Đề Xuất 6/2023 # Dạy Trẻ Tự Dọn Đồ Chơi Sau Khi Chơi Bằng Phương Pháp Montessori # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Dạy Trẻ Tự Dọn Đồ Chơi Sau Khi Chơi Bằng Phương Pháp Montessori # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dạy Trẻ Tự Dọn Đồ Chơi Sau Khi Chơi Bằng Phương Pháp Montessori mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Phụ huynh thường cho rằng trẻ sẽ dễ dọn đồ chơi nếu chỉ đổ vào các thùng lớn nhưng điều này không đúng. Trẻ nhỏ có ý thức mạnh về trật tự. Chúng thường cảm thấy hài lòng khi trả một vật về đúng vị trí của nó. Vì vậy, nếu được đặt đồ chơi về vị trí cố định, trẻ sẽ thích dọn dẹp hơn.

Để áp dụng cách này, phụ huynh sẽ phải bỏ đi một số đồ chơi không cần thiết của trẻ. Bạn hãy dành thời gian quan sát xem những món đồ nào con thường bỏ bê, không chạm vào trong một tuần và cất nó đi.

Những đồ chơi con thường xuyên chơi, bạn hãy đặt trên kệ, mỗi vật một vị trí rõ ràng. Hãy chắc chắn rằng kệ đặt đồ không quá nhiều thứ, không lộn xộn, rối rắm.

2. Làm gương cho trẻ

3. Đặt quy định rõ ràng

Phụ huynh hãy đặt ra một số quy định cho trẻ về việc dọn dẹp đồ chơi. Tiếp đó, luôn nhất quán thực hiện quy định đó để trẻ thấy được tính chất quan trọng của yêu cầu. Bạn cần thể hiện rõ cho con biết, có được phép để đồ chơi bừa bãi qua đêm không hay phải dọn tại một thời điểm. Tuy nhiên, hãy đặt ra ít quy định mà tập trung vào việc kiên định thực thi.

4. Biến việc dọn dẹp thành trò chơi

Chắc chắn không phải lúc nào phụ huynh cũng có năng lượng để biến việc dọn dẹp thành một trò chơi, nhưng khi có thể hãy thực hiện phương pháp này. Trẻ sẽ dọn dẹp trong sự vui vẻ và nhanh chóng hình thành thói quen. Phụ huynh thử áp dụng những trò chơi đơn giản như: đố trẻ cất hết đồ chơi màu đỏ vào giỏ hoặc cất hết miếng ghép hình vào xô.

5. Cho trẻ thấy những kết quả tích cực sau khi dọn đồ

Cha mẹ hãy đưa ra yêu cầu trẻ dọn đồ kèm theo kết quả tích cực, những công việc mới trẻ nhận được sau đó để tạo động lực. Điều này giúp trẻ chuyển đổi tinh thần chơi sang những công việc tiếp theo, tạo sự háo hức mong đợi.

Thay vì nói “Không ăn trưa cho đến khi đồ chơi của con được dọn sạch!”, phụ huynh thử nói: “Sau khi con cất đồ chơi đi, chúng ta có thể ăn trưa cùng nhau”.

6. Chờ đến khi trẻ nghỉ chơi

Không ai thích bị gián đoạn khi đang tập trung, trẻ cũng vậy. Mặc dù không phải lúc nào cũng có thể, phụ huynh hãy cố gắng đợi cho đến khi con dừng chơi để yêu cầu chúng dọn dẹp. Trẻ thường dọn dẹp sau khi nghỉ chơi nhanh hơn khi đang chơi và bị bố mẹ nhắc. Nếu phụ huynh buộc phải gián đoạn giờ chơi của trẻ, hãy giúp đỡ con dọn dẹp đồ chơi.

Phương Pháp Dạy Học Bằng Trò Chơi

DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI

a) Yêu cầu : Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh

* Cấu trúc của Trò chơi học tập : + Tên trò chơi + Mục đích: Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi. + Đồ dùng, đồ chơi: Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong Trò chơi học tập. + Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi. + Số người tham gia chơi: Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi. + Nêu lên cách chơi.

b) Cách tổ chức trò chơi: Thời gian tiến hành : thường từ 5 – 7 phút Đầu tiên là giới thiệu trò chơi: + Nêu tên trò chơi + Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ luật chơi. Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi. Chơi thật. Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh. Thưởng – phạt: phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thêm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò…

Trò chơi 1: Xây nhàLUYỆN TẬP

Mục đích luyện tập và củng cố kỹ năng làm tính cộng nhẩm không nhớ trong phạm vi 10.000.Chuẩn bị : 2 hình vẽ ngôi nhà trên bìa và các mảnh giấy hình tam giác, chữ nhật như hình vẽ, có 5 mảnh ghi các tổng tương ứng với các tổng ghi trên ngôi nhà và 2 mảnh ghi sai.Cách chơi: Chọn 2 đội chơi, mỗi đội có 5 em. Khi nghe hô “1, 2, 3 bắt đầu” các em phải nhẩm nhanh kết quả các phép tính trên ngôi nhà, rồi tìm mảnh giấy có kết quả tương ứng gắn vào đúng vị trí. Khi dán xong sẽ được hình ngôi nhà có mái đỏ, tường vàng, cửa xanh.Cách tính điểm như sau: + Gắn dúng 1 hình được 10 điểm, hình nào gắn sai không được điểm, gắn đúng cả 5 hình được 50 điểm. + Đội nào gắn nhiều hình đúng, nhanh, xong trước là đội thắng cuộc. + Cả hai đội cùng gắn được số hình đúng bằng nhau thì đội nào nhanh hơn, xong trước là đội thắng cuộc. + Nếu đội gần xong trước mà gắn được ít hình đúng hơn đội xong sau, thì đội xong sau là đội chiến thắng.

Lưu ý: Ở trò chơi kiểu này nên đưa ra một vài kết quả không đúnng để học sinh lựa chọn, nếu nhìn bằng mắt mà không tính kỹ sẽ rất dễ nhầm. Tôi đưa vào như vậy cốt để củng cố khắc sâu cách cộng nhẩm.

Trò chơi 2 : Truyền điện

Mục đích: + Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100 000. + Luyện tập phản xạ nhanh ở các em.Chuẩn bị: Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào.Cách chơi : Các em ngồi tại chỗ. Giáo viên gọi bắt đầu từ một em xung phong. Ví dụ em A xướng to một số trong phạm vi 100.000, chẳng hạn “35.000” và chỉ nhanh vào em B bất kỳ để “truyền điện”. Lúc này em B phải nói tiếp, ví dụ “trừ 14.000” rồi lại chỉ nhanh vào em C bất kỳ. Thế là em C phải nói tiếp “bằng 21.000”. nếu C nói đúng thì được quyền xướng to một số như A rồi chỉ vào một bạn D nào đó để “truyền điện” tiếp. Cứ làm như thế nếu bạn nào nói sai (chẳng hạn, A nói “35.000” truyền cho B, mà B nói trừ “18.000”, tức là sai dạng tính hoặc là C đọc kết quả tính sai) thì phải nhảy lò cò một vòng từ chỗ của mình lên bảng. Kết thúc khen và thưởng một tràng vỗ tay cho những bạn nói đúng và nhanh.

Những Đồ Chơi Dành Cho Trẻ Chậm Nói

4. Giới tính: Bạn đừng quá quan tâm về giới tính của con khi lựa chọn đồ chơi cho bé. Bạn có thể cho một bé gái chơi đồ chơi xe tải, ô tô và bé trai cũng có thể chơi nấu ăn, búp bê. Bạn nên nhớ rằng một món đồ chơi được đánh giá là tốt nhất khi chúng có thể kích thích bé giải quyết vấn đề, tương tác xã hội và sự sáng tạo ở trẻ chú không phải ở vấn đề món đồ chơi đó phù hợp giới tính nào. Hãy gạt bỏ những quan niệm định kiến cũ đi, hãy cho cả bé trai và bé gái được trải nghiệm những lợi ích mà các mòn đồ chơi mang lại.5. Bỏ qua các đồ chơi giáo dục: Khi vào các cửa hàng đồ chơi cho bé chắc hẳn bạn sẽ bắt gặp rất nhiều mòn đồ chơi giáo dục dạy bé chữ cái abc, số đếm 1,2,3 hay phân biệt màu sắc. Nếu con bạn bị chậm nói thì những món đồ chơi này không giúp ích gì cho bé.

6. Những món đồ chơi giúp bé di chuyển. Các món đồ chơi này sẽ kích thích bé nhà bạn di chuyển khắp nhà và bạn cũng có thể tự tay làm những món đồ chơi đó như: một đường hầm mê cũng hoặc một quả bóng lăn hay một chiếc xe có thể di chuyển.

8. Ít đồ chơi hơn là nhiều: Mặc dù ở phía trên tôi đã gợi ý cho các bạn khá nhiều loại đồ chơi khác nhau nhưng thực tế bé nhà bạn không thực sự cần nhiều như thế. Đôi khi việc bé có quá nhiều đồ chơi sẽ mang lại một số tiêu cực như: Bé mải miết xoay quanh các món đồ chơi mà không chịu ngồi tìm hiểu các món đồ chơi và hạn chế khả năng nói ở trẻ.

9. Đảo đồ chơi: Đôi khi bé được nhận quá nhiều đồ chơi ở các dịp lễ tết hay sinh nhật. Bạn hãy nghĩ đến các phương án để đảo hoặc luân phiên các món đồ chơi.

Đôi khi những vật dụng trong gia đình như: Nồi, niêu, xoong, chảo,…hoặc chăn, gối, thùng carton,…lại trở thành những món đồ chơi hữu ích nhất cho bé nhà bạn. Hãy sáng tạo và suy nghĩ thêm về điều này.11. Đồ chơi có ý nghĩa: Những món đồ chơi nhập vai như: tắm rửa, nấu ăn,…cũng sẽ rất tốt cho các bé chậm nói.

12. Hình ảnh: Sách truyện cũng sẽ là một món đồ chơi phù hợp dành cho trẻ bị chậm nói. Bố mẹ hãy tương tác đọc truyện cho bé nghe và thỉnh thoảng dừng lại để lắng nghe câu chuyện của bé.

Đổi Mới Phương Pháp Dạy Học Tích Cực Trong Giáo Dục Mầm Non “Trẻ Chơi Mà Học, Học Mà Chơi”

Giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Chính vì vậy từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu phát triển của quốc gia hòa nhập với thế giới. Bối cảnh trên tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của trường mầm non 1-6. Với phương pháp đổi mới theo quan điểm giáo dục ” lấy trẻ làm trung tâm” sẽ giúp cho học sinh học tập sáng tạo hơn và tích cực hơn. Căn cứ vào nhiệm vụ của năm học và mục tiêu đề ra của ngành học mầm non , đòi hỏi mỗi giáo viên cần phải tự rèn luyện phấn đấu không ngừng để tiếp cận kịp thời phương pháp đổi mới dạy học trong giáo dục mầm non.

Phương pháp giải quyết vấn đề: là xem xét, phân tích những vấn đề, tình huống cụ thể thường gặp trong cuộc sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề, tình huống đó 1 cách có hiệu quả.

Phương pháp đàm thoại:giáo viên đặt ra hệ thống câu hỏi để trẻ trả lời, trao đổi với các bạn và giáo viên trong lớp để từ đó trẻ hiểu được nội dung bài học. Có 2 dạng đàm thoại:

Phương pháp dạy học khám phá: Trẻ đóng vai trò là người phát hiện còn giáo viên là người tổ chức cho trẻ hoạt động. Phương pháp này chú ý đến từng cá nhân trẻ , coi trọng việc nâng cao năng lực bản thân mỗi trẻ. Trẻ được tìm tòi, khám phá những cái mới lạ mà người hướng dẫn, điều khiển là giáo viên.

Ngoài các phương pháp trên trẻ còn được tham gia trải nghiệm thực tế qua các buổi đi tham quan, dã ngoại

→ Kết quả : Trẻ lớp tôi rất tích cực khi tham gia vào các hoạt động học mà cô tô chức. Trong quá trình học thì trẻ hăng say, tập trung cố gắng giải quyết những tình huống mà cô đặt ra. Trẻ biết học cá nhân, học chia nhóm và tự phân công trao đổi thông tin với nhau, chia sẻ, giúp đỡ và hợp tác với nhau để cùng nhau tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ. Từ đó giúp trẻ mạnh dạn, tự tin hơn trong tất cả các hoạt động chăm sóc-giáo dục trẻ và việc đổi mới phương pháp dạy học tích cực trong giáo dục mầm non là điều cần thiết mỗi giáo viên cần phải làm.

Tin bài: GV Nguyễn Thanh Phương

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dạy Trẻ Tự Dọn Đồ Chơi Sau Khi Chơi Bằng Phương Pháp Montessori trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!