Cập nhật nội dung chi tiết về Đại Cương Về Gãy Xương – Bài Giảng Đhyd Tphcm mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đại Cương Về Gãy Xương – Bài Giảng ĐHYD TPHCM
PHẦN 4: CHẨN ĐOÁN GÃY XƯƠNG
9. CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG CỦA GÃY XƯƠNG
Có nhiều dấu hiệu lâm sàng khi có gãy xương. Các dấu hiệu lâm sàng chính được phân thành 2 nhóm chính:
9.1. Các dấu hiệu chắc chắn gãy xương
– Biến dạng (5 kiểu)
– Cử động bất thường
– Tiếng lạo xạo
Sau một chấn thương nếu thấy một hoặc nhiều trong các dấu hiệu kể trên có thể nói chắc chắn có gãy xương.
9.2. Các dấu hiệu không chắc chắn của gãy xương
– Đau
– Sưng, bầm tím
– Mất cơ năng
Các trường hợp gãy xương đều có các dấu hiệu kể trên. Song các chấn thương khác (như trật khớp, bong gân vv..) cũng có các dấu hiệu đó, nên khó khẳng định có chắc là gãy xương hay không.
10. CÁC DẤU HIỆU BẰNG HÌNH ẢNH CỦA GÃY XƯƠNG
Có thể dùng các hình thức hình ảnh sau đây xác định gãy xương
10.1. X-quang qui ước thông thường
(bắt buộc phải thực hiện đối với mọi gãy xương)
– Tối thiểu hai bình diện (mặt và bên).
– Các tư thế khác nếu cần.
– Chụp lấy đủ hai khớp của một thân xương dài.
10.2. Chụp X-quang cắt lớp cổ điển hoặc cắt lớp điện toán (CT-scan)
Đối với các gãy xương phức tạp.
10.3. Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI)
– Sụn mặt khớp, sụn chêm.
– Mô mềm như cơ, dây chằng.
Có trường hợp chỉ hỏi cơ chế chấn thương và dựa vào các dấu hiệu lâm sàng cũng có thể xác định được gãy xương, nhưng cần có phim X- quang để biết đầy đủ các chi tiết của gãy xương. Phim cho phép xác định những chi tiết gãy xương sau đây:
– Vị trí gãy (đầu xương hay đoạn 1/3 nào của thân xương)
– Đường gãy (gãy ngang, chéo, xoắn, nhiều mảnh..)
– Các di lệch
– Các đặc điểm hình ảnh mô mềm (mức độ phù nề, các khoảng hoàn toàn không cản quang là vùng mô mềm bị mất do tổn thương hay vùng có không khí lọt vào nếu là gãy xương hở).
11. CHẨN ĐOÁN NẠN NHÂN GÃY XƯƠNG
11.1. Chẩn đoán xác định có gãy xương
(Chú ý khẳng định gãy kín hay gãy hở, gãy nhiều xương). Có thể dựa vào:
– Cơ chế chấn thương
– Giới và tuổi
– Các dấu hiệu lâm sàng
11.2. Hình ảnh X-quang cho các chi tiết của xương gãy
11.3. Chẩn đoán tình trạng nạn nhân bị gãy xương
– Có biến chứng gì khôn
– Có tổn thương kết hợp không (nạn nhân đa thương)
Đại Cương Về Gãy Xương
PHẦN 1: CƠ CHẾ GÃY XƯƠNG
Gãy xương là sự phá hủy đột ngột các cấu trúc bên trong của xương do nguyên nhân cơ học.
Cấc cấu trúc bao gồm:
a. Các cấu trúc chính của xương:
– Màng xương và hệ thống các mạch máu của màng xương.
– Xương (xương cứng và xương xốp).
– Ống tủy (tủy xương, hệ thống mạch máu trong ống tủy).
b. Các mô mềm bao quanh xương: Chủ yếu là các cơ là nguồn cung cấp mạch máu màng xương.
Từ định nghĩa đầy đủ trên chúng ta có thể giải thích được:
– Các tổn thương giải phẫu các thành phần kể trên có ảnh hưởng đến tiến triển liền xương.
– Các biến chứng do gãy xương gây ra.
Tuyệt đại đa số các gãy xương thường ngày là gãy xương chấn thương. Nguyên nhân là lực bên ngoài tác động lên xương lành mạnh bình thường. Lực gây chấn thương (gọi là tác nhân gây chấn thương) có thể tạo ra:
– Gãy xương trực tiếp nếu nơi gãy ở chính ngay nơi điểm đặt của tác nhân gây chấn thương. Thí dụ: xe cán qua đùi gây gãy xương đùi, ngã chống gót chân xuống đất gây gãy xương gót.
– Gãy xương gián tiếp nếu nơi gãy xương ở xa điểm đặt của tác nhân gây chấn thương. Thí dụ: gãy xương do tác nhân gây uốn bẻ kiểu đòn bẩy, gãy xương do bị vặn xoắn. Cũng có khi nguyên nhân làm gãy xương là lực giằng kéo gây ra mẻ xương. Có hai kiểu gây ra giằng kéo:
+ Tác nhân gây chấn thương bên ngoài tác động làm cho cơ căng thẳng ra và co kéo mạnh làm mẻ xương nơi bám tận của gân. Đó là trường hợp mẻ xương mỏm khuỷu nơi bám tận của cơ ba đầu cánh tay.
+ Tác nhân gây chấn thương bên ngoài làm căng quá mức dây chằng và chính dây chằng căng thẳng đã giằng mẻ xương ở nơi bám tận của dây chằng. Đó là trường hợp mẻ xương nơi bám của dây chằng bên chày của khớp gối.
3. CƠ CHẾ VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG GÃY
– Cơ chế trực tiếp gây tác động uốn bẻ thường tạo ra đường gãy ngang (nghĩa là thẳng góc với trục dọc của thân xương).
– Cơ chế ưỡn bẻ gián tiếp (kiểu đòn bẩy) thường gây ra đường gãy chéo.
– Cơ chế vặn xoắn, tạo ra đường gãy xoắn.
– Cơ chế ép, đồn nén có thể gây gãy nát hoặc làm lún xương.
– Vừa cơ chế uốn bẻ, vặn xoắn và đồn nén sẽ gây ra gãy xoắn có mảnh gãy thứ ba hình chêm (hình 1.1).
4. ẢNH HƯỞNG CỦA GIỚI TÍNH VÀ TUỔI TÁC ĐẾN LOẠI GÃY XƯƠNG
Nói chung cả hai giới nam và nữ và mọi lứa tuổi đều bị gãy xương chấn thương như nhau. Song do sự phát triển của bộ xương có một vài khác biệt theo lứa tuổi, nên có một số loại gãy xương đặc thù:
Ở trẻ em, bộ xương đang tăng trưởng, màng xương dầy nên có thể gặp các loại gãy xương sau đây ở thân xương:
– Gãy xương cành tươi (fracture en bois vert).
– Gãy xương cong tạo hình (traumatic bowing, fracture plastique).
Ở đầu xương còn sụn tiếp hợp nên cũng chỉ ở trẻ em mới thấy loại “bong sụn tiếp hợp” (xem bài gãy xương ở trẻ em).
Ở người già, có trạng thái loãng xương, nên một số các xương xốp yếu dễ bị gãy xương dù chấn thương rất nhẹ:
– Lún đốt sống (còng lưng ở người già)
– Gãy cổ xương đùi, cổ phẫu thuật xương cánh tay, gãy đầu dưới xương quay,…
Ở giới nữ, từ sau tuổi mãn kinh: sự loãng xương xuất hiện sớm hơn (so với nam giới cùng lứa tuổi) do đó gặp gãy xương nhiều hơn.
5. CÁC HÌNH THỨC GÃY XƯƠNG
5.1. Gãy không hoàn toàn (gãy thân xương hầu hết ở trẻ em)
a. Gãy cong tạo hình
b. Gãy phình vỏ xương cứng
c. Gãy cành tươi
a. Gãy xương giản đơn (làm 2 đoạn)
b. Gãy xương hai tầng
c. Gãy nhiều mảnh (có mảnh thứ ba, gãy nát).
a. Gãy có gài
b. Gãy lún mất xương (depression)
c. Gãy nén ép (compression)
d. Gãy vùng sụn tiếp hợp ở trẻ em
6. CÁC THỂ DI LỆCH ĐIỂN HÌNH CỦA GÃY XƯƠNG
Các đoạn xương gãy có thể nằm yên ở vị trí cũ, ta gọi là gãy xương không có di lệch. Song không ít các trường họp gãy xương sẽ bị di chuyển, ta gọi là gãy xương có di lệch. Có thể phân biệt 5 thể di lệch sau đây:
Đoạn gãy di lệch thẳng góc với trục dọc của xương.
6.2. Di lệch dọc trục chồng ngắn
Các đoạn gãy di lệch dọc theo trục xương tiến sát lại nhau. Gọi tắt là di lệch chồng.
6.3. Di lệch dọc trục xa nhau
Các đoạn gãy di lệch dọc trục rời xa nhau. Gọi tắt là di lệch xa.
Trục hai đoạn gãy tạo nên một góc (thường tính bằng góc nhọn).
Đoạn gãy xa di lệch xoay quanh trục dọc của xương.
Một gãy xương có thể có một hoặc nhiều thể di lệch (nhiều nhất là 4). Khi mô tả di lệch thì qui ước nói sự di lệch của đoạn gãy xa.
Tổng Quan Về Gãy Xương
Bất động giúp làm giảm đau và tạo điều kiện cho việc chữa lành thương tổn, ngăn ngừa thương tổn thứ phát và và giữ cho đầu gãy đúng trục. Các khớp trên và dưới của thương tổn cũng nên được bất động.
Phần lớn các loại gãy được bất động vài tuần trong bột tròn kín. Một số loại gãy liền nhanh, gãy vững (ví dụ, gãy oằn xương cổ tay ở trẻ em) không cần bó bột, vận đông sớm cho kết quả tốt nhất.
Bó bột thường được sử dụng cho các loại gãy xương bất động vài tuần. Cũng có khi sự sưng nề trong bột đủ nghiêm trọng để gây ra hội chứng khoang. Nếu lâm sàng nghi ngờ bị sưng nề gây chèn ép dưới bột, bột (và tất cả bông đệm) được rạch dọc từ đầu đến cuối ở cả bên trong và bên ngoài (thành hai mảnh).
Bệnh nhân sau bó bột nên được hướng dẫn bằng văn bản, bao gồm:
Giữ bột khô
Không đươch đặt thêm bất kỳ vật gì vào trong bột.
Kiểm tra các cạnh bột và da quanh bột hằng ngày và, báo lại khi xuất hiện vùng đỏ hoặc đau.
Lót các cạnh gồ ghề của bột với băng mềm, vải, hoặc các vật liệu mềm khác để tránh các cạnh của bột làm tổn thương da.
Khi nghỉ ngơi, hãy đặt bột cẩn thận, có thể đặt lên một chiếc gối nhỏ hoặc miếng đệm, để tránh cạnh bột kẹt hoặc đào vào da.
Nâng cao bột bất cứ khi nào có thể sẽ giúp kiểm soát sưng nề.
Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu đau vẫn tiếp tục hoặc cảm thấy bột quá chặt.
Tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu mùi phát ra từ bên trong bột hoặc nếu có sốt, đó có thể là dấu hiệu nhiễm trùng tiến triển.
Tìm kiếm chăm sóc y tế ngay lập tức nếu xuất hiện đau tăng dần hoặc bất kỳ triệu chứng tê hoặc yếu liệt chi mới xuất hiện, đó có thể là dấu hiệu của hội chứng chèn ép khoang.
Chăm sóc vệ sinh thân thể là rất quan trọng.
Nẹp (xem Hình: Điều trị bằng bất động khớp: Một số kỹ thuật thường được sử dụng.) có thể được sử dụng để hỗ trợ cố định một số loại gãy vững, bao gồm một số gãy xương nghi ngờ nhưng rõ trên phim, và một số loại gãy nhanh liền chỉ cần bất động trong vài ngày hoặc ít hơn. Nẹp không bó tròn hết chu vi như bột; do đó, nó cho phép bệnh nhân chườm đá và vận động nhiều hơn so với bó bột. Ngoài ra, nó không gây chèn ép trong một số trường hợp chi bị sưng nề, do vậy không gây ra hội chứng khoang. Một số loại gãy xương cần thiết phải bó bột có thể bất động tạm thời bằng nẹp trước cho đến khi hết sưng nề.
Điều trị bằng bất động khớp: Một số kỹ thuật thường được sử dụng.
Treo tay giúp hỗ trợ một phần và hạn chế di động; nó có thể hữu ích đối với một số loại gẫy xương nhất định (ví dụ như gãy xương đòn ít di lệch, gãy đầu gần xương cánh tay), đặc biệt khuyến cáo trong những trường hợp mà việc cố định hoàn toàn là không nên (ví dụ như chấn thương vai, nếu hoàn toàn cố định có thể nhanh chóng dẫn đến viêm dính khớp (đông cứng khớp vai ).
Băng vải cuốn hay băng dính y tế xung quanh có thể được sử dụng cùng với treo tay để ngăn cánh tay không quá bị vung ra ngoài, đặc biệt là vào ban đêm. Băng vải được quấn quanh lưng và lên phần bị thương. Băng vải cuốn xung quanh thỉnh thoảng được dùng hỗ trợ thêm cho treo tay để bất động trong trường hợp gãy đầu gần xương cánh tay loại 1 mảnh rời.
Nghỉ ngơi tại giường, đôi khi cần thiết cho gãy xương (như gãy cột sống hoặc xương chậu), tuy nhiên có thể gây ra một số vấn đề (ví dụ như huyết khối tĩnh mạch sâu, nhiễm khuẩn tiết niệu, teo cơ).
Các nhà trị liệu vật lý sẽ cho bệnh nhân lời khuyên về những gì họ có thể làm trong quá trình bất động để có thể duy trì càng nhiều chức năng càng tốt. Sau khi bất động, các nhà trị liệu vật lý có thể cho bệnh nhân các bài tập để cải thiện tầm vận động và sức mạnh của cơ, tăng cường và ổn định khớp bị thương, do đó giúp ngăn ngừa tái phát cũng như các suy yếu dài hạn.
Chi Tiết Về Gãy Xương Đòn
Gãy xương đòn là gì?
Gãy xương đòn là tình trạng rạn nứt, gãy một phần hoặc toàn bộ xương đòn với các kiểu gãy, đường gãy với mức độ khác nhau. Mặc dù xương đòn dài có vai trò hết sức quan trọng tuy nhiên cấu trúc sẵn của xương đòn khiến chúng dù có bị gãy cũng không ảnh hưởng nhiều đến các cơ quan và bộ phận xương, hệ thần kinh xung quanh. Thông thường khi bệnh nhân bị gãy xương đòn thì có tới 80% bị gãy xương đòn ngay tại phần giữa xương đòn với các đường gãy ngang xương có cấu trúc hình vết răng cưa.
Nguyên nhân gãy xương đòn chủ yếu là do có lực mạnh đột ngột tác động trực tiếp vào xương đòn khiến cấu trúc vùng xương này không chịu nổi áp lực. Do vậy các nguyên nhân chính dẫn đến loại gãy xương này là do tại nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp hoặc té ngã có va chạm trực tiếp tại vùng xương đòn.
Các triệu chứng khi bị gãy xương đòn
Đau nhức và tím bầm vùng xương đòn bị gãy: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của mọi loại gãy xương trong đó có gãy xương đòn. Bệnh nhân sẽ cảm thấy đau buốt vùng xương đòn và các triệu chứng đau lan rộng ra các vùng lân cận cùng với xuất hiện các vết máu bầm thâm tím do chảy máu dưới da đối với gãy xương đòn kín.
Hạn chế vận động và xuất hiện tiếng kêu trong khớp xương: Khi nghi ngờ bị gãy xương đòn, bạn hãy thử giơ tay cao lên, nếu bị hạn chế hoặc không thể giơ tay quá đầu vì quá đau thì có nguy cơ bạn đã bị gãy xương đòn. Kèm theo đó là biểu hiện đau với các tiếng kêu lạo xạo xuất hiện trong xương khi tác động lực hoặc bắt vùng xương đòn vận động.
Biến dạng xương đòn: Đối với các trường hợp gãy xương đòn kín nặng hoặc gãy xương đòn hở nặng với sự gãy xương có di lệch hoặc gãy vụn thì rất dễ gây nên sự biến dạng xương đòn mà mắt thường có thể nhìn thấy được.
Chuẩn đoán và điều trị gãy xương đòn
1. Các phương pháp áp dụng trong chuẩn đoán gãy xương đòn
Các phương pháp được áp dụng trong chuẩn đoán gãy xương đòn bao gồm các phương pháp chuẩn đoán bên ngoài và các phương pháp chuẩn đoán chuyên sâu chụp X-quang để chuẩn đoán hình ảnh. Cụ thể:
Phương pháp thăm khám bên ngoài chuẩn đoán gãy xương đòn: Các bác sỹ sẽ tiến hành hỏi thăm về tình trạng sức khỏe và biểu hiện đau nhức qua cảm giác của bệnh nhân tại vùng xương đòn đau và các vùng xương và mô mềm xung quanh. Tiếp theo sẽ trực tiếp nhìn vết thương tại vị trí xương đòn gãy để quan sát tổng thảy sự chảy máu, tổn thương mạch máu, mô mềm và biến dạng xương tổng quan bên ngoài. Ấn tay trực tiếp vào vùng xương đòn gãy để kiểm tra độ đau, áp dụng các phương pháp chuẩn đoán chi tiết bên ngoài để kiểm tra sự tổn thương mạch máu về hệ thần kinh xung quanh vị trí xương đòn bị gãy.
Phương pháp chụp X quang chuẩn đoán gãy xương đòn: Phương pháp chụp X quang chuẩn đoán gãy xương đòn cho phép chuẩn đoán chính xác tình trạng gãy xương với mức độ gãy chi tiết. Qua chụp X quang cho phép thấy rõ đường gãy, ổ gãy và các mảnh lệch với tình trạng di lệch xương nếu gãy xương đòn mạnh.
2. Các phương pháp điều trị gãy xương đòn
Đeo đai chuyên dụng trực tiếp tại vùng xương đòn hoặc đeo đai số 8.
Sử dụng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm giúp giảm đau và chống nhiễm trùng cấp vùng xương đòn cho bệnh nhân.
Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như các bài tập vận động với lực trực tiếp tác động vào vùng khớp vai và vùng khớp khủy tay giúp chống tình trạng đau cứng cơ, yếu cơ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của bệnh nhân.
Tái khám thường xuyên theo dõi tình trạng hồi phục vết thương và các biến chứng ngoài ý muốn cũng như tác dụng phụ của thuốc tây trong quá trình điều trị gãy xương đòn.
Các phương pháp phẫu thuật được áp dụng trong điều trị gãy xương đòn cụ thể bao gồm: phẫu thuật kết hợp xương, phẫu thuật kết hợp xương bằng nẹp vít, phẫu thuật kết hợp xương bằng đinh.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật có tác dụng quan trọng giúp phục hồi chức năng xương đòn của bệnh nhân với các bài tập nhẹ đến nặng phù hợp tác động trực tiếp vào vùng vai và khủy tay giúp tác động trực tiếp lên vùng xương đòn.
Tái khám thường xuyên theo dõi tình trạng hồi phục vết thương sau phẫu thuật và các biến chứng ngoài ý muốn trong quá trình điều trị gãy xương đòn.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Đại Cương Về Gãy Xương – Bài Giảng Đhyd Tphcm trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!