Cập nhật nội dung chi tiết về Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Các giai đoạn phát triển bệnh ung thư phổi
Ung thư phổi hình thành và phát triển theo 4 giai đoạn chính. Mức độ bệnh ung thư phổi nặng dần theo từng giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn 1: Các tế bào ung thư phổi hình thành và phát triển ở một bên lá phổi. Là giai đoạn sớm nên chúng có kích thước rất nhỏ và chưa lây lan ra các khu vực rộng.
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn và lan ra các vị trí xung quanh làm kích thước khối u phổi to dần.
Giai đoạn 3 (Di căn): Các tế bào ung thư có kích thước lớn bắt đầu di căn sang các vị trí khác như: màng phổi, thành ngực, hạch bạch huyết…
Giai đoạn 4: Các tế bào di căn sâu vào các bộ phận trong cơ thể như: não, xương, thực quản, thanh quản.
Giai đoạn 4 là giai đoạn cuối của ung thư phổi và cũng là cấp độ cực kì nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người bất kì lúc nào. Ở giai đoạn này, việc điều trị vô cùng khó khăn do các tế bào ung thư đã lan ra toàn cơ thể không thể kiểm soát được.
Các triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
Ở giai đoạn cuối, ung thư phổi phát triển nhanh và di căn vào não bộ, xương, đường hô hấp. Ở mỗi bộ phận di căn, chúng gây những cơn đau đớn kéo dài cho người bệnh và biểu hiện ra bên ngoài với các triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối di căn lên não
Não bộ là một trong những nơi ung thư phổi dễ ” hỏi thăm” nhất khi nó đủ lớn mạnh và di căn. Ở giai đoạn cuối, ung thư phổi có thể phá hủy não bộ bằng cách chèn ép vào các dây thần kinh, giết chết các nơ-ron thần kinh khiến người bệnh phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:
Phần đầu to bất thường, khi sờ sẽ thấy có những mô nhỏ nhô lên.
Khối u chèn vào các dây thần kinh: khiến bệnh nhân có thể bị liệt nửa người.
Đầu óc đau dữa dội: Các cơn đau thường xuất hiện vào buổi sáng và chúng “không báo trước”. Tần suất các cơn đau dày hơn và diễn ra trong thời gian dài hơn.
Nhận thức chậm hoặc không nhận thức được hành vi: Khả năng ghi nhận, phản xạ vấn đề giảm sút nghiêm trọng, người bệnh có thể bị mất trí nhớ, không nhận thức được hành vi đang làm. Trong một số trường hợp quá nặng có thể bị động kinh, tâm thần.
Sức khỏe suy yếu nghiêm trọng: sự tác động vào não bộ và các dây thần kinh gây ra một loạt rối loạn chức năng ở người bệnh như: mất ngủ, suy nhược cơ thể, buồn nôn, chóng mặt, rối loạn tiền đình, mắt mờ khó nhìn, không nhìn được xa, cơ thể bị giảm cân nhanh chóng…
Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối di căn sang xương
Tế bào ung thư di căn vào cột sống, chèn vào các dây thần kinh làm cột sống bị đau nhức.
Người bệnh có cảm giác đau nhức trong xương, các cơn đau xuất hiện ngày càng dày đặc biệt là vào ban đêm khiến người bệnh mất ngủ trầm trọng.
Cấu trúc xương giòn, xốp và trở nên dễ gãy.
Bệnh nhân đau đớn, không ăn được, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, da xanh tái, cân nặng sụt giảm nhanh.
Có thể bị lẫn.
Có thể xảy ra tình trạng sốt, viêm nhiễm trùng.
Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối di căn đến đường hô hấp
Ung thư phổi giai đoạn cuối ở đường hô hấp có các biểu hiện:
Khó thở, giọng khàn đặc.
Khó nói, cảm giác bị hết hơi (do tế bào ung thư đã lây lan đến vùng thanh quản).
Người bệnh ho ra máu kéo dài, tình trạng ho ngày càng trầm trọng theo thời gian.
Các cơn đau kéo dài liên tục không dứt.
Vùng ngực bị đau tức (do các khối u phát triển làm nghẽn đường thở).
Luôn có cảm giác buồn nôn.
Người bệnh thở nhanh, thở gấp, nhưng hơi thở lại ngắt quãng không đều (do tế bào ung thư đã lây lan đến thực quản).
Người bệnh bị tràn dịch màng phổi, thậm chí có thể bị xẹp phổi.
Khó thở, mất hơi là một trong những triệu chứng ung thư phổi di căn lên đường hô hấp
Triệu chứng toàn thân
Các biểu hiện toàn thân có thể xảy ra như:
Bị viêm, nhiễm hoặc hoại tử các bộ phận bên trong cơ thể do khối u di căn và phát triển nhanh về số lượng.
Các cơn đau xảy ra và tần suất tăng dần theo thời gian. Người bệnh bị đau ở các vùng ngực, lưng, vai, cánh tay, chân…
Người bệnh có thể bị sưng cổ, phù mặt.
Nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bị trầm cảm, stress do tâm lý, suy nghĩ nhiều.
Bị giảm cân nhanh do nhiều yếu tố tác động như: không ăn được, chán ăn, sợ ăn, bỏ ăn…
Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối
Tâm lý người bệnh ung thư phổi phải chịu ảnh hưởng tiêu cực nặng nề. Vì vậy việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối là điều rất quan trọng giúp động viên tinh thần và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
Chăm sóc giúp làm giảm các cơn đau toàn thân
Các cơn đau đớn do di căn tế bào ung thư là điều không thể tránh khỏi ở bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối. Nó xuất hiện với mức độ nặng dần khiến người bệnh đau đớn, sức khỏe giảm sút, kiệt quệ. Vì vậy, người nhà nên chủ động hỏi thăm bác sĩ về các loại thuốc có thể uống giúp làm giảm cơn đau cho người bệnh. Ngoài ra, có thể tìm hiểu và áp dụng một số phương pháp giảm đau như:
Điều trị bằng vật lý trị liệu
Châm cứu, bấm huyệt
Các loại thuốc giảm đau dạng tiêm hoặc dạng uống tùy vào mức độ cơn đau.
Thuốc giảm đau là một trong những cách giúp người bệnh giảm cơn đau đớn
Chăm sóc về tinh thần
Tinh thần là thứ cốt yếu ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như tình trạng bệnh người bệnh ung thư phổi. Để chăm sóc về tinh thần cho bệnh nhân, người nhà hãy ở bên cạnh động viên, trò chuyện hoặc lắng nghe tâm sự, tránh làm người bệnh bị tâm lý bất ổn, suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng xấu đến bệnh tình.
Chăm sóc làm giảm bớt chứng tức ngực, ho, viêm phổi, khó thở
Người nhà có thể giúp bệnh nhân thực hiện các việc nhằm giảm bớt triệu chứng bệnh như:
Giúp người bệnh kê cao gối nằm. Thường xuyên thay đổi tư thế giúp người bệnh cảm thấy thoải mái, dễ thở hơn, tránh bị ho sặc.
Vỗ nhẹ lồng ngực đồng thời kết hợp dẫn lưu tư thế giúp bệnh nhân dễ thở và tránh nhiễm trùng đường hô hấp.
Uống thuốc long đờm (theo đơn của bác sĩ) làm giảm các đờm trắng vướng bên trong cổ họng.
Cho người bệnh thở oxy hoặc các thiết bị thở nếu cần thiết (tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị).
Khuyến khích bệnh nhân uống nhiều nước hàng ngày.
Hướng dẫn bệnh nhân tập thở sâu để tăng cường giãn nở cơ hoành, giúp bệnh nhân có thể thở dễ dàng hơn và giảm bớt đau thắt ngực.
Chăm sóc dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe để cơ thể chống chọi lại với bệnh tật. Bên cạnh đó một số loại thực phẩm có lợi còn giúp làm giảm tốc độ phân bào và xâm lấn của các tế bào ung thư. Chăm sóc dinh dưỡng tốt cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cần đảm bảo một chế độ ăn uống giàu đạm, protein, vitamin và khoáng chất cho người bệnh.
Người nhà nên:
Tăng cường protein cho người bệnh bằng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt bò, thịt lợn, trứng, sữa, cá, tôm, cua… nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Chọn các loại rau xanh và chất xơ như: rau cải xanh, cải lá, rau bina, cà chua, trái cây màu tía giàu flavonoids và trà xanh… giúp tăng cường chất xơ cho cơ thể và làm chậm tốc độ phát triển của bệnh.
Chọn các loại hoa quả tươi, giàu dưỡng chất như: kiwi, nho, cam, xoài, đu đủ, chuối, nhãn, thanh long… cho người bệnh.
Cho người bệnh dùng các loại sữa tươi không đường, sữa chua, phô mai…
Cho bệnh nhân uống đủ nước lọc hàng ngày (tối thiểu 1,5 lit/ngày)
Chế biến đúng cách cho người bệnh với các món cháo, soup, thức ăn mềm hoặc các loại món hầm giúp người bệnh dễ ăn hơn. Có thể chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa trong ngày.
Thường xuyên hỏi khẩu vị của người bệnh để chế biến giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
☛ Mắc bệnh ung thư phổi nên ăn gì, kiêng gì?
Theo Antican.vn
Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối
Đa số bệnh nhân gặp các bất thường về phổi khi đi khám đều được chuẩn đoán bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối. Việc nhận biết được các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối càng sớm sẽ càng giúp kéo dài thêm khả năng sống, thời gian sống của bệnh nhân. Cùng tìm hiểu các dấu hiệu của bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối ngay sau đây.
Dấu hiệu đối với đường hô hấp khi mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối
– Người bệnh sẽ luôn cảm thấy đau đớn rất nhiều, khó khăn khi thở, giọng thường khàn đặc, thở phát ra tiếng khò khè, ho ra máu nhiều, đờm lẫn với máu, các cơn ho tới thường xuyên và mật độ liên tục hơn. Vùng ngực bị đau tức còn khiến bệnh nhân cảm thấy buồn nôn. Những triệu chứng này có thể là do khối u đã phát triển khá lớn và gây nghẽn đường thở.
– Khó khăn khi nuốt hoặc đau đớn khi nuốt do bị các tế bào ung thư xâm lấn đến thực quản.
– Gặp phải hiện tượng thở nhanh, thở gấp, thở dồn dập một cách bất thường, hơi thở không đều, khi thở có thể cảm nhận tiếng rin rít trong lồng ngực.
– Tràn dịch màng phổi: Thông thường sẽ có một lớp màng chứa chất lỏng bao quanh phổi. Khi chọc dịch màng phổi để mang đi xét nghiệm sẽ phát hiện có tế bào ung thư ở trong chất lỏng này. Khi bệnh nhân hô hấp thì dịch ở màng phổi cũng có thể sẽ biến động theo. Nếu gặp tình trạng tràn dịch màng phổi trong thời gian dài thì bệnh nhân còn có thể bị xẹp phổi, khiến cho việc hô hấp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
– Đau tức ở phần ngực, lưng, vai, cánh tay hoặc cổ gặp tình trạng sưng trướng, mặt bị phù,… Các cơn đau bắt đầu xuất hiện dồn dập hơn, do các tế bào ung thư ở giai đoạn cuối đã có hiện tượng lây lan khiến bệnh nhân chịu nhiều đau đớn.
– Lo lắng, mệt mỏi, trầm cảm nặng, chán ăn, mất ngủ, sụt cân… Những triệu chứng này rất thường gặp đối với những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối.
– Tế bào ung thư khi đã phát triển nhanh và lan rộng sẽ làm các dây thần kinh, tim mạch và vòm họng bị ảnh hưởng 1 cách nặng nề. Các triệu chứng nhẹ hoặc nặng còn tùy mức độ và thể trạng của từng người: mí mắt bị sụp xuống, mắt lác hoặc lé, nhịp tim đập rối loạn bất thường, đau đớn khi nhai, nuốt hoặc kể cả khi nói chuyện,…
– Sốt: Đây là dấu hiệu chỉ gặp ở một số những bệnh nhân ung thư phổi do khối u phát triển làm các tế bào trong cơ thể gặp phải tình trạng viêm nhiễm hoặc hoại tử gây sốt nhẹ.
Dấu Hiệu Ung Thư Phổi Giai Đoạn Đầu Và Cuối, Ung Thư Phổi Sống Bao Lâu?
Mặc dù rất nguy hiểm thế nhưng trên thực tế lại không có một dấu hiệu hay triệu chứng cụ thể nào ở giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi. Thế nên những bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư hầu như đã tiến dần đến giai đoạn cuối và khối u di căn ra khắp cơ thể.
Những người có nguy cơ mắc ung thư phổi cao (hút thuốc, công nhân hầm mỏ,..) được khuyên nên đi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc ung thư sớm.
Ung thư phổi là gì?
Ung thư phổi hay được biết đến là ung thư phế quản là dạng bệnh lý ác tính do các khối u phát triển ở biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang.
Những tế bào ác tính còn có khả năng đi vào máu đến các cơ quan nội tạng khác trong cơ thể (di căn) và tại đó chúng phân chia và phát triển rất nhanh tạo ra các khối u khắp cơ thể.
Các loại ung thư phổi
Có hai loại ung thư phổi khác nhau, được phân loại dựa theo kiểu tế bào mà ung thư bắt đầu xuất hiện đó là:
Ung thư biểu mô phổi không phải tế bào nhỏ – đây là dạng phổ biến nhất, chiếm hơn 87% số ca mắc. Có thể là một trong ba loại: Ung thư tế bào vảy; ung thư tế bào biểu mô chế tiết dịch và chất nhầy; ung thư tế bào lớn.
Ung thư biểu mô phổi tế bào nhỏ – dạng ung thư này tuy ít phổ biến hơn nhưng lại lây lan nhanh hơn ung thư phổi không phải tế bào nhỏ.
Tùy thuộc vào loại ung thư được chẩn đoán mà sẽ có các triệu chứng và phương pháp điều trị khác nhau.
Nguyên nhân mắc ung thư phổi
Trong thuốc lá có chứa rất nhiều chất độc như nicotine, carbon monoxide, benzene, nitrosamines,… và việc thường xuyên hít vào những độc chất này sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu?
Khoảng 1/3 số người bệnh sống được 1 năm sau khi được chẩn đoán và 1/20 trong số đó sống được đến 10 năm.
Tuy nhiên tỷ lệ này luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ lan rộng của ung thư tại thời điểm được phát hiện, vì thế việc chẩn đoán sàng lọc sớm ung thư phổi sẽ dẫn đến sự khác biệt lớn trong điều trị.
Điều trị ung thư phổi
Phương pháp điều trị sẽ phụ thuộc vào dạng đột biến của tế bào ung thư, mức độ lan rộng và sức khỏe của người bệnh.
Nếu bệnh nhân được phát hiện sớm và những tế bào ung thư chỉ giới hạn ở một khu vực nhỏ, người bệnh sẽ được khuyên thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần khối u đó.
Nếu sức khỏe của bệnh nhân không đảm bảo để thực hiện phẫu thuật, xạ trị có thể là phương pháp thay thế để loại bỏ hoàn toàn các tế bào ung thư.
Nếu như các tế bào ung thư đã lan quá rộng và không thể can thiệp bằng phẫu thuật hay xạ trị, lúc này hóa trị sẽ là sự lựa chọn cuối cùng.
Hiện nay cũng có những loại thuốc có khả năng tác động chính xác đến gen và protein của tế bào ung thư để làm chậm quá trình phát triển và lan rộng của chúng (liệu pháp trúng đích).
Dấu hiệu ung thư phổi
Các dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi có thể là ho nhẹ, khó thở phụ thuộc vào phần nào của phổi bị bệnh. Khi các bào ung thư phát triển, các dấu hiệu này càng xuất hiện nhiều và nặng hơn.
Giống như các loại ung thư khác, ung thư phổi cũng gây ra các triệu chứng toàn thân như chán ăn, mệt mỏi,…
Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn đầu
Những triệu chứng có thể khác nhau với từng người nhưng hầu hết các bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn đầu đều có những biểu hiện sau:
Những cơn ho dai dẳng kéo dài và ngày một nặng hơn.
Ho ra máu
Xuất hiện cơn đau ở ngực, lưng hoặc vai mỗi khi ho, cười hay hít sâu.
Cảm giác hụt hơi xuất hiện đột ngột khi hoạt động hàng ngày.
Sụt cân không rõ nguyên nhân
Cảm giác mệt mỏi, yếu ớt
Chán ăn
Những bệnh như viêm phổi hay viêm phế quản dai dẳng mãi không khỏi
Khản giọng hay khó thở, thở khò khè.
Một vài triệu chứng ít gặp:
Sưng phù vùng da mặt và dưới cổ
Khó nuốt hoặc cảm thấy đau mỗi lần nuốt.
Ngón tay bị biến dạng (bệnh ngón tay dùi trống)
Hầu hết những dấu hiệu trên cũng là dấu hiệu của những bệnh lý đường hô hấp khác nên người bệnh thường hay chủ quan bỏ qua và tự ý sử dụng thuốc, vì vậy bạn nên tìm đến bác sĩ để được tư vấn chính xác nhất.
Dấu hiệu ung thư phổi giai đoạn phát triển
Khi bệnh ung thư phổi đã tiến triển lan rộng sang các cơ quan khác của cơ thể, chúng có thể ảnh hưởng đến xương, gan, não,… gây nên các triệu chứng như:
Đau nhức xương
Sưng phù vùng mặt, tay hoặc cổ
Hoa mắt, chóng mặt, đau đầu dữ dội
Tay chân tê bì, yếu cơ
Vàng da, niêm mạc
Xuất hiện bướu ở cổ hoặc vùng xương quai xanh
Dấu hiệu ung thư phổi tế bào lớn ở nam giới và nữ giới
Loại ung thư này có thể tiến triển chậm trong một quãng thời gian dài trước khi xuất hiện những triệu chứng như:
Ho dai dẳng kéo dài không rõ nguyên nhân
Ho ra máu hoặc đờm có dính máu
Đau ngực, hít thở khó khăn
Đau khi hít vào, cảm giác hụt hơi liên tục xuất hiện
Thường xuyên mệt mỏi, yếu ớt
Bị khàn giọng, thở khò khè
Hay bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, phế quản.
Đau xương
Các cơ quan khác của cơ thể có thể bị ảnh hưởng bởi sự lan rộng của khối u:
Thần kinh: Ung thư phổi có thể di căn vào não gây nên các chứng đau đầu hay thậm chí co giật. Tình trạng tê cóng tay chân xuất hiện khi có lượng lớn tế bào ung thư chèn ép lên các dây thần kinh.
U bướu: tế bào ung thư có thể theo các hạch lympho lan sang vùng dưới da tạo thành các bướu ung thư.
Hội chứng Horner: khối u có thể gây tổn hại đến các dây thần kinh, hội chứng Horner thường ảnh hưởng đến một bên khuôn mặt, gây sụp mí mắt, giảm kích thước đồng tử
Hội chứng cận ung thư: tế bào ung thư có thể sản sinh ra các chất hóa học gây cản trở các phản ứng sinh hóa khác trong cơ thể, từ đó có thể dẫn đến các triệu chứng như Calci máu cao, tăng sinh tế bào xương hay xuất hiện các cục máu đông.
Dấu hiệu ung thư phổi tế bào nhỏ ở nam giới và nữ giới
Dấu hiệu của ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn đầu:
Ho dai dẳng kéo dài
Đau tức ngực, cơn đau càng nặng hơn mỗi khi hít thở sâu, cười hay ho
Khản giọng
Chán ăn và sụt cân không rõ nguyên nhân
Ho ra máu hoặc đờm có dính máu
Hụt hơi
Thường xuyên cảm giác mệt mỏi
Khó thở, thở khò khè
Dấu hiệu của ung thư phổi tế bào nhỏ đã tiến triển:
Đau nhức xương
Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt.
Tay chân tê cóng, yếu cơ.
Vàng da
Xuất hiện các cục u bướu ở vùng cổ hoặc xương quai xanh
Ung thư phổi tế bào nhỏ thường gây ra một trong các hội chứng sau: Hội chứng tiết hormon kháng bài niệu, hội chứng Cushing, hội chứng Lambert-Eaton. Các hội chứng này gây co cơ, yếu cơ, tăng canxi máu, bệnh ngón tay dùi trống,…
Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn cuối
Các triệu chứng của ung thư di căn phụ thuộc vào cơ quan bị lây nhiễm cũng như kích thước và vị trí của tế bào ung thư đó. Đôi khi bệnh di căn không gây bất kỳ triệu chứng cụ thể nào, khoảng 30% đến 40% bệnh nhân ung thư phổi có đồng thời những triệu chứng của bệnh di căn
Nếu các tế bào ung thư đã lan sang xương, nó sẽ gây đau xương, thông thường là xương sống hoặc xương sườn. Nặng hơn có thể là gãy xương, rạn xương, táo bón hay ngất xỉu cũng hay xảy ra do canxi từ xương bị hủy gây tăng canxi trong máu.
Nếu gan bị lây nhiễm, các dấu hiệu như buồn nôn, chán ăn, bụng phình to, sưng phù ở tay và chân do ứ đọng nước gây đau đớn, vàng da, ngứa da.
Nếu não hoặc tủy sống bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu dữ dội, mờ mắt, hoa mắt, khó khăn khi di chuyển và cử động.
Khi có những dấu hiệu của bệnh ung thư phổi bạn nên tìm đến những trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bệnh ung thư phổi khi được phát hiện ở giai đoạn sớm thì cơ hội điều trị khỏi hoàn toàn là rất cao.
Dấu Hiệu Bệnh Ung Thư Gan Giai Đoạn Cuối
Theo các bác sĩ, ung thư gan cũng như các bệnh ung thư khác, có diễn biến rất âm thầm và khó nhận biết. Khi các triệu chứng có biểu hiện rõ ràng cũng là giai đoạn các khối u đã phát triển lớn gây khó khăn trong việc điều trị.
Do đó, dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối hầu hết đều có các biểu hiện như sau:
– Mệt mỏi tăng, không lao động được, gầy sút nhanh 5 – 6 kg mỗi tháng.
– Người bệnh bị sốt nhẹ hoặc cao, sốt kéo dài vài ngày, cũng có khi hàng tháng.
– Rối loạn tiêu hóa: Dấu hiệu bệnh ung thư gan giai đoạn cuối thường là ăn nhanh no, sau ăn tức bụng, cảm giác đầy hơi, lợm giọng, buồn nôn và nôn. Bụng chướng căng dần, đại tiện thay đổi, đi nhiều lần trong ngày, phân nát, có lẫn nhiều nhầy.
– Đau tức vùng gan liên tục, có những cơn đau quặn gan, các thuốc giảm đau thông thường ít hoặc kém tác dụng. Khi gan to, bản thân bệnh nhân có thể tự sờ thấy những u cục cứng trên bề mặt.
– Cơ thể suy kiệt nhanh, lông tóc rụng, xuất hiện sao mạch trên những vùng da mỏng như ngực, bàn tay son.
– Xuất huyết tiêu hóa do xơ gan.
– Có thể có tuần hoàn bằng hệ và dịch cổ chướng, phù chi dưới hay gặp ở giai đoạn cuối. Da có màu vàng rơm hoặc xanh bẩn.
Vì nguy cơ dẫn đến đến ung thư gan rất nhiều và phức tạp, vậy nên việc điều trị gặp nhiều khó khăn. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng: phòng bệnh là phương pháp tốt nhất chống ung thư gan. Người bệnh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời viêm gan siêu vi mãn tính, xơ gan. Các thuốc điều trị viêm gan virus mãn tính, thuốc chống siêu vi cũng có thể làm giảm tỉ lệ ung thư gan. Vaccin chống siêu vi A, B rất cần thiết, đặc biệt với người viêm gan C. Không nên uống rượu. Phải khám sức khỏe định kỳ những người có nguy cơ nhằm phát hiện ung thư gan sớm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Chăm Sóc Bệnh Nhân Ung Thư Phổi Giai Đoạn Cuối trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!