Đề Xuất 5/2023 # Đây Là Lý Do Vì Sao Chúng Ta Nên Sống Với Lòng Biết Ơn # Top 5 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 5/2023 # Đây Là Lý Do Vì Sao Chúng Ta Nên Sống Với Lòng Biết Ơn # Top 5 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Đây Là Lý Do Vì Sao Chúng Ta Nên Sống Với Lòng Biết Ơn mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn có biết, cuộc đời có những thứ tốt đẹp luôn lặng lẽ ở phía sau, có những điều nhân nghĩa đang được âm thầm thực hiện. Hãy biết ơn cuộc sống này bởi đôi khi bạn không hề biết người khác đã làm gì cho mình.

Một khách bộ hành do quá mệt mỏi nên đã nằm ngủ thiếp ngay bên vệ đường. Ngay sau đó, một con rắn độc từ trong bụi cỏ gần đó bò ra và bò lên người khách này trong lúc đang say giấc nồng.

Thấy người qua đường say ngủ sắp bị con rắn cắn chết, một người qua đường khác tình cờ đi qua bắt gặp cảnh tượng này lập tức đánh chết con rắn mà người kia vẫn không hề hay biết. Sau đó người tốt bụng đã lặng lẽ rời đi.

Nhiều người thậm chí cả một đời đều sống trong sự ân nghĩa của người khác và có lẽ họ sẽ không bao giờ biết được rốt cuộc có những ai đã từng âm thầm giúp đỡ mình.

Một đêm nọ, một người đàn ông sau khi trở về nhà và bất ngờ phát hiện đèn ban công vẫn bật sáng, anh nghĩ có thể vợ mình quên tắt đèn nên đã đi vào định tắt nhưng người vợ đã chặn lại. Anh thấy rất tò mò về hành động của vợ, sau đó vợ anh lặng lẽ chỉ ra ngoài cửa sổ cho anh xem.

Anh nhìn ra con đường ở phía ngoài cửa sổ, có một chiếc xe ba bánh chở đầy rác, trên xe là một cặp vợ chồng. Họ đang cùng đắm mình trong ánh sáng ấm áp phát ra từ chiếc đèn ban công, cùng ăn và cười nói vui vẻ với nhau.

Khi nhìn thấy cặp vợ chồng dưới ánh đèn mờ ảo như vậy, hai vợ chồng nhìn nhau mỉm cười rồi lặng lẽ rút lui khỏi ban công. Có lẽ cặp vợ chồng trên chiếc xe rác không bao giờ biết rằng trong thành phố xa lạ này có một ngọn đèn được đặc biệt thắp sáng chỉ dành riêng cho họ.

1. Không hiểu giá trị của sự trân quý thì cho dù có nắm giữ núi vàng cũng không thể có được niềm vui.

2. Nếu không hiểu được sự khoan dung độ lượng thì cho dù có nhiều bạn bè đến đâu rồi cuối cùng họ sẽ rời xa.

3. Nếu không hiểu được sự biết ơn, dù có ưu tú xuất sắc đến mấy cũng khó thể thành công.

4. Nếu không hành động, cho dù thông minh đến mấy cũng sẽ khó có thể thực hiện giấc mơ của mình.

5. Nếu không hiểu sự hợp tác, dù bạn có nỗ lực hết sức cũng khó có thể thu được thắng lợi lớn.

6. Nếu không biết tích lũy, có kiếm được nhiều tiền đến đâu cũng khó mà đại phú.

7. Nếu không biết hài lòng với những gì mình có, cho dù có giàu có đến đâu cũng không được hạnh phúc.

8. Nếu không biết dưỡng sinh bảo vệ sức khoẻ, dù có trị liệu đến đâu cũng khó có thể sống thọ được lâu dài.

Có một thứ mà không ai có thể lợi dụng. Đó chính là sự thiện lươngCó một thứ mà không thể lừa gạt, đó chính là cảm tìnhCó một thứ không thể lừa dối, đó chính là sự chân thànhCó một thứ mà không thể thiếu, đó chính là tình bạnCó một thứ không thể truyền tải bằng lời, đó chính là ý niệmCó một thứ không thể cứu vãn, đó chính là sự tuyệt vọngCó một điều không thể quên được, đó chính là lòng biết ơn!

Theo Daikynguyenvn

Vì Sao Chúng Ta Nên Ăn Chay?

Cho đến tháng 7 âm lịch này là mình đã ăn chay trường được một năm. Tính tới thời điểm hiện tại, mình chưa có biểu hiện gì (mà nhiều người lo lắng, e ngại khi ăn chay) của việc mất sức, sụt ký, mệt mỏi, hay da dẻ xanh xao… Những điều mà mình cảm nhận được về cơ thể mình kể từ khi ăn chay là:

a. Dễ tiêu hóa, hiếm khi bị trướng bụng, đầy hơi. b. Đi ngoài đều đặn hàng ngày. Hôm nào ăn nhiều thì đi hai lần một ngày.

Bên cạnh đó, về tinh thần thì có những suy nghĩ tích cực hơn, yêu đời hơn, do hiểu và thực hành việc hạn chế sát sinh và dung dưỡng lòng từ bi. Trong các mối quan hệ với con người thì mình có xu hướng khoan dung hơn, ít nổi giận hơn, chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua, không giữ trong lòng cho nhẹ người.

Tuy nhiên, đến một thời gian nhất định thì mình không còn cảm thấy sự hấp dẫn của những món mặn. Những lát cá tươi ngon, tôm mực thơm phức… không làm mình nổi cơn thèm thuồng. Vậy là trong một lần thấy bạn đồng nghiệp có xu hướng chuyển qua ăn chay, mình thử ăn theo cho vui. Thấy ăn được, nên ăn luôn từ dạo ấy.

1. Ăn chay vì cấu tạo cơ thể bẩm sinh của con người chỉ thích hợp với việc ăn chay.

Những chi tiết khoa học đáng chú ý như sau:

– Ruột người rất dài, thức ăn đi qua lâu để hấp thu được hết các dưỡng chất cần thiết. Khác với những loài ăn động vật thường có đường ruột rất ngắn vì việc tiêu hóa thức ăn động vật, mà cụ thể là thịt, đòi hỏi chúng không ứ đọng lâu, không gây nên men thối sản sinh nhiều chất độc.

– Những loài ăn động vật thường có có nanh vuốt, móng vuốt. Chúng sử dụng móng vuốt sắc như dao để vồ, cấu xé con mồi. Những chiếc răng nanh dài để nghiền thức ăn. Còn răng con người không như vậy.

2. Ăn chay vì sức khỏe

Trong chuỗi năng lượng, thực vật nằm ở bậc cao nhất, đón năng lượng nhiều nhất trực tiếp từ môi trường (ánh sáng, nước…), nên khi con người ăn thực vật thì sẽ lấy năng lượng được trực tiếp và nhiều nhất. Nếu ăn chay đúng cách và phong phú chuẩn loại thực phẩm thì sẽ không bị lo thiếu chất.

Ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật, trước hết sẽ tránh được những tác hại so với việc ăn thịt như các bệnh lý về tim mạch, ung thư, ngộ độc thực phẩm, béo phì, sỏi mật… Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa và có nhiều chất xơ, tránh khuynh hướng bị viêm ruôt thừa, ít bị hội chứng đại tràng kích thích, trĩ…

Lấy ví dụ thực tế, bò – trâu – ngựa… chỉ ăn cỏ mà vẫn cực kỳ khỏe; trên thế giới, có nhiều lực sỹ và vận động viên thể thao ăn chay trường; nhiều nhà sư ăn chay nhưng vẫn minh mẫn, sống lâu, và có đạo hạnh cao thâm;…

Bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, thực phẩm mặn được làm giả rất nhiều, mà các bạn có thể đã biết qua các kênh thông tin đại chúng, như con ruốc nhuộm phẩm màu, thịt heo làm giả thịt bò, mực cao su, gà bơm hóa chất… Tất cả những điều đó đều làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sức khỏe của con người.

3. Ăn chay vì lòng từ bi

Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, và đa số các tôn giáo đều khuyến khích nhân rộng lòng từ bi, khoan dung, độ lượng trong mỗi con người. Mà trong đó, việc ăn thuần chay, không sát sinh, không làm ảnh hưởng xấu đến các loài khác là một ví dụ cụ thể, điển hình, và hoàn toàn có thể thực hiện được.

Thêm một thông tin khoa học rất thú vị đó là, cứ 1 phút nổi giận thì trong cơ thể sẽ tiết ra những chất độc hại mà phải 10 ngày cơ thể mới thải ra hết. Thử liên hệ với những động vật bị chúng ta giết mổ hàng ngày, chúng đã đau đớn, tức giận, thì cơ thể của chúng tích đầy chất độc, lại không được thải ra, do chúng đã chết rồi, mà sẽ trở thành thức ăn vô dạ dày chúng ta. Vậy là tự hiểu ha. Thông tin này giống y chang với cách giải thích trong Phật giáo về nỗi sân hận…

4. Truy về lịch sử loài người

Khoa học đã phát hiện ra, loài người thời nguyên thủy là những người ăn chay tuyệt đối. Bởi chưa tìm ra lửa để nấu nướng nên họ phải ăn thức ăn sống. Cho đến mãi sau này, có thể do vụ cháy rừng vô tình nào đó, một số động vật bị thiêu chết và tỏa mùi thơm, con người mới phát hiện ra một loại thức ăn mới, họ bắt đầu biết sử dụng lửa và biết cách ăn thịt.

5. Ăn chay vì môi trường

Theo nghiên cứu, chăn nuôi là ngành lãng phí tài nguyên nước nhất, thải ra khí nhà kính nhiều nhất, ô nhiễm nhất và kém hiệu quả nhất. Năng lượng để sản xuất 1 kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100 kw cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1 kg thịt sẽ thải ra 36,4 kg CO2, bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155 km. Để sản xuất 1 kg thịt cần phải tiêu hao 10 kg thực phẩm và… 15.000 lít nước. Để có 1 lít sữa cần tiêu hao 990 lít nước. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn.

Vậy nên, ăn chay còn là một cách rất tốt nhất để có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi một kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4 kg CO2, giúp trái đất không bị nóng lên. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người, nếu không có cầu thì cung sẽ biến mất. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi.

Vậy ăn chay như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe?

– Tuyệt nhiên không có một hạn chế nào từ ăn chay cả. Nếu có chăng thì đó chỉ là do suy nghĩ từ con người. Như Đức Phật đã nói “We are what we think” (Chúng ta chính là những gì mà chúng ta đã nghĩ), nếu mình thấy ăn chay không bổ dưỡng thì nó sẽ không bổ dưỡng và ngược lại. Đây là góc độ của tâm thức chứ không còn là góc độ của dinh dưỡng.

– Trước hết phải đảm bảo số lượng của bữa ăn đã. Nếu ăn ít quá thì sẽ suy dinh dưỡng, còn ngược lại thì sẽ bị béo phì. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là làm sao đầy đủ các chất dinh dưỡng để tạo nên sự cân đối, phải đầy đủ 4 nhóm. Nhóm thứ nhất và nhiều nhất là rau trái, cần đến 500gr mỗi ngày. Ngũ cốc là nhóm thứ nhì, trung bình mỗi ngày cần 300gr tùy mỗi người. Nhóm thứ ba là nhóm cung cấp chất đạm, gồm: đậu, đỗ, sữa v.v…, một ngày cần khoảng từ 50 đến 100gr. Nhóm cuối cùng là dầu ăn và gia vị, cần 20 đến 30gr dầu ăn mỗi ngày; gia vị như muối, đường càng ít càng tốt.

– Riêng đối với chư Tăng Ni Phật giáo, do thực tập thiền nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng rất thấp, kể cả nhu cầu oxy, nên không cần thiết phải ăn đủ ba bữa một ngày mà họ vẫn khỏe mạnh. Đây thực sự là một lối sống rất đặc biệt. Chân lý nằm ở chỗ này, còn tất cả những gì tôi nói chỉ là lý thuyết. Ăn như thế nào mà cảm thấy khỏe là được. Ví dụ ở Tây Tạng, dù ăn rất cực khổ nhưng người ta vẫn rất khỏe. Như vậy, quan trọng nhất là mỗi người phải lắng nghe được chính cơ thể và nhu cầu của bản thân. Phải tin vào cơ thể của mình, hạn chế việc tin quá nhiều vào bác sĩ. Bác sĩ chỉ nói lý thuyết thôi.

Bài viết có tham khảo tài liệu và tổng hợp từ một số nguồn trên mạng:

https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=775413http://www.thongthienhoc.com/sach%20phep%20an%20chayva%20huyenbi%20hoc.htmhttps://www.changevn.org/tin-tuc/43-an-chay-cach-bao-ve-moi-truong-hieu-qua

*** Bạn có thể nghe thêm chú Đại Bi mình sưu tầm trên mạng, tuy mình nghe không hiểu nhưng cảm thấy hay, nhẹ lòng.

************************************************** Nếu các bạn quan tâm, mời tham gia nhóm Facebook:Du Lịch Ăn Chay nha.

>> Thực phẩm chay – Mua hàng trực tuyến

Tại Sao Nên Bày Tỏ Lòng Biết Ơn?

“Chị Raquel thân mến,

Em rất cám ơn chị vì chị đã luôn động viên em. Dù chị có thể không biết điều này, nhưng đức tính dễ mến, hay khích lệ và lời tử tế của chị đã giúp em rất nhiều”.-Jennifer.

Bạn có bao giờ bất ngờ nhận được một tấm thiệp cám ơn không? Nếu có, chắc hẳn bạn cảm thấy ấm lòng. Dù sao đi nữa, cảm giác muốn người khác biết ơn và quý trọng mình là điều tự nhiên.- Ma-thi-ơ 25:19-23.

Bày tỏ lòng biết ơn thường giúp cho mối quan hệ giữa hai bên trở nên gần gũi hơn. Ngoài ra, khi bày tỏ lòng biết ơn, một người đang noi theo gương của Chúa Giê-su, đấng luôn để ý đến công việc tốt lành của người khác.- Mác 14:3-9; Lu-ca 21:1-4.

Điều đáng tiếc là càng ngày người ta càng ít bày tỏ lòng biết ơn, dù là nói hoặc viết. Kinh Thánh cảnh báo rằng trong “ngày sau-rốt”, người ta sẽ “bội-bạc” ( 2 Ti-mô-thê 3:1, 2). Nếu không cảnh giác, khuynh hướng thiếu biết ơn hiện đang lan tràn trên thế giới có thể khiến chúng ta không còn hành động để thể hiện lòng biết ơn của mình.

Cha mẹ có thể dạy con cái bày tỏ lòng biết ơn qua những cách thực tiễn nào? Chúng ta nên bày tỏ lòng biết ơn với ai? Và tại sao chúng ta nên tỏ lòng biết ơn, ngay dù những người xung quanh không làm thế?

Trong gia đình

Các bậc cha mẹ làm việc khó nhọc để chăm lo cho con cái. Dù vậy, thỉnh thoảng họ thấy những nỗ lực của mình không được quý trọng. Họ có thể làm gì để thay đổi tình trạng này? Có ba yếu tố cần thiết.

(1) Làm gương. Giống như hầu hết các khía cạnh khác của việc dạy dỗ con cái, gương mẫu là cách hữu hiệu. Kinh Thánh nói về một người mẹ siêng năng làm việc ở nước Y-sơ-ra-ên xưa như sau: ‘Con cái nàng chúc nàng được phước’. Nhờ đâu những người con này học được cách bày tỏ lòng biết ơn? Phần sau của câu Kinh Thánh này cung cấp một mấu chốt, đó là: ‘Chồng nàng cũng khen-ngợi nàng’ ( Châm-ngôn 31:28). Khi cha mẹ bày tỏ lòng biết ơn với nhau, con cái sẽ thấy rằng những lời nói ấy mang lại niềm vui cho người nghe, củng cố mối quan hệ gia đình và là biểu hiện của người trưởng thành.

Một người cha tên là Stephen kể lại: “Tôi cố gắng nêu gương cho các con bằng cách cám ơn vợ tôi vì đã nấu bữa tối”. Kết quả là gì? Anh cho biết: “Hai con gái của tôi để ý những gì tôi làm và điều đó giúp chúng nhận thấy rằng chúng cũng có thể bày tỏ lòng biết ơn”. Nếu đã kết hôn, bạn có thường cám ơn người hôn phối vì đã làm những công việc nhà bình thường không? Bạn có cám ơn con cái ngay cả khi chúng làm những điều phải làm không?

(2) Huấn luyện. Cảm xúc biết ơn có thể được ví như những bông hoa. Chúng cần được vun trồng mới sanh kết quả tốt nhất. Làm thế nào cha mẹ có thể giúp con cái của họ vun trồng và bày tỏ lòng biết ơn? Vị vua khôn ngoan Sa-lô-môn đã nhấn mạnh một nhân tố thiết yếu qua những lời sau: “Lòng người công-bình suy-nghĩ lời phải đáp”.- Châm-ngôn 15:28.

Hỡi các bậc cha mẹ, các bạn có thể huấn luyện con cái mình, giúp chúng nghĩ đến nỗ lực và lòng rộng rãi của người tặng ẩn chứa trong món quà mà chúng nhận được không? Việc ngẫm nghĩ như thế giống như “mảnh đất” để phát triển lòng biết ơn. Chị Maria, người đã nuôi dạy ba đứa con, cho biết: “Cần trò chuyện và giải thích cho con biết ý nghĩa của một món quà-đó là người tặng đã nghĩ đến các con và muốn cho thấy họ quan tâm đến chúng như thế nào. Dù phải dành nhiều thời gian để làm thế nhưng tôi cảm thấy những nỗ lực ấy thật đáng công”. Những cuộc trò chuyện như vậy giúp con trẻ không chỉ biết nên nói gì khi bày tỏ lòng biết ơn mà còn biết tại sao nên làm thế.

Các bậc cha mẹ khôn ngoan giúp con tránh suy nghĩ rằng chúng hiển nhiên phải được nhận mọi điều tốt lành.* Trong Kinh Thánh, lời cảnh báo về cách đối xử với những người đầy tớ ghi nơi Châm-ngôn 29:21 cũng được áp dụng cho con cái: “Nếu cưng chiều kẻ nô lệ ngay từ thuở nhỏ, cuối cùng nó sẽ trở nên bạc nghĩa” ( Nguyễn Thế Thuấn).

Làm sao cha mẹ có thể giúp con nhỏ của mình bày tỏ lòng biết ơn? Chị Linda có ba con nói: “Khi viết thiệp cám ơn, chồng tôi và tôi khuyến khích các con góp phần bằng cách ký tên lên thiệp hoặc vẽ một hình đính kèm”. Thật vậy, dù những hình ảnh ấy có thể đơn giản và chữ ký thì nguệch ngoạc, nhưng bài học mà con trẻ nhận được qua hành động ấy rất sâu sắc.

(3) Kiên nhẫn. Tất cả chúng ta bẩm sinh đều có khuynh hướng ích kỷ, và nó có thể ngăn cản chúng ta bày tỏ lòng biết ơn ( Sáng-thế Ký 8:21; Ma-thi-ơ 15:19). Nhưng Kinh Thánh khuyến khích những người thờ phượng Đức Chúa Trời “phải làm nên mới trong tâm-chí mình, và mặc lấy người mới, tức là người đã được dựng nên giống như Đức Chúa Trời”.- Ê-phê-sô 4:23, 24.

Tuy nhiên, các bậc cha mẹ có kinh nghiệm hiểu rằng giúp con cái “mặc lấy người mới” không phải là điều dễ làm. Anh Stephen được đề cập ở trên cho biết: “Phải mất nhiều thời gian để dạy con cái biết nói cám ơn mà không đợi nhắc nhở”. Nhưng vợ chồng anh Stephen đã không bỏ cuộc. Anh nói tiếp: “Nhờ tiếp tục kiên nhẫn dạy dỗ, chúng tôi đã giúp hai con của mình hiểu được điều đó. Giờ đây, chúng tôi rất hãnh diện về cách các con mình tỏ lòng biết ơn với người khác”.

Trên đường đi đến thành Giê-ru-sa-lem, Chúa Giê-su gặp mười người bị phung cùi. Kinh Thánh kể lại: “[Họ] lên tiếng rằng: Lạy Jêsus, lạy Thầy, xin thương-xót chúng tôi cùng! Khi Ngài thấy họ, liền phán rằng: Hãy đi, tỏ mình cùng thầy tế-lễ. Họ đương đi thì phung lành hết thảy. Có một người trong bọn họ thấy mình đã được sạch, bèn trở lại, lớn tiếng khen-ngợi Đức Chúa Trời; lại đến sấp mặt xuống đất, nơi chân Đức Chúa Jêsus, mà tạ ơn Ngài. Vả, người đó là người Sa-ma-ri”.- Lu-ca 17:11-16.

Chúa Giê-su có để ý đến việc những người khác không tỏ lòng biết ơn không? Lời tường thuật cho biết: “Đức Chúa Jêsus bèn cất tiếng phán rằng: Không phải mười người đều được sạch cả sao? Còn chín người kia ở đâu? Chỉ có người ngoại-quốc nầy trở lại ngợi-khen Đức Chúa Trời ư!”.- Lu-ca 17:17, 18.

Chín người bị phung khác không phải là người ác. Trước đó, họ đã công khai bày tỏ đức tin nơi Chúa Giê-su và sẵn sàng vâng theo chỉ dẫn của ngài, đó là đi đến Giê-ru-sa-lem để gặp các thầy tế lễ. Tuy nhiên, dù chắc chắn rất biết ơn Chúa Giê-su về hành động tốt lành của ngài, họ đã không bày tỏ lòng biết ơn ấy. Họ đã làm Chúa Giê-su thất vọng. Còn chúng ta thì sao? Khi có ai đối xử tốt với mình, chúng ta có nhanh chóng nói cám ơn và khi thích hợp có thể viết vài lời cám ơn họ không?

Bạn hãy tự hỏi: “Lần cuối cùng tôi nói lời cám ơn với người đã giúp mình là khi nào?”. Người đó có thể là một người hàng xóm, đồng nghiệp, bạn học, nhân viên bệnh viện, chủ cửa hàng hoặc một người nào khác. Bạn hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu số lần bạn bày tỏ lòng biết ơn với người khác qua lời nói hoặc một hành động cụ thể nào đó. Bản ghi chú ấy có thể giúp bạn thấy mình có nên bày tỏ lòng biết ơn nhiều hơn nữa hay không.

Dĩ nhiên, Đấng đáng được chúng ta biết ơn nhiều nhất chính là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Ngài là Đấng ban tặng “mọi ân-điển tốt-lành cùng sự ban-cho trọn-vẹn” ( Gia-cơ 1:17). Lần cuối cùng bạn chân thành bày tỏ lòng biết ơn với Đức Chúa Trời về những điều cụ thể Ngài làm cho bạn là khi nào?- 1 Tê-sa-lô-ni-ca 5:17, 18.

Tại sao bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế?

Một số người có lẽ không đáp lại lòng biết ơn mà chúng ta bày tỏ. Thế thì tại sao nên bày tỏ lòng biết ơn dù người khác không làm thế? Chúng ta hãy xem lý do sau đây.

Khi làm điều tốt cho người thiếu lòng biết ơn, chúng ta đang noi gương Đấng Tạo Hóa nhân từ là Giê-hô-va Đức Chúa Trời. Dù nhiều người không biết ơn tình yêu thương của Đức Giê-hô-va, nhưng Ngài vẫn không ngừng làm điều tốt cho họ ( Rô-ma 5:8; 1 Giăng 4:9, 10). Ngài khiến “mặt trời mọc lên soi kẻ dữ cùng kẻ lành, làm mưa cho kẻ công-bình cùng kẻ độc-ác”. Nếu chúng ta cố gắng bày tỏ lòng biết ơn dù sống trong một thế giới vô ơn, chúng ta sẽ chứng tỏ mình là “con của Cha [chúng ta] ở trên trời”.- Ma-thi-ơ 5:45.

[Câu nổi bật nơi trang 15]

Hãy thử làm một bản ghi chú và trong một hoặc hai ngày, đánh dấu vào đó số lần bạn thật sự nói lời cám ơn

[Hình nơi trang 15]

Hãy làm gương cho con bạn về việc bày tỏ lòng biết ơn

[Hình nơi trang 15]

Ngay cả những con nhỏ cũng có thể được huấn luyện để bày tỏ lòng biết ơn

Giải Thích Vì Sao Cần Phải Có Lòng Biết Ơn ?

Một người sống trong tâm trạng biết ơn sẽ hạnh phúc , thư thái , và dễ

thành công hơn rất nhiều so với những người hay oán trách . Lòng biết

ơn thường xuất phát từ những tấm lòng nhân hậu , những trái tim lạc

quan và mở rộng … Nhưng nếu sinh ra đời không được “lập trình” sẵn

cho phẩm chất này thì bạn hãy tự mình nuôi dưỡng bằng những cách sau

đây :

– Mở rộng lòng biết ơn :

Có biết bao điều để bạn đặt vào đó lòng biết ơn của mình . Việc tồn

tại trên đời này chẳng là một ân sủng hay sao ? hãy cảm ơn cha mẹ đã

sinh ra mình , là một người con gái Việt Nam trung hậu đảm đang , là

một người con trai Việt Nam dũng cảm , đầy bản lĩnh , Với những phẩm

chất tốt đẹp bẩm sinh của giới tính làm vui lòng biết bao người …Hãy

cảm ơn vì được sống trong một hành tinh xanh , giữa cộng đồng loài

người , là tạo vật thông minh , nhạy cảm nhất và không ngừng tìm cách

để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn . Cảm ơn người thầy nghiêm khắc để

ta lo học hơn . Cảm ơn cả sự chê bai của bạn để ta nhìn lại mình . Cảm

ơn những thử thách , khó khăn đã hun đúc cho ta ý chí …

– Biểu lộ lòng biết ơn :

Hãy biểu lộ lòng biết ơn , bằng lời nói , ánh mắt , việc làm … Dù có

ai làm cho ta một việc rất nhỏ như nhặt hộ một cái mũ , chỉ cho một

con đường … Hãy biểu lộ lòng biết ơn với những người thương yêu ta

nhất , rằng ta sung sướng được sống với họ , được gặp họ … Tìm cách

cảm ơn những đồng nghiệp cùng ta hợp tác làm việc để hoàn thành một

sản phẩm , một nhiệm vụ . Cảm ơn sự gay gắt của sếp để ta cẩn thận hơn

… Hãy thì thầm cảm ơn sách báo cho ta tri thức , cảm ơn một bông hoa

cho ta mùi thơm . Ngay một người tình bỏ ta ra đi mà ta không còn cách

nào giữ lại cũng nên cảm ơn vì người ấy đã từng cho ta những giây phút

xao xuyến , đẹp đẽ … Cảm ơn đi , bạn sẽ thấy nhẹ lòng…

– Tạo cơ hội cho lòng biết ơn :

Vậy hãy ân cần chỉ đường cho một người khách lạ , nhường chỗ cho một

cụ già , nâng một em bé bị ngã , đỡ đần một người vác nặng , giúp một

người hoạn nạn , đón tiếp ai đó với nụ cười …Kẻ tạo ơn và người biết

ơn đều được nhấm nháp hương vị ngọt ngào như nhau.

Đây là bài viết mình tháy tâm đắc nhất.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Đây Là Lý Do Vì Sao Chúng Ta Nên Sống Với Lòng Biết Ơn trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!