Đề Xuất 6/2023 # Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Bị Ung Thư Thực Quản # Top 12 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Bị Ung Thư Thực Quản # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Bị Ung Thư Thực Quản mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Anh Nguyễn Hoàng Đạo (47 tuổi, trú tại Nam Định) đến khám trong tình trạng mệt mỏi vì anh đã đoán được bệnh của mình. Anh kể thời gian qua thường xuyên cảm giác nuốt nghẹn, người mê mệt. Nhưng lúc đó anh đang đi làm phụ hồ ở Hạ Long nên chủ quan nghĩ do thời tiết, nắng nóng, ăn không ngon và vẫn cố gắng làm.

Khi tình trạng nặng kèm theo cơn đau bụng, đau thượng vị và nuốt khó hơn, anh đến Bệnh viện tỉnh Quảng Ninh khám, bác sĩ chẩn đoán ung thư thực quản.

Anh Đạo không tin vào kết quả này nên đến Bệnh viện K trung ương khám và kiểm tra lại. Vừa nhìn kết quả nội soi, bác sĩ đã nghĩ nhiều tới ung thư thực quản nhưng kết luận cuối phải chờ vào kết quả sinh thiết giải phẫu tế bào học.

Không riêng gì anh Đạo, tại khoa Thăm dò chức năng Bệnh viện K còn nhiều bệnh nhân có dấu hiệu nuốt nghẹn đang chờ làm nội soi để sàng lọc bệnh.

Chị Nguyễn Thuỳ Linh (Hà Nội) tâm sự chị cũng có cảm giác nuốt nghẹn, đau cổ 3 tuần nay. Sử dụng kháng sinh không đỡ. Chị Linh đi khám vì sợ dấu hiệu ung thư thực quản. May mắn, kết quả nội soi hoàn toàn bình thường không có ung thư, bác sĩ cho biết chị bị trào ngược thực quản.

Trường hợp của anh Đỗ Văn Chấn (Tân Lạc, Hoà Bình) được chẩn đoán ung thư thực quản giai đoạn 3. Anh Chấn nuốt nghẹn kèm theo triệu chứng đầy bụng khó tiêu. Anh đi khám bác sĩ vì nghi ngờ dấu hiệu ung thư thực quản và kết quả ung thư biểu mô tuyến.

Dấu hiệu ung thư thực quản cần biết

TS Bùi Ánh Tuyết – trưởng khoa Thăm dò chức năng, bệnh viện K trung ương cho biết ung thư thực quản là bệnh ung thư đường tiêu hoá phổ biến. Ung thư phát triển ở vùng thực quản ban đầu gây tổn thương ở lớp niêm mạc thực quản sau đó đến giai đoạn muộn xâm lấn sâu vào thành thực quản và di căn sang các bộ phận lân cận.

Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư thế giới, ung thư thực quản là một trong 10 loại ung thư thường gặp ở nam giới, đứng thứ 3 trong các bệnh lý ung thư đường tiêu hóa sau ung thư đại trực tràng và ung thư dạ dày. Riêng năm 2018, ung thư thực quản có 500.000 ca được chẩn đoán và 450.000 ca tử vong.

Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 4 trong các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Đây là một trong 5 bệnh ung thư phổ biến ở nam giới và đến nay, ung thư thực quản tiên lượng khá dè dặt. Tiên lượng của ung thư thực quản vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào thời gian phát hiện sớm của bệnh.

TS Tuyết cho biết, giống như ung thư dạ dày, ung thư thực quản cũng khó được phát hiện sớm, các giai đoạn sớm dấu hiệu thường rất mơ hồ, người bệnh không thể nhận biết sớm. Đến khi xuất hiện các triệu chứng như nuốt khó, tăng tiết nước bọt, buồn nôn, nôn, ợ nóng, đau họng… thì bệnh đã ở giai đoạn xâm lấn.

Bệnh nhân được nội soi chẩn đoán sớm ung thư thực quản – Ảnh BVCC

Thống kê của Bệnh viện K trung ương cho biết có khoảng 85% bệnh nhân ung thư thực quản đến khám ở giai đoạn muộn.

Các bác sĩ chỉ có thể xạ trị, hoá chất kéo dài thời gian sống cho người bệnh. Bệnh nhân sống trên 5 năm của ung thư thực quản hiện nay khoảng 20%, phụ thuộc hoàn toàn vào giai đoạn phát hiện sớm của bệnh. Một số nghiên cứu của Nhật Bản chỉ ra rằng ở giai đoạn sớm của ung thư thực quản tỷ lệ điều trị thành công lên tới 90%.

Để phát hiện bệnh được sớm, TS Tuyết khuyến cáo những người có tiền sử gia đình người thân bị ung thư đường tiêu hoá như dạ dày, thực quản, ung thư đại trực tràng cần đi kiểm tra sàng lọc sớm bệnh ung thư thực quản. Ngoài ra, những người tiền sử uống rượu, hút thuốc lá, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản nên đến sớm để kiểm tra xem mình có nguy cơ bị ung thư thực quản hay không.

Việc sàng lọc rất đơn giản. Qua hệ thống nội soi bác sĩ có thể nhìn thấy tổn thương, định vị vị trí cũng như các chi tiết sắc nét để đánh giá và đưa ra tư vấn cho người bệnh.

Phòng ung thư thực quản, TS Tuyết cho biết cách tốt nhất là tăng cường thực phẩm an toàn, rau xanh, trái cây các loại vitamin A, C, E. Ngoài ra, nên hạn chế bia rượu, thuốc lá đặc biệt là các loại rượu mạnh cũng là biện pháp ngăn ngừa ung thư thực quản.

Khi có các dấu hiệu nuốt nghẹn lâu ngày trên 1 tuần cần tới các cơ sở y tế kiểm tra sàng lọc sớm bệnh ung thư thực quản.

5 Dấu Hiệu Nhận Biết Bạn Bị Bệnh Ung Thư Thực Quản

Người bệnh khi nuốt thức ăn có cảm giác nghẹn ở cổ họng rất khó nuốt, nhất là khi ăn thức ăn đặc, cứng. Triệu chứng này đôi khi có giảm nhưng thường kéo dài do khối u xuất hiện làm thanh quản hẹp lại , đồng thời khi mắc ung thư thì trong lòng thực quản thường có hiện tượng viêm nhiễm và phù nề cũng góp phần tạo ra triệu chứng này. Theo sữ phát triển của bệnh thì chứng nuốt nghẹn cũng tăng dần lên và người bệnh bị mắc nghẹn ngay cả khi ăn cháo hoặc uống nước. Biểu hiện này không xuất hiện ngay từ khi ung thư mới hình thành bởi thực quản không có lớp cơ thanh mạc nên cơ trơn có khả năng co giãn rất dễ dàng, do vậy có tới 60% trường hợp khi phát hiện dấu hiệu này và đi khám bệnh thì ung thư đã ở giai đoạn muộn. Một số bệnh nhân không có triệu chứng này nếu khối u không xâm lấn vào lòng thực quản.

2. Nôn ói thường xuyên

Đây là triệu chứng muộn của bệnh ung thư thực quản, xuất hiện sau chứng nuốt nghẹn. Nguyên nhân là do khối u phát triển về kích thước khiến cho lòng thực quản bị hẹp lại. Biểu hiện này thường xảy ra ngay sau khi ăn, lúc này thức ăn chỉ mới đưa vào thực quản nên chưa được tiêu hóa và không tìm thấy dịch vị khi được nôn ra ngoài. Một vài trường hợp trong chất nôn có xuất hiện ít máu.

3. Miệng tiết nhiều nước bọt nhưng khó nuốt xuống dạ dày

Ung thư thực quản khiến miệng bệnh nhân tiết nhiều nước bọt nhưng do triệu chứng nuốt nghẹn đã khá nặng nên hầu như nước bọt này không được nuốt xuống dạ dày mà bệnh nhân phải nhổ ra ngoài.

4. Triệu chứng thực thể:

Ở giai đoạn sớm bệnh ung thư thực quản không có dấu hiệu thực thể nào bất thường nhưng khi bệnh phát triển nặng thì người bệnh có thể sờ thấy hạch vùng thượng đòn, hạch ở phía trên rốn ,hạch ở cổ, lúc này tế bào ung thư đã di căn tới xương , gan.

5. Triệu chứng toàn thân

Người bệnh sút cân trầm trọng nhưng không rõ nguyên nhân, cơ thể gầy yếu hốc hác , da dẻ thô ráp nhăn nheo, chướng bụng, cơ thể tiết mồ hôi ít, mí mắt sụp xuống dưới, đồng tử co nhỏ bất thường, ăn uống không ngon miệng. Ngoài ra người bệnh còn có thể bắt gặp một vài dấu hiệu bệnh ung thư thực quản khác như ho nhiều, hay bị nấc cụt, ngực đau tức, hơi thở có mùi khó chịu, khàn tiếng, thay đổi giọng nói.

Với sự phát triển của y học hiện đại, tỷ lệ sống của bệnh nhân mắc ung thư thực quản ngày càng được nâng cao. Bệnh nhân nên đi khám ngay từ khi phát hiện dấu hiệu nghi ngờ bệnh để việc điều trị trở nên dễ dàng hơn.

15 Dấu Hiệu Cảnh Báo Ung Thư

Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, đa phần đã ở giai đoạn muộn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn.

Khi phát hiện mắc bệnh ung thư, đa phần đã ở giai đoạn muộn. Khi phát hiện muộn sẽ khiến việc điều trị trở nên khó khăn. Có những dấu hiệu cảnh báo của cơ thể mà bạn cần biết để có thể đi khám bệnh sớm nhằm phát hiện bệnh ung thư ở giai đoạn đầu.

1. Sự thay đổi bất thường trên da

Nếu bạn thấy xuất hiện trên da những đốm mọc bất thường về hình dáng, kích thước, màu sắc… nhìn không giống như những đốm khác trên cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để làm sinh thiết da, tầm soát ung thư da.

Nốt bất thường trên da.

2. Ho dai dẳng, kéo dài

Rất hiếm khi ho dai dẳng, kéo dài lại là dấu hiệu cảnh báo ung thư, thường các dấu hiệu này là do chảy dịch sau mũi, hen suyễn, trào ngược thực quản, nhiễm trùng… nhưng nếu sau khi được điều trị mà bệnh không thuyên giảm hoặc ho ra máu, nhất là khi bạn không phải là người hút thuốc lá thì nên đến gặp bác sĩ, có thể bạn sẽ được cấy đờm hoặc làm các xét nghiệm, chụp chiếu… cận lâm sàng để rà soát ung thư phổi.

3. Biến đổi bất thường ở vùng vú

Những bất thường ở vùng vú như: đau, chảy dịch, chảy máu ở núm vú, có vệt đỏ hoặc dày lên… đó là những cảnh báo quan trọng, dù không phải tất cả các trường hợp đều là ung thư vú, bạn cũng nên đến bác sĩ để chụp nhũ ảnh, MRI hoặc làm sinh thiết để được loại trừ hoặc chẩn đoán bệnh ung thư vú sớm.

Khi bạn bị stress, rối loạn tiêu hóa do chế độ ăn uống, bạn có thể bị căng trướng bụng, đầy hơi… nhưng nếu triệu chứng này nếu không thuyên giảm kèm theo bạn bị mệt mỏi, đầy hơi, đau lưng thì nên kiểm tra ngay. Phụ nữ thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng cũng là dấu hiệu cần phải nghĩ đến là ung thư buồng trứng… cần đến bác sĩ để được khám nghiệm tìm nguyên nhân.

Đàn ông có tuổi thường hay gặp vấn đề đường tiết niệu như đi tiểu lắt nhắt, nhiều lần… thường là dấu hiệu của phì đại tiền liệt tuyến, nhưng cũng có thể là ung thư, bạn cần đến bác sĩ để làm PSA test (xét nghiệm kháng nguyên đặc hiệu với tiền liệt tuyến) để được phát hiện bệnh sớm.

Hãy nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn nhìn thấy những hạt nhỏ cứng, hình hạt đậu… sưng, nổi to lên ở cổ, nách, háng hoặc nơi nào đó trên cơ thể – cũng có thể là bạn bị nhiễm trùng do cảm lạnh, viêm họng do streptococcus – nhưng cũng có thể là bạn bị bệnh bạch cầu, ung thư máu. Do đó, cần phải tầm soát sớm.

Đi tiểu ra máu cũng có thể là do bị trĩ nhưng cũng là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Đi tiểu ra máu có thể là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu nhưng cũng phải nghĩ đến thận, ung thư bàng quang. Do vậy, bạn nên đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra một cách kỹ càng.

Đến bác sĩ ngay nếu bạn thấy tinh hoàn có khối u hoặc sưng lên. Thông thường thì ung thư tinh hoàn có những khối u nhô lên không đau, cảm giác nặng ở bụng dưới hoặc ở bìu. Bác sĩ sẽ khám nghiệm, cho chụp cắt lớp để tìm nguyên nhân.

Cảm cúm thông thường, trào ngược dạ dày thực quản do tăng tiết dịch vị hoặc khi bạn sử dụng một số thuốc… sẽ làm bạn khó nuốt, vướng vùng hầu họng… Nhưng nếu triệu chứng trên không biến chuyển tốt khi bạn đã điều trị bằng các thuốc antacid thì nên đến bác sĩ để được tư vấn. Nuốt khó cũng là dấu hiệu cảnh báo ung thư vòm họng, ung thư thực quản…

10. Xuất huyết âm đạo bất thường

Ra máu bất thường ở âm đạo mà không phải ở chu kỳ kinh nguyệt, ra máu sau quan hệ tình dục hoặc dịch âm đạo có máu… có thể nghĩ đến u xơ tử cung, do tác dụng ngoại ý của một số thuốc ngừa thai… nhưng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư tử cung, âm đạo. Nếu bạn đã mãn kinh nhưng vẫn xuất huyết bất thường thì đây chính là dấu hiệu bạn cần phải đến bệnh viện khám ngay.

Hầu hết các thay đổi ở vùng miệng, hơi thở hôi, viêm loét miệng… không nghiêm trọng, nhưng nếu xuất hiện những mảng trắng, đỏ, đau mà không thể lành được sau 2 tuần, nhất là khi bạn có hút thuốc thì nên đến gặp bác sĩ ngay vì đó chính là dấu hiệu của ung thư họng. Bạn cũng cần lưu ý thêm nếu thấy khối u nổi lên trong má, hàm cử động khó khăn, đau.

12. Sụt cân trên 5kg/tháng không rõ nguyên nhân

Đương nhiên là bạn sẽ giảm cân khi ăn kiêng, luyện tập thể dục thể thao hoặc bị một bệnh lý nào đó như: stress, bướu cổ… nhưng sẽ là bất thường nếu bạn bị sụt khoảng 5kg/tháng mà không biết vì nguyên nhân gì. Đây cũng có thể là dấu hiệu tiên khởi của ung thư tụy, ung thư dạ dày, thực quản hoặc ung thư phổi.

13. Sốt không đáp ứng với điều trị thông thường

Sốt là phản ứng của cơ thể để chống lại một nhiễm khuẩn nào đó, cũng có thể là do tác dụng ngoại ý của một loại thuốc nào đó mà bệnh nhân đang dùng… Không phải quá lo lắng, nhưng nếu sốt không thuyên giảm, không đáp ứng với các điều trị thông thường, không rõ nguyên nhân… thì ung thư máu là điều cũng phải nghĩ đến.

14. Nóng rát vùng thượng vị, khó tiêu

Hầu như ai cũng có lúc gặp phải chứng khó tiêu, nóng rát vùng thượng vị do chế độ ăn uống, do stress… nhưng khi bạn đã thay đổi lối sống mà các biểu hiện trên vẫn không cải thiện, bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám tìm nguyên nhân. Đó cũng có thể là dấu hiệu của ung thư dạ dày.

15. Mệt mỏi, suy nhược kéo dài

Trong cuộc sống có nhiều điều khiến bạn mệt mỏi, hầu như không có gì là nghiêm trọng lắm, nhưng nếu bạn thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý… cũng không làm bạn hồi phục thì nên đến gặp bác sĩ để được chăm sóc và điều trị. Mệt mỏi, suy nhược kéo dài là một trong những dấu hiệu cảnh báo của bệnh bạch cầu, ung thư kết tràng, ung thư dạ dày… Chúng gây mất máu và làm cho bạn rất mệt mỏi.

Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Đã Mắc Ung Thư Vòm Họng!

Ung thư vòm họng hiện nay đang đứng đầu trong tất cả các bệnh ung thư vùng đầu. Tỷ lệ mắc bệnh càng nhiều, tuy nhiên dấu hiệu bệnh lại thường bị bỏ qua.

Ung thư vòm họng là bệnh ung thư khá phổ biến ở Đông Nam Á và các nước châu Á, xảy ra ở phía sau mũi. Nói về nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng có rất nhiều nguyên nhân, trong đó có cả yếu tố di truyền. Các nhà nghiên cứu cho rằng những gen trội trong di truyền của bố mẹ đã bị ung thư vòm họng, kết quả là con cái cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân gây ra ung thư vòm họng khác như: ăn thực phẩm có quá nhiều muối, gây ra hiện tượng oxy hóa, hút thuốc lào, thuốc lá, uống rượu bia, nhai trầu, thay đổi môi trường miệng – họng, viêm niêm mạc dẫn tới ung thư,…

Sưng cổ, xuất hiện hạch cổ

Hạch cổ, sưng cổ là triệu chứng thường gặp ở các bệnh nhân ung thư vòm họng, chiếm tới 60 – 90% nguyên nhân gây bệnh. Do vòm họng có cấu trúc mô bạch huyết phong phú nên khi các tế bào ung thư xuất hiện ở đây sẽ nhanh chóng lây lan tới các hạch vùng cổ.

Ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu

Một trong những triệu chứng sớm của bệnh ung thư vòm họng đó là ngạt mũi một bên, chảy nước mũi có máu. Vì thế khi có hiện tượng chảy nước mũi kèm máu ở một bên mũi kéo dài thì bạn nên đi tới bác sĩ chuyên khoa khám ngay.

Bệnh nhân ung thư vòm họng thường có các triệu chứng: ho khạch ra đờm dính máu, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi.

Ung thư vòm họng phát triển làm ảnh hưởng tới các dây thanh âm, khiến khàn tiếng ở bệnh nhân.

Khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng

Khi bạn thấy các dấu hiệu bất thường như khó nghe, cảm giác bị vọng tiếng hãy đến gặp bác sĩ ngay bởi rất có thể bạn mắc phải chứng ung thư vòm họng.

Đau nửa đầu, đau sâu trong hốc mắt là triệu chứng của bệnh thần kinh hay ung thư vòm họng. Với các bệnh nhân đến muộn có thể có cảm giác tê vùng mặt cùng bên đâu đầu do thần kinh tam thoa bị chèn ép.

Bệnh viện Đa khoa An Việt là địa điểm uy tín trong việc thăm khám và điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Với các chuyên gia có tiếng như PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, bác sĩ CK Nguyễn Quang Cừ, Trần Thị Kim Loan… cùng trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện An Việt là địa chỉ uy tín cho người bệnh giải quyết các vấn đề sức khỏe của mình.

Để được tư vấn hay đặt lịch xét nghiệm, thăm khám bạn có thể gọi tới 1900 2838 để được hỗ trợ.

Bệnh viện Đa khoa An Việt Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Hà Nội Hotline: 1900 2838

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dấu Hiệu Cảnh Báo Bạn Bị Ung Thư Thực Quản trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!