Đề Xuất 6/2023 # Điểm Khác Nhau Giữa Trung Thu Xưa Và Nay # Top 12 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Điểm Khác Nhau Giữa Trung Thu Xưa Và Nay # Top 12 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Điểm Khác Nhau Giữa Trung Thu Xưa Và Nay mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

I. Bánh Trung Thu

Cũng như Tết Nguyên Đán không thể thiếu cặp bánh chưng – bánh giầy truyền thống; thì bánh nướng – bánh dẻo cũng là hương vị luôn phải có mỗi dịp tết Trung Thu. Bánh Trung Thu ngày xưa, truyền thống được làm từ bột, trứng với nhân thập cẩm bao gồm: hạt dưa, mứt, bí, thịt gà, lá chanh… Khi thưởng thức rất béo, bùi, đậm vị. Ngồi ngắm trăng rằm tháng tám; thưởng thức hương vị của bánh Trung Thu; và nhâm nhi tách trà trong không khí sum họp gia đình là cách người xưa đón tết Trung Thu về.

Tuy nhiên, hiện nay; bánh Trung Thu đã được sản xuất với nhiều hương vị khác như trà xanh, đậu xanh, đậu đỏ, khoai môn… Và cả bánh Trung Thu chay cho những người ăn chay. Bánh cũng được đúc từ nhiều khuôn hình xinh xắn và mới lạ như thú vật, bánh xe.. Sự thay đổi này góp phần giúp đáp ứng khẩu vị và thị hiếu của người tiêu dùng; tăng doanh số của người sản xuất. Ở mặt tích cực nào đó, nó giúp đa dạng hoá bánh Trung Thu.

Mặt khác, giờ đây, chúng ta cũng chẳng cần đợi đến đêm rằm tháng tám mới được thưởng thức hương vị của chiếc bánh hấp dẫn này. Bánh được bán cách Trung Thu từ 2-3 tháng; và sẽ dễ dàng để bạn mua cho mình chiếc bánh mùi ưng ý để thưởng thức hoặc làm quà. Có lẽ vì vậy, sẽ khó để bắt gặp sự hào hứng; háo hức chờ đợi giờ phút nhâm nhi chiếc bánh cổ truyền mùa Trung Thu như xưa kia nữa.

II. Địa điểm vui chơi Trung Thu

Tết Trung Thu là một dịp để các gia đình đoàn tụ, sum vầy cùng ngắm trăng tròn. Và ngày xưa, đi chơi Trung Thu; hay đi chơi trăng ở sân đình với các tiết mục rước đèn phá cố xung quanh làng xã là một sự thích thú với tuổi thơ của biết bao người. Sau khi rước đèn, phá cỗ, trẻ em sẽ được thưởng thức những thức quà quê đó là mâm ngũ quả. Đó là chiếc bánh cái kẹo, và cũng chỉ cần đó thôi, đã đủ để tạo nên những khoảnh khắc đáng nhớ cho tuổi thơ.

Giờ đây, khi nhịp sống hiện đại thay thế dần văn hóa làng xã ngày xưa. Có rất nhiều địa điểm vui chơi Trung Thu cho gia đình. Đặc biệt là các bạn trẻ và trẻ em như cung thiếu nhi, vườn bách thảo; nhà văn hóa, các trung tâm thương mại… Ở những nơi đó, sẽ có rất nhiều những trò chơi mang tính giải trí cao; để bất cứ ai cũng có thể tham gia, ví dụ như trượt băng, bowling, câu cá, game điện tử…

III. Trò chơi Trung Thu xưa và nay

Điểm khác nhau cuối cùng trong tết Trung Thu xưa và nay mà Cyber Show muốn đưa đến chính là trò chơi Trung Thu. Trung Thu xưa, chắc hẳn ai đã từng gắn bó sẽ không thể nào quên được những chiếc đèn ông sao, những chiếc mặt nạ nhiều hình thù, từ các con vật, đến các nhân vật trong tây du ký… Đơn giản vậy, nhưng chẳng thể thiếu hai món đồ chơi đấy trong dịp Trung Thu. Để rồi, đám trẻ con sẽ đem đèn đi rước khắp làng quê, cùng với tiếng múa lân, hoặc tham gia vào những trò dân gian như bịt mắt bắt dê, ú tim.

Ngày nay, đồ chơi Trung Thu càng ngày càng nhiều; các trò chơi hiện đại tại các nơi công cộng được những người làm dịch vụ tổ chức cũng thay thế dần những trò chơi ngày xưa như chơi tung bóng, chơi bóng nước… Nói một cách khách quan thì, ngày nay; chẳng khó để bạn tìm cho con một địa điểm vui chơi; và những trò chơi để trẻ tham gia.

Trung Thu thời hiện đại đã giúp cho đời sống tinh thần của người dân trở nên phong phú hơn rất nhiều với ngày xưa. Vậy nhưng, ở một mặt nào đó, những hình ảnh cổ truyền xưa kia đã dần bị thay thế. Bạn thích Trung Thu xưa hay Trung Thu ngày nay?

BÁNH TRUNG THU HỮU BÌNH – CHẤT LƯỢNG LÀM NÊN THƯƠNG HIỆU.

Công ty Bánh Ngọt Hữu Bình – CSSX Hữu Thịnh.

Địa chỉ: 184 Trần Hưng Đạo, phường Ngọc Châu, TP Hải Dương.

Tell: +84 220 3853519 – 3895099.

Hotline: +84 989081295.

Email: congtyhuubinh@gmail.com / website: www.huubinh.com.vn.

Điểm Khác Biệt Giữa Trung Thu Xưa Và Nay

Bánh Trung Thu

Nếu như ngày Tết cổ truyền phải có bánh Chưng, vậy thì bánh Trung Thu chính là món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp tết Trung Thu đến. Chiếc bánh vừa chín bay mùi thơm phức từ nhân thịt, dẻo kẹo ngọt dễ ăn, tất cả đã làm cho ngày tết Trung Thu trở nên vô cùng đặc biệt.

Vậy bánh Trung Thu xưa và nay có gì khác biệt?

1. Bánh nướng – Bánh dẻo

Bánh nướng – Bánh dẻo có lẽ là loại bánh lâu đời nhất. Đây chính là đại diện tiêu biểu nhất trong hàng loạt các loại bánh được sử dụng trong dịp tết Trung Thu.

Nhắc đến bánh nướng, chúng ta thường nhớ ngay đến chiếc bánh được nướng vàng ruộm màu cánh gián. Bánh dẻo nhân mứt ngọt hòa quyện tạo nên hương vị đậm đà. Bánh dẻo thì có màu trắng sữa, thường là nhân ngọt được làm chủ yếu từ các loại mứt hoa quả thơm ngon bổ dưỡng

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay ngoài các loại bánh nướng – Bánh dẻo truyền thống thì nhân bánh nướng cũng được biến tấu thành nhiều loại để phù hợp với sở thích của từng người.

Nhân mặn thì được biến tấu thành các loại nhân thịt gà, thịt cua, tôm càng, hải sâm, vi cá, yến sào, bào ngư, trứng muối,… Trên thị trường hiện nay còn bày bán các loại bánh nhân ngọt làm từ đậu xanh, đậu đỏ, mè đen, khoai môn, hạt sen, matcha, bí đỏ, phomai, tinh thần trẻ, long nhãn,…

2. Bánh Trung Thu thạch rau câu

Một biến tấu đột phá tưởng lạ mà quen của bánh Trung Thu truyền thống. Loại bánh Trung Thu thạch rau câu tuy mới được ra thị trường nhưng lại được đông đảo người tiêu dùng chọn lựa.

Với hình dáng vô cùng bắt mắt, ngoài các khuôn in bánh truyền thống, bánh Trung Thu thạch rau câu còn được sáng chế trang trí với nhiều hình mẫu hiện đại, sáng tạo. Không chỉ vô cùng bắt mắt thu hút các em nhỏ, mà những chiếc bánh thạch rau câu còn vô cùng phù hợp để đi biếu, làm quà tặng.

Không chỉ vẻ ngoài đẹp mắt, nhân bánh Trung Thu thạch rau câu còn vô cùng đa dạng. Hãy thử nghĩ xem, một chiếc bánh Trung Thu ngọt dịu, thanh mát, khác hẳn với vị bánh Trung Thu truyền thống sẽ mang lại những phút giây sảng khoái cho gia đình.

Địa điểm vui chơi Trung Thu

cũng là điều đáng để nhắc tới. Ngày xưa, nơi vui chơi các ngày lễ tết sẽ là ở sân đa giếng nước đình làng. Thế nhưng trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay, thường trong ngày tết thiếu nhi chúng ta sẽ tổ chức tại trường học, hay đến các khu vui chơi giải trí.

Thế nhưng nếu như các bạn muốn dành những giây phút vui vẻ nhất đến gia đình có thể lựa chọn các trung tâm tổ chức sự kiện. Tại đây, bạn sẽ có một không gian rộng để liên hoan vui chơi, được phục vụ tận tình chu đáo.

Trò chơi Trung Thu xưa và nay

không thể thiếu trong ngày tết Trung Thu chính là múa lân, rước đèn, phá cỗ, ngắm trăng rằm. Dù trải qua bao nhiêu năm thì các trò chơi vẫn được lưu truyền đến ngày nay. Và đây cũng là những nét đẹp truyền thống, là điểm đặc sắc của tết Trung Thu.

Ngoài những trò chơi truyền thống, hiện nay các trò chơi ở khu vui chơi cũng rất được ưa chuộng. Ví dụ: nhà bóng, nhà phao, nhà ma, trượt tuyết… Tất cả sẽ đem đến những phút giây thư giãn nhất cho gia đình.

Đèn lồng có còn giống ngày xưa?

Đèn lồng là một biểu tượng của ngày lễ Trung Thu. Cũng bởi thế mà mới có hoạt động rước đèn vào đêm trăng rằm tháng tám. Chiếc đèn truyền thống được làm từ giấy dầu, được tô những màu sắc khác nhau vô cùng bắt mắt. Về hình dáng thường là đèn cá chép, đèn ngôi sao năm cánh, đèn lồng,…bên trong đèn được thắp các ngọn nến lung linh vô cùng đẹp.

Thế nhưng trước sức mạnh của công nghệ hiện đại, hàng loạt các loại đèn nhựa, đèn giấy bóng kính được thắp đèn điện bên trong ra đời. Màu sắc cũng như kiểu dáng bắt mắt, độ bền độ tiện dụng cao. Hơn nữa các loại đèn điện vô cùng dễ sử dụng, chỉ cần thay pin, ấn mở một cái là xong. Đèn còn thường được tích hợp thêm các loại nhạc nghe rất vui tai.

Cũng bởi vậy mà các loại đèn truyền thống trên thị trường ngày càng ít đi. Các loại đèn truyền thống giờ trở thành đồ thủ công mỹ nghệ, là đặc sản thường được trưng bày chứ không được sử dụng đông đảo như trước nữa.

Mọi thắc mắc cần tư vấn, xin quý khách vui lòng liên hệ:

Công ty Tổ Chức Sự Kiện Xin Chào (Hi – Event) Địa chỉ: 89 – 93 đường B2, Phường Tây Thạnh, Quận Tân Phú, chúng tôi Hotline: 0932 621 282 – 0909 621 282

Sự Khác Biệt Giữa Trung Thu Xưa Và Nay Đáng Suy Ngẫm

(ĐSPL) – Những điểm khác biệt hết sức thú vị và ý nghĩa giữa Trung thu xưa và nay chắc hẳn sẽ khiến nhiều người phải suy ngẫm.

Theo truyền thống, Trung thu là Tết đoàn viên được mở ra vào ngày 15/8 Âm lịch hàng năm, khoảng thời gian gia đình quây quần bên nhau để thưởng thức bánh nướng, bánh dẻo, trà xanh. Đây cũng được coi là dịp Tết Thiếu nhi, người lớn sẽ bày cỗ, tặng đồ chơi, lồng đèn, mặt nạ cho trẻ em. Người Việt còn tổ chức múa lân, sư, rồng, hát trống quân và treo đèn lồng trước cửa nhà.

Giờ đây, không khí ngày Tết Trung thu đang đến gõ cửa từng ngôi nhà từ vùng quê đến những con phố. Tuy nhiên, mỗi thời mỗi khác, trải qua lớp bụi của thời gian, Trung thu xưa và nay đều có những đổi thay gắn với cuộc sống của con người.

Từ món quà Trung thu…

Nếu như ở Trung thu xưa, hình ảnh bố vót tre làm lồng đèn, mẹ bày biện mâm cỗ, trẻ con háo hức nghe bà kể tích chuyện Trung thu xưa trở nên vô cùng quen thuộc với trẻ em xưa, thì đến ngày nay, điều đó trở nên xa lạ với trẻ em ở hiện đại.

Không còn những chiếc đèn cù, đèn ông sao giản dị mà các ông bố thường tự làm cho con, giờ đây, không cần mất công sức để làm, trẻ em luôn được bố mẹ mua cho những chiếc lồng đèn đa dạng màu sắc, đủ kiểu, có các chức năng phát sáng, phát nhạc… thời thượng.

Rồi cuộc sống hiện đại và tất bật khiến cha mẹ quên kể cho con nghe những câu chuyện về nguồn gốc và phong tục Trung thu xưa cũ. Trung thu không còn là Tết của trẻ con, mà còn trở thành dịp lễ để người lớn đi chơi, hoặc để những cha mẹ biếu quà cho cấp trên hay đối tác…

Đến cách phá cỗ…

Ngày nay, mỗi khi Trung thu đến, người người, nhà nhà lại nhộn nhịp chuẩn bị đón Rằm tháng Tám vui nhộn. Tuy nhiên, không còn những buổi tối ấm áp ngồi ở nhà cùng nhau phá cỗ nữa, mà thay vào đó, cách phá cỗ, đi chơi đêm Trung Thu của các bạn trẻ cũng trở nên mới mẻ, hợp thời hơn. Nhiều người chọn cho mình cách vào bar, club chung vui với bạn bè,… hay đi liên hoan ở nhà hàng, quán ăn…

Trở lại với Trung thu xưa, đâu đâu bạn cũng nghe tiếng trống rộn ràng, những chú lân nhảy múa vui vẻ. Các gia đình cùng nhau phá cỗ ngắm trăng, sau đó cùng nhau đổ ra đường vui Tết truyền thống, có đèn lồng, bánh nướng thơm lừng và nghe những tiếng hát rước đèn của trẻ thơ… vô cùng vui nhộn.

Con người cũng đổi thay…

Nếu như Trung thu xưa trở thành đêm hội truyền thống để mọi người, mọi nhà quây quần trong đêm phá cỗ trăng Rằm, thì ngày nay, cũng với con người ấy, không gian ấy, họ lại không còn cảm giác tha thiết như xưa nữa.

Đối với những đứa trẻ, nếu như ngày xưa chúng rất thích ngắm trăng sáng như gương vào đêm trung thu, thì ngày nay, việc ngắm trăng trong thành phố khó khăn hơn do sự xuất hiện của nhiều cao ốc, tòa nhà cao tầng… Thay vào đó, trẻ em phải đi chơi Trung thu giữa phố xá đông nghẹt người, ồn ào và náo nhiệt để rồi con người dần dần lãng quên đi những câu chuyện về chị Hằng, chú Cuội cũng như những nét đẹp truyền thống vốn có…

Sự Khác Nhau Giữa Đám Cưới Xưa Và Nay

Nhìn lại có thể bạn sẽ giật mình vì sự khác biệt rất đỗi rõ nét ở đám cưới xưa và nay…

1. ‘Thiệp hồng’

Giai đoạn 1960 – 1970, người ta mời cưới chỉ đơn thuần là mời miệng. Gia đình nào cẩn thận hay có điều kiện hơn thì báo hỷ bằng mảnh giấy đơn giản, bên trên ghi chú địa điểm, ngày giờ. Đến những năm 90, thiệp cưới bắt đầu xuất hiện và được phổ biến nhưng mẫu mã khá đơn giản, làm bằng chất liệu thông thường và hầu như cái nào cũng giống cái nào.

Ngày nay, thiệp cưới được thiết kế vô cùng bắt mắt với đủ mọi loại mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc. ‘Thiệp hồng’ lúc này còn phảng phất hương thơm, làm bằng chất liệu giấy ‘xịn’, hoa văn in chìm hay mạ vàng. Đặc biệt nhất là càng ngày càng có nhiều cặp đôi tự thiết kế mẫu thiệp mời không đụng hàng để thể hiện cá tính của mình.

2. Ảnh cưới

Thời xưa cô dâu chú rể chỉ có với nhau vài ba bức ảnh trắng đen, sang đến những năm cuối thế kỷ 19 là ảnh màu, làm kỷ niệm chụp ngay trong đám cưới của mình.

Bây giờ điều kiện tốt hơn, trước đám cưới cặp đôi nào cũng chuẩn bị sẵn vài ba bộ ảnh lung linh, chỉnh sửa hiệu ứng hoành tráng, đóng thành quyển hay thành khung lớn. Có đôi còn rửa ảnh, lồng vào những khung gỗ nhỏ, dùng để trang trí hội trường vào ngày trọng đại của mình. Trong buổi lễ, các phó nháy vẫn tiếp tục tác nghiệp kể cả là bằng flycam!

3. Khách mời

Khách mời trong đám cưới những năm ấy không nhiều, chủ yếu là bạn bè thân thiết và người nhà của chú rể, cô dâu. Khách khứa ngồi túm tụm quanh mấy cái bàn là hết. Được cái khách khứa ai cũng chân thành và nhiệt tình. Không khí đám cưới cũng vì vậy mà vô cùng thoải mái, thân mật.

Người trẻ hiện đại tổ chức đám cưới lại có ‘bước tiến vượt bậc’. Cuộc sống hội nhập nên vòng tròn quan hệ cũng nới rộng hơn. Khách khứa có khi phải lên danh sách từ trước cả tháng, cân đo đong đếm xem mời ai, cẩn thận kẻo sót ai.

Ngoài những người thân thiết, cô dâu chú rể và thậm chí cả bố mẹ hai bên cũng ‘tranh thủ’ mời đến cả bạn bè xã hội, đối tác làm ăn. Thành phần khách mời phức tạp hơn, chính vì vậy nên hình thức của đám cưới cũng ngày càng được xem trọng.

4. Hội trường

Thời ông bà, bố mẹ lấy nhau, đám cưới thường được tổ chức ngay trong nhà cô dâu chú rể. Đồ đạc sẽ được kê gọn từ trước, để trống không gian sắp đặt bàn ghế. Vài ba chiếc bàn gỗ, phủ lên trên khăn trải trắng tinh, bày biện bánh kẹo, nước nôi thế là xong!

Sân khấu cũng chẳng có gì ghê gớm: một tấm vải trơn căng lên che tường, đám nào sang thì vải in hình long phượng, dán lên đó chữ ‘Hỷ’ bằng giấy và tên chú rể, cô dâu. Vậy là đủ!

Hội trường đám cưới thời hiện đại, và đặc biệt là ở các thành phố lớn, hầu hết đều được tổ chức ở nhà hàng sang trọng, nhà khách sang chảnh bốn sao năm sao,… Sân khấu trong ngoài trời siêu hoành tráng, trải thảm đỏ như yến tiệc thời xưa, sử dụng đèn khói tạo hiệu ứng huyền ảo lung linh. Bàn tiệc bố trí kiểu Tây với ly tách, cốc dĩa sáng choang, hoa tươi ngào ngạt.

5. Trang phục của cô dâu, chú rể

Chú rể xưa và nay đều mặc vest đen chỉn chu, cài hoa trước ngực. Các tân lang ngày này cũng có nhiều sự lựa chọn hơn: vest trắng, vest đen hay đỏ mận, vest kiểu hiện đại hay bộ Tuxedo lịch lãm…

Cô dâu xưa thường mặc áo dài hay váy trắng đăng-ten kín đáo. Son môi đỏ tươi là đặc trưng của cách trang điểm cho ‘nữ chính’ trong đám cưới thời bấy giờ.

Cô dâu hiện đại tha hồ mặc theo ý thích: váy xòe bồng, váy đuôi cá, váy suông, váy kiểu dạ hội, váy ngắn… Trong lễ cưới, cô dâu thay đến 2, 3 bộ trang phục khác nhau là chuyện hết sức bình thường.

6. Xe rước dâu

Đi bộ hay đạp xe là cách rước dâu phổ biến ở những năm 60 – 70. Sau đó Việt Nam mới bắt đầu xuất hiện xe máy, ôtô nhưng những phương tiện này chỉ gia đình khá giả, giàu có mới sở hữu.

Thời nay, rước dâu bằng ôtô là điều gần như hiển nhiên. Đôi khi vẫn có các cặp đôi chọn sử dụng các phương tiện như xe đạp, xích lô để tạo sự khác biệt. Rước dâu bằng ôtô thời hiện đại cũng chia thành dăm bảy ‘cấp độ’.

Bình dân thì thuê ôtô. Nhà trai khá giả hơn một chút thì sẽ cô dâu sẽ được xe riêng đưa đón. Nhà đại gia, tỷ phú chắc chắn là phải rước dâu bằng mui trần cùng cả dàn xe sang. Thậm chí còn có trường hợp hi hữu là cô dâu về nhà chồng bằng… máy bay nữa.

7. Nghi thức

Tục cưới xin thời xưa chịu ảnh hưởng của thuyết ‘thọ mai gia lễ’. Về đại thể, lễ cưới gồm có các thủ tục lần lượt là thách cưới, đón dâu, đưa dâu, lại mặt. Phần ‘hội’ được tổ chức sau đó với tiệc trà, uống nước, dùng bánh kẹo và liên hoan văn nghệ ‘cây nhà lá vườn’.

Đám cưới thường được kéo dài nhiều ngày, ngày chính thì mời tất cả mọi người, còn những ngày phụ thì mời anh em, họ hàng thân thích đến dùng cơm. Cỗ cưới là thành quả của mọi người cùng chung tay chuẩn bị.

Ngược lại, đám cưới ngày nay được tổ chức cực kỳ ‘chuyên nghiệp’ với kịch bản riêng, MC riêng, thậm chí các tiết mục văn nghệ cũng phải bỏ tiền thuê về. Cỗ cưới đủ mọi loại phong cách từ Tây, Tàu đến cỗ chay. Toàn bộ đều là thuê người nấu nướng, chuẩn bị.

8. Quà cưới

Thời xưa, quà cưới của khách mời thiết thực lắm! Xoong, chậu, phích nước, bếp dầu, lốp xe đạp, bát sứ… tất cả đều là những món đồ phục vụ trực tiếp cho cuộc sống của đôi trẻ. Ai không có điều kiện vật chất vẫn thoải mái tham dự, chia vui tinh thần. Rồi các thành phố lớn cũng bắt đầu mừng cưới bằng tiền nhưng với những mệnh giá ‘xinh xắn’ 5 nghìn, 10 nghìn, xông xênh lắm là 15, 20 nghìn đồng.

Còn bây giờ, đám cưới đàng hoàng hơn cũng đồng nghĩa với việc quà cưới phải giá trị hơn. Tiền trăm chưa đủ, phải tiền triệu, dựa trên điều kiện của người mừng, độ sang của đám cưới, độ thân thiết của hai bên và trên cả số người trong nhà đi dự.

Khách đến ăn cưới việc đầu tiên là tìm chiếc hộp đẹp nhất, được đặt ngay ngắn nhất để bỏ phong bì. Thế mới có chuyện thời xưa nghe báo hỷ chỉ có cười vui, thời nay nhận được ‘thiệp hồng’ dù rất mừng cho đôi vợ chồng trẻ nhưng khối người cũng ‘méo mặt’.

9. Chi phí cho đám cưới

Tất cả những điểm khác biệt về độ cầu kỳ, quy mô nêu trên đã sinh ra sự khác biệt cực kỳ lớn giữa chi phí tổ chức đám cưới xưa và đám cưới ngày nay. Hồi ấy làm đám cưới chỉ có ‘lãi’ chứ không ‘lỗ’ bao giờ. Bỏ ra vài trăm ngàn, cô dâu chú rể thu về nhiều hơn đó một chút.

Ngày nay, có đám cưới là hai bên gia đình tha hồ lo ngay ngáy. Nhiều khi chi ra mấy chục, mấy trăm triệu mà tiền mừng thu về không đủ. Thảo nào mà trước đám cưới độ một năm đổ lại, chú rể nào cũng chăm chỉ hẳn, hùng hục ‘đi cày’ để chuẩn bị cho ngày trọng đại nhất của cuộc đời mình.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Điểm Khác Nhau Giữa Trung Thu Xưa Và Nay trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!