Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phân Biệt Arrive, Go, Come Dễ Nhớ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Go: /ɡəʊ/ & Come: /kʌm/
+ Ý nghĩa: động từ go mang nghĩa đơn thuần là “di chuyển hoặc đi lại từ nơi này sang nơi khác”. Trong khi đó, động từ come mang nghĩa “di chuyển đến một nơi nào đó”.
Như vậy từ 04 ví dụ trên, ta phân tích như sau:
1.1. Ann: I am about to go to the stadium for the final match this evening.
Mary: Really? I intend to come to your house to discuss our homework.
Ở ví dụ này, Ann dùng từ go vì việc đi đến này không hướng đến người nghe, hay nói cụ thể hơn là vị trí của người nghe. Hiện tại, Mary và Ann không hiện diện ở sân vận động. Sau đó Mary dùng từ come vì việc đi đến này hướng đến Ann (người nghe), cụ thể là đến nhà Ann.
Như vậy, ta nhận thấy dùng go hay come cần xem xét vị trí của người nói và người nghe . Go được dùng khi người nói đề cập không hướng đến người nghe còn come được dùng khi người nói hướng đến người nghe.
1.2. John: My father will go to the hospital to take care of my mother tomorrow.
Peter: After that, I think he will come to our office to meet you in the evening.
Ở ví dụ này, John dùng từ go vì việc đi đến này là của ba John, không hướng đến cả John hay Peter. Sau đó, Peter dùng come vì việc đi đến của ba John hướng đến người nghe (là John) và mở rộng ra là cả người nói (Peter).
Như vậy, bổ trợ sự khác biệt ở ví dụ đầu, từ go được dùng khi người nói đề cập không hướng đến cả người nói hay người nghe. Tuy nhiên, từ come được dùng khi người nói hướng đến cả người nghe hoặc cả chính mình.
2. Arrive: /əˈraɪv/
+ Ý nghĩa: từ arrive có nghĩa là đến, có mặt ở một nơi nào đó, thông thường là nơi cuối của một hành trình. Từ này hay đi cùng với giới từ in / at. Arrive in diễn tả việc đến một khu vực nào đó, arrive at diễn tả việc đến một điểm nào đó. Như vậy arrive in thể hiện việc đến một nơi lớn hơn arrive at. Tuy nhiên sự khác biệt này là không rõ ràng, chủ yếu dựa theo chủ quan của người sử dụng.
+ Sự khác biệt: Trong ý nghĩa, arrive đã thể hiện sự có mặt tại một địa điểm, không thể hiện việc đi đến như go hay come.
Nguồn: Cách Phân Biệt Arrive, Go, Come Dễ Nhớ – Anh Ngữ Thiên Ân. Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy sang website hoặc sử dụng cho mục đích khác.
Phân Biệt Cách Sử Dụng Của Go Back, Come Back Và Return
Phân biệt cách sử dụng của Go back, Come back và Return
Tiếp tục chuỗi bài về phân biệt cách sử dụng của một số từ cùng ý nghĩa, bài viết này Inspirdo sẽ đề cập đến cách sử dụng của: Go back, Come back và Return – cả 3 đều có nghĩa là “Trở về”.
1/ Cách sử dụng của Go back: quay về, quay lại
Go back: Có nghĩa là trở về một địa điểm, một nơi mà bạn gần đây hoặc ban đầu đến từ đó hoặc nơi mà bạn đã từng ở trước đây và thường được dùng từ góc nhìn của người đang trở về.
Eg: Do you ever want to go back to Hanoi? (Bạn có từng muốn quay về Hà Nội hay không?)
2/ Cách sử dụng của Come back: Trở về
Come back: Thường được sử dụng từ góc nhìn về người hoặc địa điểm mà ai đó trở về, chúng ta có thể hiểu “come back” là trở về nơi mình đến. “Go back” là quay lại nơi mình rời đi hoặc bỏ đi.
Eg: When is Janet coming back from Singapore? (Khi nào Janet quay trở lại từ Singapore?)
3/ Cách sử dụng của Return: Trở về
Return: Có nghĩa là trở về từ một địa điểm này tới một địa điểm khác. Return thường trang trọng hơn “go back” và “come back”, và được sử dụng thường xuyên hơn trong văn viết hoặc lời nói trang trọng.
Eg: Mary waited a long time for David to return. (Tôi đã đợi anh ấy trở về trong một khoảng thời gian dài).
Với những bạn muốn cải thiện khả năng tiếng Anh trong thời gian ngắn, đạt hiệu quả cao mà chi phí hợp lý, có thể đăng ký học chương trình 1:1 cùng Inspirdo Edu với chi phí chỉ từ 100k/giờ, liên hệ theo số 0943 556 128 hoặc email info@inspirdoedu.com để được tư vấn.
Phân Biệt Cách Dùng Của ‘Will’ Và ‘Be Going To’
“will” và “be going to” là 2 từ dễ gây nhầm lẫn trong giao tiếp tiếng Anh và cả trong văn viết. Cách để phân biệt là ’will’ dùng trong trường hợp đưa ra quyết định ngay tại thời điểm nói, trong khi đó “be going to” là đưa ra quyết định trước thời điểm nói.
Will + infinitive
Phân biệt Will vs Be going to
1. Đưa ra quyết định ngay tại thời điểm nói về một kế hoạch tương lai.
Julie: There’s no milk. (Không có sữa)
John: Really? I’ll go and get some. (Vậy sao, tôi sẽ đi và mua một ít).
2. Dự đoán dựa trên quan điểm cá nhân
I think the Conservatives will win the next election. (Tôi nghĩ Đảng bảo thủ sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tới).
3. Nói về thực tế trong tương lai
The sun will rise tomorrow. (Mặt trời sẽ mọc vào ngày mai).
4. Dùng cho lời hứa/ yêu cầu/ từ chối/ lời đề nghị.
I’ll help you tomorrow, if you like. (Ngày mai tôi sẽ giúp bạn, nếu bạn thích).
Be going to + infinitive
Phân biệt Will vs Be going to
Khác với ‘Will’ thì ‘Be going to’ được dùng trong giao tiếp tiếng Anh khi muốn đưa ra một quyết định trước thời điểm nói hoặc dự đoán những gì nghe, nhìn, thấy được trước thời điểm nói.
1. Đưa ra quyết định trước thời điểm nói.
Julie: There’s no milk. (Không có sữa)
John: I know. I’m going to go and get some when this TV programme finishes. (Tôi biết. Tôi sẽ đi và mua một ít khi chương trình tivi này kết thúc).
2. Dự đoán dựa trên những gì nghe (nhìn) thấy tại thời điểm nói
The Conservatives are going to win the election. They already have most of the votes. (Đảng Bảo thủ sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử. Họ đã có hầu hết phiếu bầu).
Phân Biệt Road, Street, Way, Path, Route Dễ Nhớ
Phân Biệt Road, Street, Way, Path, Route Dễ Nhớ
1. Road: /rəʊd/
+ Ý nghĩa: một con đường nối hai địa điểm với nhau, có bề mặt cứng để các phương tiện giao thông đi qua. Trong các từ vựng cần phân biệt ở bài này, road hàm ý chỉ con đường nói chung.
Road hàm ý chỉ con đường nói chung, và chỉ bao hàm ý nghĩa “đường”, không bao hàm nhà cửa hai bên. Dù là đường đi ở thành phố với nhà cửa, cây cối hai bên (dùng street) hay ở nông thôn (không có nhà cửa, hàng quán 1 hoặc cả 2 bên đường). Miễn là trên con đường đó, con người và phương tiện giao thông đi lại được.
Road thường dùng để chỉ các con đường lớn, dài và quan trọng trong thành phố.
Road còn dùng để chỉ các con đường đang trong quá trình sửa chữa, nâng cấp.
2. Street: /striːt/
+ Ý nghĩa: một con đường trong thành phố, nông thôn, làng mạc và có nhà cửa, hàng quán ở một hoặc cả hai bên đường.
Ta thường dùng Street cho các con đường ở thành phố vì đáp ứng được đặc điểm trong ý nghĩa. Khác với Road, Street có phạm vi sử dụng hẹp, cụ thể hơn.
Ví dụ: There are many houses, shops and trees on this street. (Có nhiều nhà, cửa hàng và cây cối trên con đường này).
Street được dùng để nêu tên những con đường (street) cụ thể.
Ví dụ: Nguyen Thi Minh Khai street (viết tắt là st.).
3. Way: /weɪ/
+ Ý nghĩa: một lối đi, tuyến đường cụ thể đến một nơi nào đó. Với ý nghĩa này, ta dùng Way với nghĩa là “lối đi”.
Way thể hiện con đường nhỏ hơn Street trong thành phố hoặc với Road trong cả thành phố hoặc nông thôn. Ta có thể dịch Way khi ám chỉ đến lối đi, ngõ, hẻm,….
Ví dụ: The fastest way to come to his house is far away 200 meters from here. (Lối đi nhanh nhất đến nhà anh ấy thì cách đây 200 mét).
Mở rộng thêm, way thường được dùng để chỉ con đường trong tưởng tượng cũng như hàm nghĩa “cách”, “giải pháp”.
Ví dụ: The best way to predict your future is to create it. – Abraham Lincoln – (Cách tốt nhất để dự đoán tương lai của bạn là hãy tạo ra nó).
4. Path: /pɑːθ/
+ Ý nghĩa: một con đường, được hình thành do quá trình con người, xe cộ đi lại và tạo nên. Ta có thể dịch Path là “đường mòn”.
+ Sự khác biệt: sự khác biệt của Path nằm trong ý nghĩa của nó. Khác với Road, Street, Way, không có chủ đích hình thành một con đường là Path.
I have known many paths leading to that waterfall, which is really picturesque. (Tôi biết nhiều đường mòn cái mà dẫn đến thác nước ấy, cái mà đẹp như tranh vẽ vậy).
5. Route: /ruːt/
+ Ý nghĩa: một tuyến đường nối hai địa điểm với nhau, thường hàm ý trừu tượng, không sử dụng về vật chất.
+ Sự khác biệt: Hàm ý đường mà Route hướng đến không thể đi lại được trên nó.
Nguồn: Phân biệt Road, Street, Way, Path, Route Dễ Nhớ – Anh ngữ Thiên Ân. Vui lòng trích dẫn nguồn khi copy sang website hoặc sử dụng cho mục đích khác.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phân Biệt Arrive, Go, Come Dễ Nhớ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!