương tự cho trống mới 2 và 3. Ở mùa thứ hai, con trống tơ 1 sẽ lai tạo với bầy 2, tương tự lai tạo chéo cho mùa 3… Cứ như vậy, sự tổ hợp chéo sẽ tạo ra 03 giống mới sau 3 mùa. Điểm thuận lợi của phương pháp lai xoay đó là không xảy ra tình trạng cận huyết cũng như không cần bổ sung giống mới trong quá trình lai tạo.
Bất kể bà con áp dụng phương pháp nào cho bầy gà của mình, thành công lâu dài của việc lai tạo phụ thuộc vào việc sở hữu bầy gà gồm nhiều cá thể khác biệt về nguồn gốc cũng như sự kiên trì trong lai tạo. Điều này có nghĩa cần lưu giữ gà ở nhiều thế hệ khác nhau và sử dụng càng nhiều trống khác nhau càng tốt trong điều kiện cho phép. Chúc bà con thành công.
Kỹ Thuật Lai Tạo Gà Đá Bằng Hai Phương Pháp Hiệu Quả Cao
Trình bày kỹ thuật lại tạo gà đá với 2 phương pháp
Trước khi đi đến 2 phương pháp lai tạo gà đá thì bạn nên chú ý hơn đến đặc tính của cá thể gà mẹ. Nên chọn gà mái rặc thuần chủng có sức khỏe tốt và bản tính hung dữ kết hợp với tài nghệ của gà trống thì đàn con sau khi lai tạo mới có thể hội tụ được những đặc điểm tốt, phù hợp để tham gia thi đấu.
1. Lai cận huyết
Là phương pháp lai tạo giữa gà bố, mẹ có quan hệ huyết thống với nhau. Sử dụng phương pháp lai cận huyết cần tính đến xác suất cận huyết của gà bố mẹ. Nhằm mục đích để tạo ra gen đồng hợp cho thế hệ đời sau. Tuy nhiên, kỹ thuật lai tạo gà đá bằng phương pháp lai cận huyết rất dễ xảy ra dị tật ở gà con nếu thể hiện trạng gà có xuất hiện các cặp gen lặn không mong muốn. Ví dụ như tật mỏ, ngực, con ngươi…Lai cận huyết cho gà đá có tỷ lệ phần trăm như sau:
Lai cận huyết sâu: Lai tạo giữa các cá thể gà là anh em ruột thịt cùng đàn – 25%
Lai cận huyết vừa
Lai giữa cá thể gà cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha – 12.5%
Lai giữa cá thể cách nhau 2 đời như bác trai – cháu gái hay bác gái – cháu trai – 12.5%
Lai giữa cá thể cách nhau 3 đời như thế hệ ông – cháu hay bà – cháu – 6.3%
Lai cận huyết nhẹ: Lai giữa thế hệ gà là anh em họ – 6.3%
2. Lai xa
Lai xa là kỹ thuật lai tạo gà đá giữa 2 cá thể không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống nào. Phương pháp nhằm mục đích mang những gen tốt đi lai tạo để có được đời con hoàn hảo nhất. Với phương pháp lai xa thì có 3 cách lai khác nhau như sau:
Lai trực tiếp
Lai giữa 2 giống gà thuần chủng để đời con sinh ra hưởng trọn gen của cả gà bố và gà mẹ.
Lai ba dòng
Là phương pháp sử dụng gà bố hoặc gà mẹ là giống gà lai. Sau đó cho lai tạo với một giống gà thuần chủng để tạo ra đời con có được đặc tính của cả ba giống gà. Ví dụ như gà mẹ lai giữa Asil và Peru có đặc tính khôn ngoan và thể lực tốt cho lai tạo với giống gà Mỹ Hatch có khả năng đá cựa tốt. Tạo ra đời con hội tụ gen của gà Asil, Peru và Mỹ Hatch.
Lai bốn dòng
Là cách lai giữa 2 giống gà không thuần chủng, đã được lai tạo từ 4 giống gà khác nhau. Nổi trội về hình dáng, sức khỏe và khả năng chiến đấu. Ví dụ như gà mẹ lai Hatch – Claret lai với gà bố lai Kelso – Roundhead.
Tuy nhiên kỹ thuật lai tạo gà đá bằng phương pháp lai xa thường không ổn định và xẩy ra nhiều khả năng chuyển giao tính trạng xấu. Và kết quả tính trạng xấu thường xảy ra phổ biến trên kỹ thuật thuật lai xa.
Với 2 kỹ thuật lai tạo gà đá được trình bày ở trên có thể nhận ra rằng kỹ thuật lai cận huyết vẫn mang về kỹ thuật tốt hơn. Nếu bạn biết lựa chọn những cá thể có gen tốt, phù hợp cho việc nuôi gà đá. Và loại bỏ những cá thể có gen xấu xuất hiện các dị tật không mong muốn.
4 Cách Lai Tạo Gà Đá Cựa Dòng Xuất Sắc
mất:
3 phút, 24 giây để đọc.
Phương pháp lai cận huyết – lai tạo gà đá cựa sắt
Phương pháp lai cận huyết là lai tạo những con gà gần nhau về huyết thống. Lựa chọn kỹ càng và khả năng tính toán tỉ lệ xác suất cận huyết giữa đời bố mẹ và đời con
Mục đích là để định hình các dòng gen đồng hợp. Vì thế, những con gà càng cận huyết thì các thế hệ sau tỉ lệ gen đồng hợp càng dễ dàng hơn. Nhược điểm của phương pháp này là gà con xuất hiện dị tật như: dị tật ngực, mỏ, con ngươi… do xuất hiện cặp gen lặn.
3 trường hợp lai cận huyết (cách lai tạo gà trùng huyết)
Lai cận huyết sâu: là cách lai tạo giữa những con gà là anh em ruột thịt trong cùng một bầy là 25%
Lai cận huyết vừa: Kiểu lai này lại có 3 kiểu lai khác nhau như:
Lai tạo giữa 2 con gà là anh em cùng mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ với tỉ lệ 12.5%
Lai tạo giữa 2 con gà cách nhau khoảng 2 đời có quan hệ bác trai – cháu gái hoặc bác gái – cháu trai cũng có tỉ lệ 12.5%
Lai tạo giữa 2 con gà cách nhau khoảng 3 đời có quan hệ giống như ông cháu hoặc bà – cháu có tỉ lệ 12.5%
Lai cận huyết nhẹ: là cách lai tạo giữa anh em họ với nhau có tỉ lệ khoảng 6.3%
Bên cạnh phương pháp lai cận huyết thì còn có một phương pháp lai xa cũng đem lại hiệu quả khá tốt và cũng được đánh giá khá cao.
Cận huyết và lai xa thì khác nhau như thế nào?
Cách lai tạo gà đá cựa bằng phương pháp lai xa
Lai xa chính là phương pháp lai tạo giữa hai con gà chiến. Không có bất kỳ mối quan hệ huyết thống nào với nhau. Đây là một phương pháp thường được người chăn nuôi sử dụng nhiều. Nhằm mục đích để hài hòa giữa các dòng giống có chất lượng tốt. Trong lai xa thì cũng có 3 kiểu lai khác nhau là lai trực tiếp, lai ba dòng, lai bốn dòng.
Lai trực tiếp
Hay còn được gọi là cách tạo dòng gà chọi thuần chủng.Cách này sẽ cho lai tạo giữa 2 giống gà chọi thuần đem lai trực tiếp với nhau để tạo ra đời con mang đặc tính của cả gà bố và gà mẹ. Phương pháp này áp dụng trong cách lai tạo gà mỹ để bảo vệ dòng thuần chủng cho giống gà này.
Lai ba dòng
Là cách kết hợp gen của 3 dòng gà khác nhau. Thì cách này sẽ sử dụng gà bố hoặc gà mẹ là gà lai. Cho lai tạo cùng với một dòng gà thuần.
Lai bốn dòng
Phương pháp kết hợp gen của 4 dòng khác nhau (lai khác dòng). Có nghĩa là gà bố và gà mẹ đều là gà lai. Cho lai tạo với nhau để đời con có đủ tính trạng của cả 4 dòng.
Ví dụ: Gà bố là Asil lai Mỹ và gà mẹ là gà Thái lai Peru. Đời con sinh ra sẽ được hưởng các bản tính khôn ngoan, gan lỳ, ngoại hình đẹp, ăn cựa tốt của 4 dòng gà trên.
Nguồn: nuoigada.com
Chia sẻ
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Chọn Gà Trống Làm Giống Tốt. Kỹ Thuật Lai Tạo Gà Giống Tốt trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!