Cập nhật nội dung chi tiết về Con Lừa Già Và Người Nông Dân mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phạm Ngọc Tú
Chuyên trang Giáo dục nghề nghiệp
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đât đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu là thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ nhu vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy.
Bài học ở đây là: cuộc sống sẽ đổ rất nhiều thứ khó chịu lên người bạn. Hãy xem mỗi vấn đề bạn gặp phải là một hòn đá để bạn bước lên cao hơn. Chúng ta có thể thoát khỏi cái giếng sâu nhất chỉ đơn giản bằng cách đừng bao giờ đầu hàng trước khó khăn.
Phân Biệt Quyền Con Người Và Quyền Công Dân?
Phân biệt quyền con người và quyền công dân?
Trong Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam đã quy định những nội dung quan trọng của quyền con người và quyền công dân. Trước hết chúng tôi sẽ phân tích những khái niệm sau:
+ Quyền con người: Quyền con người là những gì bẩm sinh, vốn có kể từ khi con người sinh ra.
+ Quyền công dân: Quyền công dân là những lợi ích pháp lý mà nhà nước thừa nhận và bảo vệ cho những người có quốc tịch nước mình đồng thời người đó có nghĩa vụ trung thành với đất nước.
Vậy làm thế nào để phân biệt quyền con người và quyền công dân?
Thứ nhất: Về nguồn gốc thì cùng với sự xuất hiện của nền văn minh cổ đại thì tư tưởng về quyền con người được hình thành. Trong khi đó quyền công dân chỉ xuất hiện khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản (khoảng thế kỷ 16) vì trong bối cảnh cách mạng tư sản con người vốn được coi thần dân trong nền văn minh cổ đại trở thành công dân.
Thứ hai: Về nội hàm thì quyền con người có nội hàm rộng hơn so với quyền công dân. Quyền con người thể hiện mối quan hệ cá nhân – cộng đồng nhân loại. Trong khi đó quyền công dân có nội hàm hẹp hơn, là những quyền con người được nhà nước thừa nhận và áp dụng cho người có quốc tịch của nước mình.
Thứ ba: Về tính chất thì quyền con người là tự nhiên, vốn có, thể hiện địa vị của cá nhân với tư cách là công dân của một quốc gia với cộng đồng nhân loại. Quyền công dân có tính chất là được xác định bằng pháp luật của nhà nước, thể hiện vị thế là một công dân với quốc gia mà mình mang quốc tịch.
Thứ tư: Về phạm vi áp dụng thì quyền con người được áp dụng trên phạm vi toàn cầu mà không bị thay đổi theo hoàn cảnh, thời gian. Đối với quyền công dân chỉ được áp dụng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và có sự khác nhau về cơ chế áp dụng giữa các quốc gia.
Thứ năm: Về cơ chế bảo vệ thì quyền con người được bảo vệ thông qua các diễn đàn, qua cơ chế điều tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm nhân quyền của các quan như Liên hợp quốc, các tổ chức liên chính phủ khu vực. Quyền công dân được bảo vệ thông qua cơ chế tài phán và Tòa án ở mối quốc gia.
Như vậy, qua phân tích trên thì Quý vị có thể phân biệt quyền con người và quyền công dân.
Quyền con người và quyền công dân trong mối quan hệ tương quan
Mối quan hệ giữa quyền con người và quyền công dân được thể hiện qua tính thống nhất biện chứng với nhau. Sự thống nhất thể hiện ở việc quyền con người và quyền công dân đều có đối tượng điều chỉnh là con người.
Quyền con người và quyền công dân tuy có tên gọi khác nhau nhưng không mâu thuẫn nhau mà bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Quyền con người và quyền công dân đều được pháp điển hóa trong hệ thống pháp luật của mỗi nước, tùy vào thể chế của mỗi nước.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam ghi nhận và bảo vệ quyền con người và quyền công dân trong Hiến pháp và các đạo luật khác, cụ thể là Luật cư trú, Bộ Luật dân sự, Bộ Luật Lao động……
Khó có thể phân biệt hoặc tách bạc riêng biệt giữa quyền con người và quyền công dân vì một cá nhân trong xã hội không thể là cá nhân toàn diện nếu cá nhân đó chỉ có quyền con người mà không có quyền công dân và ngược lại.
Khi quyền công dân được ghi nhận và bảo vệ thì đã đảm bảo thực hiện nội dung cơ bản của quyền con người. Do đó, về bản chất thì quyền con người và quyền công dân đếu là quyền của một cá nhân được phép làm và được Nhà nước, cộng đồng nhân loại tôn trọng, bảo vệ.
Tham khảo : Mẫu nội quy công ty
Tham khảo : Mẫu đơn xin chuyển công tác
Tham khảo : Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng
Già Hóa Dân Số: Cơ Hội Và Thách Thức
Việt Nam là 1 trong 10 nước có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới.
Thống kê của Tổng cục Thống kê cho thấy, tính đến hết năm 2017, cả nước có 11 triệu người cao tuổi, chiếm khoảng 11,95% dân số, trong đó có khoảng gần 2 triệu người từ 80 tuổi trở lên. Dự báo, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2035, khi tỷ lệ này tăng lên tới 20% với khoảng 21 triệu người cao tuổi, đến năm 2038 nhóm cao tuổi ở Việt Nam sẽ chiếm đến 20% tổng dân số. Đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi.
Số liệu thống kê dân số cho thấy, Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số” với ba đặc trưng rõ rệt, đó là tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Kết quả là dân số trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và dân số cao tuổi cũng tăng.
Kết quả nghiên cứu của UNFPA – Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cũng chỉ ra điều tương tự. Theo nghiên cứu, dân số cao tuổi Việt Nam tăng nhanh cả về số tương đối và tuyệt đối, và tăng nhanh hơn các nhóm dân số khác. Chỉ số già hóa tăng lên nhanh chóng. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thời gian để Việt Nam chuẩn bị đón nhận già hóa dân số ngắn hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, dân số cao tuổi Việt Nam có xu hướng “già ở nhóm già nhất”, tức là tỷ lệ người cao tuổi ở nhóm lớn tuổi nhất (từ 80 trở lên) đã và đang tăng lên nhanh chóng.
Một điều đáng nói, theo UNFPA, mô hình và nguyên nhân bệnh tật của người cao tuổi tại nước ta đang thay đổi nhanh chóng, từ bệnh lây nhiễm sang những bệnh không lây nhiễm theo mô hình bệnh tật của một xã hội hiện đại. Chi phí trung bình cho việc khám chữa bệnh của người cao tuổi cao gấp 7-8 lần chi phí tương ứng của một trẻ em. Mức độ tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế giữa các nhóm dân số cao tuổi rất khác nhau, trong đó dân số cao tuổi ở nông thôn, miền núi hoặc là dân tộc thiểu số có mức độ tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng còn thấp. Bản thân người cao tuổi cũng chưa ý thức được những nguy cơ bệnh tật. Tuổi thọ của người cao tuổi tăng lên, nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại cải thiện chậm.
Rõ ràng, nếu không chuẩn bị một cách kỹ lưỡng ngay từ bây giờ thì dân số già không khỏe mạnh và không có thu nhập đảm bảo cuộc sống sẽ buộc Chính phủ phải có những khoản chi tiêu rất lớn và những khoản chi tiêu này sẽ tác động tiêu cực đến ngân sách nhà nước cũng như sự bền vững tài chính dài hạn của toàn bộ nền kinh tế.
Mặc dù vậy, TS Nguyễn Ngọc Quỳnh – Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc cho rằng, già hóa dân số cũng cần được nhìn nhận trên khía cạnh tích cực. Dân số cao tuổi không có nghĩa hoàn toàn là gánh nặng mà đây là cơ hội lớn cho các ngành kinh tế dịch vụ cho người cao tuổi.
Một ý kiến khác, GS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và các vấn đề xã hội nêu ra, nước ta hiện nay có khoảng 11,5 triệu người cao tuổi (chiếm khoảng 12% dân số), Tuy nhiên, trong số này có gần 7 triệu người nằm trong nhóm tuổi 60-69. Nhiều người còn sức khỏe và có trình độ nghề nghiệp khá cao (5,3% trong nhóm này có trình độ trung cấp nghề, mức chung của cả nước là chỉ có 4%, trình độ đại học là 7,6%). Đồng thời, nhiều người cao tuổi có kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý, sản xuất phòng chống thiên tai, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Nếu không phát huy những giá trị này thì sẽ là sự lãng phí rất lớn cho sự phát triển bền vững kinh tế xã hội.
Đương nhiên,để đối mặt với già hóa dân số, cần phải hoạch định những chiến lược, chính sách thực tế, xác đáng để thích ứng với tình hình. Đồng thời, điều quan trọng, quyết định nhất chính là việc giáo dục ý thức mỗi cá nhân về việc “lo cho tuổi già từ khi còn trẻ” bởi lo cho mình cũng chính là lo cho gia đình, cộng đồng và các thế hệ tương lai.
Theo bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, già hóa là một tất yếu của sự phát triển. Chúng ta phải chuyển hướng trọng tâm từ việc đơn thuần giúp tiếp cận với tuổi già sang giúp tiếp cận với một tuổi già vui vẻ và hạnh phúc và tiếp tục đóng góp cho sự phát triển của xã hội và đất nước.
“Chúng ta đang tiến tới một tương lai tươi đẹp hơn mà chúng ta hằng mong ước, “không bỏ ai lại phía sau” sẽ mang lại cơ hội để người cao tuổi đóng góp cho xã hội. Chúng ta hãy tăng cường những quyền con người này và đảm bảo có sự tham gia đầy đủ của người cao tuổi để xây dựng xã hội tốt đẹp hơn cho mọi lứa tuổi”- bà Naomi Kitahara nhấn mạnh.
Cần Phân Biệt Rõ Quyền Con Người Và Quyền Công Dân
Trong Hiến pháp, vấn đề quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có tính chất chi phối hay quyết định đối với các nội dung còn lại của Hiến pháp, do vậy xin có đôi lời tham gia vào chương 2 của Dự thảo như sau:
Việc đưa quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân lên chương 2 cho thấy bản dự thảo đã có một cách nhìn nhận đầy đủ hơn về vấn đề này. Tuy nhiên, cũng còn một số vấn đề cần phải trao đổi thêm.
Thứ nhất, về cách trình bày và cơ cấu của chương quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
Dự thảo chưa phân biệt rõ ràng quyền con người với quyền công dân nên khi đọc có cảm giác tên chương quá dài và chưa phù hợp với nội dung được trình bày. Mặt khác, các nhóm quyền của con người hay của công dân chưa được xác định (như nhóm các quyền kinh tế, nhóm quyền chính trị, nhóm các quyền trong lĩnh vực xã hội…) làm cho việc trình bày các quyền lẫn lộn và khó theo dõi.
Thứ hai, về các quy định cụ thể.
Về quyền con người, Dự thảo quy định về quyền con người trong khi Việt Nam đã phê chuẩn Công ước về quyền con người. Đương nhiên, pháp luật quốc gia phải phù hợp với điều ước quốc tế mà mình là thành viên. Tuy nhiên, việc liệt kê các quyền của con người trong Hiến pháp là không cần thiết vì nó đã có công ước quốc tế về quyền con người. Mặt khác, việc liệt kê như vậy thường dẫn đến sự thiếu sót, đặc biệt khi nói tới tự do của con người. Có vẻ như sự bổ sung Điều 21 trong Dự thảo là không cần thiết, vì “quyền được sống” là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng của con người và đã được thừa nhận tại Điều 15 của Dự thảo rồi. Mặt khác, quy định này có thể xung đột với quy định của Bộ luật Hình sự hiện hành vì hình phạt tử hình vẫn đang tồn tại và được quy định trong 29 tội. Do đó, phải có quy định bổ sung rằng quyền sống của con người chỉ có thể bị tước đoạt khi nó xâm phạm đến quyền sống của người khác, đến tự do của cộng đồng và được phán quyết bởi một tòa án hợp pháp.
Với những quy định cụ thể về quyền công dân, tại Điều 27, Dự thảo quy định: “1. Công dân nam, nữ bình đẳng và có quyền ngang nhau về mọi mặt chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình. 2. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền bình đẳng giữa công dân nữ và nam trên mọi lĩnh vực. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. 3. Nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử về giới”.
Với khoản 2, Điều 32 của Dự thảo, quy định: “Người bị buộc tội có quyền được tòa án xét xử. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm” cũng cần được trình bày lại cho hợp lý hơn thành: “… Không ai bị kết án hai lần đối với một lần phạm tội” vì cũng một tội phạm nhưng một người có thể thực hiện nhiều lần, mỗi lần như thế đều có thể bị kết án.
Đối với khoản 2, Điều 41: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng”, xin được sửa thành: “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa hay xâm phạm đến cuộc sống và sức khỏe của người khác và cộng đồng” vì chỉ cấm hành vi đe dọa thôi thì không đủ.
Về cách trình bày một số điều, nên bỏ cụm từ “Nhà nước có chính sách…” mà ghi trực tiếp: “Nhà nước bảo đảm”, “Nhà nước thực hiện”, “Nhà nước có trách nhiệm”… trong việc thực hiện các quyền con người và quyền công dân trong các điều khoản cụ thể.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Con Lừa Già Và Người Nông Dân trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!