Đề Xuất 6/2023 # Dạy Trẻ Học Toán Theo Phương Pháp Montessori # Top 11 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Dạy Trẻ Học Toán Theo Phương Pháp Montessori # Top 11 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Trẻ Học Toán Theo Phương Pháp Montessori mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori là một cách giáo dục sớm hiệu quả nhất hiện nay trong việc giáo dục con cái. 😛

Bản thân mình cũng là giáo viên dạy toán phổ thông được 10 năm, mình hiểu rằng với phương pháp truyền thống, các trẻ sẽ tiếp thu kiến thức một cách nhồi nhét và thụ động.

Chính vì lẽ đó nên các trẻ tỏ ra không mấy hứng thú trong việc tìm tòi và không nhớ kiến thức được lâu.

Nhưng với phương pháp Montessori, trẻ sẽ tiếp cận môn toán một cách mới mẻ và sáng tạo hơn, do đó mang lại hiệu quả cao hơn.

Từ đó việc dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori sẽ thiết lập và kích hoạt cho trẻ trí tưởng tượng, sự đam mê và đó là tiền đề mang lại sự thành công cho bé sau này.

Phương pháp Montessori, không đơn thuần chỉ dạy trẻ học toán mà đó là sự gắn kết giữa số học và kết hợp với giáo dục sớm.

Giáo dục sớm tức là không thực hiện việc giáo dục trẻ theo một lịch trình cứng nhắc. Trẻ nên có quyền tự do và vui vẻ quyết định xem chúng muốn làm gì và làm trong bao lâu.

Phương pháp Montessori là mọi thứ đều đi theo trẻ. Nếu bạn và trẻ luôn hoạt động trong sự vui vẻ, trẻ sẽ học và làm nhiều hơn.

Bạn sẽ chỉ cần đứng và quan sát, bí quyết là bạn hãy kiên nhẫn, tích cực và luôn khuyến khích sự cố gắng của trẻ.

Phụ huynh có thể áp dụng để dạy con học Toán, có thêm kiến thức về phương pháp dạy Toán theo phương pháp Montessori.

Các giáo viên, chủ trường có thể sử dụng khóa học để đào tạo giáo viên nhằm đưa phương pháp vào quá trình dạy học.

Cha mẹ và trẻ có thêm nhiều cơ hội và thời gian gắn kết cùng nhau qua các hoạt động vừa học vừa chơi.

Bài 1 : Giới thiệu lượng từ 1-10 (gậy xanh đỏ)

Bài 2 : Thẻ số lớn (0-9) (Thẻ số cát)

Bài 3 : Kết hợp lượng và số 1- 10

Bài 4 : Kết hợp số và lượng (hộp que tính)

Bài 5 : Kết hợp số và lượng không cố định (thẻ số và chấm tròn)

Bài 6 : Số chẵn và số lẻ

Bài 7 : Hạt cườm màu bậc thang (1-9)

Bài 8 : Trò chơi con rắn

Bài 9 : Con rắn vàng & con rắn màu sắc

Bài 10 : Con rắn màu (10) & con rắn vàng

Bài 11 : Con rắn màu (chuỗi lẻ) & con rắn vàng có đuôi đen trắng

Bài 12 : Con rắn màu (ngẫu nhiên) & con rắn vàng

PHẦN 2: PHẠM VI 2 + 3: 11- 19 ; 10 -9000

Bài 13 : Lượng. Giới thiệu 1, 10, 100, 1000 (BH 3 bước)

Bài 14 : Đếm bằng các hạt 1, 10, 100, 1000 (lượng)

Bài 15 : Tầm nhìn mắt chim với lượng (1-9000)(BH 3 bước)

Bài 17 : Trò chơi dọn nhà

Bài 18 : Trò chơi ngân hàng : Phép cộng không có nhớ (lượng)

Bài 19 : Trò chơi ngân hàng : Phép nhân không có nhớ (lượng)

Bài 20 : Trò chơi ngân hàng : Phép chia không có nhớ (lượng)

Bài 21 : Trò chơi dọn nhà có trao đổi

Bài 22 : Trò chơi ngân hàng : Phép cộng có mượn (lượng)

Bài 23 : Trò chơi ngân hàng : Phép nhân có mượn (lượng)

Bài 24 : Trò chơi ngân hàng : Phép chia có mượn (lượng)

Bài 27 : Tầm nhìn mắt chim với thẻ số

Bài 28 : Dạy về số lớn

Bài 29 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép cộng không nhớ (lượng + số)

Bài 30 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép nhân không nhớ (lượng + số)

Bài 31 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép chia không nhớ (lượng + số)

Bài 32 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép trừ không nhớ (lượng + số)

Bài 33 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép cộng có mượn

Bài 34 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép nhân có mượn

Bài 35 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép chia có mượn

Bài 36 : Trò chơi ngân hàng với thẻ số và lượng . Phép trừ có mượn

Bài 37 : Trò chơi con tem . Giới thiệu cách tạo thành số

Bài 38 : Trò chơi con tem . Phép cộng không nhớ

Bài 39 : Trò chơi con tem . Phép nhân không nhớ

Bài 40 : Trò chơi con tem . Phép chia không nhớ

Bài 41 : Trò chơi con tem . Phép trừ không nhớ

Bài 42 : Trò chơi con tem . Phép cộng có mượn

Bài 43 : Trò chơi con tem . Phép nhân có mượn

Bài 44 : Trò chơi con tem . Phép chia có mượn

Bài 45 : Trò chơi con tem . Phép trừ có mượn

Bài 46 : Trò chơi chấm tròn: phép cộng không nhớ

Bài 47 : Trò chơi chấm tròn: phép nhân không nhớ

Bài 48 : Trò chơi chấm tròn: phép trừ không nhớ

Bài 49 : Trò chơi chấm tròn: phép cộng có mượn

Bài 50 : Trò chơi chấm tròn: phép nhân có mượn

Bài 51 : Trò chơi chấm tròn: phép trừ có mượn

Bài 52 : Bảng tính nhớ: phép cộng không nhớ

Bài 53 : Bảng tính nhớ: phép nhân không nhớ

Bài 54 : Bảng tính nhớ: phép trừ không nhớ

Bài 55 : Bảng tính nhớ: phép cộng có mượn

Bài 56 : Bảng tính nhớ: phép nhân có mượn

Bài 57 : Bảng Seguin A số từ 11-19

Bài 58 : Cộng với chuỗi hạt màu

Bài 59 : Cộng với thanh số (thẻ phép tính viền đỏ)

Bài 60 : Lượng hàng chục 20, 30, … 90

Bài 61 : Bảng Seguin B (hàng chục ) số 11 – 99

Bài 62 : Lượng 11 – 99

Bài 63 : Bảng Seguin B số 11 – 99

Bài 64 : Phép trừ với dải số

Bài 65 : Bảng 100

Bài 66 : Phép nhân với chuỗi hạt

Bài 67 : Bảng nhân

Bài 68 : Bảng chia

Bài 69 : Tính liên kết

Bài 70 : Tính không liên kết

Đánh giá và góp ý khóa học

Thông tin giảng viên

Xuất thân là giáo viên dạy Văn, sau đó cô Mai chuyển sang nghiên cứu về các phương pháp giáo dục sớm và tâm đắc với phương pháp Montessori, đã học khóa trợ giảng Montessori sau đó xuất sắc hoàn thành khóa học giáo viên Montessori quốc tế được Hội đồng Montessori Macte công nhận đầu tiên tại Việt Nam.

Hiện tại cô Mai đang là giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm quản lí chuyên môn cho trường Mầm non quốc tế dạy theo phương pháp Montessori.

Theo đánh giá của mình cô Lưu Tố Mai là một giáo viên có tâm, rất nhiệt tình trong việc giáo dục trẻ.

Và đặc biệt là cô là một chuyên gia Montessori quốc tế có kinh nghiệm trong việc giảng dạy trẻ học toán theo phương pháp Montessori.

Phương Pháp Dạy Học Cho Bé 4 Tuổi

Mọi người thường nói rằng trẻ em như một tờ giấy trắng, thế giới xung quanh và người lớn tác động gì lên cũng sẽ đem lại những thay đổi hay ảnh hưởng đến suy nghĩ, tư duy. Đặc biệt khi trẻ lên 4 tuổi đây là giai đoạn trẻ đang có sự tiếp thu mọi thứ nhanh nhất, sự tò mò về thế giới xung quanh, tìm hiểu mọi thứ thông qua những gì bé nghe và nhìn thấy. Là người lớn chúng ta ai ai cũng muốn đem lại sự phát triển về tư duy lẫn thể chất tốt nhất cho con em chúng ta, vậy những phương pháp dạy học cho bé 4 tuổi sẽ bao gồm những gì? Bài viết dưới đây không chỉ dành cho các bậc phụ huynh đang có con bước vào tuổi lên 4 mà còn dành cho tất cả mọi người để có cái nhìn rõ hơn về cách giáo dục trẻ em đặc biệt khi bé đang ở giai đoạn bộ não của bé đang phát triển nhanh nhất, phần nào giúp chúng ta có thể đem lại phương pháp dạy con em đúng đắng trong gia đình.

Trong giai đoạn, trẻ đang bước sang một giai đoạn mới, luôn muốn tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh. Hầu như những kỹ năng về vận động dần hoàn thiện khi trẻ 4 tuổi đã có thể đi, đứng, chạy, nhảy, hay biết làm những động tác bắt chước người lớn như nhảy lò cò, leo cầu thang, … Bên cạnh đó bé cũng đã nhận thức rất rõ về những việc làm đúng, hay sai nhờ vào hướng dẫn của người lớn, khả năng tập trung cũng cao hơn trước kia khi bé có thể chăm chú vào một việc gì đó hay một trò chơi nào đó với thời gian lâu hơn. Không chỉ vậy bé đã có thể vẽ vời, tô màu hay nặn những bộ đất sét màu theo trí nhớ hoặc trí tưởng tượng của mình.

Ngay giai đoạn này về ngôn ngữ đang có sự tiến bộ nhanh chóng, bé có thể giao tiếp tiếng Việt căn bản với người thân hay thầy cô, biết lắng nghe và ghi nhớ từ mới hàng ngày để làm phong phú vốn từ của mình. Ngoài ra bé còn đang rất tò mò về thế giới xung quanh nên việc đặt ra rất nhiều câu hỏi cho cha mẹ, ông bà là điều không thể tránh khỏi.

Như đã nói ở trên, trong giai đoạn này trẻ 4 tuổi luôn có sự nhạy cảm rất lớn về thế giới quanh bé, chính vì vậy mọi việc bạn làm sẽ đều tác động rất lớn đến nhận thức cũng như cảm xúc của bé đấy. Vậy nên cần có những phương pháp dạy đúng đắng cho bé để giúp sự phát triển não bộ theo hướng tích cực, tránh những hệ lụy sau này nếu bạn dạy bé sai phương pháp.

Phương pháp dạy trẻ 4 tuổi nhằm phát triển tư duy

Bất kể việc gì cũng vậy đều cần có sự đầu tư cũng như sự kiên trì thì mới thành công được. Trong phương pháp dạy học trẻ 4 tuổi cũng cần những yêu cầu như vậy. Việc dạy cho bé học toán hay chữ cái cũng đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn và lòng yêu trẻ thơ.

Đầu tiên có thể bắt đầu bằng phương pháp dạy các chữ cái đơn lẽ để bé có thể làm quen mặt chữ cũng như các đọc từng chữ cái rồi sau đó sẽ ghép thành những từ có nghĩa. Để tạo hứng thú trong lúc dạy học bạn nên lồng ghép nhiều hình ảnh vào vì theo nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ em ghi nhớ thông qua hình ảnh rất nhanh và nhớ rất sâu. Tìm kiếm các trò chơi trong lúc dạy để tạo một không khí vui tươi, giúp các em không nhàm chán khi học nhé.

Tiếp theo việc học chữ sẽ là học toán hay bắt đầu dạy bé các con số, tuy nhiên hãy để ý bé có hứng thú không mà sẽ áp dụng phương pháp khác nhau. Đồng thời nên đưa vào quá trình dạy các trò chơi hay những câu đố để giúp bé hăng say học tập hơn. Việc bắt đầu bằng những việc đơn giản nhất sẽ giúp bé dễ tiếp nhận thông tin hơn, có thể bắt đầu bằng những thứ quen thuộc đối với bé như dùng các ngón tay để tập đếm chẳng hạn.

Cuối cùng theo chúng tôi, nhằm phát triển tư duy cho bé không chỉ dừng lại ở việc học toán hay chữ cái mà bạn nên đưa bé tiếp cận thực tiễn như việc học lý thuyết cần đi đôi với thực hành. Đưa bé trải nghiệm thực tiễn thông qua việc dành thời gian cho bé đi du lịch, đi dã ngoại, tiếp cận thiên nhiên, cảnh đẹp, sở thú, … sẽ giúp bé tiếp thu mọi thứ một cách sống động và chân thật nhất.

Việc phát triển vận thông nhằm nâng cao thể chất của bé giao đoạn này cũng sẽ rất cần thiết, giúp bé phát triển nhanh chóng và có một hệ miễn dịch tốt nhất. Thông qua việc giúp bé có thói quen tập thể dục mỗi buổi sáng cùng gia đình hay thầy cô trên lớp. Bên cạnh các hoạt động học tập, các hoạt động vui chơi cũng cần được chú trọng, bạn nên đan xen các trò chơi vận động trong nhà và ngoài trời để bé thỏa sức vui chơi, vận động sẽ giúp tăng quá trình chuyển đổi chất trong cơ thể.

Phương pháp dạy trẻ 4 tuổi về những kỹ năng sống

Cần dạy bé những đức tính tốt cũng như tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. Lễ phép với ông bà, cha mẹ, cần dạy bé kính trên nhường dưới, cách chào hỏi hay thưa gửi người lớn. Lòng yêu thương con người nên được dạy bé từ sớm đặc biệc ở giai đoạn này, bởi giai đoạn này sẽ tập cho bé nề nếp cũng như các chuẩn mực xã hội để giúp trẻ lớn lên trở thành một người tốt.

Kỹ năng chăm sóc bản thân nên được chú trọng để giúp bé có thể tự hoàn thành các thói quen hàng ngày cho mình như: chải tóc, đánh răng, tự mặc quần áo, đội nón trước khi đi ra ngoài,… các kỹ năng trên sẽ tập cho con tính tự lập ngay từ nhỏ. Bên cạnh đó người lớn nên hướng dẫn cho bé phụ gia đình làm những việc nhà vừa sức, cách này nhằm giáo dục bé tinh thần trách nhiệm và không bị phụ thuộc hay lười biếng sau này.

Hãy cùng nhau đồng hành và nuôi dưỡng những mầm non tương lai của chúng ta một cách khoa học và đúng đắng nhất. Hy vọng những chia sẻ về phương pháp dạy học cho bé 4 tuổi của chúng tôi phần nào giúp bạn dạy bé hiệu quả hơn. Chân thành cám ơn sự theo dõi của bạn.

Các Bước Của Tiến Trình Hoạt Động Dạy Học Theo Phương Pháp “Bàn Tay Nặn Bột”.

Bước 1: Tình huống xuất phát và nêu vấn đề.

Tình huống xuất phát hay nêu vấn đề do giáo viên đưa ra như một cách dẫn dắt vào bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏi nêu vấn đề . Tình huống xuất phát càng rõ ràng thì việc dẫn nhập cho câu hỏi nêu vấn đề càng dễ.

Bước 2: Bộc lộ quan điểm ban đầu của học sinh.

Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

* Đề xuất câu hỏi.

Đây là bước khó khăn của giáo viên vì cần phải chọn lựa quan niệm ban đầu tiêu biểu trong các quan niệm của học sinh một cách nhanh chóng theo mục đích dạy học.

* Đề xuất phương án thí nghiệm nghiên cứu.

Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế các phương án thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để kiểm chứng các giả thuyết nhằm tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi đó

Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu.

Từ các phương án tìm tòi nghiên cứu mà học sinh nêu ra giáo viên khéo léo nhận xét lựa chọn dụng cụ thí nghiệm hay các thiết bị dạy học thích hợp để học sinh tiến hành nghiên cứu. Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành thí nghiệm trên vật thật có thể cho học sinh làm trên mô hình hoặc quan sát tranh vẽ nên cho quan sát vật thật trước.

Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức.

Sau khi thực hiện các thí nghiệm tìm tòi – nghiên cứu các câu trả lời dần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiến thức được hình thành, tuy nhiên kiến thức chưa có hệ thống hoặc chưa chuẩn xác một cách khoa học.

Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở như là kiến thức của bài học. Trước khi kết luận nên yêu cầu một vài ý kiến của học sinh cho kết luận sau khi thực nghiệm. Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại quan niệm ban đầu. Như vậy những quan niệm ban đầu sai lệch chính học sinh tự phát hiện ra và tự sửa chữa, thay đổi một cách chủ động, những thay đổi giúp học sinh khắc sâu hơn, ghi nhớ lâu hơn .

Chuyên Đê: Một Số Phương Pháp Dạy Học Môn Tiếng Việt Lớp 1 Theo Công Nghệ Giáo Dục

Ngày 25 tháng 9 năm 2018

CHUYÊN ĐÊ: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 1 THEO CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

Mục tiêu của dạy môn Tiếng Việt lớp 1 -CNGD là giúp các em học sinh đọc thông, viết thạo, học đâu chắc đấy, nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống cấu trúc ngữ âm Tiếng Việt. Đồng thời giúp các em phát triển tư duy và biết cách làm việc trí óc, phát huy năng lực tối ưu của mỗi cá nhân học sinh.

Bản chất việc dạy học Tiếng Việt Công nghệ giáo dục là dạy khái niệm khoa học thông qua việc tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh, phát triển năng lực tối ưu của từng cá nhân: Khả năng phân tích, tổng hợp, mô hình hóa. Học sinh học môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD là học cách làm việc trí óc, học cách học, học cách tự nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả làm việc của mình.

Phương pháp dạy học này có tính ưu việt, giáo viên đã được tập huấn sẽ dạy được và khi giáo viên dạy được thì học sinh sẽ học được “Học đến đâu được đến đó, học đến đâu chắc đến đó”. Thực hiện dạy học chương trình môn Tiếng Việt lớp 1-CNGD này sẽ giúp cho học sinh lớp 1 có đủ kiến thức về Tiếng Việt (đọc thông, viết thạo) làm cơ sở vững chắc cho học sinh lên lớp 2 học tốt hơn. Công nghệ HỌC thiết kế thành hệ thống việc làm. Mỗi việc làm, làm ra một sản phẩm. Môn Tiếng Việt lớp 1 là hệ thống khái niệm ngữ âm học. Đã là khái niệm khoa học thì có cấu trúc gồm các nhân tố cấu thành và mối liên hệ giữa các nhân tố ấy. Thay năm bước lên lớp bằng Quy trình bốn việc là một giải pháp kỹ thuật cho tiết học, được thể hiện như sau:Việc 1 – Phân tích ngữ âm của Tiếng là cách chiếm lĩnh một đối tượng vật chất với tư cách vật thật. Phát âm chuẩn là cách thuần hóa tiếng nói tự nhiên thường mang tính phương ngữ. Việc 1 nắm lấy bản chất âm của Tiếng, làm một cách vật chất, bằng cơ bắp, làm từ thô đến tinh.

– Tách ra tiếng giống nhau.

– Tách ra thanh của tiếng

– Tách ra hai phần của tiếng thanh ngang.

Cuối cùng, tách ra từng âm vị.Việc 2 – Viết, làm theo quy ước. Hãy làm một cách tự nhiên, đừng quan trọng hóa, cứ nói tự nhiên, không có gì đặc biệt. Làm theo quy ước một cách tự nhiên và đánh giá sản phẩm một cách tự nhiên.Việc 3 – Đọc. Vì sao phải “Đọc trơn” ngay từ đầu? – Chữ thay cho âm thanh (âm vị, vần, tiếng) theo quy ước.

– Tiếng trong cuộc sống là một thể thống nhất, tư duy đã phân giải nó, thì nay phải trả lại Tiếng tổng thể ban đầu: Đọc trơn. Đọc trơn/đọc phân tích nên sử dụng liên hoàn. Đọc phân tích để kiểm tra đọc trơn. Đọc trơn để thẩm định đọc phân tích. Công nghệ giáo dục dùng phương pháp phân đôi (tách đôi) trong mỗi lần phân tích:

Ví dụ: lan / lờ/ – /an/ – /lan/

an /a/ – / n/ – /an/ làn / lan/ – huyền – /làn/ Cách làm này buộc phải đọc trơn tiếng thanh ngang. Đánh vần theo cơ chế phân đôi có năng lực kiểm tra tính bền vững của sản phẩm đã có.Việc 4 – Viết chính tả. Viết chính tả là việc trí óc, buộc phải tư duy (suy nghĩ) để tìm ra giải pháp, không như tập chép chỉ bắt chước. Viết chính tả là một thách thức đặc ra cho tư duy của học sinh, cho nghiệp vụ của thầy giáo. Cần huấn luyện từng bước nhỏ. Bước 1: viết ở bảng con (bảng lớp). Bước 2: viết vào vở. Tất cả các kỹ năng được huấn luyện ở ba việc trước đều dùng cho việc 4, là cơ hội vừa đánh giá các sản phẩm của ba việc đã làm, vừa cũng cố tri thức cho vững chắc hơn. Thầy giao việc chỉ nói một lần, làm mẫu một lần, nhưng học sinh nhắc lại nhiều lần, làm đi làm lại nhiều lần. Lần đầu phải làm kỹ từng chi tiết, theo trật tự, không nhảy cóc. Các lần sau, làm một cách tự nhiên, các chi tiết ấy liền lại thành từng khối lớn. Đừng vội, đi chậm, miệt mài đi sẽ đến đích nhanh hơn. Sức hấp dẫn của việc học tùy thuộc vào Công nghệ Học. Công nghệ cao thì có sản phẩm chất lượng cao. Mỗi ngày tự mình làm ra một sản phẩm mới cho mình thì: ” Mỗi ngày đến trường náo nức một ngày vui”, “Đi học là hạnh phúc”./.

Để thực hiện tốt môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục, người giáo viên cần phải nghiên cứu kĩ mục đích, yêu cầu, nội dung và phương pháp dạy học của chương trình Tiếng Việt công nghệ giáo dục lớp 1 cũng như mục đích yêu cầu, nội dung, phương pháp dạy học phần âm của từng bài dạy. Đặc biệt, phải thực hiện đúng theo quy trình của thiết kế Tiếng Việt lớp 1 – Công nghệ giáo dục.

Để học sinh nắm chắc bài học về phần âm là vô cùng quan trọng, nên bước đầu giáo viên cần cung cấp cho học sinh các kĩ năng: Làm quen với môi trường học tập, với thầy cô, bạn bè, biết sử dụng các đồ dùng học tập, biết nhận nhiệm vụ và hoàn thành nhiệm vụ một cách nhanh nhẹn…

Về kiến thức, các em phải nắm chắc: Tiếng gồm 2 phần (phần âm đầu và phần vần); biết đánh vần theo cơ chế 2 bước, dùng thao tác và đọc theo 4 mức độ; biết vẽ mô hình 2 phần của tiếng, đưa tiếng vào mô hình; biết phân biệt nguyên âm và phụ âm; biết tạo ra các tiếng mới bằng cách thay phụ âm đầu hoặc các dấu thanh trong tiếng việt; biết nghe đọc và viết đúng, đẹp các tiếng đã học.

Trước giờ lên lớp, giáo viên cần nghiên cứu kỹ sách học sinh, giáo viên và tìm hiểu nội dung bài đọc trong chương trình lớp 1 học…

Giáo viên nắm vững chất lượng học tập của học sinh, từ đó có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học.

Khi học xong tiết Tiếng Việt hình thành kiến thức các em phải nắm vững được các kiến thức trong bài học, giáo viên điều tra xem bao nhiêu học sinh trong lớp có thể làm được bài, từ đó có hướng luyện cho các học sinh còn hổng kiến thức.

Trong giờ học Tiếng Việt, để giờ học bớt căng thẳng, giáo viên cần tổ chức thêm một số trò chơi giữa tiết và cuối tiết.

Với những lỗi phát âm cơ bản, trước hết, giáo viên phải phát âm chuẩn, sau đó, vận dụng một cách linh hoạt các phương pháp và hình thức sửa lỗi phát âm.

Giáo viên có thể sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu: Giáo viên phát âm chuẩn, rõ ràng, thật chậm từ 2 – 3 lần, sau đó cho học sinh phát âm sai phát âm lại. Phương pháp quan sát và phân tích cách phát âm:

Phương pháp luyện tập tổng hợp: Phân tích các thành phần và âm vị mắc lỗi để học sinh nhận diện (đối với các âm ghép như: th, nh, ch, kh, ph, gh, ng,tr)

Đưa vào trong ngữ cảnh để khu biệt nét nghĩa cho học sinh có ý thức phân biệt âm đúng âm sai (đối với các âm dễ lẫn lộn như l-n, s-x, tr-ch, r-g, gi-d-v)

Phương pháp tổ chức trò chơi học tập: Giáo viên thay đổi các trò chơi hấp dẫn để thu hút sự chú ý học sinh giúp các em tiếp thu bài tốt hơn.

Để dạy tốt môn Tiếng Việt 1- Công nghệ giáo dục phần âm có hiệu quả cao, giáo viên cần làm tốt các quy trình 4 việc và vận dụng phù hợp các hình thức tổ chức dạy học trong từng tiết học một cách hiệu quả nhất.

Đồng thời, sử dụng một số phương pháp dạy học như: Phương pháp làm mẫu, phương pháp phân tích mẫu, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan… kết hợp với nhiều hình thức dạy học như: Học theo lớp, nhóm; cá nhân,…

Giáo viên luôn yêu cầu học sinh thực hành và rèn luyện kỹ năng đọc, viết; lưu ý trang bị cho học sinh kiến thức từ thấp đến cao.

Để làm được điều này, người giáo viên chỉ nhiệt tình giảng dạy là không đủ mà còn phải vận dụng linh hoạt các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học; phải biết kích thích lòng say mê học tập của các em, đồng thời lưu ý đến điều kiện thực tế ở mỗi trường.

– Nghiên cứu và thực hiện dạy đúng, đủ, kỹ nội dung hai Tuần Không(giáo viên không được bỏ bất kỳ một nội dung nào trong hai tuần Không).

– Giáo viên thực hiện theo đúng thiết kế của tài liệu, nghiên cứu kỹ các việc trong quá trình dạy các Mẫu. Không nóng vội trong quá trình dạy học, học sinh chưa hiểu yêu cầu thực hiện lại các thao tác (học sinh tự làm được thông qua quan sát những học sinh đã làm được).

– Trong quá trình dạy giáo viên sử dụng các kí hiệu thay cho ngôn ngữ nói (giáo viên không nói nhiều, không nhắc lại lệnh nhiều lần) để giao nhiệm vụ cho học sinh làm. Giao nhiệm vụ cho học sinh phải dứt khoát, rõ ràng một lần tránh nói nhiều lần.

– Tăng cường việc đọc đồng thanh, đánh vần, đọc cá nhân đối với những lớp học sinh còn khó khăn về đọc.

– Tăng cường việc rèn nền nếp lớp học như: thực hiện theo các các ký hiệu, lệnh của giáo viên; cách xóa bảng con; cách cầm bút viết; cầm sách đọc; cất các đồ dùng; trình bày vở viết. hướng học sinh tự học, hoạt động theo nhóm, tổ.

– Dạy đến đâu chắc đến đấy, học sinh chưa hiểu dạy lại. Chủ động và linh hoạt trong việc thực hiện phương án tăng thời lượng tiết dạy đối với môn Tiếng Việt (những bài có nội dung vừa phải nên dạy đủ 4 việc trong 2 tiết)

– Tuyên truyền phụ huynh học sinh không dạy trước bài cho học sinh ở nhà để học sinh không nhầm lẫm với các phát âm, dánh vần theo chương trình hiện hành.

– Đối với các từ trong bài học gắn với ngôn ngữ trong giao tiếp của học sinh: giáo viên có thể kết hợp và giải nghĩa từ để học sinh hiểu được nội dung của câu, đoạn.

– Trong quá trình dạy kết hợp với phương pháp dạy học tích cực như nhóm đôi, nhóm theo bàn để học nhìn và học theo bạn các đánh vần, viết…

– Đối với học sinh lớp 1 khuyến khích học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ Tiếng Việt (khi sử dụng các từ, tiếng đã học và đọc được, hiểu được). Không cấm học sinh giao tiếp bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ (kết hợp ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ để dạy ngôn ngữ Tiếng Việt, học sinh phát triển được ngôn ngữ Tiếng mẹ đẻ, học và hiểu được ngôn ngữ Tiếng Việt tốt hơn)

– Giáo viên thực sự có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, học sinh.

Dương Thị Hiền @ 23:04 25/10/2018 Số lượt xem: 825

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Trẻ Học Toán Theo Phương Pháp Montessori trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!