Cập nhật nội dung chi tiết về Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Dấu Hiệu Sắp Có Thai mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Về bản chất, những dấu hiệu của việc sắp có kinh nguyệt và có thai đều do ảnh hưởng của sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể nữ giới. Vì vậy, hai hiện tượng này có khá nhiều nhiều dấu hiệu giống nhau. Tuy nhiên, nếu chú ý quan sát các triệu chứng điển hình của hai vấn đề thì hoàn toàn có thể phân biệt dễ dàng.
Theo nghiên cứu, khoảng 80% chị em phụ nữ có các dấu hiệu báo trước khi chuẩn bị bước vào chu ki kinh nguyệt. Các dấu hiệu này thường đến trước kì kinh khoảng 1 tuần, chị em có thể căn cứ vào đây để sắp xếp chế độ sinh hoạt hợp lý nhất.
– Ngực căng tức là dấu hiệu sắp có kinh: Nhiều chị em trước khi có hiện tượng ngực căng lên kèm theo cảm giác căng tức trước kì kinh khoảng một tuần. Quan sát kỹ thấy kích thước vòng một lớn hơn và đau khi chạm vào.
– Sắp có kinh thường đau vùng bụng dưới: Do lượng các hormoneestrogen tăng lên khiến nhiều chị em cảm thấy đau vùng bụng dưới. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi đau bụng kinh. Trước kì kinh nguyệt, chị em thường đau âm ỉ vùng bụng dưới khoảng 1 tuần. Tùy theo cơ địa mỗi người, mà thời gian hay mức độ đau (râm ran hoặc dữ dội) có sự khác biệt. Dựa vào dấu hiệu này, chị em có thể nhận biết việc mình sắp có kinh.
– Dịch âm đạo ra nhiều là dấu hiệu có kinh: Dịch âm đạo là dịch do âm đạo tiết ra để bảo vệ âm đạo trước những sự tấn công của nấm và vi khuẩn.Khi sắp có kinh hoặc mang thai, lượng dịch này sẽ tiết ra nhiều hơn dạng dai, trong như màu trắng trứng gà. “Cô bé” trong thời kì này vì thế mà trở nên ẩm ướt hơn bình thường. Để tránh những viêm nhiễm, chị em nên vệ sinh sạch sẽ và đúng cách. Tuy nhiên đó cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh phụ khoa nguy hiểm.
– Bị rối loạn cảm xúc – biểu hiện có kinh nguyệt: Khi sắp có kinh, tâm lý trở nên nhạy cảm hơn dẫn tới rối loạn cảm xúc, tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt với mọi người xung quanh. Vì vậy, chị em nên thư giãn, thoải mái trong giai đoạn này. Khi kì kinh nguyệt qua đi, cảm xúc sẽ ổn định lại bình thường.
– Táo bón, tiêu chảy – dấu hiệu sắp có kinh:Nhiều chị em cho biết trước mỗi kì kinh nguyệt đều gặp phải tình trạng táo bón hay tiêu chảy không rõ lý do.
Khi mang thai, cơ thể nữ giới sẽ xuất hiện những dấu hiệu khác lạ. Một số dấu hiệu có thể giống với khi sắp có kinh, một số khác thì không.
– Chậm kinh là dấu hiệu có thai: Do quá trình thụ tinh diễn ra, trứng di chuyển về phía tử cung để làm tổ và lớp niêm mạc tử cung dày lên và không bong ra nữa dẫn tới chậm kinh. Vì vậy, chậm kinh là dầu hiệu đầu tiên mà chị em thường thấy
– Buồn nôn là dấu hiệu sắp có thai: Còn được gọi là hiện tượng nghén. Nhiều em chị em thường bị nôn khan vào mỗi buổi sáng khi thức giấc. Hầu hết mọi chị em khi bắt đầu có thai đều có hiện tượng này.
– Có thai thường căng tức ngực: Đây là dấu hiệu khá giống với dấuhiệu có kinh nguyệt nên nhiều chị em có thể bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, đau tức ngực khi có thai thì dễ chịu hơn so với khi sắp có kinh. Để phân biệt chính xác hơn, chị em nên để ý kĩ tới “nhũ hoa”. Lúc này, đầu ngực của chị em sẽ nổi tĩnh mạch lên, nhạy cảm hơn và đặc biệt màu sắc nhũ hoa cũng thẫm hơn.
– Xuất hiện chất nhầy ở cổ tử cung là dấu hiệu có thai: Việc chị em thấy xuất hiện nhiều chất nhầy dạng đặc ở cổ tử cung cũng là dấu hiệu dễ thấy khi chị em mang thai. Chất nhầy này có khả năng bảo vệ buồng tử cung trước những tác động xấu từ cả bên trong và bên ngoài âm đạo.
– Đi tiểu thường xuyên là dấu hiệu mang thai: Chị em không cần quá lo lắng về dấu hiệu này. Do mang thai mà cơ thể sản sinh ra nhiều chất lỏng hơn, thận làm việc nhiều hơn nên việc đi tiểu cũng thường xuyên hơn.
– Có thai khiến cơ thể mệt mỏi: Mang thai khiến lượng hormone nữ thay đổi dẫn đến nữ giới thường cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. Dấu hiệu này thường xuất hiện ở 3 tháng đầu khi mới mang thai và giảm dần trong thời gian tiếp theo.
Ngoài 11 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai kể trên, chị em có thể phân biệt hai hiện tượng này thông qua thời gian và chu kì xuất hiện. Các dấu hiệu sắp có kinh thường lặp đi lặp lại theo chu kì (thời gian tùy vào chu kì kinh nguyệt) và xuất hiện trong thời gian một vài ngày trước kì kinh. Còn các dấu hiệu có thai xuất hiện với thời gian dài hơn và chủ yếu trong 3 tháng đầu của thai kì.
Dấu Hiệu Có Thai Và Sắp Có Kinh Có Giống Nhau Không?
Chào bác sĩ!
Em được biết dấu hiệu, triệu chứng của thời kỳ mang thai và kinh nguyệt rất giống nhau, thường dễ bị nhầm lẫn. Vậy xin hỏi bác sĩ làm thế nào để phân biệt dấu hiệu có thai và dấu hiệu sắp có kinh nguyệt. Em rất muốn biết 2 thời kỳ này khác nhau ở chỗ nào. Mong sớm nhận được lời tư vấn giải đáp của bác sĩ. Em xin chân thành cảm ơn. (Hương Liên, Lạng Sơn).
Chào Hương Liên!
Bạn có chu kỳ kinh nguyệt đều không? Mỗi lần hành kinh bạn có những dấu hiệu, triệu chứng như thế nào? Những dấu hiệu trước kinh nguyệt đó kéo dài trong bao nhiều ngày? Và nhất là, trước kỳ kinh bạn có quan hệ tình dục không bảo vệ không?…Đây là những câu hỏi bạn cần phải trả lời nếu muốn phân biệt dấu hiệu có thai và dấu hiệu sắp có kinh nguyệt.
Những dấu hiệu có thai và sắp có kinh nguyệt xuất hiện là do sự thay đổi nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ. Mà cơ thể luôn có xu hướng “từ chối” những tín hiệu lạ tác động đến cơ thể, nên đôi khi 2 thời kỳ này có những dấu hiệu, triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, những dấu hiệu, triệu chứng của 2 thời kỳ này không phải lúc nào cũng giống nhau. Chẳng hạn, khi mang thai một số thai phụ thường thấy có máu báo xuất hiện, nhưng khi hành kinh thì lại không có dấu hiệu này.
Hương Liên thân mến, hầu hết phụ nữ khi bắt đầu mang thai đều có những dấu hiệu như: Chậm kinh hoặc mất kinh, ra máu báo, ngực căng tức ốm nghén, tâm tính thay đổi, tiểu nhiều…Những dấu hiệu này xuất hiện là do sự tăng cao đột biến của nồng độ nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ.
Nhưng những dấu hiệu trước khi hành kinh như: Đau tức vùng bụng dưới, căng tức ngực, khí hư ra nhiều, tâm lý thay đổi, buồn nôn, mọc mụn,…xuất hiện là do sự sụt giảm nồng độ nội tiết tố. Thế nhưng, không phải người phụ nữ nào cũng có những dấu hiệu này trước khi hành kinh.
Đặc biệt, dấu hiệu trước khi có kinh thường chỉ kéo dài 1 -2 ngày trước hoặc trong khi hành kinh chứ không kéo hày hàng tháng như khi bạn có thai. Thông thường,những dấu hiệu khi có thai sẽ kéo dài trong suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, thậm chí ở một số trường hợp có thể chất và cơ địa đặc biệt thời gian thai nghén còn kéo dài đến tháng thứ 5.
Hương Liên thân mến, trên thực tế, những dấu hiệu phân biệt có thai và sắp có kinh nguyệt tuy có sự giống nhau nhưng chỉ ở mức độ tương đối. Nếu bạn đang lo lắng về việc mình mang thai thì cách dễ nhất để xác định là dùng que thử thai. Nếu que cho kết quả một vạch thì tức là bạn không có thai, còn nếu 2 vạch thì tức là bạn đã có tin vùi. Để chắc chắn hơn, thì chúng tôi khuyên bạn nên đi xét nghiệm HCG để biết là hành kinh hay mang thai.
Nếu bạn còn thắc mắc hay cần tư vấn, xin vui lòng gọi điện đến hotline hoặc chat trực tiếp với các chuyên gia của phòng khám đa khoa Hưng Thịnh trên hệ thống tư vấn trực tuyến 24/24 của chúng tôi, bằng cách nhấp chuột vào bảng bên dưới. Bạn cũng có thể đến khám và điều trị tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tại địa chỉ: Số 380 – Xã Đàn – Đống Đa – Hà Nội. Phòng khám chúng tôi làm việc từ 8h – 22h tất cả các ngày trong tuần, bao gồm cả ngày nghỉ lễ.
Dấu Hiệu Có Thai Và Sắp Có Kinh Giống Hay Khác Nhau
Hỏi: Chào bác sĩ! Bác cho tôi hỏi dấu hiệu có thai và sắp có kinh giống hay khác nhau? Vì gần đây cơ thể tôi có những dấu hiệu bất thường như: khí hư ra nhiều, căng tức ngực, buồn nôn,…lúc đầu tôi nghĩ mình có thai nhưng bạn bè tôi nói khi chuẩn bị có kinh cũng có những dấu hiệu này. Mong sớm nhận được phản hồi từ bác sĩ. Tôi xin cảm ơn! (Xuân Nghi – Bình Dương)
Dấu hiệu có thai và sắp có kinh giống hay khác nhau
Các chuyên gia phụ khoa Thái Bình Dương cho biết, dấu hiệu có thai và sắp có kinh xuất hiện do sự thay đổi nội tiết tố bên trong cơ thể phụ nữ. Chính vì thế nên đôi khi 2 giai đoạn này có những dấu hiệu và triệu chứng tương đương hoặc giống nhau. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng cho ra biểu hiện giống hệt nhau, cụ thể như sau:
Dấu hiệu có thai và sắp có kinh giống hay khác nhau
hầu hết phụ nữ khi mang thai đều có những dấu hiệu như: chậm kinh hoặc bị mất kinh, ra máu báo, khí hư ra nhiều, ngực căng tức, ốm nghén, buồn nôn, nôn, tâm tính thay đổi,…Những triệu chứng này xuất hiện do sự tăng cao của nồng độ nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ.
- Dấu hiệu khi sắp có kinh nguyệt: những dấu hiệu trước khi hành kinh chị em thường gặp phải như: đau tức bụng dưới, căng tức ngực, ra nhiều khí hư, tâm lý thay đổi, buồn nôn, nôn, mọc mụn nhiều,… Những hiện tượng này xuất hiện là do sự sụt giảm nồng độ nội tiết tố. Tuy nhiên, không phải bất kỳ người phụ nữ nào sắp có kinh cũng có những dấu hiệu này.
Dấu hiệu có thai và sắp có kinh không hoàn toàn giống nhau
Hơn nữa, dấu hiệu trước khi có kinh nguyệt thường kéo dài từ 1 – 2 ngày trước khi hành kinh chứ không kéo dài hàng tháng như khi có thai. Thông thường, dấu hiệu khi có thai sẽ kéo dài suốt 3 tháng đầu của thai kỳ, tùy từng cơ đại mà nó có thể kéo dài đến tháng thứ 5.
Xuân Nghi thân mến, những dấu hiệu có thai và sắp có kinh tuy có sự giống nhau nhưng chỉ ở mức độ tương đối mà thôi. Nếu bạn đang nghi ngờ mình mang thai thì bạn có thể xác định bằng cách dùng que thử thai. Để chắc chắn hơn, thì các chuyên gia khuyên bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để xét nghiệm cụ thể, cho kết quả chính xác nhất.
Địa chỉ phòng khám: 34- 36 Đinh Tiên Hoàng, phường Đakao, quận 1, TP. HCM.
Đừng ngại chia sẻ tình trạng của bạn với các bác sĩ chuyên khoa chúng tôi, bởi mọi thắc mắc của bạn sẽ được các bác sĩ giải đáp và cho lời khuyên tốt nhất
Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Có Thai Giống Hay Khác Nhau?
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai có giống nhau không?
Đôi khi các biểu hiện sắp có kinh rất giống như với dấu hiệu sớm khi mang thai. Trên thực tế, các dấu hiệu sắp có kinh và có thai thường tương tự nhau ở nhiều điểm như:
Nhức đầu: Đây là triệu chứng của thai kỳ nhưng nhiều bạn gái trước khi có kinh cũng có thể bị đau đầu hoặc đau nửa đầu.
Đau lưng: Triệu chứng này thường xuất hiện khi kỳ kinh sắp đến. Tuy nhiên, một số bạn cũng có thể bị đau lưng khi bào thai làm tổ ở niêm mạc tử cung.
Thay đổi tâm trạng: Hầu hết bạn gái khi mang thai hay sắp có kinh thì tâm trạng đều bị ảnh hưởng nhiều. Các bạn gái thường dễ nổi giận, lo lắng, khóc lóc, trầm cảm hoặc khó chịu nói chung.
Táo bón: Hormone progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa và táo bón. Nồng độ progesterone thường tăng khi sắp đến kỳ kinh nguyệt, do đó nhiều bạn gái có thể gặp tình trạng táo bón. Tương tự như vậy, sự thay đổi nội tiết tố ở thai kỳ cũng có thể dẫn đến táo bón.
Đi tiểu nhiều: Bạn gái sắp có kinh và mang thai đều đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày.
Căng và đau ngực: Đau, sưng ngực và đầu vú cũng thể xảy ra trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc là dấu hiệu của thai kỳ. Bên cạnh đó, một số bạn gái có thể cảm thấy nặng ở ngực, đau hoặc mẫn cảm ở ngực khi mang thai và sắp có kinh.
Dấu hiệu sắp có kinh nguyệt và có thai khác nhau điểm nào?
Chảy máu
Sắp có kinh: Bạn gái sẽ không bị chảy máu kinh cho đến khi kỳ kinh thực sự bắt đầu.
Có thai: Sẽ xuất hiện đốm máu hồng hoặc nâu sẫm tại thời điểm phôi thai bám vào tử cung (xảy ra khoảng 10 – 14 ngày sau khi thụ thai). Có thể chảy máu một vài ngày.
Mệt mỏi
Sắp có kinh: Bạn gái cảm thấy kiệt sức ngay cả khi bạn không làm bất cứ việc gì vất vả. Nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đỡ mệt hơn.
Có thai: Nếu bạn bị chậm kinh và thấy vô cùng mệt mỏi, thì có thể đây là dấu hiệu có bầu. Mệt mỏi sẽ kéo dài trong suốt thai kỳ do sự gia tăng nồng độ progesterone gây giảm huyết áp và đường huyết.
Thèm ăn
Sắp có kinh: Thói quen ăn uống của bạn có thể thay đổi khi gần có kinh. Có thể bạn muốn ăn đồ ngọt, chocolate, thức ăn mặn,… Tuy rất thèm, nhưng bạn có thể chống lại cám dỗ phải ăn những thức ăn này.
Có thai: Bạn sẽ có cảm giác thèm ăn cực độ đối với một số loại thực phẩm và “buồn nôn” với một số loại thực phẩm khác. Một số bạn gái còn thèm ăn những thứ vốn không ăn được, như kim loại, đá, vôi,… Trong trường hợp này, bà bầu cần tham khảo ý kiến bác sỹ.
Buồn nôn và nôn mửa
Sắp có kinh: Bạn gái sẽ không bị buồn nôn hoặc nôn khi sắp có kinh.
Có thai: Hầu hết bạn gái mới mang thai đều bị buồn nôn. Nếu bị chậm kinh và vô cùng buồn nôn thì có thể bạn đã mang thai. Buồn nôn thường xuất hiện sau khi thụ thai từ 2 – 8 tuần, và tiếp tục trong suốt thai kỳ.
Đau bụng hoặc đau vùng chậu
Sắp có kinh: Đau bụng kinh là hiện tượng khá phổ biến, mức độ nghiêm trọng thay đổi tùy cơ địa của mỗi người. Tuy nhiên, khi bắt đầu có “đèn đỏ”, cơn đau giảm và từ từ biến mất.
Có thai: Khi trứng thụ tinh bám vào thành tử cung sẽ gây ra cơn đau nhẹ cùng với máu báo. Bạn cũng sẽ bị đau lưng dưới hoặc bụng dưới, kéo dài hàng tuần hoặc thậm chí hàng tháng, kéo dài lâu hơn rất nhiều so với đau bụng khi sắp có kinh.
Những triệu chứng đặc trưng của thai kỳ
Có một số triệu chứng được xem là đặc trưng khi bạn mang thai và ít có khả năng xảy ra do kỳ kinh nguyệt sắp tới hay do hội chứng tiền kinh nguyệt. Các triệu chứng bao gồm:
Mất kinh hay trễ kinh: Hiện tượng không có kinh nguyệt là một biểu hiện rất đặc biệt của thai kỳ. Vì khi có thai, buồng trứng sẽ nhận được tín hiệu và dừng việc rụng trứng. “Mọi nguồn lực” của cơ quan sinh sản và cả cơ thể lúc này sẽ tập trung cho sự phát triển của thai nhi. Và bạn sẽ không thấy sự xuất hiện của cô bạn “đèn đỏ” trong thời gian rất lâu (40 tuần thai kỳ và một khoảng thời gian nhất định sau khi bạn sinh con, phụ thuộc vào việc bạn có cho bé bú mẹ hay không, nhiều hay ít).
Chảy máu cấy ghép: Khi trứng thụ tinh cấy ghép để làm tổ ở niêm mạc tử cung, một lượng máu nhỏ chảy ra có thể là kết quả (hiện tượng này không xảy ra ở mọi phụ nữ mang thai). Lượng máu này rất ít, chỉ là vài đốm nhỏ nhạt hoặc tươi màu, và dễ dàng khiến bạn nhầm lẫn với những ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, nếu thấy xuất hiện đốm máu nhỏ, rất có thể em bé của bạn đang bắt đầu hành trình lớn lên trong tử cung đấy.
Dịch tiết âm đạo: Do lượng hormone estrogen tăng lên có thể dẫn đến tăng tiết dịch âm đạo màu trắng đục. Vì vậy, nếu bạn không có biểu hiện bất thường nào khác về các vấn đề phụ khoa, bạn nên kết hợp với những biểu hiện khác và liên hệ đến khả năng mang thai.
Núm vú và quầng vú của bạn trở nên sậm màu: Do tác động của hormone thai kỳ mà núm vú và quầng vú của bạn có trở nên sậm màu hoặc mở rộng. Hiện tượng này xảy ra sớm nhất là 1 đến 2 tuần sau khi thụ thai và trong giai đoạn đầu thai kỳ. Đây không phải là dấu hiệu của hội chứng tiền kinh nguyệt hay khi sắp đến ngày đèn đỏ.
Dấu hiệu sắp có kinh và có thai như đã phân tích ở trên đôi khi rất khó nhận biết một cách rõ ràng. Vì vậy, các bạn gái nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình thật cẩn thận để có thể nhận thấy các dấu hiệu khác biệt diễn ra. Riêng đối với việc có thai, các bạn gái nên sử dụng que thử thai quickstik giúp xác định sớm tình trạng thai kỳ để có được sự chăm sóc một cách đúng đắn. Điều này góp phần đảm bảo sức khỏe cho cả bạn lẫn thai nhi trong suốt chặng đường dài, không những khi bé còn trong bụng mà đến tận sau này khi con chào đời và từng bước phát triển của bé.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Và Dấu Hiệu Sắp Có Thai trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!