Đề Xuất 3/2023 # Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ # Top 9 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ # Top 9 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Dọc bờ biển trải dài của nước ta là nguồn hải sản vô tận, trong đó tôm là thực phẩm quen thuộc được nhiều người ưu thích nhất hiện nay. Một ngày bạn thường xuyên bị nổi mề đay, mẩn ngứa toàn thân sau khi ăn tôm thì bạn nên nghĩ có thể mình đã bị dị ứng tôm. Đây là nhóm thực phẩm điển hình gây nên hầu hết các trường hợp bị dị ứng thực phẩm hiện nay. Nếu vô tình bạn bị dị ứng tôm hãy xử lý ngay giảm triệu chứng và phòng ngừa sốc phản vệ nguy hiểm tới tính mạng có thể xảy ra.

Nguyên nhân vì sao xuất hiện dị ứng tôm

Dị ứng là phản ứng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng lại tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài cụ thể là ăn tôm. Sau khi ăn không lâu các phản ứng bắt đầu biểu hiện ra ngoài bằng những cơn ngứa bứt dứt, nổi mẩn đỏ kèm theo chứng đau bụng, rối loạn tiêu hóa tiêu chảy, hạt huyết áp…

Lý do ăn tôm tạo ra phản ứng dị ứng là do trong tôm có chứa nhiều chất đạm lạ ( protein lạ ) khi vào cơ thể khiến cho hệ miễn dịch không nhận dạng được và tạo phản ứng tiêu diệt các chất này gây dị ứng. Các chất đạm lạ này đóng vai trò là các bán nguyên hay kháng nguyên không đầy đủ khi vào cơ thể sẽ phản ứng với các phản ứng dị ứng. Ngoài ra một lý do nữa là do trong hải sản nói chung và tôm nói riêng có chứa nhiều chất histamin, chính chất này khi vào cơ thể cũng tự bạo chất trung gian gây dị ứng ngứa nổi mề đay.

Những yếu tố này đã làm nguy cơ dị ứng tôm cao, người có cơ địa nhạy cảm hoặc ít nhạy cảm đều nên cảnh giác với thực phẩm này. Những người hay bị dị ứng tôm cũng có khả năng gặp phải dị ứng cua, ghẹ, và nhiều loại hải sản khác.

Có 2 loại dị ứng tôm hay gặp đó là dạng phát bệnh nhanh và dạng phát bệnh chậm tùy vào thời gian bùng phát bệnh nhanh hay chậm. Đối với dạng nào thì những biểu hiện của bệnh cũng bắt đầu với những biểu hiện bên ngoài là ngứa ngoài da, xuất hiện nốt đỏ, thường sảy ra ở toàn thân. Trong trường hợp nhẹ để giảm nhanh cơn ngứa người bị dị ứng tôm có thể tận dụng ngay 3 cách đơn giản như sau:

1. Áp dụng mật ong trị dị ứng tôm

Mật ong như là một chất kháng sinh chống nhiễm khuẩn và có khả năng làm dịu giảm kích ứng ngoài da tốt. Khi cơ thể bị dị ứng tôm với các biểu hiện như trên thì người bị dị ứng tôm nên pha 1 ly nước ấm với 2 thìa mật ong để uống nhằm trung hòa đường ruột, cải thiện bệnh dị ứng từ bên trong cơ thể. Sau 4 giờ nếu vẫn còn ngứa, nổi mẩn thì có thể uống thêm 1 ly nước mật ong nữa giúp thanh lọc trị bệnh.

2. Áp dụng nước chanh trị dị ứng tôm

Nước chanh giàu vitamin C và môi trường acid khi vào cơ thể ngoài việc tăng cường sức đề kháng cho cơ thể lại giúp thanh lọc, mát gan, đào thải chất độc giúp thuyên giảm các triệu chứng dị ứng tôm ngay tức khắc. Uống 1 ly nước chanh sau khi phát hiện dấu hiệu bệnh dị ứng tôm thì khoảng 30 phút sẽ thấy giảm ngứa và nổi mẩn đỏ.

Dị Ứng Hải Sản: Cách Nhận Biết Và Xử Lý Tại Chỗ

2. Nhận biết dị ứng hải sản qua một số triệu chứng khác

Dị ứng hải sản là phản ứng bất lợi của cơ thể sau khi dung nạp tôm, cua, mực, nghêu, sò,… Ngoài tổn thương da, tình trạng này còn gây ho khan, chảy nước mũi, ngứa cổ họng, đau bụng và tiêu chảy. Ở một số trường hợp, dị ứng có thể tiến triển thành sốc phản vệ và đe dọa trực tiếp đến tính mạng. 

Dị ứng hải sản là gì?

Dị ứng hải sản là tình trạng tương đối phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch “nhầm lẫn” protein trong hải sản là dị nguyên, sau đó có xu hướng đối kháng bằng cách tăng kháng nguyên (IgE) trong huyết tương và phóng thích histamine vào da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp.

Hải sản là một trong những nhóm thực phẩm có khả năng dị ứng cao, đặc biệt là các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, hàu, nghêu, sò, bào ngư,… Phản ứng dị ứng thường bùng phát ngay sau khi dung nạp các loại hải sản trong khoảng vài phút.

Mức độ dị ứng hải sản có sự khác biệt rõ rệt ở từng cá thể. Ở một số người, dị ứng hải sản chỉ gây ngứa cổ họng nhẹ, đau bụng và đầy hơi. Tuy nhiên hệ miễn dịch cũng có thể phản ứng quá mức với protein trong thực phẩm và phóng thích một lượng lớn histamine vào niêm mạc và da.

Dị ứng hải sản thường biểu hiện qua da, cơ quan hô hấp và tiêu hóa. Nếu kiểm soát kịp thời, các triệu chứng này có thể thuyên giảm sau khoảng vài ngày.

Nhận biết dị ứng do hải sản

Sau khi dung nạp hải sản, phản ứng dị ứng có thể bùng phát chỉ sau một vài phút. Triệu chứng thường khởi phát đột ngột nhưng cũng có thể tiến triển chậm và âm thầm.

1. Nhận biết dị ứng hải sản qua triệu chứng ngoài da

Da nổi ban đỏ, mề đay kèm theo ngứa ngáy và nóng rát

Đám tổn thương bằng phẳng hoặc nổi cộm so với các vùng da xung quanh

Tổn thương da thường khởi phát ở vùng da mặt, cổ, sau đó lan tỏa ra ngực, lưng và tay

Sang thương do dị ứng hải sản không đi kèm với mụn nước, mụn mủ hay vết thương hở

Khi gãi cào, tổn thương da có xu hướng phù nề và ngứa ngáy dữ dội hơn

Trong trường hợp dị ứng nặng, mặt có thể bị phù nề và mí mắt sưng húp

Đối với người mắc các bệnh da liễu mãn tính như viêm da cơ địa, viêm da dầu,… dị ứng hải sản có thể kích thích triệu chứng của các bệnh lý này bùng phát.

2. Nhận biết dị ứng hải sản qua một số triệu chứng khác

Ngoài tổn thương da, dị ứng hải sản còn có thể gây ra các triệu chứng như:

Cổ họng ngứa, phù nề, sưng lưỡi

Hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi và thở khò khè

Ho khan hoặc khàn giọng

Buồn nôn, nôn mửa

Đau bụng, đầy hơi, khó tiêu và tiêu chảy

Chóng mặt, ù tai

Một số trường hợp nặng có thể gây khó thở và ngất xỉu

Thực tế cho thấy, một số trường hợp bị dị ứng hải sản có thể dẫn đến sốc phản vệ. Vì vậy khi nhận thấy các triệu chứng nghiêm trọng như khó thở, nghẹn cổ họng, choáng đầu, hạ huyết áp, tay chân lạnh,… cần đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất. Nếu không kịp thời khắc phục, sốc phản vệ có thể gây suy hô hấp và tử vong.

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản

Dị ứng hải sản là phản ứng bất thường của hệ miễn dịch. Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này vẫn chưa được xác định. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy cơ chế bệnh sinh có mối liên hệ đến vai trò của kháng nguyên (IgE), tế bào miễn dịch và các thành phần trung gian.

Khi dung nạp hải sản và một số loại thực phẩm, hệ miễn dịch có thể xác định “nhầm” protein là “dị nguyên” và có xu hướng đối kháng với cách tăng nồng độ kháng nguyên trong máu.

Nồng độ kháng nguyên trong huyết tương tăng có thể kích thích tế bào bạch cầu hạt, tế bào mast và thúc đẩy hoạt động giải phóng histamine vào da, niêm mạc. Histamine chính là thành phần trung gian gây viêm và làm bùng phát các triệu chứng ngoài da, cơ quan hô hấp, tiêu hóa,…

Tuy nhiên, dị ứng hải sản chỉ xảy ra ở một số cá thể nhất định. Hơn nữa, mức độ dị ứng còn có thể tăng lên ở các lần dị ứng tiếp theo.

Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng hải sản:

Chức năng nội tạng suy giảm: Khi dung nạp thức ăn, hàm lượng dinh dưỡng sẽ được hấp thu ở ruột non, chuyển hóa qua gan và bài tiết ở đại tràng. Tuy nhiên nếu chức năng của các cơ quan này suy giảm, hàm lượng dinh dưỡng không được chuyển hóa hoàn toàn có xu hướng tích tụ trong cơ thể, kích thích phản ứng bất thường của hệ miễn dịch và gây bùng phát dị ứng.

Độ tuổi: Trẻ nhỏ và người cao tuổi có nguy cơ bị dị ứng cao hơn so với người trưởng thành. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch và cơ quan tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh/ suy yếu. Điều này khiến protein trong hải sản không được dung nạp hoàn toàn và tích tụ trong cơ thể.

Dị ứng hải sản thường không có mối liên hệ với khối lượng thức ăn được dung nạp. Các triệu chứng xảy ra khi ăn quá nhiều hải sản thường là do rối loạn tiêu hóa, không phải phản ứng bất thường của hệ miễn dịch.

Dị ứng hải sản có nguy hiểm không?

Phần lớn các trường hợp dị ứng hải sản đều không quá nghiêm trọng, hầu hết đều có thể tự biến mất sau thời gian ngắn hoặc thuyên giảm nếu điều trị đúng cách. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến sốc phản vệ (một phản ứng dị ứng nghiêm trọng).

Sốc phản vệ biểu hiện bởi tình trạng nổi mề đay trên diện rộng, mặt sưng phù, mí mắt sưng, cổ họng nghẹn, khó thở và choáng đầu. Nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến ngất xỉu, suy hô hấp và tử vong.

Nghiên cứu cho thấy, mức độ dị ứng có xu hướng nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Nếu không chủ động phòng ngừa, dị ứng hải sản có thể gây ra các triệu chứng khó chịu và làm tăng nguy cơ sốc phản vệ.

Cách xử lý dị ứng hải sản nhanh chóng tại nhà

1. Loại bỏ dị nguyên

Nếu dị ứng bùng phát ngay sau khi dung nạp hải sản, bạn nên gây nôn bằng cách kích thích cổ họng. Biện pháp này giúp loại bỏ thức ăn trong dạ dày và khoang miệng, từ đó làm giảm mức độ dị ứng và hạn chế nguy cơ sốc phản vệ.

Ngoài ra, bạn cũng có thể loại bỏ dị nguyên trong cổ họng và đường tiêu hóa với một số mẹo sau:

Sau khi nôn mửa, nên súc miệng với nước muối để làm sạch thức ăn có trong khoang miệng.

Hoặc có thể chải răng để chắc chắn hải sản đã được làm sạch hoàn toàn.

Sau đó, nên uống 1 ly nước ấm để làm sạch cổ họng và làm dịu niêm mạc tiêu hóa. Ngoài ra, uống nhiều nước còn thúc đẩy cơ thể bài tiết dị nguyên và độc tố ra bên ngoài.

Áp dụng các biện pháp này kịp thời giúp làm giảm mức độ dị ứng, cải thiện tình trạng ngứa cổ họng và hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị.

2. Mẹo giảm ngứa da do dị ứng hải sản

Tổn thương da do dị ứng hải sản thường gây ngứa ngáy, viêm đỏ và phù nề. Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng các triệu chứng này có thể gây ra cảm giác khó chịu, bứt rứt và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình.

Để làm giảm các triệu chứng ngoài da do dị ứng hải sản gây ra, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Chườm lạnh: Chườm lạnh có tác dụng giảm viêm đỏ, làm dịu vùng da kích ứng và cải thiện mức độ ngứa ngáy. Ngoài ra, biện pháp này còn làm giảm cảm giác sưng nóng và khó chịu do dị ứng gây ra.

Sử dụng kem dưỡng: Thoa kem dưỡng lên vùng da bị tổn thương 2 – 3 lần/ ngày có thể giảm viêm đỏ và làm dịu hiện tượng kích ứng. Ngoài ra một số loại kem dưỡng còn có tác dụng tiêu viêm, cải thiện ngứa ngáy và phục hồi các mô da bị hư tổn.

Tắm bột yến mạch: Avenanthramides trong bột yến mạch có hiệu quả chống ngứa, giảm viêm và phục hồi các tế bào thoái hóa. Bạn có thể thêm 1 ít bột yến mạch vào nước tắm để giảm ngứa ngáy, viêm đỏ và phù nề da. Ngoài ra, yến mạch còn chứa một số thành phần sát trùng và chống oxy hóa như Zinc, Acid ferulic, vitamin B3,…

Tắm lá chè xanh: Tắm lá chè xanh là mẹo giảm ngứa, viêm đỏ và sưng nóng da có nguồn gốc từ dân gian. Tuy nhiên hiệu quả của lá chè cũng được chứng minh trên phương diện khoa học. Y học hiện đại nhận thấy, EGCG, polyphenol và quercetin trong thảo dược này có tác dụng phục hồi da, tiêu viêm, sát trùng, chống ngứa và kháng khuẩn.

Khi da bị ngứa, nổi mề đay và phát ban, cần hạn chế chà xát và gãi cào mạnh. Các tác động này có thể khiến da xây xước, chảy máu và tăng nguy cơ viêm nhiễm. Bên cạnh đó, cần mặc trang phục có chất liệu mềm, thấm hút và kích cỡ phù hợp với cân nặng nhằm giảm ma sát và tránh kích ứng lên vùng da thương tổn.

3. Xử lý các triệu chứng đi kèm

Nếu dị ứng hải sản gây ra một số triệu chứng khác như ngứa cổ họng, đau bụng, tiêu chảy, chảy nước mũi, hắt hơi,… bạn có thể xử lý với một số biện pháp sau:

Sử dụng tinh dầu tràm: Thêm tinh dầu tràm trà vào nước tắm hoặc máy tạo độ ẩm có tác dụng thông mũi, giảm ngứa cổ họng và ho khan do dị ứng gây ra. Bên cạnh đó, tinh dầu tràm còn giúp thư giãn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.

Uống mật ong/ trà gừng ấm: Mật ong và gừng có đặc tính kháng khuẩn, chống dị ứng và giảm viêm. Uống 1 tách trà gừng/ mật ong ấm giúp làm dịu cổ họng, giảm ho khan, khó chịu và điều hòa hoạt động tiêu hóa. Nếu không có nhiều thời gian, bạn có thể ăn 1 thìa mật ong hoặc ngậm vài lát gừng để giảm các triệu chứng do dị ứng hải sản gây ra.

Chú ý chế độ dinh dưỡng: Nếu bị đau bụng và tiêu chảy, bạn nên ăn cháo trắng, cháo trứng hoặc cháo thịt bằm trong 1 – 2 ngày để làm giảm áp lực lên hệ tiêu hóa. Tránh sử dụng thực phẩm gây dị ứng, thức ăn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rượu bia và cà phê trong thời gian điều trị.

Bị dị ứng hải sản nên uống thuốc gì?

Trong trường hợp dị ứng hải sản gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hoặc triệu chứng không thuyên giảm khi điều trị tại nhà, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định thuốc điều trị.

Hiện nay, không có thuốc đặc hiệu đối với tình trạng dị ứng. Hầu hết, các loại thuốc được sử dụng chỉ giúp làm giảm triệu chứng lâm sàng, hạn chế co thắt phế quản và ngăn ngừa biến chứng.

Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị dị ứng hải sản, bao gồm:

Thuốc Epinephrine: Thuốc Epinephrine được sử dụng khi dị ứng hải sản gây sốc phản vệ hoặc kích thích cơn hen cấp bùng phát. Thuốc được sử dụng ở dạng tiêm hoặc khí dung nhằm chống co thắt phế quản và đảm bảo chức năng hô hấp.

Thuốc kháng histamine tổng hợp: Thuốc kháng histamine được sử dụng trong hầu hết các trường hợp bị dị ứng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế histamine ở thụ thể H1, từ đó ngăn chặn quá trình phóng thích chất trung gian vào da và niêm mạc. Thuốc có tác dụng giảm ngứa, cải thiện tổn thương da và một số triệu chứng do dị ứng gây ra.

Thuốc chống xung huyết: Thuốc chống xung huyết (Pseudoephedrine, Phenylephrine) được sử dụng khi dị ứng hải sản gây bùng phát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng như niêm mạc mũi xung huyết, chảy nước mũi và hắt hơi thường xuyên.

Ở từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số loại thuốc làm giảm triệu chứng như kem bôi chứa menthol, thuốc corticoid dạng khí dung/ dạng bôi, thuốc ổn định dưỡng bào (Cromolyn),…

Phòng ngừa dị ứng hải sản bằng cách nào?

Như đã đề cập, mức độ dị ứng thức ăn thường nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo. Vì vậy sau khi điều trị, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa như:

Không dung nạp các loại hải sản và thực phẩm có khả năng dị ứng. Ngoài ra cần cân nhắc nguy cơ dị ứng chéo ở các loại hải sản cùng nhóm như hải sản có vỏ, hải sản thân mềm,…

Nên thông báo với nhân viên nhà hàng về tình trạng dị ứng để hạn chế nguy cơ sử dụng món ăn hoặc nước sốt có chứa hải sản.

Khi chọn mua các sản phẩm đóng hộp, nên đọc kỹ bảng thành phần và trao đổi với nhân viên bán hàng để tránh mua phải sản phẩm chứa nguyên liệu gây dị ứng.

Hải sản không chỉ có khả năng dị ứng mà còn gây khó tiêu và rối loạn tiêu hóa. Đối với những người không bị dị ứng, cần sử dụng hải sản đã được làm chín hoàn toàn và chỉ dung nạp một lượng vừa đủ. Ăn hải sản sống hoặc bổ sung quá nhiều hải sản có thể gây đau bụng, đầy hơi và tiêu chảy.

Thận trọng khi sử dụng một số loại thực phẩm có nguồn gốc từ biển như tảo, sứa, rong nho,…

Dị ứng hải sản là tình trạng khá phổ biến và thường có mức độ nhẹ. Nếu chăm sóc và điều trị đúng cách, các triệu chứng có thể thuyên giảm hoàn toàn chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên mức độ dị ứng có nguy cơ nghiêm trọng hơn ở những lần dị ứng tiếp theo, vì vậy bạn cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa.

Dị Ứng Kem Trộn Và Những Cách Xử Lý Tại Chỗ Chị Em Nên Biết

Dị ứng kem trộn là một trong những hiện tượng thường gặp khiến nhiều chị em khốn khổ vì làn da hư tổn, mất thẩm mỹ và gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Vậy dị ứng kem trộn là gì, phải xử lý thế nào thì da mới phục hồi trở lại?

Hiểu thế nào về dị ứng kem trộn?

Kem trộn là sản phẩm bán tràn lan trên thị trường, được chế từ nhiều loại thuốc, kem với nhiều nhãn hiệu khác nhau, không được kiểm chứng chất lượng và nguồn gốc xuất xử. Đa phần, trong trong kem trộn chứa các thành phần chính như vitamin E, Aspirin, Becozyme và đặc biệt biệt là Corticoid.

Corticoid là một loại hormone tiết ra ở vỏ tuyến thượng thận. Có tác dụng chống viêm, chống ngộ độc, mẩn cao, dị ứng và được sử dụng nhiều trong ngành mỹ phẩm. Khi sử dụng có thể ức chế miễn dịch của da khiến da ngậm nước mạnh, trắng mịn và căng mọng nhanh chóng sau vài ngày.

Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm đặc biệt là dị ứng nghiêm trọng gây khô da, teo da, da lão hóa sớm thậm chí là viêm loét. Dị ứng kem trộn là hiện tượng da sinh ra các phản ứng khi sử dụng các sản phẩm này, nhất là khi tỉ lệ và liều lượng corticoid được điều chế không đúng.

Biểu hiện của dị ứng kem trộn

Dị ứng kem trộn được chia làm hai kiểu biểu hiện là:

Phản ứng tức thì

Với những người có cơ địa mẫn cảm, khi sử dụng kem trộn, các triệu chứng thường xuất hiện ngay sau vài giờ sử dụng. Cụ thể:

Da ngứa, đỏ và sưng, có thể xuất hiện ở một bộ phận nào đó trên cơ thể không nhất định là vùng da bôi kem và có xu hướng lan các vùng da khác.

Nổi mẩn đỏ, xuất hiện các mụn nước có dịch vàng hoặc mụn nhỏ li ti có nguy cơ gây nhiễm trùng.

Da nhiều dầu, nổi mụn có thể xuất hiện hiện tượng giãn mạch máu, luôn có cảm giác châm chích, căng tức da.

Phản ứng lâu dài

Với trường dị ứng nhẹ, ban đầu bạn sẽ thấy da trở nên sáng mịn, trắng, căng bóng chỉ sau 1 đêm sử dụng, các mụn cám biến mất nhanh chóng. Da trắng nhanh, hai má ửng hồng khiến nhiều người ngộ nhận là sản phẩm có công dụng tốt. Thế nhưng thực tế, sau một thời gian sử dụng sẽ thấy các triệu chứng:

Da trắng bạch như thoa phấn ở vùng da sử dụng kem, có thể nhìn thấy rõ các gân máu nổi ngoằn ngoèo trên da.

Xuất hiện các vết nám hoặc nám đen lan rộng hai má hay toàn bộ vùng bôi.

Da mỏng, yếu, khô rát, nóng và ngứa râm ran kèm theo mụn rôm khắp mặt.

Một số trường hợp nặng da sẽ bị lão hóa, nhăn nheo như người già hoặc mặt bị sưng mọng, bề mặt da như bị phù giữ nước…

Tác hại của dị ứng kem trộn

Với tác dụng làm trắng da nhanh chóng, giá thành rẻ, kem trộn ngày càng trở thành một sản phẩm được nhiều chị em sử dụng bất chấp sức khỏe và sự tổn hại nhan sắc về lâu dài. Sau một thời gian sử dụng, da sẽ bắt đầu “nghiện” kem kèm theo những tác hại sau:

Da bị ăn mòn, mỏng, lộ các lớp gân và mạch máu. Bắt đầu xuất hiện các mụn chi chít kèm theo mẩn ngứa hoặc các vết thâm đen trên mặt.

Sau một thời gian, da sẽ biến dạng, nám, thâm dày trên mặt.

Khi ngưng sử dụng đột ngột, da đỏ nóng, rát, xuất hiện các sẩn đỏ dày trên da kèm theo các mụn nước li ti. Da cực kỳ khó chịu, ngứa nghiêm trọng chỉ giảm sau khi bôi lại sản phẩm có chứa Corticoid đã từng sử dụng hoặc corticoid dạng thuốc.

Cách xử lý tại chỗ khi bị dị ứng kem trộn

Tùy vào tình trạng, mức độ dị ứng mà có cách xử lý phù hợp.

Đối với trường hợp phản ứng nhanh

Với những làn da xuất hiện biểu hiện dị ứng ngay ở lần đầu sử dụng như ngứa, nóng ra, nổi mẩn đỏ thì nên ngưng sử dụng và tiến hành xử lý như sau:

Rửa thật sạch mặt bằng nước muối 0,9% hoặc pha nước muối ấm theo tỷ lệ 9g muối 1 lít nước.

Tìm ra “hung thủ” gây dị ứng bằng cách rà soát các mỹ phẩm mới sử dụng hoặc xem xem mình có ngưng sử dụng loại kem nào trong thời gian gần đây không.

Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ quả để nâng cao sức khỏe, tăng cường đào thải chất độc.

Ngưng sử dụng các loại mỹ phẩm cho đến khi da hồi phục. Tiến hành chăm sóc bằng cách dùng mặt nạ thiên nhiên như mặt nạ lòng trắng trứng gà, mặt nạ mật ong sữa chua…

Đối với trường hợp phản ứng chậm

Các trường hợp da phản ứng chậm thường rất dễ bị “nghiện” kem, do đó, không nên ngưng sử dụng đột ngột mà phải tiến hành theo quá trình cụ thể. Thực hiện như sau:

“Cai nghiện” kem

Ngừng sử dụng đột ngột sẽ khiến da sinh ra phản ứng dị ứng như nổi mụn, mẩn đỏ, da khô, bong tróc… Do đó, hãy tập cho da thói quen không có loại kem đó. Nếu như trước kia đều sử dụng mỗi ngày thì bây giờ chỉ bôi kem 1 lần/ngày trong 3 – 4 ngày đầu. Sau đó tăng khoảng cách ngày và giảm gần lượng kem sử dụng.

Quá trình cai nghiện tỷ lệ thuận với quá trình sử dụng, tức là dùng càng lâu thì thời gian cai nghiện cho da càng dài. Nếu thời gian này, da không có biểu hiện xấu đi hoặc chỉ xuất hiện các triệu chứng ở mức độ nhẹ thì tiếp tục giãn cách ngày rồi ngưng hẳn.

Thải độc cho da

Song song với việc giảm thời gian, liều lượng kem sử dụng, chị em cũng cần tiến hành thải độc cho da. Lý do là sau một thời gian dài sử dụng, lúc này chất độc đã thẩm thấu sâu bên trong cơ thể, đặc biệt là làn da.

Có thể thải độc bằng cách xông hơi hoặc các loại thảo dược có công dụng thải độc như trà hoa cúc vàng, rau má, diếp cá, trà xanh. Ngoài ra, phải giữ cho lỗ chân lông luôn thông thoáng, da sạch sẽ để dễ dàng trao đổi chất và bài tiết chất thải.

Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị dị ứng kem trộn. Do đó, đừng quên đầu tư chăm sóc da bằng việc ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên uống nhiều nước (1,5 – 2 lít nước mỗi ngày), ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C để thúc đẩy quá trình hồi phục da. Đồng thời có thể cung cấp dưỡng chất và giúp xoa dịu da bằng cách đắp mặt nạ trái cây, mặt nạ trà xanh.

Đối với trường hợp dị ứng nặng

Nếu da bạn xuất hiện nhiều mụn li ti, da khô, nhăn nheo, sưng phù, nóng rát khó chịu… thì tốt nhất không nên xử lý tại nhà. Biện pháp tốt nhất lúc này là nhanh chóng tìm đến các bác sĩ chuyên khoa da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Những lưu ý khi bị dị ứng kem trộn

Để tình trạng dị ứng kem trộn không ngày một nghiêm trọng hơn, chị em cần lưu ý những vấn đề sau:

Tuyệt đối không sử dụng bất cứ một loại mỹ phẩm nào trong thời điểm da bị dị ứng vì dễ gây bí bách lỗ chân lông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình đào thải chất độc của da.

Không tự ý dùng thuốc điều trị dị ứng cho vùng da mặt kể cả thuốc uống lẫn kem bôi. Rất nhiều trường hợp dị ứng nghiêm trọng không phải do kem trộn mà do sử dụng thuốc điều trị không phù hợp.

Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, thức ăn nhiều dầu mỡ, rượu bia, chất kích thích, caffeine…

Khi rửa mặt, không dùng tay miết, chà mạnh để tránh tổn thương da.

Không gãi, nặn mụn, tẩy tế bào chết với da dị ứng hoặc có biểu hiện dị ứng.

Phòng ngừa dị ứng kem trộn

Để hạn chế tối đa các tổn thương do kem trộn gây ra với làn da, chị em có thể phòng ngừa bằng cách:

Chọn các sản phẩm có thành phần, tác dụng, hạn sử dụng thông tin về nhà sản xuất rõ ràng. Nên chọn các thương hiệu uy tín và các sản phẩm được bán ở các cửa hàng lớn, shop mỹ phẩm nổi tiếng, trung tâm thương mại.

Nên kiểm tra xem da có nguy cơ dị ứng trước khi sử dụng bằng cách dùng một lượng kem nhỏ thoa lên vùng mặt trong của cổ tay hoặc khuỷu liên tục trong 2 tần.

Bảo quản sản phẩm nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời, tránh không gian ẩm ướt. Không đặt ở cửa sổ hoặc nhà tắm để tránh hư hỏng, biến đổi thành phần.

Dị ứng kem trộn càng phát hiện sớm thì các tổn thương mà da phải chịu càng nhỏ. Do đó, khi da có bất kỳ một biểu hiện bất thường nào, chị em nên nhanh chóng nhận biết, tìm ra nguyên nhân và giải quyết kịp thời tránh gây tổn thương cho da.

Dị Ứng Thức Ăn: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Xử Lý Ngay Tại Nhà

Dị ứng thức ăn là tình trạng phổ biến ở người có cơ địa nhạy cảm. Đây là hiện tượng phòng vệ của cơ thể đối với những loại thức ăn bị hệ miễn dịch nhầm lẫn là dị nguyên gây hại. Người mắc phải chứng dị ứng này sẽ cảm thấy ngứa, phát ban, môi sưng đỏ,…đôi khi còn rơi vào trạng thái sốc phản vệ nguy hiểm.

Dị ứng thức ăn là gì?

Dị ứng thức ăn có thể là căn bệnh mãn tính hoặc cấp tính đối với cơ địa của một số người. Tình trạng này được hình thành do hệ thống miễn dịch nhầm lẫn loại thức ăn nào đó có hại cho cơ thể, dẫn đến hình thành một kháng thể được gọi là Globulin miễn dịch E hay IgE, có tác dụng trung hòa các dị nguyên gây dị ứng.

Chính do tác động của IgE mà Histamine được giải phóng gây ra các triệu chứng như ngứa, chảy nước mũi, khô họng, mề đay, tiêu chảy, khó thở,… Trường hợp bệnh diễn ra trong thời gian dài (mãn tính) không được điều trị có thể kéo theo các bệnh lý khác, đặc biệt nguy cơ cao gây sốc phản vệ nguy hiểm đến tính mạng.

Đối tượng trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết ăn dặm, biết đi dễ bị dị ứng thức ăn hơn người lớn. Theo thống kê cho thấy, trẻ em chiếm 6% – 8% mắc chứng bệnh này, trong khi người lớn chỉ khoảng 4%. Một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ như sữa bò, đậu nành, lúa mì và trứng.

Một số tình trạng khác thường bị nhầm lẫn với chứng dị ứng thức ăn:

Thiếu enzyme tiêu hóa: Cơ thể có thể bị thiếu hụt một loại enzyme tiêu hóa một loại thức ăn nào đó. Chẳng hạn enzyme lactase, sẽ giảm khả năng tiêu hóa các loại đường sữa, gây nên chứng không dung nạp lactose. Tình trạng này dẫn đến triệu chứng đầy hơi, chuột rút hay tiêu chảy, buồn nôn tương tự như dị ứng thức ăn.

Ngộ độc thực phẩm: Một số thức ăn có thể gây ngộ độc cơ thể như vi khuẩn trong cá ngừ hoặc một số loại cá khác. Triệu chứng cũng tương tự như dị ứng thức ăn.

Dị ứng với phụ gia: Một số loại phụ gia thực phẩm có thể kích thích cơn hen suyễn đối với người có cơ địa nhạy cảm. Ví dụ như sulfites có trong đồ hộp, rượu vang, các loại trái cây khô,…

Độc tính histamin: Loại này có trong cá ngừ, cá thu,…không được bảo quản lạnh đúng cách. Sử dụng những thực phẩm này có nguy cơ cao bị dị ứng thực phẩm do hàm lượng histamin tăng cao.

Người bị bệnh celiac cũng sẽ có các triệu chứng dị ứng tương tự như dị ứng thức ăn.

Nguyên nhân gây dị ứng thức ăn

Một số nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng dị ứng thức ăn:

Như trên cũng đã đề cập, trẻ em có nguy có mắc dị ứng thức ăn với tỉ lệ cao hơn so với người trưởng thành. Do sức đề kháng của trẻ tương đối kém, đồng thời hệ thống miễn dịch vẫn chưa phân biệt được một số thức ăn lạ nạp vào cơ thể, dẫn đến những phản ứng như ngứa, phát ban, mề đay,…

Dị ứng có thể di truyền từ các thành viên trong gia đình cho con cái, trong đó có dị ứng thức ăn. Một số nghiên cứu được thực hiện và chỉ ra rằng nếu trẻ có bố và mẹ đều bị dị ứng thức ăn thì sẽ có nguy cơ cao mắc phải căn bệnh này.

Môi trường ô nhiễm, nguồn nước không bảo đảm, ô nhiễm không khí hoặc sống gần người có bệnh truyền nhiễm,…là yếu tố khách quan bên ngoài dẫn đến chứng dị ứng thức ăn.

Ngoài ra, thói quen ăn uống và sinh hoạt không đều độ cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng dị ứng thức ăn. Một số loại thực phẩm gây dị ứng như động vật có vỏ, hải sản, đậu phộng, hạt, trứng,…nếu người có cơ địa mẫn cảm ăn nhiều sẽ tăng khả năng dị ứng.

Khác với trường hợp không dung nạp thức ăn, dị ứng thức ăn có thể gây khó chịu dù bạn chỉ ăn một lượng thức ăn khá ít. Trong khi chứng bất dung nạp thức ăn, nếu chỉ ăn một lượng ít hầu như không gây ra phản ứng gì đối với cơ thể.

Triệu chứng dị ứng thức ăn

Các triệu chứng do dị ứng thức ăn gây ra có thể diễn ra ngay sau khi ăn hoặc sau đó vài giờ. Một số trường hợp xuất hiện những biểu hiện nhẹ, người bệnh chỉ khó chịu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trường hợp dị ứng nặng có thể dẫn đến những tình huống nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng.

Một số dấu hiệu để nhận biết dị ứng thức ăn như:

Miệng có cảm giác ngứa ran.

Người bắt đầu phát ban, ngứa ngáy hoặc eczema.

Môi, lưỡi, cổ họng sưng đỏ, ngoài ra một số bộ phận trên cơ thể có hiện tượng phù nề.

Thở khó khăn, nghẹt mũi.

Đau bụng dữ dội, tiêu chảy, có cảm giác buồn nôn, nôn.

Chóng mặt, đôi khi có thể bị ngất xỉu đột ngột.

Trường hợp nặng còn rơi vào trạng thái sốc phản vệ, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy:

Thắt chặt đường hô hấp, khó thở do cổ họng sưng đỏ nghiêm trọng.

Tụt huyết áp, mạch đập nhanh, mất ý thức, hoa mắt, chóng mặt.

Khi thấy dấu hiệu người bệnh có thể bị sốc phản vệ cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

Chẩn đoán dị ứng thức ăn

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm cơ bản để xác định tình trạng dị ứng và phân loại dạng dị ứng mà người bệnh đang mắc phải, để có biện pháp điều trị phù hợp:

Mô tả triệu chứng: Bệnh nhân cần nói với bác sĩ tình trạng mình đang gặp phải, số lượng thức ăn vừa nạp vào cơ thể.

Kiểm tra thể chất: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân và loại trừ các vấn đề khác.

Nhật lý thực phẩm: Bác sĩ lúc này có thể yêu cầu người bệnh liệt kê ra những loại thức ăn bệnh nhân đã nạp vào cơ thể, thói quen ăn uống hoặc thuốc bệnh nhân đang sử dụng để xác định nguyên do vấn đề.

Kiểm tra da: Dị ứng thức ăn có thể biểu hiện ra bề mặt da qua các dấu hiệu sưng đỏ, nổi mề đay, ngứa rát,…

Xét nghiệm máu: Kiểm tra lượng IgE có trong máu để xác định chứng dị ứng thức ăn, tuy nhiên kết quả của xét nghiệm này vẫn chưa cho ra kết quả chính xác, cần kết hợp thêm các xét nghiệm khác.

Cách xử lý dị ứng thức ăn ngay tại nhà

Sử dụng thuốc

Trường hợp dị ứng thức ăn cấp tính, tình trạng nhẹ, người bệnh có thể sử dụng một số thuốc không kê toa hoặc dùng thuốc kháng histamin để giảm các triệu chứng khó chịu. Có thể sử dụng khi vừa ăn loại thực phẩm dị ứng để giảm ngứa và phát ban.

Trường hợp dị ứng nghiêm trọng, người bệnh cần đi cấp cứu, được tiêm khẩn cấp epinephrine hoặc autoinjector epinephrine – thiết bị kết hợp ống tiêm và kim giấu tiêm một liều vào đùi.

Tuy nhiên cũng nên lưu ý, biện pháp sử dụng thuốc phải thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dùng. Đặc biệt là biện pháp tiêm thuốc trực tiếp vào cơ thể, tránh tình trạng nguy hiểm có thể xảy ra.

Mẹo dân gian trị dị ứng thức ăn

Một số phương pháp dân gian khắc phục tình trạng dị ứng thức ăn trường hợp nhẹ như:

Giấm rượu táo có tác dụng chống lại các tác nhân dị ứng, cân bằng lại độ pH, giúp cơ thể hấp thụ những chất dinh dưỡng, khôi phục hoạt động bình thường cho hệ miễn dịch.

Cách làm: Sử dụng cả bã và dung dịch của giấm rượu táo. Pha 1 ít giấm, 1 ít mật ong và nước cốt chanh vào ly nước ấm, khuấy đều. Uống mỗi ngày 2 cốc sẽ cải thiện được tình trạng dị ứng.

Tỏi được xem là một “liều thuốc” kháng sinh tự nhiên cho cơ thể, có thể loại trừ các tác nhân gây dị ứng.

Cách làm: Ăn kèm tỏi trong bữa cơm hàng ngày, mỗi ngày khoảng 3 tép tỏi, việc này giúp tiêu diệt vi khuẩn, phục hồi những tổn thương do dị ứng thức ăn gây ra.

Tuy nhiên, không được ăn số lượng lớn, chỉ sử dụng lượng vừa đủ. Nếu lạm dụng có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, rối loạn đường ruột nguy hiểm.

Ăn trái cây, rau củ để bổ sung vitamin cho cơ thể là cách đơn giản để loại trừ chứng dị ứng thức ăn. Đặc biệt là vitamin C có trong cam, chanh, bưởi, quýt,…giúp cơ thể tăng khả năng kháng lại tác hại của tình trạng dị ứng, tăng cường hệ miễn dịch.

Cách xử lý nhanh khi gặp phải tình trạng dị ứng thức ăn

Khi gặp tình trạng dị ứng thức ăn, bạn nên:

Dừng ăn thực phẩm đang dùng để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Pha 1 thìa bột vitamin C với nước uống ngay, nếu trong 15 phút tình trạng dị ứng không cải thiện phải sử dụng các thuốc chống axit: maalox, kremil – S,…hoặc nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.

Phòng tránh dị ứng thức ăn

Chủ động bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng dị ứng thức ăn là cách tốt nhất để bạn có thể đảm bảo sức khỏe của bản thân:

Trước khi lựa chọn thực phẩm cần xem kỹ nhãn mác, xác định trong loại thực phẩm đó có chứa các thành phần gây dị ứng hay không. Bên cạnh đó, cẩn thận đối với những thực phẩm gây dị ứng phổ biến như sữa, trứng, đậu phộng, một số loại cá, đậu nành hay lúa mì,…

Tránh ăn những món ăn có nguy cơ gây dị ứng cao, nên từ chối nếu được mời để bảo vệ sức khỏe.

Nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như da ngứa, nổi mẩn đỏ, tiêu chảy,…nên dừng ăn loại thực phẩm đó và có biện pháp khắc phục sớm.

Đến kiểm tra y tế khi thấy những triệu chứng dị ứng không khắc phục để tránh tình trạng xấu xảy ra.

Vệ sinh dụng cụ bếp, nhà bếp sạch sẽ để đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là đồ dùng ăn uống, sinh hoạt của trẻ em, tránh dị ứng thức ăn đối với trẻ nhỏ.

Nên chuẩn bị thức ăn đi làm, đi du lịch,…hạn chế ăn thức ăn được chế biến sẵn nếu bạn thấy cơ địa của mình dễ bị kích ứng, nhạy cảm.

Dị ứng thức ăn là tình trạng vẫn thường gặp, tuy nhiên cần được xử lý kịp thời nếu rơi vào tình trạng dị ứng này để không kéo theo những biến chứng nguy hiểm khác. Bạn nên chủ động phòng tránh cho mình và người thân, nếu thấy cơ thể có những triệu chứng bất ổn, cần nhanh chóng kiểm tra y tế để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Dị Ứng Tôm Và Cách Xử Lý Ngay Tại Chỗ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!