Đề Xuất 6/2023 # Chùm Ảnh: Sự Khác Biệt Giữa Sài Gòn Xưa Và Nay # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Chùm Ảnh: Sự Khác Biệt Giữa Sài Gòn Xưa Và Nay # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chùm Ảnh: Sự Khác Biệt Giữa Sài Gòn Xưa Và Nay mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Ngay sau ngày 30/4/1975, chúng tôi bắt tay vào công cuộc xây dựng, tái thiết. Sau 39 năm, chúng tôi vẫn luôn là đầu tàu kinh tế, khoa học, giáo dục của cả nước.

Sau 39 năm giải phóng, hạ tầng đô thị được coi là một trong những đột phá lớn nhất của thành phố khi triển khai và đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm.

Cụ thể, trong số 10 công trình tiêu biểu của cả nước, chúng tôi chiếm một nửa, với nhiều công trình tiêu biểu như công trình hầm vượt sông Sài Gòn (hầm Thủ Thiêm) hiện đại nhất Đông Nam Á, với chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, gồm 6 làn xe lưu thông cho cả ôtô và xe máy…

Đại lộ Võ Văn Kiệt, có chiều dài toàn tuyến hơn 21km, được ví như “con rồng” uốn lượn kết nối giữa thành phố với 13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; Cầu Phú Mỹ (cầu dây văng hiện đại và lớn nhất thành phố); Tòa nhà Bitexco Financial Tower (cao 68 tầng) là hạ tầng cao ốc cao nhất thành phố…

Bên cạnh đó, chúng tôi còn xây dựng rất nhiều công trình giao thông hiện đại. Điển hình là tuyến đường Phạm Văn Đồng hiện hữu chính là tuyến đường Tân Sơn Nhất – Bình Lợi – Vành đai ngoài, dài hơn 12km. Đây là tuyến đường nội đô đẹp nhất TP với 12 làn xe. Ngoài ra, còn có các công trình cầu vượt bằng thép đã được thành phố xây dựng tại các nút giao tại các cửa ngõ thành phố, đáp ứng tốt nhu cầu giao thông của người dân TP.HCM.

Mời độc giả ngắm nhìn những hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay:

Bưu điện TP trước và hiện nay

Dòng kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè trước đây được mệnh danh là dòng kênh thối, nhưng sau thời gian cải tạo, dòng kênh đã hồi sinh. Nhiều mảng xanh hai bên bờ kênh tô điểm nét đẹp của dòng kênh.

Thương xá Tax trước đây và hiện nay.

Nhà thờ Đức Bà trước đây và bây giờ

Hồ con Rùa trước đây so với hiện nay cũng không có gì khác biệt, chỉ có cây xanh xung quanh hồ ngày càng lớn

Dòng kênh Bến Nghé thông thoáng, hai bên bờ kênh không còn có các căn nhà lụp sụp, lấn chiếm kênh như xưa

Chợ Bến Thành ngày nay đẹp lộng lẫy hơn xưa

Bến Nhà Rồng cũng vậy. Về đêm, Bến Nhà Rồng đẹp rực rỡ.

Đường Phạm Văn Đồng với 12 làn xe là con đường nội đô đẹp nhất TP.HCM

Đường xá được nâng cấp mở rộng

Cầu Phú Mỹ là cầu dây văng hiện đại và lớn nhất TP

Hầm vượt sông Sài Gòn nối đôi bờ quận 1 với quận 2. Đây là hầm vượt sông lớn nhất Đông Nam Á.

Nhiều tòa nhà mọc lên trên thành phố năng động phát triển

Sài Gòn – chúng tôi đẹp rực rỡ về đêm

chúng tôi nhìn từ trên cao

Mảng xanh của chúng tôi xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường

Phối cảnh tòa tháp quan sát cao 86 tầng tại khu đô thị Thủ Thiêm. Khi hoàn thành, đây sẽ là tòa nhà cao nhất TP.HCM.

Cà Phê Sài Gòn Xưa Và Nay

Từ những hạt cà phê nhỏ bé màu nâu cánh gián, người ta đã pha chế ra một thức uống mê hoặc cả thế giới. Thưởng thức cà phê theo phong cách riêng của mỗi vùng, mỗi miền, mỗi quốc gia cũng là cách bạn đến gần hơn với văn hóa của nơi đó.

Cà phê có nguồn gốc từ phương Tây, theo chân người Pháp vào Việt Nam từ thời thuộc địa. Nhưng Việt Nam có một nền văn hóa cà phê rất khác với các nền văn hóa cà phê ở nơi đó. Cà phê Việt Nam dành cho việc thưởng thức một cách chậm rãi, tương tự như cách uống của người Pháp. Tuy nhiên, người Pháp uống cà phê trước khi ngày làm việc bắt đầu. Còn ở Việt Nam, người ta thường bỏ ra ít nhất nửa tiếng mỗi lần uống cà phê và họ có thể uống vào bất cứ lúc nào trong ngày.

Sài Gòn – bên cạnh những sôi nổi, tươi mới là sự hối hả lo toan bon chen đến nghẹt thở. Dường như câu nói thường nghe thấy nhất ở Sài Gòn là: ” Đi cà phê không?”……Và không biết từ lúc nào cà phê đã trở thành thức uống không thể thiếu đối với cuộc sống của người dân nơi đây.

Nhưng có ai thắc mắc rằng tại sao không ai gọi “Cà phê chúng tôi mà lại dùng “Cà phê Sài Gòn”. Vì thói quen đã bắt rễ quá sâu, vì chất mộc mạc nằm ngay trong con chữ hay vì nhiều điều chưa thể gọi tên? Hay cũng vì âm hưởng Sài Gòn khi phát âm nghe nhè nhẹ nhưng lại xôn xao rất dễ gọi cho ta cảm giác nữa thân thuộc nửa xa lạ, nữa bùi ngùi nửa lại mênh mang.

Những năm 50 của thế kỉ trước, Sài Gòn ít quán cà phê như bây giờ. Dân ghiền cà phê không có lựa chọn nào khác ngoài tìm đến những quán chuyên bán điểm tâm sáng của người Hoa.

Ẩm thực cà phê Sài Gòn xưa có : cà phê hủ tiếu, cà phê bánh bao xíu mại, cà phê vớ….Cà phê được mang ra dân “sành điệu” hồi đó ngồi chân dưới chân trên, sau khi khuấy nhẹ cho tan đường bèn đổ ly cà phê ra cái đĩa đặt phía dưới. Chưa uống vội, khách chậm rãi mồi điếu thuốc rít vài hơi để chờ cà phê nguội.

Thành phố với nhịp sống sôi động tưởng như không bao giờ ngưng lại. Đường phố luôn rực sáng và lòng người nối nhau đi về mọi ngả. Nhưng dù mọi ngả có dừng ở đâu thì vẫn có điểm chung trong lòng người dân Sài Gòn: đó là tình yêu của họ dành cho thành phố này.

Nguyễn Thị Kim Trinh

Bài Viết Liên Quan

Văn Hóa Sài Gòn Xưa Và Nay Có Gì Thú Vị?

1. Phong cách cà phê xưa

Có thể nói rằng, cà phê đã dần hình thần một dòng chảy trong văn hóa Sài Gòn xưa và nay, là một người bạn tri kỷ, thân thiết trong cuộc sống của mọi người dân Sài thành. Là một loại thức uống theo chân người Pháp du nhập vào Việt Nam từ thế kỉ XIX, cà phê dần dần trở thành đồ uống mang đậm hồn Việt.

Khác với những quán cà phê trầm lặng có phần cổ kính của Hà Nội hay những các quán cà phê vườn lộng gió của Huế thì Sài Gòn là một nơi nổi tiếng thịnh hành quán cà phê cóc. Đây là loại hình cà phê có từ lâu đời tại mảnh đất Sài thành được nhiều người dân yêu thích vào những năm xưa.

Từ hẻm nhỏ cho đến các con đường lớn, chỉ cần đôi chiếc ghế con, một góc vỉa hè là bạn có thể dễ dàng thưởng thức ly cà phê đặc trưng. Cà phê được pha tại chỗ bằng vợt hoặc pha phin, có màu nâu, thơm nồng, có thể tùy theo sở thích của người sống để pha thêm đường, sữa.

2. Phong cách cà phê thời nay

Từ lâu, người dân Sài Gòn đã quen thuộc với những quán cà phê giữa lòng Sài thành hay nằm sâu trong con hẻm ngoằn ngoèo mang tên bà Ba, chị Sáu, cô Tư, dù nắng hay mưa cũng đều tấp nập người ra vào. khách hàng đến uống cà phê cũng có sự đa dạng từ những anh công nhân, bác xe ôm cho đến những nhân viên văn phòng.Văn hóa Sài Gòn xưa và nay cũng có sự khác biệt rõ rệt, nếu người xưa ưa chuộng những quán cà phê cóc thì người Sài Gòn thời nay lại có nhiều sự lựa chọn đa dạng hơn.

Với sự phát triển của xã hội thì nhiều loại hình cà phê khác nhau như cà phê di động, mang đi đã dần xuất hiện và trở thành một địa điểm quen thuộc đối với nhiều người. Bên cạnh đó, những quán cà phê độc và lạ như cà phê truyện tranh, cà phê sách hay cà phê thú cưng cũng được sự quan tâm của giới trẻ. Ngoài ra, những thương hiệu cà phê sang cảnh du nhập từ phương Tây như Starbuck, Highland cũng thu hút đông đảo giới trẻ sành điệu đến thưởng thức.

3. Văn hóa ẩm thực xưa và nay

Dù trải qua bao nhiêu năm tháng thì mọi người đều có thể cảm nhận được nhiều sắc thái văn hóa khác nhau tại Sài Gòn. Có thể nói rằng, mảnh đất này là nơi hội tụ nhiều tinh hoa ẩm thực nhất mà không một nơi nào có được. Hơn thế nữa, đây còn là một trong những đặc trưng tạo nên sự khác biệt cho văn hóa Sài Gòn xưa và nay.

Vào thời điểm trước những năm 1975, ẩm thực Sài Gòn có sự giao thoa, chắt lọc, tiếp thu của nhiều nền văn hóa từ Đông sang Tây và tạo nên một nét đặc trưng rất riêng biệt.Nhìn vào nét văn hóa ẩm thực đường phố Sài Gòn giai đoạn xưa, chắc chắn bạn sẽ được thấy lại mọi phần cuộc sống rất thú vị của nơi đây năm xưa cũng rất ồn ào, náo nhiệt.

Ẩm thực Sài Gòn hiện nay là sự kết tinh của nhiều món ngon, độc đáo đến từ nhiều nét văn hóa khác nhau, có sự hòa trộn giữa phương Đông với phương Tây, giữa hiện đại với truyền thống.

Sự Khác Biệt Giữa Chung Cư Xưa Và Nay

Ngày đăng 03 -11-2017 14:20:30

Sự khác biệt giữa chung cư xưa và nay đ ất chật người đông khiến giá đất tăng nhanh một cách đáng kể, đối với nhiều người việc mua một căn nhà dưới đất dường như là điều không thể chính vị vậy họ buộc phải chọn 1 căn hộ chung cư. Tuy nhiên trong ký ức của nhiều người vẫn có một nỗi sợ mang tên “chung cư”. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra một số sự khác biệt giữa chung cư xưa và nay để các bạn có cách nhìn nhận khác hơn về chung cư hay căn hộ.

Chung cư xưa được xây dựng và bố trí giống như những khu nhà tập thể, được xây dựng tại những khu vực đông đúc có nhiều người sinh sống.

Về cấu trúc các chung cư xưa thường chỉ có 5-10 tầng, không được bố trí thang máy, trong đó tầng trệt phía dưới thường là bãi giữ xe, cư dân sẽ bắt đầu sinh sống từ tầng từ 2 trở lên. Các căn hộ chung cư này thường có diện tích nhỏ và hầu như không có tiện ích gì nhiều, ngay cả thang máy cũng không được lắp đặt dẫn đến sự bất tiện khi di chuyển khiến cho nhiều người cảm thấy bực bội và không thoải mái, dần dần căn hộ chung cư trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người.

Vào giai đoạn này thị trường BĐS tại Việt Nam phát triển mạnh mẽ một số loại hình BĐS mới được xuất hiện như khu biệt thự nghỉ dưỡng, biệt thự ven biển và căn hộ cao cấp ra đời. Ở thời điểm này các căn hộ cao cấp có diện tích lớn (trên 100m2). Trong chung cư và khuôn viên được bố trí một số các tiện ích như an ninh 24/24, hầm giữ xe, TTTM, công viên, hồ bơi ….Chính điều này đã làm thay đổi cách nhìn nhận về căn hộ chung cư trong mắt một số khách hàng khó tính.

Tuy nhiên diện tích quá lớn khiến cho giá bán cao nên không phải ai cũng có điều kiện sở hữu căn hộ cao cấp. Do đó bên cạnh việc xây dựng chung cư cao cấp các chủ đầu tư cũng triển khai căn hộ tầm trung. Các căn hộ tầm trung thường sẽ có diện tích nhỏ các tiện ích cũng chỉ dừng lại ở mức cơ bản như có thêm công viên, hồ bơi, TTTM…

Nhu cầu của con người ngày một cao, ngày nay căn hộ không chỉ đơn thuần là một nơi để ở mà bên cạnh đó nó còn là nơi nghỉ ngơi, thư giãn sau những giờ làm việc vất vả. Bên cạnh đó luật định ngày càng có những yêu cầu khắt khe, bắt buộc các CĐT phải xây dựng các hạng mục cơ bản của một chung cư nhằm phục vụ nhu cầu đời sống của cư dân một cách tốt hơn. Ở giai đoạn này căn hộ chung cư được chia thành nhiều loại:

– Nhà ở xã hội có tiện ích cơ bản: Shop house, công viên, thang máy và hầu như không có hầm xe, ban quản lý thì do cư dân tự bầu ra.

– Về căn hộ tầm trung yêu cầu cơ bản : An ninh (24/24), Hầm giữ xe, TTTM, Công viên, Hồ bơi ….

– Căn hộ cao cấp được bố trí thêm các tiện ích nổi bật hơn như: An ninh 24/24, thẻ từ khóa thang máy, Hồ bơi tràn, TTTM, phòng triển lãm, thư viện, xông hơi, massage, trung tâm hội nghị…. Đặc biệt đơn vị quản lý tòa nhà thường là những công ty nước ngoài như The Ascott Limited, Savills…. Đặc biệt đa phần căn hộ cao cấp được bố trí hầu hết tại các quận trung tâm và nơi có kinh tế phát triển mạnh như Quận 1, quận 4, Tân Bình, Quận 2, 7….

Kinh tế ngày càng phát triển đòi hỏi nhu cuộc sống của con người ngày được nâng cao. Ngày nay dân cư mua căn hộ rất chú trọng đến sự thoải mái, thuận tiện của khu vực sống. Chính vì thế muốn bán được sản phẩm các chủ đầu tư cần đầu tư nhiều hơn vào các tiện ích bên trong dự án nhằm tạo lợi thế cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu người mua, những điều này vô tình tạo ra những “sự khác biệt giữa chung cư xưa và nay”. Đây cũng là yếu tố chính quyết định mức giá cho mỗi căn hộ.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chùm Ảnh: Sự Khác Biệt Giữa Sài Gòn Xưa Và Nay trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!