Đề Xuất 3/2023 # Dạy Trẻ Cách Chấp Nhận Sự Khác Biệt Của Người Khác # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Dạy Trẻ Cách Chấp Nhận Sự Khác Biệt Của Người Khác # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Trẻ Cách Chấp Nhận Sự Khác Biệt Của Người Khác mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dạy trẻ cách chấp nhận sự khác biệt của người khác

Lượt xem: 2,568,918

Trên thế giới có 7.7 tỷ người ở các châu lục, quốc gia, vùng lãnh thổ và dân tộc khác nhau. Chính vì thế, mỗi người là một cá thể riêng biệt, duy nhất, không thể có người thứ hai giống hoàn toàn. Chúng ta khác nhau bởi màu da, sắc tộc, ngôn ngữ, chữ viết, hoàn cảnh sống, khả năng riêng có, tôn giáo, văn hóa, điều kiện gia đình, tính cách…tất tần tật mọi thứ.

Ngay cả hai người sinh đôi cùng trứng vẫn có nhiều nét khác nhau cả về ngoại hình lẫn tính cách, đam mê, sở thích…Thế nên, ai trong chúng ta cũng là một sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới. Hiểu và tôn trọng sự khác biệt là cái gốc để trẻ em tôn trọng người khác, những người xung quanh trẻ. Từ đó, khi lớn lên, trẻ sẽ dễ dàng hòa nhập và trở thành người có cái nhìn toàn diện hơn với những điều khác lạ hiện hữu.

Trẻ em có tính tò mò rất cao, những gì bé quan sát được bé đều đặt câu hỏi tại sao và muốn người lớn giải thích. Nếu người lớn tận tình giải thích và có quan điểm đúng đắn thì đứa bé cũng sẽ nhận được điều đúng, từ đó gây dựng sự hiểu biết đúng đắn. Còn nếu ngược lại, bé sẽ tích lũy những tư tưởng sai lệch, ảnh hưởng đến cách sống sau này của con trẻ rất nhiều.

Các bé thường hay nhận thấy sự khác biệt xung quanh mình và hiển nhiên chấp nhận nó. Bạn hãy để ý xem, trẻ con rất hay đặt câu hỏi như: “Tại sạo bạn học giỏi hơn con?”, “Tại sao mình không ăn ngon bằng bạn?”, “Tại sao da bạn đen hơn mình?”…Và vì bé không tự lý giải được, nên sẽ tự nhiên chấp nhận như một điều gì hết sức hiển nhiên trong đời sống.

Vì thế, chính người lớn chúng ta hãy hiểu về sự khác biệt và tôn trọng nó thì trẻ em cũng sẽ chấp nhận sự khác biệt. Để tôn trọng sự khác biệt, người lớn cũng phải mở lòng đón nhận những điều xảy ra với mình trong cuộc sống. Đừng vì người khác không suy nghĩ giống mình hoặc có lối sống khác mình mà đi lên án, chê bai, áp đặt, phán xét.

Thứ hai, bạn hãy dạy trẻ cách chấp nhận sự khác biệt từ lúc mới lọt lòng. Nghe điều này có vẻ điên rồ, nhưng sự thật là thế. Vì những hành động, cách cư xử của chúng ta luôn có sức ảnh hưởng với trẻ sơ sinh. Lý thuyết rất hay, nhưng trẻ không thể hiểu và làm theo được, chỉ những hành động thường ngày cho thấy bạn tôn trọng sự khác biệt mới khiến trẻ noi theo nhanh nhất.

Thứ ba, khi trẻ có những thắc mắc về sự khác biệt. Thay vì đi so sánh, nói khích để đạt được mục đích thì hãy chỉ ra những nguyên nhân. Ví dụ, khi trẻ hỏi “Tại sao da bạn đó lại đen, khác mấy bạn khác trong lớp?” Thay vì nói da bạn không đẹp bằng da của con, con của ba mẹ đẹp nhất, bạn hãy nói rằng: “Da bạn là da bánh mật vì ba mẹ bạn có nước da bánh mật và con thấy không, đâu phải bạn nào cũng có màu da giống nhau, nhưng đều có nét đẹp riêng.”

Và bạn cũng nên nhắc nhở, bảo ban con không nên chăm chú vào khuyết điểm của người khác, mà nên tập trung vào những sự tốt đẹp của họ. Thêm vào đó, bạn cũng nên khuyến khích nhiều hơn để trẻ tự tin hơn, thẳng thắn hơn khi đưa ra suy nghĩ của mình. Nếu trẻ có thể nói lên suy nghĩ, bạn dễ dàng giải thích và khiến trẻ hiểu vấn đề hơn.

Tôn trọng sự khác biệt là điều căn bản để hòa nhập quốc tế. Ở trong một thế giới không ai giống ai, trẻ cần phải hiểu và chấp nhận sự không giống đó, như một lẽ tự nhiên. Tôn trọng sự khác biệt là một khía cạnh tích cực của nhân cách, từ đó khiến trẻ thêm yêu thương, hòa đồng, bao dung, thêm tôn trọng mình và mọi người xung quanh.

Học Cách Chấp Nhận Và Tôn Trọng Sự Khác Biệt

Gần đây, trên mạng xã hội, một cuộc hôn nhân rất đẹp của cặp vợ chồng chênh lệch tuổi khá nhiều bị dân mạng “đánh hội đồng” không thương tiếc, thậm chí chửi bới, sỉ nhục, chỉ vì họ đã không yêu và lấy nhau theo cách thông thường là vợ ít tuổi hơn chồng.

Một tục lệ có ở một số làng quê là đi ăn cỗ lấy phần đem về cũng bị ném đá tơi bời trên mạng mặc dù nó không làm hại đến ai cả, chủ nhà cũng vui vẻ vì không sợ thừa cỗ, lại còn chuẩn bị sẵn túi nilon để khách mang phần về.

Còn có thể kể ra muôn vàn ví dụ về sự phân biệt, kì thị vô lý như vậy. Tất cả chỉ vì người ta không biết cách tôn trọng sự khác biệt của người khác.

Vậy tại sao cần phải tôn trọng sự khác biệt?

Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc

Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, độc đáo không trộn lẫn, không lặp lại. Ngay cả những cặp anh chị em sinh đôi, có cùng cha mẹ, cùng hưởng thụ một cách nuôi dưỡng, một nền giáo dục gia đình, cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí sự khác biệt cũng rất rõ nét. Vậy làm sao có thể bắt người khác giống mình về sở thích, khiếu thẩm mĩ, quan điểm sống và nhiều thứ khác nữa?

Bởi vậy, không thể hình thành một xã hội đồng phục: đồng phục về trang phục, lối sống, đồng phục về quan điểm, cách cư xử, thậm chí đồng phục về tư tưởng. Nếu có một xã hội như vậy, thì nó thật sự phản nhân văn. Vấn đề là mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Cha mẹ cần dạy con điều này nếu muốn con có suy nghĩ và hành xử đúng đắn.

Khi ta kì thị người khác, tức là ta đang đứng trên, tự cho mình là ở tầng lớp trên, đẳng cấp cao hơn kẻ khác. Cách suy nghĩ này cho thấy óc hẹp hòi, bảo thủ, tầm suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ.

Biết chấp nhận sự khác biệt, tức là con đang hướng đến một cách sống bao dung, độ lượng, vị tha. Điều đó giúp con chan hòa với mọi người, với cuộc sống chung, và đương nhiên con sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, con đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành.

Tôn trọng sự khác biệt không phải là tự đánh mất mình, cũng không phải là xuôi chiều, ba phải. Đơn giản là con yêu những màu sắc phong phú của cuộc sống, như yêu hoa hồng kiêu sa lộng lẫy thì vẫn có thể yêu hoa xuyến chi giản dị, khiêm nhường, yêu hoa tigon hồng hình trái tim tan vỡ, hoa sim hoang dại mà ngan ngát màu chiều…và khi đó, con mới biết chấp nhận cuộc sống như nó vốn có.

Chỉ khi con biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, con mới nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, con đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành.

Tôn trọng sự khác biệt, chính là tôn trọng tự do cá nhân của mỗi người. Không thể bắt một con cá leo cây, cũng như không thể bắt một con ong phải sống dưới nước. Con cần biết tôn trọng lựa chọn của người khác: quần áo, đầu tóc, quan điểm sống…cũng như tôn trọng tự do cá nhân của chính mình.

Con nên nhớ, chiếc áo không làm nên thầy tu, những biểu hiện bên ngoài đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất con người. Con không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài.

Tôn trọng sự khác biệt, khó nhất là chấp nhận sự khác biệt về văn hóa. Con cần hiểu rằng đã là văn hóa thì không có cao hay thấp, chỉ có sự khác biệt mà thôi. Chỉ khi nào nét văn hóa riêng biệt đó nó phản nhân văn, phản khoa học thì mới coi là hủ tục, mới đáng lên án, bài trừ. Con không nên phân biệt vùng miền, lại càng không nên chỉ trích nét văn hóa đặc trưng của vùng miền nào đó.

Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống riêng cho mình. Con không nên kỳ thị người đồng tính, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo…

Con cần hết sức tránh thái độ xoi mói, xâm phạm vào đời tư, vào quyền riêng tư của người khác. Tọc mạch là một thói xấu, một cách hành xử hết sức đáng chê trách.

Sống với thái độ kỳ thị, chính là đào sâu thêm hố ngăn cách biệt giữa người với người, làm cho mối quan hệ giữa người với người xấu đi.

Chấp Nhận Sự Khác Biệt :: Suy Ngẫm &Amp; Tự Vấn :: Chúngta.com

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của chúng tôi (1866-1946), nhà văn khoa học viễn tưởng, là truyện ngắn ” Xứ Mù” (The Country of the Blind-1904). Trong câu chuyện, Nunez, một người leo núi, bị rơi xuống một thung lũng không có lối ra của một xứ sở chỉ toàn người mù. Những tưởng theo thói thường, ” thằng chột làm vua xứ mù ” huống hồ còn cả hai mắt, nhưng ngược lại, Nunez đã gặp vô vàn khó khăn trong thế giới của người mù.

Chính trong thế giới đó, người mù sống rất thoải mái và thuận tiện, trong khi Nunez sáng mắt lại không thể theo kịp nhịp sống, thói quen cũng như những quy định trong cộng đồng của họ. Ở đó, anh bị xem là ” người khuyết tật “, là công dân hạng hai.

Kịch tính của câu chuyện lên đến đỉnh điểm khi Nunez, dù đã cố gắng hết sức để hòa nhập với thế giới mới, thậm chí đã có tình yêu và dự định lấy vợ, nhưng anh vẫn buộc phải đứng trước quyết định phẫu thuật bỏ mắt để trở thành một công dân ” bình thường ” của xứ này. Nunez đã quyết định liều chết leo lên ngọn núi dốc đứng quay trở về thế giới trước kia khi chính người con gái anh yêu cũng thuyết phục anh làm điều đó.

Những trại sinh thi nặn tượng tại hội trại kỷ niệm Ngày quốc tế người khuyết tật do Tổ chức Khuyết tật và Phát triển (DRD) tổ chức tại TPHCM ngày 3-12-2009. Ảnh Thanh Hương.

Bởi con người vẫn không ngừng đặt những câu hỏi nhân bản về thế giới hiện tại, rằng những trật tự được lập ra và những điều ” quy định “, dù tưởng như hiển nhiên, có thật là hiển nhiên hay chỉ là của một nhóm người số đông chiếm ưu thế đặt ra? Và ở xã hội mà những nhóm người “số ít” bị gạt ra ngoài lề cuộc sống bình thường, bị kỳ thị về điều kiện sống, có khi là cả quyền sống trong cái thế giới vốn chỉ thuận tiện cho những cộng đồng chiếm ưu thế, thì xã hội đó chưa công bằng, thậm chí là lạc hậu. Hơn một trăm năm nay, câu chuyện của Nunez vẫn còn thời sự là bởi vì con người vẫn luôn trăn trở vươn tới một thế giới công bằng và văn minh hơn, có lẽ bắt đầu bằng việc học cách chấp nhận những điều khác biệt.

Thế giới đang kêu gọi và nỗ lực điều chỉnh để có thể trở thành một thế giới không có kỳ thị, phân biệt về sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, khuyết tật, và giới tính, trong đó có giới tính thứ ba. Cùng với làn sóng ” toàn cầu hóa“, nhiều giá trị nhân bản có tính toàn cầu đã nhanh chóng được đón nhận tại Việt Nam, trong đó có khái niệm ” chấp nhận sự khác biệt “. Ví dụ, phim về đề tài đồng tính dường như đang nở rộ, có nhiều phim chạy theo trào lưu, nhưng không thể phủ nhận trào lưu đó mang một thông điệp nhân bản.

Mới đây, ở TPHCM cũng đã có triển lãm ảnh nghệ thuật về giới đồng tính, và ảnh nghệ thuật về người khuyết tật (nhiếp ảnh gia Nguyễn Á) đem lại những cảm xúc và tác động nhất định tới công chúng. Đó là dấu hiệu cho thấy giới nghệ thuật và công chúng đã bắt đầu quan tâm và chấp nhận những khác biệt, ghi nhận sự hiện diện của những nhóm ” không phải là số đông ” của nhân loại, trong cùng một thế giới.

Nhiều người khuyết tật đã thừa nhận ngoài những rào cản trong tiếp cận giao thông, học đường…, rào cản lớn nhất mà họ gặp phải chính là sự thiếu chấp nhận của cộng đồng xung quanh. Một em gái bị chấn thương cột sống nặng rất khó khăn khi di chuyển vẫn nỗ lực học văn hóa, học nghề thiết kế tự nuôi sống bản thân và còn giúp đào tạo các bạn khác, nhưng em vẫn thấy điều khó khăn nhất là ” sao em đi đâu người ta cũng nhìn em!”. Rất dễ dàng đo lường khả năng chấp nhận sự khác biệt bằng ánh mắt và thái độ của công chúng đối với những nhóm thiểu số này.

Khả năng chấp nhận sự khác biệt tưởng dễ mà không dễ. Nó đòi hỏi năng lực thấu hiểu và thấu cảm, đòi hỏi con người biết tự lùi lại và biết hoài nghi những gì từng được xem là chuẩn mực của xã hội, kể cả chuẩn mực thuộc phạm vi mỹ học hay đạo đức (ví dụ quan niệm đồng tính là một sự lệch lạc đạo đức hơn là một xu hướng tự nhiên) để có cái nhìn nhân bản hơn. Khả năng đó cần được học hỏi và trau dồi từ khi còn bé và cần được củng cố bằng giáo dục và môi trường xã hội.

Ví dụ, sẽ không ngạc nhiên tại sao ở những nước tiên tiến việc chấp nhận đối với người khuyết tật, người đồng tính hay người thuộc các nền văn hóa khác nhau dễ và cao hơn, nếu biết từ khi còn nhỏ cha mẹ đã không cho phép con cái mình trêu chọc hay tỏ thái độ kỳ thị họ, hay một người có thể bị phạt tù nếu tỏ ra khinh bỉ, chê bai thức ăn hay áo quần của những dân tộc khác lạ. Cũng sẽ không ngạc nhiên khi thấy ở nước ta sự kỳ thị vẫn còn quá nặng nề, khi trẻ em chưa được dạy cách tôn trọng và chấp nhận khác biệt, khi mà trên truyền hình, những chương trình tấu hài vẫn đầy rẫy chi tiết đem người khuyết tật, người đồng tính ra bêu riếu, diễu cợt và cười vô tư mà không có một sự ” biên tập ” nào.

Phim ảnh và nghệ thuật về người đồng tính nhiều khi cũng chỉ là chạy theo đề tài mới lạ, ” câu” khách bằng cách đánh vào tâm lý tò mò chứ cách thể hiện thì lại phản cảm, gây tác dụng ngược. Cho nên sẽ không quá đáng nếu nói rằng ” chấp nhận sự khác biệt ” là một trong những thước đo nhạy nhất trình độ văn minh của một xã hội.

Để làm lay động lòng người và thay đổi nhận thức cộng đồng, nhất là thay đổi những định kiến và quan niệm đã hình thành từ lâu đời, không có gì tác động mạnh mẽ hơn nghệ thuật. Mối tình của hai chàng trai trong phim Broke Back Mountain từng được đánh giá làm công chúng xúc động vì đã ghi nhận tình yêu và khát khao hạnh phúc mãnh liệt và rất con người, có thể làm nhân loại thấu hiểu và thức tỉnh hơn nhiều phong trào đấu tranh nhân quyền. Những nghệ sĩ tài năng và thấu hiểu mới có thể chuyển tải những thông điệp nhân bản, thể hiện được phẩm giá cũng như những mơ ước, khát khao của những nhóm người thiệt thòi. Những tác phẩm có tầm vóc nhân văn sẽ đóng vai trò dẫn đường trong việc thay đổi nhận thức cộng đồng.

Tôi nhớ cộng đồng người đồng tính ở một nước còn có lá cờ của riêng mình, lá cờ có bảy sắc như cầu vồng. Người thiết kế cờ này, cũng là một ” gay“, giải thích rằng cũng như cầu vồng, thế giới vốn nhiều màu sắc nên không nhất thiết tất cả mọi người phải giống y như nhau, ” chúng tôi có quyền có sự khác biệt “.

Sự Khác Biệt Giữa Việc Dạy Tiếng Anh Cho Trẻ Em Và Người Lớn Dạy Tiếng Anh Cho Người Lớn &Amp; Trẻ Em

Việc dạy tiếng anh như một ngoại ngữ (TEFL) thường có ở các quốc gia mà tiếng anh không phải là quốc ngữ. Và thường thực hiện với hình thức gia sư hoặc các tiết học ngoài giờ trên lớp. Hiện nay nhu cầu tuyển dụng các giáo viên TEFL có thể dạy cho cả người lớn và trẻ em ngày càng cao. Mặt khác, khi chọn một nhóm tuổi nào đó để giảng dạy. Giáo viên nên xem xét sự khác biệt của việc dạy trẻ và dạy người lớn; để đảm bảo rằng kỹ năng và phong cách giảng dạy của bạn phù hợp nhất với lứa tuổi đó.

Khác biệt trong phong cách lớp học

Hiện nay đang thiếu hụt một nguồn nhân lực lớn về giáo viên tiếng anh cho trẻ em. Do nhu cầu các bé học tiếng anh ở các trường công lập; dân lập cũng như các trường anh ngữ vào buổi tối hay cuối tuần. Riêng các khóa học người lớn thường mở vào ban đêm hoặc các ngày cuối tuần. Do đó, số lượng giáo viên cần có thường hạn chế hơn.

Trẻ được khuyến khích tham gia học ngoại ngữ qua trò chơi, bài hát; hoạt động nghệ thuật và kể chuyện. Do đó, giáo viên có cơ hội để sử dụng năng lượng và thể hiện sự hứng thú trong quá trình dạy học. Điều này thường sẽ không thấy trong các lớp học cho người lớn.

Vì trẻ cũng phải học ngôn ngữ mẹ đẻ nên giáo viên có thể thấy rõ sự tiến bộ trong khả năng của các bé. Hầu hết người lớn thường sẽ có những mục tiêu cụ thể để tiếp thu kiến thức. Hãy để học viên tiếp cận ngôn ngữ một cách trực tiếp trong cuộc sống hằng ngày; mặc dù cần thời gian để bạn thấy sự tiến bộ.

Các bé thường thay đổi động lực và cảm xúc một cách thất thường, đây là những thách thức đối với giáo viên. Để dạy một lớp bé đòi hỏi bạn phải có sự kiên nhẫn và có nhiều hoạt động học tập đa dạng hơn so với việc dạy người lớn.

Một sự khác biệt lớn khác giữa việc dạy trẻ và người lớn đó là kỳ vọng nơi giáo viên. Bạn phải tự đánh giá khả năng thông thạo ngôn ngữ của mình và kỹ năng giải quyết những áp lực từ phía học sinh.

Việc dạy tiếng anh cho người lớn đòi hỏi bạn phải nắm vững cấu trúc hơn. Do các nội dung ngữ pháp cần được dạy một cách hiệu quả cho người lớn. Lớp cho trẻ ở trình độ sơ cấp chỉ đòi hỏi hiểu biết chung về ngữ pháp. Do đó, giáo viên ít phải đối mặt với những thắc mắc về ngữ pháp trong lớp học.

Để xác định được lứa tuổi nào phù hợp nhất với bạn, hãy xem thử phong cách giảng dạy của mình cũng như khả năng thành thạo ngôn ngữ của mình trước khi ứng tuyển vào vị trí giảng dạy.

Thanh Tuyền lược dịch từ TEFL Online

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Trẻ Cách Chấp Nhận Sự Khác Biệt Của Người Khác trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!