Đề Xuất 6/2023 # Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Ở Người Lớn # Top 6 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Ở Người Lớn # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Ở Người Lớn mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Rối loạn tiêu hóa là gì?

Đề cập đến vấn đề này Ts. Bs Đào Thanh Hải ( Khoa nội tiêu hóa- bệnh viện Chợ Rẫy) cho hay: Rối loạn tiêu hóa là khái niệm được sử dụng để chỉ những bất thường xảy ra trong hoạt động của hệ tiêu hóa. Bệnh xảy ra khi có sự co thắt không đều của các cơ vòng nằm trong đường ống tiêu hóa dẫn đến hiện tượng đau bụng và thay đổi thói quen đi đại tiện.

Rối loạn tiêu hóa do thói quen ăn uống không tốt: Ăn thức ăn chưa được nấu chín; Ăn nhiều đồ lạnh; Làm việc khác trong khi ăn; Ăn quá no và nhanh; Uống nhiều bia rượi; Ăn thức ăn lạ; Dùng đồ ăn đã bị ôi thiu…

Sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài gây loạn khuẩn đường ruột

Do quá căng thẳng, stress : Tâm lý không tốt thường tác động xấu đến hệ thần kinh giao cảm trong đường ruột và gây ra bệnh

Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn được xem là biểu hiện của các căn bệnh ở đường tiêu hóa như: Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, viêm ruột thừa, viêm đại tràng hay hội chứng kích thích ruột…

Việc nhận biết được rối loạn tiêu hóa là gì và nguyên nhân gây bệnh cho bản thân rất quan trọng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân cũng như bác sĩ chuẩn đoán chính xác bệnh ngay từ đầu và có hướng xử lý thích hợp.

4 dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở người lớn thường gặp

Thay đổi thói quen đi đại tiện: Bệnh nhân mắc đi cầu bất cứ lúc nào, ngay cả trong lúc ngủ. Có khi bị tiêu chảy nhưng có lúc lại bị táo bón.

Bụng đau bất thường: Biểu hiện này diễn ra từng cơn và tăng nặng dần. Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở người lớn này thường xuất hiện ở vùng bụng dưới bên trái, có khi lan cả ra sau lưng . Bệnh nhân có thể bị đau âm ỉ hoặc dữ dội tùy theo tình trạng bệnh.

Khó chịu ở bụng: Chướng hơi, đầy bụng, ợ chua cũng là những dấu hiệu điển hình của rối loạn tiêu hóa.

Buồn nôn và nôn ói: Triệu chứng này thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, đắng miệng, chóng mặt và đau thắt vùng bụng dưới. Bệnh nhân có thể bị mất nước trầm trọng nếu như nôn ói quá nhiều.

Cần làm gì khi bị rối loạn tiêu hóa?

Do xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và mức độ bệnh tình ở mỗi người cũng không giống nhau, vì vậy bệnh nhân nên tới các chuyên khoa tiêu hóa khám càng sớm càng tốt ngay khi có các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa bất thường kể trên. Trước hết chuẩn đoán phân biệt nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa do bệnh lý hay do ăn uống, dùng thuốc…để có hướng điều trị kịp thời và đúng cách. Song song với việc dùng thuốc bệnh nhân cũng nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho đúng cách để nhanh chóng dập tắt cơn bệnh.

Lời kết: Rối loạn tiêu hóa tuy không phải là căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng, song nếu không được chữa trị kịp thời bệnh có thể tiến triển thành ung thư hoặc gây viêm nhiễm đường ruột. Chính vì vậy người dân cần trang bị cho mình những kiến thức nhất định về chứng bệnh này. Ít nhất cần nhận biết được rối loạn tiêu hóa là gì cũng như các nguyên nhân, triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhằm có cách dự phòng và ngăn chặn bệnh ngay từ đầu.

Các Dấu Hiệu Của Bệnh Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Người Lớn

Rối loạn tiêu hóa là bệnh khá phổ biến ở nhiều người, kể cả trẻ em và người trưởng thành đều mắc phải. Tùy vào triệu chứng bệnh của mỗi người mà có dấu hiệu nhận biết khác nhau. Để giúp mọi người có thể hiểu rõ về bệnh rối loạn tiêu hóa này, chúng tôi xin chia sẻ các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn. Qua đó, mọi người sẽ sớm nhận biết được trạng bệnh của mình. Cùng xem nào!

Các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa ở người lớn

Rối loạn tiêu hóa là một hội chứng gây ra bởi sự co thắt không đều của các cơ vòng trong hệ thống tiêu hóa đưa đến đau bụng và thay đổi vấn đề đại tiện. Bệnh rối loạn tiêu hóa là tên gọi chung của các triệu chứng bệnh như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi chướng bụng, khó tiêu, dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hay các bệnh đại tràng…

Tùy vào các triệu chứng bệnh có dấu hiệu riêng, mỗi triệu chứng đều có dấu hiệu riêng và những dấu hiệu này không quá nguy hiểm nhưng gây khó chịu đến người bệnh. Vì thế, để biết được các dấu hiệu của bệnh rối loạn tiêu hóa thì cần biết rõ từng dấu hiệu của các triệu chứng bệnh như được nói trên, cụ thể một số triệu chứng thường gặp như:

Táo bón: Thông thường, người bị táo bón thường có sự thay đổi về số lần đi vệ sinh của mình, số lần đại tiện giảm đi hẳn. Mỗi lần đi ngoài thường gặp nhiều khó khăn để phân ra, phân thường cứng hơn hoặc viên tròn. Cảm thấy buồn nhưng khi đi ngoài lại không thể nào đi được hoặc có thể khiến bạn đau khi cố rặn. Nặng hơn táo bón còn kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, tim run, tinh thần dửng dưng, thiếu chú ý, thậm chí còn có thể gây ra thiếu máu nhẹ và suy dinh dưỡng.

Tiêu chảy: Dấu hiệu nhận biết tiêu chảy khá dễ dàng, khi có dấu hiệu đi ngoài thường xuyên trong ngày, phân lỏng như nước. Và thường đau bụng liên tục, khiến cơ thể bắt đầu mệt mỏi, tinh thần suy nhược.Có thể chia tiêu chảy thành ba loại: tiêu chảy phân nước ngắn hạn, tiêu chảy phân có máu ngắn hạn, và nếu tiêu chảy kéo dài hơn hai tuần thì được gọi là tiêu chảy kéo dài.

Đầy hơi: Thông thường, sau mỗi bữa ăn khoảng 30 phút chúng ta đã có cảm giác thoải mái vì thức ăn được tiêu hóa bớt đi, và tiếp tục được công việc của mình. Tuy nhiên ở những đối tượng bị đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu thì hoàn toàn ngược lại. Thức ăn chậm tiêu hóa gây ra những cảm giác khó chịu như sau: Chán ăn, cảm giác ăn nhanh no, sợ ăn; khi ăn thấy vướng nghẹn vùng cổ họng; ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn và nôn. Hoặc bụng tức nặng ở phía trên, cảm giác óc ách như chứa đầy nước, đầy hơi và có đau bụng râm ran.

Đau dạ dày: đây là biểu hiện của dạ dày bị tổn thương dẫn đến những cơn đau khó chịu, âm ỉ cho người bệnh nhất là những lúc dạ dày no quá hoặc đói quá. Bệnh thường có dấu hiệu đau tại thượng vị, cảm giác đau âm ỉ, tức bụng khó chịu. Và tình trạng ợ chua, ợ hơi liên tục kèm theo cảm giác buồn nôn và không muốn ăn mặc dù đói.

Cách phòng ngừa và chữa bệnh rối loạn tiêu hóa

Thay đổi thói ăn uống: Cần có chế độ ăn đúng khoa học, nên ăn uống đúng giờ, ăn chậm, nhai kỹ, chọn các thực phẩm cân đối giữa các thành phần đạm, mỡ, đường. Nên hạn chế ăn thực phẩm chiên rán, nhiều tinh bột.Tránh xa các đồ uống có chất kích thích như cafe, rượu, bia, thuốc lá, đồ uống nhiều gas, hoặc các gia vị nóng: mù tạt, ớt, hạt tiêu.

Sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lí: Thường xuyên tập luyện các môn thể thao nhẹ nhàng, dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, nghe nhạc, đi bộ,… để giúp tinh thần thoải mái, giải tỏa stress giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Ngoài ra, cần ngủ đủ giấc, mỗi ngày cần 6-8 tiếng đồng hồ để ngủ để cơ thể nạp năng lượng đầy đủ.

Tránh dùng thuốc: Việc sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau hoặc các loại thuốc tây có tác dụng phụ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa. Vì thế, không nên quá lạm dụng vào việc dùng thuốc kháng sinh, không chỉ ảnh hưởng đến đường tiêu hóa mà còn giảm tuổi thọ cho bạn.

Rối Loạn Tiêu Hóa: Nguyên Nhân Dấu Hiệu &Amp; Cách Chữa (Ở Người Lớn)

Tiêu hoá là quá trình phá vỡ và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng, được hấp thụ qua thành ruột, đi vào máu để nuôi dưỡng cơ thể, đồng thời loại bỏ các chất thải dư thừa ra ngoài cơ thể. Quá trình tiêu hoá bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn.

Thức ăn được đưa vào miệng để nghiền trộn với nước bọt sau đó đẩy xuống dạ dày tiêu hoá. Dạ dày sẽ tiết dịch và chất nhầy, axit để tiêu hoá thức ăn. Dưới sự tác động của dịch nhầy của dạ dày và enzym, thức ăn sẽ được tiêu hoá rồi đi vào ruột non. Lúc này, các enzym sẽ được tiết ra biến chúng thành các hạt nhỏ đi qua thành ruột và hấp thụ vào máu nuôi cơ thể. Tất cả những phần còn lại không được hấp thụ sẽ chuyển đến ruột già và hoạt động tiêu hoá giảm đáng kể.

Rối loạn tiêu hoá là gì?

Hệ thống tiêu hoá là một phần rất phức tạp trong cơ thể, trải dài từ miệng cho đến hậu môn. Hệ thống có nhiệm vụ lọc bỏ chất thải và hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết để bổ sung cho cơ thể.

Về bản chất, “rối loạn tiêu hoá là sự thay đổi về chức năng của đại tràng hoặc là tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh vật dẫn đến loạn khuẩn đường ruột. Gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu nước ở ruột già, thay đổi nhu đông ruột, gây ra đau bụng, đi ngoài phân nát”.

Hội chứng này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ khiến cơ thể bị mất nước, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm ruột, viêm đại tràng, trĩ, ung thư đường ruột,….

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá

Đa số mọi người đều cho rằng rối loạn tiêu hoá là do chế độ ăn uống gây ra. Tuy nhiên trên thực tế, hiện tượng này còn xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau:

Uống nhiều rượu bia: Uống nhiều rượu bia làm mất đi lượng lớn men tiêu hóa, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Tổn thương niêm mạc ruột Gây ra hội chứng ruột kích thích với các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa,…

Lạm dụng kháng sinh: Một số loại thuốc kháng sinh dễ gây ra tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa. Nếu sử dụng kéo dài có thể gây tiêu chảy và nặng hơn.

Chế độ ăn uống: Ăn các loại thực phẩm không rõ nguồn gốc có thể gây ra đau bụng, tiếu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột.

Bệnh lý: Rối loạn tiêu hóa cũng có thể là biến chứng của các bệnh như ợ nóng, đau dạ dày, liệt dạ dày, hen suyễn,…

Mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn: Lợi khuẩn và hại khuẩn tập trung rất nhiều tại đường ruột , trong đó có khoảng 85% lợi khuẩn và 15% hại khuẩn. Nếu sự cân bằng này bị mất đi sẽ làm khả năng miễn dịch suy yếu, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm và rối loạn tiêu hóa.

Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn tiêu hóa là:

Phụ nữ

Những người dưới 45 tuổi

Gia đình có bệnh sử về viêm đường ruột

Vấn đề về sức khỏe thần kinh

Các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Rối loạn đại tiện: Đây là triệu chứng có diễn tiến chậm, nếu không được cải thiện sẽ ngày càng trầm trọng. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng từng cơn, đại tiện không đều đặn, có khi tiêu chảy khi táo bón.

Đau bụng: Thường xảy ra ở vùng bụng dưới bên trái, một số trường hợp có thể đau ở nhiều chỗ khác sau đó lan ra sau lưng.

Đầy hơi khó tiêu: Chướng bụng, khó tiêu là triệu chứng thường gặp của bệnh rối loạn tiêu hóa. Người bệnh sẽ bị ợ hơi hoặc đánh rắm liên tục, bụng thường nhỏ vào buổi sáng khi thức dậy sau đó to dần theo từng ngày. Ngoài ra, rối loạn tiêu hóa còn có triệu chứng ợ hơi, buồn nôn, nôn, đắng miệng, hôi,..

Tâm lý buồn phiền chán, nản, u sầu,… là nguyên nhân khiến cho các triệu chứng của bệnh rối loạn tiêu hóa kéo dài và chuyển biến nặng hơn.

Các phương pháp điều trị rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng của bệnh có thể xuất hiện riêng lẻ nhưng cũng có thể xuất hiện cùng lúc, người bệnh rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Khi có các dấu hiệu trên, hầu như chúng ta đều chủ quan bỏ qua khiến bệnh tiến triển nặng, xuất hiện các cơn đau dữ dội và không có dấu hiệu thuyên giảm, lúc này người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để tiến hành điều trị.

1. Chữa rối loạn tiêu hóa bằng Tây y

Tùy theo từng trường hợp, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn bằng các loại thuốc khác nhau. Tuy nhiên, phương án này chỉ có vai trò phụ trong việc điều trị người bệnh nên hạn chế sử dụng:

Thuốc giảm đau bụng: dicyclomine HCl (Sudopam Tablet), hyoscyamine sulfate (levsin)

Thuốc chữa tiêu chảy: thuốc cầm loperamide (imodium) hoặc diphenoxylate (lomotil)

Thuốc chữa táo bón: Thuốc sổ

2. Điều trị bằng Đông y

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa 1: Viên hoắc hương Nguyên liệu:

200g Hoắc hương khô

100g Cam thảo

160g Vỏ vối

200g Đại hồi

80g Trần bì lâu năm

160g Võ rụt khô

200g Sa nhân

160g Riềng già khô

Cách thực hiện:

Đem tất cả nguyên liệu sao cho khô, tán nhỏ, rây lấy bột mịn

Luyện với hồ làm thành viên bằng hạt đậu đen

Phơi và sấy khô, bảo quản trong lọ kín

Cách sử dụng:

5 – 10 tuổi dùng 10 viên/lần

10 – 15 tuổi dùng 20 viên/lần

người lớn dùng 30 viên/lần

Ngày dùng 2 lần, uống với nước nóng hay nước chè nóng.

Công dụng: Chữa nhiễm khí lạnh hoặc khi ăn các thứ nguội lạnh, đầy bụng, tiêu lỏng, nhiều lần, đầy hơi, nôn mửa.

Bài thuốc chữa rối loạn tiêu hóa 2: Viên hương phác

200g Hoắc hương khô

400g Vỏ rụt

160g Thảo quả

400g Hậu phác

160g Hạt cau rừng

160g Trần bì

Cách thực hiện:

Đem ngâm vỏ rụt với nước gạo, cạo bỏ vỏ bên ngoài

Hậu phác tẩm nước gừng sao, thảo quả bỏ vỏ

Tất các phơi khô, tán thành bột mịn

Luyện với hồ thành viên to bằng hạt đậu đen

Sấy khô, bảo quản trong lọ kín.

Cách sử dụng:

Trẻ 2 – 5 tuổi uống 3 – 5 viên/lần

6 – 10 tuổi uống 6 – 10 viên/lần

10 – 15 tuổi uống 15 viên

Người lớn uống 20 – 30 viên

Ngày uống 3 lần, uống với nước sôi để nguội

Điều trị, phòng tránh rối loạn tiêu hóa qua sinh hoạt, ăn uống

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như cháo, soup, canh,… Bổ sung các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin như rau củ, trái cây. Hạn chế các loại thực phẩm bẩn, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ gây kích thích và khó khăn trong quá trình tiêu hóa. (tìm hiểu chi tiết: Bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì, kiêng gì)

Không lạm dụng chất kích thích: Rượu, bia, thuốc lá,… là những nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa, bệnh nhân cần hạn chế tối đa trong quá trình điều trị.

Thói quen sinh hoạt khoa học: Những thói quen hàng ngày cũng có thể hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa nặng hơn như không nằm sau khi ăn, kê cao gối khi đi ngủ,… Thường xuyên tập thể dục giúp nâng cao sức đề kháng hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn có hại, tăng cường nhu động ruột tốt cho quá trình tiêu hóa.

Sử dụng các loại vitamin tổng hợp: Giúp tăng cường sức để kháng của cơ thể, đẩy lùi vi khuẩn là tác nhân gây bệnh.

Giữ tâm lý thoải mái: Căng thẳng, stress,… là nguyên nhân khiến chứng rối loạn tiêu hóa kéo dài và nặng hơn. Người bệnh hãy luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ để hệ tiêu hóa có thể hoạt động thoải mái, hạn chế rối loạn.

Dấu Hiệu Nhận Biết Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Nhỏ

Khi thấy trẻ có các biểu hiện rối loạn tiêu hóa thì các mẹ phải kịp thời nhận biết để tìm giải pháp xử lý nhanh chóng, tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ.

Nguyên nhân rối loạn tiêu hóa rất đa dạng như: bệnh lý của cơ thể, thay đổi chế độ ăn, dùng thuốc… đặc biệt là sự thay đổi chế độ ăn đột ngột của trẻ em khi bắt đầu ăn dặm, sẽ gây nên rối loạn tiêu hóa thể hiện qua các triệu chứng.

Trào ngược dạ dày thực quản là hiện tượng trào ngược những chất chứa trong dạ dày vào trong thực quản.

Do cấu trúc giải phẫu dạ dày – thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản thì ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường nên bé rất dễ nôn trớ.

Nếu trẻ nôn ít (vài ba ngày mới ọc 1 lần hay 1 ngày ọc 2 lần), vẫn bú khỏe, lên cân tốt thì không sao và hiện tượng trào ngược này sẽ giảm dần khi trẻ lớn.

Dù có điều trị hay không thì đến năm 2 tuổi, khoảng 60% trẻ sẽ tự hết, 40% còn lại có thể kéo dài đến 4 tuổi.

Táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất).

Táo bón được định nghĩa khi bé có số lần đi tiêu ít hơn bình thường (thay đổi theo lứa tuổi và mỗi cá nhân) với phân to, cứng, đau khi đi tiêu và đôi khi có máu.

Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có điều trị thích hợp.

Táo bón rất hay gặp ở trẻ còn nhỏ khi thức ăn có quá nhiều mỡ, chất đạm và ít chất khoáng, cũng có khi do uống nhiều sữa bò, sữa bột vì ít sữa mẹ.

Các cơ bụng và thành ruột cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra táo bón.

Những đứa trẻ còi xương, sinh thiếu tháng rất hay bị táo bón. Ở những trẻ lớn hơn, táo bón thường do ăn nhiều thức ăn cứng hoặc không đủ lượng vitamin B1 cần thiết, có khi do lỗ hậu môn bị rạn.

Việc cho trẻ ăn nhiều rau quả sẽ giúp cho cơ bụng và thành ruột co bóp tốt hơn. Các loại nước ận ép hoặc nước luộc củ cải cũng có tác dụng chống táo bón.

Cách đề phòng táo bón tốt nhất là tập cho trẻ thói quen đi ngoài vào một giờ cố định trong ngày.

Là một bệnh thông thường, nhưng nếu bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước, mất điện giải trầm trọng có thể dẫn tới tử vong nếu không được bù nước, bù điện giải kịp thời.

Do đó, điều quan trọng nhất khi trẻ bị tiêu chảy là phải bù điện giải cho trẻ, tốt nhất bằng nước oresol và phải tuân thủ hướng dẫn pha oresol, cho trẻ uống đúng cách, uống từng ít một, uống liên tục và rải rác trong ngày.

Còn nếu trẻ diễn tiến bệnh nặng hơn, tốt nhất hãy đưa trẻ đến một cơ sở y tế để điều trị.

Để phòng bệnh tiêu chảy, cha mẹ cần chú ý đảm bảo vệ sinh cho trẻ, thực hiện ăn chín uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước và sau ăn.

Còn khi bệnh, ngoài việc bù nước, điện giải tốt nhất, cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn loãng, dễ tiêu giúp tăng cường sức khỏe, trẻ sẽ có đủ sức chống đỡ bệnh, cơ thể chóng phục hồi, không bị suy sụp vì thiếu dinh dưỡng sau tiêu chảy.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Chứng Rối Loạn Tiêu Hóa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Ở Người Lớn trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!