Cập nhật nội dung chi tiết về Dựng Nước Phải Luôn Đi Đôi Với Giữ Nước, Có Dựng Được Nước Mạnh Thì Mới Giữ Được Nước Bền mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Lời dạy của Bác chính là sự tổng kết quy luật tất yếu của lịch sử. Chính bởi thế nó như một lời hiệu triệu, thúc giục cháu con từ khắp mọi miền tổ quốc quyết tâm giữ gìn non sông đất nước của cha ông để lại. Đến nay và mãi mãi mai sau lời dạy của Bác vẫn còn nguyên giá trị lịch sử. Lời nói ấy luôn làm sôi động trong lòng mỗi người chúng ta khi phải vượt qua khó khăn trong đấu tranh cách mạng, bởi nó chứa chất bên trong một chân lý đơn giản nhưng vĩnh cửu: Dựng nước phải luôn đi đôi với giữ nước, có dựng được nước mạnh thì mới giữ được nước bền.
Chúng ta biết rằng sau năm 1954, do điều kiện lúc đó còn nhiều khó khăn về phương tiện thông tin, nên việc ghi chép, quay phim, chụp ảnh còn hạn chế. Trong tình hình lúc đó lại phải đảm bảo bí mật an toàn cho Bác nên việc Bác về Đền Hùng các cán bộ địa phương đều không được biết và tham dự. Các cán bộ của Đại đoàn 308 khi được chỉ thị về Đền Hùng cũng không biết để gặp ai và làm gì ? sau đó mỗi người lại đi ngay để thực hiện nhiệm vụ của mình. Cả nước phải tập chung cho việc kháng chiến và kiến quốc.
Bài viết sớm nhất mang tính tường thuật lại sự việc này được đăng trong tờ báo “Lập công” của Đại đoàn, số ra ngày 25 tháng 9 năm 1954, đã viết:
LỜI HỒ CHỦ TỊCH
Kết quả cuộc hội hội thảo khoa học năm 1984, đã phân tích ý nghĩa và giá trị câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã khẳng định những thành tựu của khoa học lịch sử về việc nghiên cứu chứng minh thời đại Hùng Vương dựng nước là có thật, với nền văn minh sông hồng mà trung tâm là vùng đất Phú Thọ. Các vua Hùng là người có công lập ra nhà nước đầu tiên trong lịch sử – nhà nước Văn Lang.
Tiếp tục công việc nghiên cứu để đưa ra những thông tin chính xác nhất về sự kiện Bác Hồ thăm Đền Hùng năm 1954, các cơ quan chuyên môn, các nhà nghiên cứu đã dành nhiều tâm huyết tìm tòi, gặp gỡ nhân chứng và sưu tầm các tài liệu. Để chuẩn bị cho cuộc hội thảo khoa học lần hai thành công, hai cuộc tọa đàm khoa học đã diễn ra:
– Lần 1: vào ngày 02/4/1992, Cuộc tọa đàm này đã làm sáng tỏ những vấn đề: Về đường đi của bộ đội; Về thời gian Bác đến và ở Đền Hùng. Đã sưu tầm thêm được một số hình ảnh về Bác ngồi nói chuyện dưới gốc cây Vạn Tuế trước cửa chùa Thiên Quang với đ/c Thanh Quảng và đ/c Song Hào.
– Lần 2: vào ngày 02/5/1992, Tọa đàm gặp mặt với các nhân chứng tại Đền Hùng, gồm 04 đồng chí: Đại tá Ngô Thế Lương, nguyên là cán bộ tiểu đoàn đi từ Đại Từ về; Đại tá Tống Xuân Đài, nguyên là người tổ chức bảo vệ cho Bác về Đền Hùng, qua phà Bình Ca, phà Đoan Hùng và phân định chỗ cho bộ đội ngồi nghe Bác nói chuyện; Đ/c Khánh Tiếp (phóng viên báo quân đội nhân dân) được chỉ thị đến nghe Bác nói chuyện để viết bài; và Đại tá Nguyễn Văn Cẩn, ở đơn vị trao trả tù binh.
Một là, khẳng định hành trình của Bác là đi từ Đại Từ – Thái Nguyên về Đền Hùng và từ Đền Hùng trở về Thái Nguyên trong 2 ngày (18/9 đến 19/9/1954).
Hai là, sự kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm viếng Đền Hùng và nói chuyện với bộ đội là chủ ý và mục đích của Bác, điều đó đã có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước. có sự bố trí và phối hợp chặt chẽ giữa Văn phòng Quân uỷ Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân, Bộ tư lệnh Đại đoàn quân Tiên Phong – Sư đoàn 308 và các cơ quan Phủ Chủ tịch.
Ba là, lần đầu tiên xác định những đền, chùa Bác đã thăm viếng ở Đền Hùng và nhà Oản ở Đền Giếng là nơi Bác ngủ lại đêm ngày 18/9/1954.
Bốn là, khi đi thăm các đền, Bác đã ngồi nghỉ dưới gốc cây Vạn tuế trước cửa Chùa Thiên Quang để nghe đ/c Song Hào báo cáo cụ thể về tình hình đưa bộ đội vào tiếp quản Thủ đô. Cùng dự có đ/c Thanh Quảng – Phó Văn phòng quân ủy Trung ương.
Năm là, xác định chính xác vị trí nơi Bác ngồi nói chuyện với Đoàn quân Tiên phong là ở đền Giếng. Và nhất quán chính thức từ đây sẽ trích dẫn câu nói của Bác theo tinh thần bài viết của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đăng trên báo nhân dân ngày 29/4/1969 là : “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Vì câu nói này đã phản ánh đúng tư tưởng, nội dung về dựng nước và giữ nước của Bác, đồng thời khi câu nói này được công bố trên báo Nhân dân đúng vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 1969, lúc đó Bác còn sống và Người đã không có ý kiến gì.
Trải qua gần 40 năm, sau hai cuộc Hội thảo và hai cuộc tọa đàm khoa học với biết bao công sức và tâm huyết của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý. Giờ đây, chúng ta có thể hình dung một cách đầy đủ về sự kiện lịch sử Bác Hồ về thăm viếng Đền Hùng năm 1954 với lời căn dặn bất hủ của Người mùa thu năm ấy:
Ngày 18 – 9 – 1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đi ô tô Zep mang biển số KT.032 (KT là ký hiệu của Ban kiểm tra 12, Bí danh của Văn phòng Phủ Thủ tướng lúc đó) cùng đi với Bác có Đ/c Nguyễn Văn Nền (Lái xe của Văn phòng Thủ tướng), đ/c Đinh Văn Cẩn người phục vụ, đ/c Dũng bảo vệ và nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định cùng một số đ/c khác.
Xe đi từ Điện Biên Phủ đến Đại Từ – Thái Nguyên – Đoan Hùng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vào thăm đơn vị bộ đội tình nguyện Việt Nam mới ở Lào về đóng ở đồi Chân Mộng (huyện Phù Ninh), sau đó tới thăm Thị xã Phú Thọ. Trên đường đi Người đã dừng xe nói chuyện với 2 thương binh rồi vào thăm Tỉnh uỷ Phú Thọ lúc đó mới chuyển căn cứ về đóng ở Thanh Hà (Thị xã Phú Thọ). Đón Chủ Tịch Hồ Chí Minh thăm Tỉnh uỷ Phú Thọ có các đồng chí: Phạm Dụ (lúc này là Chánh văn phòng Tỉnh uỷ), Đ/c Trần Lưu Vị (Bí thư Ban cán sự, kiêm Chủ tịch Uỷ ban hành chính thị xã Phú Thọ) và một số đ/c khác. Đồng chí Trần Lưu Vị kể lại: Chủ tịch Hồ Chí Minh mặc một bộ quần áo bà ba màu gụ, đầu đội chiếc mũ cát rộng vành, chòm râu che trong một chiếc khăn bông buông từ trên đầu xuống 2 bên má. Người hỏi về tình hình chung của tỉnh Phú Thọ và việc Hoàng thân Xu-Va-Nu-Vông (Lào) vừa đi qua, dặn phải giúp đỡ Hoàng thân, giúp đỡ đồng bào hồi cư nhanh chóng ổn định đời sống.
Chiều tối ngày 18/9/1954 Chủ tịch Hồ Chí Minh tới Đền Hùng, Người nghỉ đêm tại nhà Oản thuộc đền Giếng.
Sáng sớm ngày 19/9/1954, Bác đi thăm các đền trên núi Hùng, khi đến chùa Thiên Quang, Bác dừng lại ngồi cạnh gốc cây Vạn tuế trước cửa chùa để nghe đồng chí Song Hào – Chính uỷ Đại đoàn quân tiên phong báo cáo với Bác về tình hình của Đại đoàn, kế hoạch đưa bộ đội về tiếp quản Thủ đô. Sau đó Người lên Đền Thượng, xem quả chuông treo ở cây đại phía bên trái đền và chụp nhiều ảnh kỷ niệm ở trước cửa đền Thượng.
Sau khi thăm xong các đền, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đi xuống đền Giếng chờ bộ đội. Khoảng 9h có cán bộ của 3 Trung đoàn bộ binh, gồm: Trung đoàn 102 (Trung đoàn Thủ đô); Trung đoàn 36 và Trung đoàn 88 (Tu Vũ) và một số tiểu đoàn trực thuộc Đại đoàn Quân tiên Phong – Sư đoàn 308 đi từ các hướng đổ về đền Hùng gồm: từ núi Thằn lằn (Vĩnh Phúc) lên; từ Gia Thanh( Phù Ninh) xuống; từ Trại Cờ Hiệp Hoà (Bắc Giang) sang; từ Đại Từ (Thái Nguyên) về; từ Phùng (ngoại vi Tây Bắc – Hà Nội) lên.
Cùng đi còn có các cán bộ văn công Đại đoàn và các tiểu đoàn trực thuộc Đại đoàn cũng có mặt. Tất cả khoảng gần 100 người đều là những cán bộ chủ chốt, chỉ huy từ cấp đại đội đến cán bộ đại đoàn của Đại đoàn quân Tiên Phong.
Lý do mà Đại đoàn quân Tiên Phong vinh dự được gặp Bác Hồ và được giao nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô lúc đó là:
Thứ nhất: đó là Đại đoàn chủ lực được được thành lập đầu tiên, được Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ đi tiên phong trên con đường vận động chiến đấu, từng mang danh hiệu “Quân Tiên Phong”
Thứ hai: trong đội hình của Đại đoàn, có Trung đoàn Thủ đô – con đẻ cuộc chiến đấu “Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh” của Hà Nội, mùa Đông 1946 lúc ra đi, ước hẹn một ngày về.
Thứ ba: Tư lệnh Đại đoàn Vương Thừa Vũ, nguyên là Chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội năm 1946, nay trở về trên cương vị Chủ tịch Uỷ ban Quân chính thành phố với quân hàm Thiếu Tướng
Cuộc gặp gỡ lịch sử giữa Bác Hồ và Đại đoàn Quân Tiên Phong diễn ra lúc 10h sáng ngày 19/9/1954 trong thời gian khoảng 45 phút đến 1h. Trong buổi nói chuyện, Bác ngồi trên bờ cửa, đồng chí Thanh Quảng, đồng chí Song Hào ngồi trên bậc lát gạch, các đồng chí cán bộ khác ngồi dưới sân đền.
Bài nói chuyện với các chiến sỹ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh chuẩn bị những nội dung chính từ trước, nhưng khi nói chuyện với bộ đội, Người nói thân tình chứ không cần giấy ra đọc. Nội dung cuộc nói chuyện của Bác chủ yếu là nhắc nhở bộ đội về nhiệm vụ tiếp quản Thủ đô. Phải thường xuyên học tập, rèn luyện đạo đức, giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện tốt chính sách dân vận, giữ vững lập trường giai cấp; việc tiếp quản Thủ đô phải thận trọng, chu đáo, giữ gìn an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của nhân dân, cảnh giác với kẻ thù…
Trong thời điểm năm 1954 ấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định nhiệm vụ lịch sử và nhiệm vụ cách mạng của dân tộc dân tộc là : Dựng nước và giữ nước, lúc đó việc nghiên cứu khoa học về thời đại Hùng Vương chưa có điều kiện để tiến hành, qui luật dựng nước và giữ nước trong lịch sử chưa được tổng kết. Lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định thời đại Hùng Vương là thời kỳ lịch sử có thật của dân tộc, các Vua Hùng là người đã khai sinh ra đất nước Việt Nam.
Từ sự khẳng định của Người mà suốt các thập kỷ sau đó cho đến hôm nay, đã có biết bao những công trình nghiên cứu về thời đại Hùng Vương. Bằng những chứng cứ xác thực nhất của lịch sử, đó là những giá trị văn hoá vật thể mà 2 nghìn năm trước Công nguyên, người Việt cổ đã để lại những dấu tích của mình ở khắp mọi nơi trong lòng đất nước ta. Nhờ đó mà các bộ môn chuyên ngành lịch sử Việt Nam đã chứng minh thời đại Hùng Vương là thời kỳ lịch sử có thật và là buổi bình minh của lịch sử nước nhà.
Trong lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Các Vua Hùng đã có công dựng nước”, Người đã viện dẫn đến những con người có thật trong buổi đầu của lịch sử dân tộc, đồng thời cũng là một biểu tượng cao quí mà các thế hệ con cháu người Việt Nam đời này qua đời khác tôn thờ. Nói về các Vua Hùng ngay tại nơi thiêng liêng mà bao đời nay luôn hiện hữu trong tâm thức cũng như trong đời sống thường nhật của người Việt.
Trở về Đền Hùng, chọn Đền Hùng – Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi gợi cho mỗi người đất Việt về ý thức dân tộc, ý thức cội nguồn về một dân tộc đã có bề dày lịch sử mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước; nhắc nhớ các thế hệ con cháu người Việt Nam nhiệm vụ tiếp tục dựng nước và giữ nước là con đường tất yếu để đất nước trường tồn và phát triển. “Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Lời Người nói thật giản dị mà thân thương gần gũi, biểu lộ ý chí đoàn kết thống nhất và nguyện vọng bảo vệ Tổ quốc để xây dựng đất nước. Miền Bắc sau năm 1954, vừa thực hiện nhiệm vụ xây dựng CNXH, vừa trở thành hậu phương lớn để chi viện cho miền Nam ruột thịt tiếp tục hoàn thành công cuộc chống Mỹ giành độc lập, thống nhất đất nước.
Ngày nay quy luật dựng nước đi đôi với giữ nước thể hiện trong hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Dưới ánh sáng đường lối đổi mới, nhân dân ta đang ra sức xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Đó chính là thực hiện tâm nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Phạm Quỳnh – Hoàng Oanh
Dựng Nước Phải Đi Đôi Với Giữ Nước, Bảo Vệ Toàn Vẹn Lãnh Thổ Cha Ông Ta Để Lại (*)
Dựng nước phải đi đôi với giữ nước, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ cha ông ta để lại (*)
– Thưa các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, các vị đại biểu khách quý, – Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí!
Hôm nay, tôi rất vui mừng về dự Lễ mít tinh kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Đền Hùng và để lại lời căn dặn bất hủ: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, tôi thân ái gửi đến các đồng chí lão thành cách mạng, các Mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng lao động; các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào, đồng chí lời chức sức khỏe, hạnh phúc!
– Thưa các vị đại biểu khách quý, – Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí,
Từ bao đời này, trong tâm thức của mỗi người dân Việt Nam, các Vua Hùng là Quốc Tổ của dân tộc Việt Nam, người đầu tiên có công dựng nên đất nước Việt Nam. Công lao khai sơn, phá thạch dựng nước của các Vua Hùng muôn đời được các thế hệ người Việt Nam ghi nhớ. Người Việt Nam dù ở trong nước hay ở nước ngoài đều tự hào mang trong mình dòng máu “con Lạc – cháu Hồng”. Đền Hùng và tín ngưỡng thờ cúng các Vua Hùng là bản sắc văn hóa, đạo lý truyền thống của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa sâu xa, nhắc nhở, kết nối, củng cố tình đoàn kết, thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của cộng đồng dân tộc Việt Nam, những người cùng chung một cội nguồn.
Tại đất thiêng Đền Hùng, đúng ngày này 60 năm trước, Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã dặn dò cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn Quân Tiên Phong trước khi về tiếp quản Thủ đô: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời căn dặn của Bác tôn vinh công lao dựng nước của các Vua Hùng, của các bậc tiền nhân, đồng thời nhắc nhở ý thức trách nhiệm giữ nước của cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn Quân Tiên Phong nói riêng và của chúng ta, của mỗi người dân Việt Nam nói chung. Thực hiện lời Bác, trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang suốt mấy chục năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giành thắng lợi to lớn: Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, thu giang sơn về một mối, đưa cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, hoàn thành nghĩa vụ quốc tế và tiến hành công cuộc đổi mới, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Trên chặng đường 60 năm thực hiện lời căn dặn của Bác và 45 năm thực hiện Di chúc của Người, cùng với đồng bào và chiến sỹ cả nước, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Phú Thọ luôn đoàn kết một lòng anh dũng, cần cù, vượt qua mọi khó khăn thử thách, có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Trong các cuộc kháng chiến cứu nước và bảo vệ Tổ quốc, Phú Thọ đã huy động cao nhất sức người, sức của góp phần làm nên thắng lợi vẻ vang của dân tộc; hàng vạn con em Phú Thọ đã hăng hái nhập ngũ, anh dũng chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên các chiến trường. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ luôn nỗ lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn, lao động sáng tạo, tạo nên những chuyển biến rất quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh, quốc phòng, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị để từ một tỉnh nghèo, đến nay, đời sống của nhân dân các dân tộc trong tỉnh ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Ghi nhận những thành tích đã đạt được, Đảng và Nhà nước trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang và nhiều phần thưởng cao quý.
– Thưa các vị đại biểu khách quý, – Thưa toàn thể đồng bào, đồng chí,
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, với ý chí “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”, “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”, dân tộc ta đã bao lần đứng lên cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc với biết bao hy sinh xương máu. Cũng chính vì thế mà dân tộc ta thiết tha yêu chuộng hòa bình, mong muốn được sống trong hòa bình để xây dựng đất nước, mưu cầu cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực diễn biến phức tạp hiện nay, các thế lực thù địch luôn âm mưu đe dọa xâm phạm độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, chống phá sự phát triển của đất nước ta, dân tộc ta, mỗi cán bộ, đảng viên, chiến sỹ và mỗi người dân Việt Nam cần phải ghi nhớ, khắc sâu, thấm nhuần và thực hiện lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Dựng nước phải đi đôi với giữ nước. Nỗ lực phát triển đất nước, đồng thời kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc để đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, dân tộc Việt Nam nhân nghĩa, văn hiến của chúng ta mãi mãi trường tồn, vẻ vang sánh vai cùng bạn bè năm châu.
Một lần nữa, tôi xin chúc các vị đại biểu, khách quý cùng toàn thể đồng bào, đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công.
Xin trân trọng cảm ơn.
Phải Giải Được “Bài Toán” Ô Nhiễm Nguồn Nước!
Nhìn từ đề xuất xây dựng công viên văn hóa lịch sử tâm linh dọc sông Tô Lịch:
Cải tạo hệ thống sông trên địa bàn Hà Nội rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng. Ảnh: Giang Nam
Ô nhiễm bủa vây
Hà Nội đứng đầu cả nước về số lượng sông, hồ với hơn 100 hồ nội thành và 13 con sông chảy qua. Các sông, hồ có tác dụng rất lớn trong việc điều hòa, hỗ trợ hệ thống thoát nước đô thị, tránh úng, ngập cục bộ. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, đa phần sông hồ tại Hà Nội đều bị ô nhiễm trầm trọng. Đáng nói, hiện nước thải sinh hoạt vẫn chủ yếu xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương), điều này khiến sông hồ bốc mùi hôi thối.
Sông Tô Lịch là ví dụ. Tình trạng ô nhiễm nước sông Tô Lịch từ lâu là vấn đề nan giải song vẫn chưa được khắc phục triệt để. Theo ghi nhận thực tế, con sông dài khoảng 15km, bắt đầu từ phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy chảy về phía Nam thành phố và ra sông Nhuệ đoạn xã Hữu Hòa thuộc huyện Thanh Trì luôn trong tình trạng nước chuyển màu đen kịt, mùi hôi nồng nặc.
Chưa hết, hiện dọc hai bờ sông Tô Lịch luôn có hàng trăm ống xả thải của các hộ dân sống ven bờ. Hệ thống cống xả của các nhà hàng, quán ăn ngày đêm hoạt động, nhiều chỗ nước thải dồn bọt trắng xóa trên sông. Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 150.000m3 nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý xả xuống sông. Ngoài ra, hạ lưu sông còn phải tiếp nhận nguồn nước thải “bẩn” của các cơ sở sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Tuy, Mai Động, Văn Điển…
Sông Tô Lịch ô nhiễm không phải là trường hợp cá biệt. Minh chứng dễ thấy, người dân sống dọc tuyến các sông khác như: sông Sét, sông Lừ… vẫn phải chấp nhận sống bên cạnh sự ô nhiễm suốt năm này qua năm khác. Đặc biệt cứ sau mỗi trận mưa, trời nắng lên hoặc nổi gió, mùi hôi nồng nặc từ dưới sông bốc lên rất khó chịu. Một ví dụ khác nữa là sông Kim Ngưu.
Theo nghiên cứu, cứ 1km sông Kim Ngưu lại có 7 ống cống xả thải trực tiếp ra lòng sông. Qua tìm hiểu, sông Kim Ngưu hiện cũng đang phải gánh đồng thời một lượng nước thải lớn. Do nước thải được xả thẳng, không qua xử lý từ các tuyến đường như Lò Đúc, Trần Khát Chân… nên gây ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Mùi hôi thối bốc lên từ lòng sông khiến hàng nghìn hộ dân sống dọc hai bên bờ sông luôn thường trực cảm giác ngột ngạt.
Cần những giải pháp đột phá
Phải khẳng định, trước sự ô nhiễm trầm trọng ở các sông trên địa bàn, Hà Nội liên tục thực hiện các dự án cải tạo, nạo vét đáy sông, kè bờ, trồng cây ven đường, thả bè thủy sinh… để làm sạch dòng sông. Tuy nhiên, đã nhiều năm trôi qua, mọi biện pháp đều như “muối bỏ bể”.
Mới đây, Công ty Cổ phần Tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE) đã gửi tới Thành ủy, Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất giải pháp tổng thể, cải tạo sông Tô Lịch trở thành “Công viên lịch sử – văn hóa – tâm linh” bằng nguồn vốn từ phía Nhật Bản. Các chuyên gia Nhật Bản cho rằng, tại sông Tô Lịch, có 3 vấn đề chưa được xử lý: Thứ nhất, mùi hôi thối do tầng bùn đáy vẫn chưa được xử lý triệt để; thứ hai, tầng bùn đáy tích tụ trong lòng sông dù nạo vét cơ học cũng chưa xử lý được tận gốc vấn đề và vẫn có nguy cơ bị tái ô nhiễm; thứ ba, nước trong lòng sông đã và đang bị ô nhiễm thì chưa xử lý được tận gốc. Theo đề án cải tạo sông Tô Lịch, trên sông là dịch vụ thuyền rồng du lịch chở khách thăm quan, chiêm ngưỡng vẻ đẹp đầy skắc màu. Dọc theo bờ sông dài 15km, công viên sẽ tái hiện chiều dài lịch sử Việt Nam…
Nguyên nhân được xác định bởi ảnh hưởng quá trình quy hoạch đô thị, dòng chảy của nhiều con sông gặp nhiều vấn đề nghiêm trọng và bị ứ đọng ở nhiều nơi. Nhiều sông, hồ chỉ có nước thải và nước mưa đổ vào chứ không có nguồn nước khác. Ngay cả những con sông lớn như sông Nhuệ, sông Đáy cũng đang rất bí bách về dòng chảy, chủ yếu là nước thải và nước mưa.
Ngoài ra, theo các chuyên gia, để sông hồ có thể “hồi sinh” vấn đề cốt lõi vẫn là phải xử lý được nguồn gốc gây ô nhiễm. Nói cách khác, phải có giải pháp từ việc ngăn chặn, không ném rác, xả thải bừa bãi xuống sông rồi mới đến xử lý nước. Cùng với đó, Thành phố cũng cần tính đến phương án bơm nước sông Hồng qua hồ Tây để bão hòa một phần lớn nước thải vào sông Tô Lịch như một giải pháp thiết yếu. Đặc biệt, cần có cống thải riêng để xử lý nước thải của thành phố và các hộ dân…
Theo tìm hiểu, hiện Hà Nội đã và đang triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Dẫn chứng từ sông Tô Lịch có thể thấy, hàng loạt đề xuất, biện pháp như xử lý ô nhiễm bằng chế phẩm Redoxy 3C, công nghệ Nano – Bioreactor, hay dẫn nước sông Hồng vào bổ cập nước cho Hồ Tây, từ đó cải thiện chất lượng nước sông Tô Lịch… đã được các đơn vị chức năng của Thành phố thử nghiệm, áp dụng.
Ở chiều hướng xử lý bền vững, Hà Nội đang tích cực triển khai thực hiện “Dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá” (huyện Thanh Trì), với quy mô xây dựng trên phạm vi khoảng 4.874 ha, trong đó bao gồm nhà máy xử lý nước thải công suất 270.000m3/ngày-đêm và hệ thống cống thu gom, cống bao, cống đấu nối dọc bờ sông Tô Lịch, sông Lừ và một phần khu vực quận Hà Đông với tổng chiều dài cống các loại khoảng 52,621 km, đường kính từ 315 – 2.200 mm.
Dự án này được Hà Nội xác định là công trình trọng điểm, ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội khi thu gom xử lý nước thải sinh hoạt của người dân các quận Tây Hồ, Ba Đình, Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng và một phần huyện Thanh Trì, quận Hà Đông để góp phần làm sạch các dòng sông trên địa bàn thành phố.
Nói cách khác, dự án này được kỳ vọng khi đi vào hoạt động sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận nước thải của bảy quận, huyện trên địa bàn và toàn bộ nước thải ở sông Tô Lịch sẽ được xử lý. Khi đó, những con sông sẽ có khả năng hồi sinh dòng chảy như xưa, đây cũng là mong mỏi, chờ đợi của rất nhiều người dân Thủ đô trong những năm qua do tình trạng ô nhiễm các dòng sông đã rất nặng nề.
Rõ ràng, những dòng sông bị ô nhiễm ngoài nguyên nhân chủ quan từ hạ tầng xử lý nước thải không đảm bảo thì còn nguyên do khác xuất phát từ ý thức người dân. Một bộ phận người dân thường “xả” rác bừa bãi xuống cống, mương… gây tắc nghẽn ở hầu hết các tuyến thoát nước tại Hà Nội. Bởi vậy, Thành phố cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Trong đó, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở trên lưu vực sông nhằm giảm tối đa nguy cơ xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông… tuy nhiên, về lâu dài, cần có biện pháp bền vững để xử lý nguồn xả thải và huy động sự vào cuộc của người dân. Nói cách khác, nếu vẫn cứ đặt người dân nằm ngoài cuộc, không huy động được sức mạnh tổng thể của cộng đồng như hiện tại thì các giải pháp hồi sinh sông ô nhiễm vẫn chỉ là những kế hoạch nằm trên giấy./.
Ý tưởng phục hồi các dòng sông đã được thể hiện trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Cụ thể, quy hoạch định hướng hình thành 3 lưu vực chính gồm hai bên sông Đáy, khu vực phía Bắc Hà Nội và khu vực Hà Nội cũ tạo ra hệ thống tiêu thoát liên hoàn, đặc biệt là khu đô thị trung tâm có hệ thống thoát nước đạt 90%, tiến tới 100%. Với vấn đề cải tạo sông trên địa bàn Hà Nội, các nhà khoa học, chuyên gia về môi trường đã nêu ra nhiều biện pháp xử lý với tham vọng “cứu” sông, hồ Thủ đô. Từ việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân, các doanh nghiệp đến những việc làm thiết thực như khảo sát, nạo, vét các hồ trên địa bàn… chung tay góp sức xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp đang được nhanh chóng triển khai, hiệu quả. Nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và ứng dụng các phương pháp khác nhau để xử lý nước hồ ô nhiễm… Mặt khác, Thành phố cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong đó, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở trên lưu vực sông nhằm giảm tối đa nguy cơ xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông…
Giang Nam – Kim Tiến
Nguồn :
8 Cách Giữ Cho Miệng Của Bạn Luôn Sạch Sẽ, Khỏe Mạnh
Để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ, thơm tho và trắng sáng thì việc đánh răng thôi là chưa đủ. Trên thực tế, bạn nên tìm hiểu thêm một số phương pháp khác để bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ sâu răng, viêm nha chu, thậm chí là ung thư miệng.
1. Thăm khám nha khoa định kỳ
Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng mỗi người nên dành thời gian khoảng 2 lần/năm để thăm khám nha khoa. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những vấn đề như bệnh nướu, sâu răng, chấn thương, và ung thư miệng giai đoạn đầu, từ đó có thể điều trị bệnh kịp thời trước khi chúng biến chứng gây nguy hiểm tới tính mạng.
2. Độ tuổi nào cần chú trọng tới việc chăm sóc sức khỏe răng miệng?
Trẻ mới biết đi và một bộ phận lớn những người cao tuổi thường có xu hướng ít quan tâm tới việc chăm sóc sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy họ chính là những đối tượng cần phải chăm sóc răng miệng một cách kỹ lưỡng giống như những đối tượng khác.
Trẻ em nên đến gặp nha sĩ khi chúng được một tuổi, và cho tới khi trẻ đã tự lập hơn, cha mẹ có thể tập cho trẻ thói quen tự làm sạch và chăm sóc răng miệng của mình. Đối với những người lớn tuổi bị mắc phải bệnh viêm khớp có thể khiến cho việc đánh răng và xỉa răng trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, khi tuổi tác ngày một cao, lượng nước bọt được sản xuất ra cũng giảm xuống, làm tăng nguy cơ mắc sâu răng ở người già, thậm chí tình trạng này cũng gây khó chịu cho những người phải đeo răng giả.
3. Tránh các loại đồ uống soda
Hầu hết các loại nước uống soda có chứa hai thành phần, bao gồm axit photphoric và axit citric có khả năng ăn mòn bề mặt răng của bạn. Nếu bạn sử dụng nhiều hơn 1 lon soda một ngày sẽ làm cho men răng trở nên suy yếu, ố vàng và dễ bị sâu răng hơn. Thay vì sử dụng các loại đồ uống có đường hoặc soda, bạn có thể chuyển sang nước được cho thêm hương vị với cam, quýt hoặc lá bạc hà.
4. Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường
Đường là thủ phạm hàng đầu gây ra tình trạng sâu răng, bởi vì nó cung cấp nguồn thức ăn cho các loại vi khuẩn có hại và làm gia tăng lượng axit bên trong miệng của bạn. Điều này có thể dẫn đến hình thành nên các mảng bám và ăn mòn men răng cũng như ảnh hưởng xấu tới nướu của bạn.
Để ngăn ngừa được nguy cơ phải đối mặt với tình trạng sâu răng, tốt nhất bạn nên cố gắng cắt giảm các món ăn có chứa nhiều đường, đồng thời đánh răng và xỉa răng sau mỗi bữa ăn, bao gồm cả bữa ăn nhẹ.
5. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá
Các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe răng miệng trên thế giới đều khuyến cáo những người thường xuyên hút thuốc lá, kể cả thuốc lá không khói nên thay đổi hoặc từ bỏ thói quen tiêu cực này.
Trong thuốc lá có chứa vô số chất độc hại cho sức khỏe, trong đó bao gồm nicotine và tar (hắc ín), chúng không chỉ biến răng của bạn bị chuyển thành màu vàng khó coi mà lâu dần còn ăn mòn nướu răng.
Bên cạnh đó, việc hút thuốc lá cũng tạo ra một môi trường chín muồi cho các loại vi khuẩn có hại phát triển bên trong miệng và làm xuất hiện các mảng bám trên răng hay dọc theo đường viền nướu.
Điều này cũng ảnh hưởng lớn đến các mô, làm thoái hóa xương hỗ trợ răng, thậm chí làm tăng nguy cơ mất răng. Tồi tệ hơn, các loại hóa chất có trong thuốc lá cũng góp phần dẫn đến ung thư miệng.
6. Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp
Bạn nên lựa chọn loại bàn chải có lông mềm để tránh gây tổn thương đến nướu răng. Tốt nhất, bạn nên thay đổi bàn chải đánh răng khoảng 2-3 tháng một lần. Khi bạn nhận thấy lông bàn chải bị cong lên, đây chính là lúc bạn nên đổi sang bàn chải mới.
7. Làm sạch răng đúng cách
Các nha sĩ thường khuyên mọi người nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, tuy nhiên không phải ai cũng biết làm sạch răng miệng đúng cách.
Khi bắt đầu đánh răng, bạn hãy giữ bàn chải đánh răng ở góc 45 độ, hướng về phía đường viền nướu và thực hiện các chuyển động đưa bàn chải một cách nhẹ nhàng, chậm rãi. Mỗi lần, bạn nên đánh răng từ 10-15 lượt, tuy nhiên không nên đánh răng quá mạnh vì nó có thể làm hỏng răng và bào mòn đường viền nướu của bạn.
8. Sử dụng chỉ nha khoa
Bạn đang đọc nội dung bài viết Dựng Nước Phải Luôn Đi Đôi Với Giữ Nước, Có Dựng Được Nước Mạnh Thì Mới Giữ Được Nước Bền trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!