Cập nhật nội dung chi tiết về Con Nhà Giàu Và Con Nhà Nghèo Khác Nhau Ở Điểm Nào? Phân Tích Từ Góc Độ Giáo Dục mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Khi nói đến khoảng cách giàu-nghèo, điều đầu tiên hiện ra trong đầu mọi người thường là tiền. Nhiều tiền tức là giàu, ít tiền tức là nghèo. Tuy nhiên, trong thực tế, khác biệt giữa giàu và nghèo phức tạp nhiều hơn thế.
Đầu tiên, khái niệm giàu, nghèo chỉ mang tính tương đối. Ví dụ, một gia đình công chức ở thành phố có thể được xem là giàu so với một gia đình thuần nông ở nông thôn, nhưng lại là nghèo so với mức sống cao ở thành phố; hay một gia đình nông thôn có kinh tế kém hơn gia đình thành phố, nhưng họ lại có đất canh tác, chuồng trại lớn hơn nhiều những gia đình khác cùng thôn… Tất cả so sánh đều chỉ có tính tương đối. Thêm nữa, sự khác biệt lớn nhất giữa giàu và nghèo đôi khi không nằm ở đồng tiền mà ở những-thứ-đồng-tiền-mang-lại một cách gián tiếp như cơ hội, kiến thức, tư tưởng, lối sống…
Trong bài viết này, sử dụng dẫn chứng từ nghiên cứu giáo dục, tôi sẽ phân tích một số điểm khác nhau giữa “con nhà giàu” và “con nhà nghèo”. Bài viết lý giải tại sao quá trình phân hóa giai cấp giàu-nghèo không ngừng tiếp diễn, kể cả khi các cá nhân đã nỗ lực học tập, dùng giáo dục làm công cụ giúp vươn lên trong xã hội. Bên cạnh đó, tôi cũng sẽ đưa ra một số gợi ý nhằm giúp những người có xuất phát điểm thấp vượt lên hoàn cảnh và chính mình để đạt được những điều mong muốn trong cuộc sống.
Mọi trích dẫn đều được bôi đậm kèm theo đường link đến nghiên cứu gốc và tài liệu tham khảo bổ sung.
Con nhà giàu và con nhà nghèo khác nhau ở điểm nào?
Thứ nhất, giàu đồng nghĩa với có thêm nhiều lựa chọn.
Một đứa trẻ sinh ra trong gia đình có điều kiện sẽ dễ có cơ hội tiếp cận với nhiều thông tin, kiến thức cập nhật hơn, được đầu tư theo học ở những trường tốt hơn, nhiều nguồn lực phục vụ học tập-hướng nghiệp hơn, dẫn đến lại càng có thêm nhiều cơ hội tốt hơn khi trưởng thành.
Nghiên cứu tôi thực hiện tại Việt Nam vào năm 2017-2018 cũng có quan sát tương tự. Nhiều em học sinh nông thôn, có hoàn cảnh gia đình khó khăn chỉ được hướng đến hai lựa chọn: con gái theo học sư phạm, con trai theo học quân sự. Hai lựa chọn này được gia đình cho là tối ưu để tiết kiệm chi phí ăn học và hy vọng ra trường có việc làm ngay. Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết về điểm chuẩn, kết cấu nhà trường và cơ hội tuyển sinh, nhiều em trượt nguyện vọng đầu (do không đủ điểm hoặc không đủ yêu cầu nhập học) và phải rất chật vật mới tìm được nguyện vọng thứ hai (do không có sự chuẩn bị tốt). Đó là chưa kể đến những vấn đề nảy sinh do quá trình định hướng bó hẹp trong định kiến về giới hoặc tập trung vào thi cử chứ không phải nhu cầu, mong muốn, nguyện vọng của các em.
Đây là một hiện tượng mà Herbert Simon (1947) khái quát hoá trong khái niệm “bounded rationality” (lý trí bị hạn chế). Bounded rationality hiểu một cách đơn giản là những hành vi lý trí nhưng bị hạn chế bởi thiếu hụt về tư duy, kiến thức trong quá trình đưa ra quyết định.
Bounded rationality refers to behavior that is rational but limited by the cognitive constrains on decision making (McDonald, 1997, p. 10)
Ví dụ, khi đối diện với hàng chục, thậm chí hàng trăm trường đại học tiềm năng, những học sinh có nguồn lực tốt sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ lưỡng từng trường học, từng ngành nghề, nắm được những thông tin bổ ích nhất để chọn cho mình cơ hội hoàn hảo nhất. Còn những học sinh không có đủ kiến thức, nguồn lực sẽ chỉ hạn chế cơ hội và lựa chọn của mình trong khuôn khổ những gì mình thấy trước mắt hay những gì người ta nói cho mình thôi, dẫn đến việc phải chấp nhận những lựa chọn chưa thực sự tốt.
Chính vì tư duy này, “con nhà nghèo” dễ đưa ra những lựa chọn sai lầm, khiến cơ hội học tập và sự nghiệp bị thu hẹp. Do đó, khoảng cách giữa “con nhà giàu” và “con nhà nghèo” tiếp tục tồn tại, thậm chí không ngừng nới rộng thêm.
Thứ hai, giàu giúp sửa sai, làm lại từ đầu dễ dàng hơn.
Ai trong đời cũng không khỏi mắc sai lầm, đặc biệt ở tuổi trẻ. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn ở thanh thiếu niên sinh ra trong gia đình có tiềm lực tài chính lớn và địa vị xã hội cao là họ có thể làm lại từ những sai lầm của mình rất nhanh. Đó là bởi khi họ mắc sai lầm, những người xung quanh thường có đủ hiểu biết để ngăn chặn, khuyên can trước khi sai lầm trở nên quá lớn. Khi họ muốn sửa sai thì có cả hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ cả về tiền bạc lẫn nhân lực, trí lực, mối quan hệ… giúp họ trở lại đường đi đúng đắn. Trong khi đó, đối với thanh thiếu niên ở hoàn cảnh khó khăn, một sai lầm dù nhỏ cũng có thể mang đến hệ quả lâu dài vì không có người chỉ dẫn, tha thứ, dọn đường phía trước để làm lại từ đầu. Giai tầng xã hội thấp cũng dễ dẫn đến hoàn cảnh sống khó khăn, thiếu thốn, hàng ngày nhìn thấy cái xấu, giao du xã hội hạn chế, tiêu cực… khiến thanh thiếu niên này dễ mắc sai lầm hơn.
Thật bất ngờ (cho người đọc và có thể cho cả tác giả), kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết mọi người trong cả hai nhóm này đều bước vào thời kỳ trưởng thành u ám, không đạt được kỳ vọng về cả sự nghiệp lẫn địa vị như mong muốn; nhiều người sa ngã, tù tội, thậm chí qua đời khi còn trẻ. Một trong nhiều lý do dẫn đến kết cục đáng thất vọng này là vì những thanh thiếu niên ở giai tầng thấp dễ mắc sai lầm khi trưởng thành và một khi đã sa chân mắc sai lầm (dù là rất nhỏ) cũng rất khó quay trở lại con đường đúng đắn để làm lại từ đầu, mà thậm chí còn bị đẩy sâu hơn nữa vào hố đen tiêu cực.
Bởi vậy, một trong những khuyến nghị của MacLeod là thông điệp “giáo dục có thể làm thay đổi vận mệnh con người” cần thay đổi vì thực tế, có rất nhiều yếu tố bên ngoài giáo dục chi phối sự thành công của một cá nhân.
Thứ ba, giàu giúp tự tin, vững vàng hơn.
Trưởng thành từ những gia đình có điều kiện kinh tế tốt, người trẻ thường tự tin hơn vì họ không phải chịu nhiều áp lực cơm áo, gạo tiền. Họ cũng thường cảm thấy vững vàng hơn vì biết rằng nếu mắc sai lầm dễ có thể (có người giúp) sửa sai và làm lại từ đầu dễ dàng. Điều này giúp cho họ dám nghĩ, dám làm hơn. Ngoài ra, những đứa trẻ sinh ra trong gia đình khá giả thường được giáo dục theo hướng ươm mầm, khuyến khích phát triển tích cực nên sẽ có xu hướng tự tin vào bản thân hơn những đứa trẻ thường xuyên bị chỉ trích hoặc bị gò ép vào khuôn khổ nhất định.
Điều này dẫn đến khác biệt lớn trong độ tự tin, tự chủ, tâm thế vững vàng của “con nhà giàu” và “con nhà nghèo”— ảnh hưởng tới quá trình phát triển sau này và những quyết định thay đổi vận mệnh của cả hai nhóm này.
Làm sao để vượt lên hạn chế giai tầng xã hội?
Bạn có thể đang tự hỏi, nếu nhiều nghiên cứu chỉ ra khoảng cách giàu-nghèo không ngừng tiếp diễn như vậy, tại sao lại có những cá nhân xuất phát điểm thấp nhưng thành công, và những cá nhân xuất phát điểm cao nhưng thất bại? Rồi những gia đình giàu có nhưng không đầu tư cho con học hành, tu dưỡng, mà những gia đình nghèo lại chắt chiu mọi thứ cho con có tương lai sáng lạn?
Với vai trò người làm nghiên cứu, tôi có thể lý giải cho bạn rằng tất cả nghiên cứu, dù sâu sắc, chất lượng đến đâu cũng không thể bao quát mọi trường hợp, đặc biệt những trường hợp đặc biệt; phân tích nghiên cứu thường chỉ tập trung vào xu thế chung lớn nhất, bức tranh tổng quát rõ nét nhất về sự vật, hiện tượng trong xã hội thôi. Với vai trò người đọc bình thường, tôi nghĩ rằng những trường hợp đặc biệt— “lội ngược dòng” như vậy là những nhân tố thú vị, đưa lại cho chúng ta niềm tin ở giáo dục, niềm tin và động lực để không ngừng vươn lên, tạo thay đổi tích cực trong xã hội.
1/ Hiểu rằng giáo dục đơn lẻ không đủ để đóng lại khoảng cách giàu-nghèo
Có cái nhìn thực tế vào giáo dục, như Jay MacLeod khuyến nghị, sẽ giúp bạn nhìn nhận cuộc sống đúng với giá trị của nó hơn. Là một người làm giáo dục, tôi luôn khuyến khích tất cả thanh thiếu niên tập trung vào học tập, cố gắng vươn lên, học hỏi những điều bổ ích cho mình và cho xã hội… Tuy nhiên, bạn đừng nên đặt quá nhiều kỳ vọng vào giáo dục, không phải cứ có tấm bằng là ra trường bạn sẽ có công việc ngay và vị trí xã hội của bạn sẽ hoán đổi hoàn toàn. Giáo dục chỉ là một trong nhiều yếu tố để thành công mà thôi.
2/ Đừng chỉ ngồi một chỗ và than phiền về bất công xã hội, hãy hành động!
Hiểu được sự bất công của xã hội và điểm hạn chế của giáo dục là một chuyện, nhưng hành động để tự mình thay đổi vận mệnh là một bước đi khác hẳn. Trong những năm nghiên cứu giáo dục, điều lớn nhất tôi học được là để có thể “thắng” được sự áp đặt từ giai tầng xã hội, bạn phải nỗ lực không ngừng. Càng ở xuất phát điểm thấp, bạn lại càng cần phải học tập và làm việc hơn gấp đôi, gấp ba người khác để đạt được thành công mình mong muốn, đặc biệt trong những năm đầu sự nghiệp.
Điều này có bất công không? Có chứ! Nhưng nếu chỉ ở đó than vãn về sự bất công, chúng ta cũng vô hình chung tiếp tay cho sự bất công đó tiếp tục xảy đến với mình. Mình phải tự cứu mình trước!
Bản thân tôi tự nhận mình có xuất phát điểm tốt hơn nhiều người vì lớn lên trong gia đình bố mẹ là công chức ở thành phố. Tuy nhiên, vì hoàn cảnh gia đình trung lưu không có điều kiện đầu tư học ngoại ngữ với người bản xứ, rèn luyện kỹ năng mềm… từ nhỏ nên sau này tôi cũng gặp thiệt thòi khi phải cạnh tranh với những bạn có điều kiện sống cao hơn. Bởi vậy, tôi đã phải nỗ lực rất nhiều mới có được ngày hôm nay. Ví dụ, tôi đã phải thử nghiệm nhiều phương pháp, mò mẫm tự tìm đường để “lội ngược dòng” từ 0 điểm phát âm tiếng Anh đại học đến tiến sĩ tại Mỹ:
3/ Tập trung vào những mặt mạnh mà tiền không thể mua được.
Đây là lời khuyên mà mẹ tôi thường nói mỗi khi thấy tôi so sánh bản thân với các bạn “con nhà giàu” khác hoặc khi bị người khác lấy đồng tiền ra coi thường mình.
Thực chất, tiền không mua được cả thế giới.
Có những người dù dát lên người vàng bạc, kim cương, xoè tay ra là cả nắm đô-la nhưng không thể che dấu tính nhỏ mọn, tủn mủn, sự thiếu hiểu biết của mình. Nhiều phẩm chất con người như thần thái, nhân cách, tri thức… không tiền nào mua được. Và dù có “mua” được để giả vờ khoác lên người, bản chất bên trong sớm muộn cũng lộ ra nếu không phải là “hàng thật”. Những ai dùng đồng tiền để coi thường bạn, bạn đừng nên bận tâm tới. Sự dè bỉu này thường cũng xuất phát từ tâm lý bất an của chính họ—những người hàng ngày dùng tiền để che dấu khiếm khuyết do sợ bị người khác coi thường.
Bởi vậy,
Nếu tôi và bạn, chúng ta tìm ra được mặt mạnh nào đó trong mình và đào sâu vào phát triển nó thì chúng ta sẽ có niềm tự hào, tự tôn riêng. Mỗi khi yếu lòng, so sánh mình với người khác hay khi bị người khác coi thường, chúng ta sẽ lấy niềm tự hào đó ra để trân quý và để ngẩng cao đầu, tự tin tiến về phía trước.
4/ Chọn bạn mà chơi
Có câu: “Bạn là trung bình cộng của 5 người bạn dành nhiều thời gian nhất”, hay “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ý muốn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của những người bạn giao du. Như đã phân tích, xuất phát điểm thấp dễ đi kèm với hoàn cảnh sống tiêu cực, những mối quan hệ xấu và khả năng mắc sai lầm cao khi còn trẻ.
Bởi vậy, hãy thực sự dành thời gian để chọn lựa bạn bè, đừng ngại cắt bỏ những mối quan hệ “ung nhọt” khiến mình thụt lùi trong cuộc sống và nên gắn kết với những người mang lại ảnh hưởng tốt, nguồn năng lượng tích cực cho cuộc sống của mình.
Bạn không nhất thiết phải chơi với những người ở giai tầng xã hội cao hơn để vươn lên nhưng nên gắn mình với những người có tâm, có tầm, có tài để dẫn dắt mình vượt qua những giai đoạn khó khăn và soi sáng cho mình khi mình mất phương hướng.
—
Be Present,
Chi Nguyễn
**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog
Sự Khác Biệt Giữa Trẻ Nhà Giàu Và Nhà Nghèo
Những đứa trẻ giàu sợ mình nghèo đi, còn các đứa trẻ khó khăn sợ phải nhìn thấy đám người có tiền.
Cuộc đời của một đứa trẻ có dễ dàng và thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào xuất thân gia đình.
Sự khác biệt về tuổi thơ của những đứa trẻ sinh ra trong gia đình giàu có và gia đình thiếu thốn về vật chất được khắc họa trong chính thái độ của các em với cuộc sống.
Đợi mẹ về
Trẻ nhà giàu sẽ biết mẹ mua cái gì cho nó, mẹ sẽ đáp ứng được những thứ nó thích còn đứa trẻ kém may mắn hơn thì không.
Chỉ cần mẹ về nhà và mua cho nó bất cứ cái gì trên đời này, nó mặc nhiên hài lòng đến độ sung sướng tột cùng.
Trong khi ở nơi khác, ông bố, bà mẹ khác, điều kiện tốt hơn hẳn, trẻ có tất cả mọi thứ tuyệt vời như quà, bánh sinh nhật , mọi lời gửi gắm cưng chiều, nựng nịu nhất.
Đồ chơi
Đồ chơi của đứa trẻ sung sướng là những sản phẩm công nghệ hiện đại, đầy đủ, là công viên, sở thú… Còn của đứa trẻ nghèo là sản phẩm từ lá cây, là diều giấy, ruộng đồng, sông nước…
Con đường đến trường
Một đứa trẻ nghèo sẽ tự đi học về trên đoạn đường từ nhà đến trường, dù trời nắng hay mưa, đường có khó hay dễ đi.
Cảm giác đó dĩ nhiên không có ở đứa trẻ được bố mẹ thay phiên đưa đón trên con đường đến trường mỗi ngày.
Ước mơ
Trẻ nhà giàu ước mình làm gì đó để bố mẹ hãnh diện và tự hào. Trẻ nhà nghèo ước mình làm gì đó để bố mẹ thoát nghèo.
Cái gì cũng sẽ qua, mọi đứa trẻ rồi sẽ lớn lên. Đứa trẻ nghèo lớn lên bằng tuổi thơ “dữ dội”, đen đúa, bẩn thỉu và lam lũ.
Còn đứa trẻ may mắn hơn sẽ lớn lên từ sự bao bọc, che chở đến từng miếng ăn, giấc ngủ, lối đi. Suy cho cùng lớn lên theo số phận nào cũng đáng quý!
Con So Và Con Rạ Khác Nhau Như Thế Nào?
Một trong những đề tài các mẹ bầu bàn tán rôm rả là “con rạ và con so, con nào thông minh hơn?”, “Sinh con so liệu có khó hơn sinh con rạ?”…
Nhiều chị em phụ nữ sau khi sinh lần đầu thường có xu hướng sợ sinh con tiếp theo bởi vì những nỗi ám ảnh đau đớn còn kéo dài và không thể nào quên được trong tâm trí. Tuy nhiên, sinh con rạ thường không còn quá đau như lúc đầu nữa và có thể thời gian sinh con sẽ nhanh hơn do mẹ đã quen với việc sinh nở.
Thai máy ở những thời điểm khác nhau còn tùy mỗi mẹ bầu, có người sẽ cảm nhận thai máy sớm, có người lại cảm nhận thấy thai máy muộn. Đối với những mẹ mang thai con so thường sẽ nhận thấy thai máy từ tuần 18 – 20 và những mẹ có con rạ lại xuất hiện thai máy sớm hơn từ 16 – 18 tuần hoặc cũng có thể sớm hơn nữa tùy theo sức khỏe của từng mẹ và thai nhi.
– Vòng bụng của mẹ lớn hơn và bụng bầu thấp hơn
Mang thai lần 2, kích thước vòng bụng của mẹ sẽ to sớm hơn khoảng một tháng so với lần có bầu trước. Nguyên nhân là do ở lần sinh nở đầu tiên, tử cung không co lại hoàn toàn về trạng thái ban đầu, dẫn đến việc kích thước bụng phát triển nhanh hơn. Mẹ nên tránh mang vác đồ nặng, đặc biệt không bế trẻ nhiều trên tay, không nên ngồi một chỗ quá lâu mà nên đi lại thư giãn, khi ngủ nên nằm nghiêng qua bên trái
– Bà bầu tăng cân nhanh hơn
Nếu khoảng cách giữa hai lần mang thai không quá lâu thì cơ thể chưa tiêu tan được lượng mỡ thừa từ lần đầu lại tiếp tục tích lũy mỡ cho lần mang thai thứ hai sẽ khiến cơ thể mẹ “tăng cân” nhanh chóng. Ngoài ra, cân nặng bà bầu tăng nhanh và sớm hơn còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau do sự thay đổi về hormone, dinh dưỡng trong thời gian mang thai.
– Con so thường sinh sớm hơn con rạ
Thai kỳ được xem đủ tháng là từ 38 đến 40 tuần mới sinh, bất kể là con so hay con rạ. Nhưng thực tế có nhiều mẹ bầu sinh sớm ở tuần thứ 36 và muộn nhất ở tuần 42. Ngoại trừ những trường hợp sinh đúng ngày, còn lại con so thường sinh sớm hơn ngày dự sinh từ 1 tuần đến 10 ngày so với con rạ.
Các bác sĩ sản khoa cho biết, thời gian chuyển dạ ở mẹ sinh con so và con rạ có sự khác nhau. Theo đó, mẹ sinh con so có thời gian chuyển dạ lâu hơn, trung bình từ 16 – 24 giờ; trong khi con rạ trung bình từ 8 – 12 giờ.
– Sinh con so khó hơn sinh con rạ
Theo nhiều người, sinh con rạ sẽ ít đau hơn con so vì đây là lần sinh thứ hai, cổ tử cung người mẹ đã từng giãn nở nên quá trình co bóp đẩy con ra sẽ nhanh hơn. Hơn nữa, lần hai mẹ cũng đã có kinh nghiệm thở, rặn đẻ nên mọi thứ cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên điều này chỉ đúng với những mẹ sinh thường cả hai lần và có sức khỏe thai kỳ ổn định.
Nhưng cũng có trường hợp mẹ sinh con so là mổ nhưng con rạ lại đẻ thường và ngược lại.
– Bà bầu bị co thắt nhiều hơn khi mang thai con rạ
Tình trạng co thắt tử cung thường là xu hướng chung của hầu hết các mẹ mang thai lần 2 và khiến mẹ vất vả hơn vào những tháng cuối. Theo các bác sĩ sản khoa, điều này cũng chỉ là một hiện tượng bình thường và mức độ nhiều ít còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người phụ nữ.
– Sữa non tiết ra nhiều hơn khi mang thai lần 2
Nếu như ở lần đầu mang thai, sữa non chỉ xuất hiện khi bạn bước vào những tuần cuối cùng của thai kỳ hoặc thậm chí sau sinh thì ở lần mang thai thứ 2, bạn có thể sẽ thấy hiện tượng này sớm hơn từ tuần thứ 27. Đây là một dấu hiệu hoàn toàn bình thường cho thấy tuyến sữa của mẹ đã sẵn sàng hoạt động nên mẹ không cần lo lắng.
– Cách tính ngày dự sinh con rạ và con so
Có rất nhiều mẹ thắc mắc về việc con rạ, con so sinh sớm hay trễ, tuy nhiên cách tốt nhất vẫn là mẹ nên nhận biết đúng lúc các dấu hiệu chuyển dạ sinh con so, con rạ và dựa vào ngày dự sinh. Để đự đoán được ngày dự sinh chính xác nhất, ngoài phương pháp siêu âm thai ra thì mẹ còn có thể căn cứ vào các cách sau:
* Dựa vào chu kì kinh nguyệt: Mẹ lấy mốc từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối và cộng vào 9 tháng và 7 ngày.
* Dựa vào thời gian thai cử động: Vào tuần thứ 18 – 20 thì thai nhi đã có những cử động đầu tiên. Dựa vào thời gian hiện tượng thai máy xảy ra mẹ cộng vào 20 tuần nữa sẽ ra được ngày dự sinh.
* Thời gian có thai của mẹ: Bắt đầu từ ngày đầu tiên của tuần thứ 6 kinh nguyệt biến mất, dựa vào đó mẹ có thể tính ngày sinh dự kiến chính là ngày phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần tiếp theo.
Nhóc tì thứ 2, thứ 3, hay hơn nữa, là món quà tặng về tình anh em ruột thịt quý giá đặc biệt cho bé yêu của mẹ. Nó là tình cảm duy nhất trong số 7,8 tỷ người trên trái đất.
Phương Pháp Giáo Dục Con
Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao người Do Thái, người Mỹ lại thông minh như vậy? Tại sao họ lại được sinh ra với quá nhiều ưu việt như thế? Có phải tất cả đều là tự nhiên? Liệu Việt Nam chúng ta có thể tạo ra những thế hệ ưu việt như thế không? Tất cả câu hỏi trên đều có thể được giải đáp bởi chính các bạn và cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Do Thái” , “Phương pháp giáo dục con của người Mỹ” mà Kidsplaza xin giới thiệu đến bạn sau đây.
Cuốn sách chia sẻ bí quyết trở thành thiên tài của người Do Thái Nội dung cuốn sách
Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Do Thái” chia sẻ bí quyết trở thành thiên tài của người Do Thái. Bạn sẽ ngạc nhiên bởi phương pháp giáo dục con tuyệt vời của người Do Thái qua cuốn sách này. Trẻ em Do Thái ngay từ nhỏ không chỉ được rèn luyện về trí tuệ, khả năng sinh tồn, các phẩm chất đạo đức mà còn được giáo dục về cách quản lí tài chính, giá trị của đồng tiền, sự thành tín trong kinh doanh, về việc tự bảo vệ sức khỏe của mình “một cơ thể khỏe mạnh là tiền đề của hạnh phúc”…
Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Do Thái” gồm 7 chương, 56 mục, mỗi mục đều có ví dụ sinh động và trực tiếp cách dạy con của người Do Thái. Với những phương pháp dạy con cái thực tế, linh hoạt sẽ giúp các bậc cha mẹ bồi dưỡng nên những người con thiên tài. Bằng lối viết nhẹ nhàng, tinh tế tạo cho người đọc cảm giác gần gũi, dễ hiểu.
Cuốn sách mang đến phương pháp giáo dục ưu việt của cha mẹ người Mỹ
Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Mỹ” chỉ ra những phương pháp giáo dục ưu việt của cha mẹ người Mỹ. Cha mẹ Mỹ biết lúc nào nên dành tình yêu thương cho bé, lúc nào nên để bé tự lập làm việc. Chính bởi những phương pháp này mà trẻ con Mỹ luôn trưởng thành tự tin, độc lập và thành công như thường thấy.
Cuốn sách “Phương pháp giáo dục con của người Mỹ” gồm 7 chương, chia sẻ bí quyết giáo dục con của cha mẹ Mỹ một cách toàn diện, trẻ sẽ được rèn luyện từ tính cách, năng lực đến phẩm chất, trí tuệ… để trở thành người xuất sắc nhất. Với ngôn từ dễ hiểu, ví dụ sinh động, hấp dẫn mang tính nhận thức cao sẽ mang lại những phương pháp giáo dục phương Tây hiệu quả và tuyệt vời nhất cho các bậc phụ huynh. Quyển sách này chính là lựa chọn hàng đầu, là món quà vô cùng ý nghĩa dành cho những bậc cha mẹ muốn con yêu của mình trưởng thành tài năng và xuất sắc.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Con Nhà Giàu Và Con Nhà Nghèo Khác Nhau Ở Điểm Nào? Phân Tích Từ Góc Độ Giáo Dục trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!