Đề Xuất 5/2023 # Cách Phòng Tránh Thai Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Như Thế Nào # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 5/2023 # Cách Phòng Tránh Thai Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Như Thế Nào # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Cách Phòng Tránh Thai Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Như Thế Nào mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

– Tính toán chu kỳ kinh nguyệt là cách tránh thai an toàn và khá hiệu quả. Nếu việc uống thuốc tránh thai có thể gây ra tác dụng phụ và nhất là ảnh hưởng đến phụ nữ đang cho con bú. Sử dụng bao cao su làm giảm đi khoái cảm trong khi quan hệ tình dục. Thì cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp loại bỏ hết những khuyết điểm này.

Tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt như thế nào

– Theo đó, thông qua chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ tính được ngày nào là quan hệ an toàn và ngày nào trứng rụng để tránh không để có thai.

– Tuy nhiên, phương pháp này chỉ phù hợp với những chị em có chu kỳ kinh chính xác, ít thay đổi. Và để đảm bảo cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt đúng nhất thì phải theo dõi quá trình hành kinh của bạn trong vòng 3 tháng rồi mới có thể tiến hành.

– Sau khi rụng, trứng chỉ có thể sống được trong vòng 12 tiếng. Vì vậy, sau quá trình rụng trứng 1-2 ngày, lúc này bạn quan hệ sẽ không có khả năng thụ thai.

– Bên cạnh đó, tinh trùng chỉ tồn tại được trong cơ thể không quá 48 tiếng. Vì vậy, trước hoặc sau 2 ngày trứng rụng sẽ là khoảng thời gian an toàn để quan hệ không có thai.

– Với trường hợp chu kỳ kinh nguyệt kéo dài 28 ngày, trứng được cho biết là sẽ rụng từ ngày thứ 11 đến ngày thứ 16 là khoảng 6 ngày. Bạn còn cần cộng thêm thêm 3 ngày trước, và 2 ngày sau. Kết quả là trong 1 tháng có 11 ngày có khả năng mang thai nếu có phát sinh quan hệ.

– Theo lịch thì bạn có thể tham khảo các khoảng thời gian nên hoặc không nên quan hệ để tránh thai như sau:

Hướng dẫn cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt

+ Giai đoạn 1: từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 7 khá an toàn.

+ Giai đoạn 2: từ ngày thứ 8 đến ngày thứ 18 không an toàn rất dễ có thai

+ Giai đoạn 3: từ ngày thứ 18 đến ngày thứ 28 không có thai do trứng đã rụng sạch.

Cách Tránh Thai Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Không Đều

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp được nhiều chị em áp dụng. Đối với những chị em có vòng kinh đều đặn, ổn định thì việc tính thời điểm quan hệ an toàn sẽ rất dễ dàng, hiệu quả. Vậy đối với những người bị rối loạn vòng kinh thì làm thế nào xác định chính xác để không mang thai ngoài ý muốn?

Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của một người trưởng thành nằm trong khoảng thời gian từ 26 đến 35 ngày. Trong đó, thời gian hành kinh sẽ kéo dài khoảng 2 – 7 ngày với tổng lượng máu kinh là 20 – 80ml (tùy thể trạng, cơ địa mỗi người). Ngày bắt đầu hành kinh chính là ngày đầu tiên của một chu kỳ.

Kinh nguyệt không đều được hiểu là hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ nhất định như trên, vòng kinh có thể bị thay đổi. Kinh nguyệt không đều thường có thể hiện ở những dấu hiệu cơ bản như sau:

Ngày hành kinh đến sớm hoặc đến muộn: Nếu chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 26 ngày được xem là chu kỳ ngắn và trên 35 ngày được xem là chu kỳ dài. Nếu bạn gái có độ dài môi chu kỳ thay đổi khác nhau, khó xác định được chính xác thì đó chính là kinh nguyệt không đều.

Ngày hành kinh dài hoặc ngắn: Ngày hành kinh dưới 2 ngày với lượng máu ít hơn 20ml được xem là ngày hành kinh ít. Ngược lại, nếu hành kinh trên 7 ngày và lượng máu trên 8- ml là ngày hành kinh nhiều.

Vô kinh: Kinh nguyệt ngừng trong khoảng thời gian từ 3 – 6 tháng trở lên.

Xuất huyết giữa chu kỳ: Nếu đang giữa chu kỳ mà bạn thấy xuất hiện máu thì đó chính là tình trạng xuất huyết giữa chu kỳ kinh.

Kinh nguyệt không đều là một hiện tượng phá phổ biến ở nhiều chị em phụ nữ hiện nay, từ những người ở tuổi dậy thì cho đến tuổi mãn kinh. Đây có thể là hiện tượng sinh lý bình thường, cũng có thể là do ảnh hưởng của nhiều vấn đề khác nhau. Để tìm ra nguyên nhân chính xác, chị em nên được thăm khám và kiểm tra tại các cơ sở y tế, phòng khám sản phụ khoa.

Do tâm lý lo lắng, stress, mệt mỏi kéo dài.

Làm việc quá sức, chế độ ngủ nghỉ không đảm bảo.

Thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

Do bị ảnh hưởng của nội tiết tố.

Ảnh hưởng của nội tiết tố trong cơ thể.

Bị viêm nhiễm phụ khoa hoặc mắc các bệnh u xơ tử cung, u nang buồng trứng…

Sử dụng các loại thuốc: thuốc tránh thai, thuốc kháng sinh, thuốc trị nấm…

Cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt không đều

Đối với những người có vòng kinh ổn định thì cách tránh thai theo chu kỳ kinh nguyệt được xem là khá hữu hiệu. Khoảng thời gian được xem là an toàn chính là sau thời kỳ rụng trứng từ 2 – 3 ngày. Thông thường, thời kỳ này được tính theo công thức B = A – 14, với A là số ngày trong một chu kỳ và B là ngày trứng rụng.

Thế nhưng, những chị em bị rối loại vòng kinh lại rất khó khăn khi xác định được khoảng thời gian nào là rụng trứng và quan hệ an toàn. Có nhiều người đã lựa chọn sai thời điểm và quan hệ không có phương pháp bảo vệ đã dẫn đến việc có thai ngoài ý muốn. Do đó, muốn xác định được thời kỳ rụng trứng, chị em có thể dựa vào những dấu hiệu nhận biết từ chính cơ thể của mình, cụ thể như sau:

Vào thời kỳ rụng trứng, các hormone progesterone trong cơ thể chị em sẽ được sản sinh kích thích nồng độ LH tăng lên. Do đó, thân nhiệt cũng sẽ tăng lên khoảng 1 độ, người nóng bức, mệt mỏi, có dấu hiệu của sốt nhẹ.

Do trong quá trình trứng rụng sẽ gây bung vỡ khiến cho vùng bụng dưới của chị em có cảm giác đau nhẹ, kéo dài vài phút đến vài giờ.

Càng gần đến ngày rụng trứng, khả năng ham muốn tình dục của chị em sẽ tăng cao do bị hormone estrogen và testosterone tác động. Đỉnh điểm chính là ngay trong ngày trứng rụng khiến cho nhu cầu chăn gối và sinh lực của phụ nữ cũng mạnh hơn.

Sử dụng máy tính chu kỳ kinh nguyệt để quan hệ an toàn

Với những người có chu kỳ kinh nguyệt không ổn định thì việc dùng máy tính chu kỳ kinh nguyệt Cyclotest myWay của công ty UEBE chính là một phương pháp hiệu quả nhất. Cyclostest myWay là sản phẩm kiểm tra chính xác chu kỳ rụng trứng và chỉ ra thời điểm quan hệ an toàn ở phụ nữ để tránh thai theo ý muốn.

Máy tính chu kỳ kinh nguyệt Cyclotest MyWay là loại máy dùng trong gia đình, cơ chế hoạt động dựa trên việc kiểm tra nhiệt độ cơ thể để đưa ra kết quả đúng đắn trong khoảng thời gian nhanh chóng. Hiện nay, sản phẩm này đang được nhiều bác sĩ sản phụ khoa khuyến cáo nên dùng và cũng là giải pháp giúp chị em có thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của mình một cách hiệu quả.

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Của Bạn Diễn Ra Như Thế Nào?

Chu kỳ kinh nguyệt thường diễn ra hàng tháng và xảy ra trong hệ thống sinh sản của phụ nữ. Về mặt y học, kinh nguyệt là quá trình phụ nữ thải (qua âm đạo) máu và các chất khác từ niêm mạc tử cung vào một thời điểm trong tháng và diễn ra từ khi dậy thì cho đến khi mãn kinh (ngừng chu kỳ kinh nguyệt đều đặn), ngoại trừ khi mang thai. Quá trình này kéo dài khoảng 3-5 ngày.

1. Hệ thống sinh sản nữ giới

Để tìm hiểu diễn biến quá trình hành kinh, trước hết cần phải hiểu cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của hệ sinh sản ở nữ giới. Hệ sinh sản nữ giới được cấu thành từ các bộ phận sau:

Tử cung: Tử cung là nơi hợp tử là tổ và cũng là nơi giữ em bé trong quá trình mang thai của người phụ nữ. Lớp niêm mạc tử cung, còn được gọi là nội mạc tử cung dày lên theo chu kỳ mỗi tháng để có thể hỗ trợ trong trường hợp trứng thụ tinh và cần nơi làm tổ. Một sự thật đáng kinh ngạc mà không nhiều người biết là trước khi mang thai, tử cung của người phụ nữ chỉ có kích thước bằng một trái cam nhỏ. Tuy nhiên đến giai đoạn cuối thai kỳ, chúng lớn gấp khoảng 5 lần kích thước ban đầu đó.

Buồng trứng: Gồm 2 cơ quan nhỏ, hình quả hạnh nằm về 2 phía của tử cung và là nơi lưu trữ toàn bộ trứng của người phụ nữ. Mỗi bé gái sinh ra sẽ có khoảng 1 đến 2 triệu tế bào trứng và con số này sẽ không tăng lên trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên sẽ chỉ có khoảng 400 tế bào trứng được phóng thích trong suốt độ tuổi sinh đẻ của người phụ nữ. Còn lại, hầu hết những tế bào trứng khác sẽ được tái hấp thu vào cơ thể, vì thế khi đến tuổi mãn kinh trung bình mỗi người phụ nữ sẽ còn khoảng 1000 tế bào trứng.

Ống dẫn trứng: Tương ứng với hai buồng trứng ở hai bên tử cung là hai ống dẫn trứng để đưa trứng sau khi được phóng thích đến tử cung.

Cổ tử cung: Cổ tử cung là phần mở của tử cung và âm đạo

Âm đạo: Là đường dẫn của tử cung ra bên ngoài cơ thể.

2. Chu kỳ và độ dài của chu kỳ kinh nguyệt

Độ dài trung bình của chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày tuy nhiên trên thực tế, độ dài chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể dao động trong khoảng từ 23 đến 32 ngày. Tất cả những người phụ nữ có độ dài trong khoảng thời gian này đều có thể được coi là bình thường.

Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt (được đánh dấu bằng sự chảy máu âm đạo) được coi là ngày bắt đầu của một chu kỳ. Đa số phụ nữ có kinh nguyệt đều đặn, nghĩa là mỗi chu kỳ của họ đều kéo dài trong một khoảng thời gian tương đương như nhau.

Một số phụ nữ có thể có độ dài mỗi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, điều này cũng hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu độ dài chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ kéo dài hơn một tuần trong nhiều tháng hoặc nếu bị mất kinh, họ cần tìm đến các chuyên gia sức khỏe sinh sản để nhận được sự hỗ trợ.

3. Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ

Trứng chỉ tồn tại trong ống dẫn trứng khoảng 12 đến 24 giờ. Tuy nhiên tinh trùng có thể tồn tại đến năm ngày trong đường sinh dục của người phụ nữ. Do đó nếu trứng rụng vào ngày 15 của chu kỳ, bất kỳ quan hệ tình dục nào diễn ra trong khoảng từ ngày 10 đến ngày 15 đều có khả năng có thai rất cao.

3.4 Giai đoạn hoàng thể

Giai đoạn hoàng thể bắt đầu sau khi trứng rụng, thường vào ngày thứ 15. Trong giai đoạn này, nồng độ hormone FSH và hormone LH giảm xuống. Thời gian có cơ hội thụ thai cao đã trôi qua và cơ thể đang tiến hành cho mỗi chu kỳ mới vào tháng sau.

Trong buồng trứng, các nang trứng rỗng xẹp xuống và trở thành một khối tế bào nhỏ màu vàng, được gọi là thể vàng hay hoàng thể. Hoàng thể sản xuất progesterone khiến chất nhầy ở cổ tử cung của người phụ nữ trở nên đặc hơn và dính hơn.

Trong trường hợp gặp được tế bào tinh trùng ở ống dẫn trứng lớp niêm mạc sẽ tiết ra các chất đặc biệt nuôi dưỡng trứng đã được thụ tinh. Sau đó một tuần, hợp tử sẽ bám vào thành niêm mạc tử cung để làm tổ, đó là thời điểm người phụ nữ chính thức mang thai. Trong vòng một tuần sau đó, người phụ nữ cũng sẽ nhận được kết quả dương tính khi thử thai bằng que thử. Sau đó, các triệu chứng mang thai sẽ xuất hiện và ngày càng trở nên rõ ràng hơn như căng ngực (do tăng nồng độ estrogen và progesterone).

Nếu trứng không được thụ tinh hoặc được thụ tinh nhưng không thể tồn tại, sẽ bước vào giai đoạn thoái hóa. Trong những ngày cuối cùng của chu kỳ, nếu người phụ nữ không mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone đều sẽ giảm xuống khiến cho các mạch máu trong niêm mạc tử cung co lại. Không có nguồn cung cấp máu và chất dinh dưỡng, niêm mạc tử cung bắt đầu bong ra, lớp niêm mạc tử cung bị phân hủy khiến cơ tử cung co thắt gây ra những cơn đau bụng kinh. Cuối cùng, các mạch máu trong niêm mạc vỡ ra, máu mà các mô niêm mạc được đào thải ra ngoài qua đường âm đạo. Sau đó, một chu kỳ mới lại bắt đầu.

Ngoại trừ lúc mang thai, chu kỳ này sẽ liên tục, nối tiếp nhau cho đến khi người phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Chu Kỳ Kinh Nguyệt Là Gì: Cách Tính Chu Kỳ Kinh Nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt là gì?

Là sự kiện diễn ra hàng tháng nhưng không phải bạn gái nào cũng trả lời được ngày đèn đỏ là gì hay tới tháng là gì. Thật ra, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ là một hiện tượng sinh lý tính từ thời điểm dậy thì cho đến khi mãn kinh. Theo đó, do sự tụt giảm đột ngột estrogen hoặc progesterone mà tử cung của người phụ nữ sẽ có tình trạng chảy máu mang tính định kỳ.

Chu kỳ kinh nguyệt của con gái diễn ra đều đặn hàng tháng là do có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, trật tự và phức tạp của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể người phụ nữ bao gồm vùng dưới đồi, tuyến yên và buồng trứng.

Theo bác sĩ Tú Linh:

Trong cơ thể người phụ nữ, trục nội tiết giúp điều hoà chu kỳ kinh nguyệt và hoạt động sinh sản của người phụ nữ là trục hạ đồi- tuyến yên- buồng trứng. Bắt đầu từ cuối chu kỳ kinh này đến đầu chu kỳ kinh tiếp theo, vùng hạ đồi sẽ tiết ra các xung GnRH ( Gonadotrophin Releasing Hormone) đến tuyến yên, kích thích tuyến yên tiết ra FSH ( Follicle Stimulating Hormone) và LH ( Luteinizing Hormone). FSH và LH sẽ đến buồng trứng, kích thích buồng trứng tiết ra nội tiết tố nữ estrogen và progesterone , và kích thích các nang noãn gây rụng trứng. Nội tiết tố nữ estrogen và progesterone sẽ tác động lên tử cung , tuyến vú và các cơ quan sinh dục thứ phát khác.

Khi có một rối loạn bất kỳ của quá trình hoạt động này sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Vì vậy, bạn cần theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để nhận biết tình trạng sức khỏe sinh sản cũng như sức khỏe cơ thể.

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt

Cách tính chu kỳ kinh nguyệt khá đơn giản nhưng bạn cần đảm bảo theo dõi liên tục trong 4 – 6 tháng. Vậy chu kỳ kinh nguyệt tính từ ngày nào? Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu hành kinh của chu kỳ kế tiếp. Tính từ lúc có kinh cho đến ngày trước ngày có kinh của kỳ kinh sau là bao nhiêu ngày thì chu kỳ kinh tháng đó của bạn có bấy nhiêu ngày.

Ví dụ: Bạn có kinh vào ngày 5/6 và kỳ kinh tiếp theo có vào ngày 2/7 thì vòng kinh của bạn được tính từ ngày 5/6 đến ngày 1/7, tức là vòng kinh 27 ngày.

Chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường diễn ra theo vòng đều từ 28 – 30 ngày. Tuy nhiên, cũng sẽ có một số bạn gái có chu kỳ kinh nguyệt ngắn hay chu kỳ kinh nguyệt dài hơn.

Chu kỳ kinh nguyệt ngắn:

Khi chu kỳ kinh nguyệt chỉ có 20 ngày hoặc thấp hơn thì được xem là vòng kinh sớm, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt ngắn.

Chu kỳ kinh nguyệt dài:

Khi chu kỳ kinh nguyệt nhiều hơn 35 ngày hoặc dài hơn thì được xem là vòng kinh thưa, hay còn gọi là chu kỳ kinh nguyệt dài.

Bác sĩ Tú Linh còn cho biết rằng:

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ được xem là bình thường khi có tính chu kỳ khoảng 24-35 ngày, thời gian hành kinh khoảng 3-7 ngày, lượng máu kinh vừa phải không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người phụ nữ.

Các giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt

Giai đoạn kinh nguyệt (Hành kinh)

Giai đoạn kinh nguyệt là giai đoạn lớp niêm mạc của tử cung (nội mạc tử cung) được loại bỏ ra khỏi cơ thể qua ngả âm đạo. Dịch kinh nguyệt chứa máu, tế bào từ niêm mạc tử cung và dịch nhầy. Kỳ hành kinh thường kéo dài trung bình khoảng từ 3 – 5 ngày.

Giai đoạn nang trứng

Giai đoạn nang trứng bắt đầu diễn ra vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt và kết thúc bằng sự rụng trứng. Dưới tác động của vùng dưới đồi (hypothalamus), tuyến yên tiết ra hormone kích thích nang trứng (FSH). Hormone này kích thích buồng trứng sản xuất khoảng 5 đến 20 nang trứng.

Mỗi nang trứng chứa một quả trứng chưa trưởng thành. Thông thường, chỉ có một nang trứng phát triển thành trứng trưởng thành. Sự phát triển của các nang trứng kích thích niêm mạc tử cung dày lên tạo điều kiện thuận lợi cho trứng đã thụ tinh làm tổ.

Giai đoạn rụng trứng

Trong giai đoạn tiếp theo, nang trứng phát triển dẫn đến sự gia tăng nồng độ estrogen trong cơ thể. Vùng dưới đồi trong não nhận ra sự gia tăng này và tiết ra một chất hóa học gọi là hormone giải phóng gonadotropin (GnRH). Hormone này thúc đẩy tuyến yên sản xuất ra hormone luteinising (LH) và FSH nhiều hơn trước.

Trong vòng hai ngày, nồng độ LH cao trong cơ thể sẽ kích hoạt sự rụng trứng. Trứng được phóng vào ống dẫn trứng và đưa về phía tử cung bởi những sợi lông nhỏ trong lòng ống. Sau khi rụng, trứng chỉ tồn tại trong khoảng 24 giờ. Nếu không được thụ tinh trong khoảng thời gian này, trứng sẽ chết.

Giai đoạn hoàng thể

Trong quá trình rụng trứng, trứng thoát ra từ nang trứng, nhưng nang trứng bị vỡ vẫn nằm trên bề mặt buồng trứng. Trong hai tuần tới hoặc có thể lâu hơn, nang trứng biến đổi thành một cấu trúc được gọi là hoàng thể. Cấu trúc này bắt đầu giải phóng progesterone cùng với một lượng nhỏ estrogen. Sự kết hợp của các hormone này giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên, chờ trứng được thụ tinh làm tổ.

Trứng sau khi được thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung sẽ tạo ra các hormone cần thiết để duy trì hoàng thể bao gồm gonadotropin màng đệm ở người (HCG). Hormone này chỉ được phát hiện khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu thai kỳ. Hoàng thể tiếp tục gia tăng việc sản xuất progesterone ở mức cần thiết để duy trì niêm mạc tử cung dày lên nhằm phục vụ cho quá trình mang thai.

Các dấu hiệu sắp có kinh nguyệt dễ nhận biết nhất

Khó chịu ở vùng bụng

Dịch tiết âm đạo bất thường

Tâm trạng thất thường

Căng tức ngực

Đau mỏi lưng

Mất ngủ

Các vấn đề ở đường tiêu hóa

Mụn xuất hiện trên da

Bạn đang đọc nội dung bài viết Cách Phòng Tránh Thai Theo Chu Kỳ Kinh Nguyệt Như Thế Nào trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!