Cập nhật nội dung chi tiết về Giảng Viên Fpt Polytechnic Tập Huấn Về Phương Pháp Giảng Dạy Cdio mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Sáng ngày 19/08, Cao đẳng FPT Polytechnic Tây Nguyên đã tổ chức ngày tập huấn về phương pháp CDIO dành cho toàn thể giảng viên, cán bộ đang giảng dạy và công tác tại trường như một buổi để trao đổi về công nghệ giáo dục đổi mới phù hợp với chất lượng đào tạo chuẩn quốc tế.
Trong buổi học tất cả thành viên tham dự đã hiểu rõ về định nghĩa CDIO, cũng như các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng khi thực hiện triết lý đào tạo này. Trong quá trình chia sẻ kiến thức thầy Khoan nhấn mạnh tầm quan trọng của CDIO: ” Việc hiểu rõ về triết lý đào tạo của một đơn vị sẽ giúp cho giảng viên yên tâm truyền đạt kiến thức cho sinh viên hiệu quả hơn, không mang tính lý thuyết hàn lâm quá nhiều, việc kết hợp giữa triết lý đào tạo với thực tế làm việc từ chính doanh nghiệp sẽ cho sinh viên cái nhìn tổng quát, hiệu quả hơn trong quá trình học tập”.
Sau giờ nghỉ trưa buổi tập huấn tiếp tục với việc tham dự trực tiếp lớp học do thầy Lê Tuấn Lộc (giảng viên ngành Thiết kế đồ họa – Mỹ thuật đa phương tiện) phụ trách. Môn học thầy giới thiệu là Anime, cách để tạo ra một đoạn clip hoạt hình. Buổi học rất lý thú với cách truyền đạt kiến thức dễ hiểu và sinh động, cộng thêm sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên tạo nên không khí thoải mái, không nhàm chán. Nhận xét về buổi học, cô Đỗ Thị Bích Vân (giảng viên Công nghệ thông tin) cho biết : “Mặc dù chưa từng tìm hiểu về công nghệ làm phim hoạt hình nhưng qua cách giảng dạy của thầy Lộc, mình cảm thấy khá dễ hiểu và có thể tạo được một đoạn clip ngắn sau khi kết thúc buổi học”.
Các lớp học bổ trợ, nâng cao kiến thức là một trong những chương trình thường xuyên được tổ chức cho tất cả nhân viên làm việc trong các đơn vị, như một phương pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng làm việc cũng như giá trị của từng cá nhân khi làm việc trong môi trường chuyên nghiệp của FPT trên toàn quốc.
Lớp Tập Huấn “Phương Pháp Giảng Dạy Trên Tiền Lâm Sàng”
Cập nhật: 14/08/2014 – 12:00 am
Sáng 11/8/2014, bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức lớp tập huấn “Phương pháp giảng dạy tiền lâm sàng” do Tiến sĩ Vivian Gamblian – Giám đốc Trung tâm tiền lâm sàng và Tiến sĩ Jane Price – Đại học Điều dưỡng Baylor, Hoa Kỳ, trực tiếp tham gia giảng dạy. Giảng dạy trên tiền […]
Sáng 11/8/2014, bệnh viện Nhi Trung ương tổ chức lớp tập huấn “Phương pháp giảng dạy tiền lâm sàng” do Tiến sĩ Vivian Gamblian – Giám đốc Trung tâm tiền lâm sàng và Tiến sĩ Jane Price – Đại học Điều dưỡng Baylor, Hoa Kỳ, trực tiếp tham gia giảng dạy.
Giảng dạy trên tiền lâm sàng hay còn gọi là giảng dạy trên mô phỏng là một phương pháp giảng dạy nhằm tăng cường và bổ trợ kỹ năng lâm sàng cho học viên cũng như cán bộ y khoa. Tình huống lâm sàng sẽ được mô phỏng giống tình huống thực tế nhằm tạo điều kiện cho học viên thực hành những kĩ năng mới một cách thành thạo trước khi tiếp cận với bệnh nhân. Các tình huống mô phỏng này được xây dựng theo nhiều mức độ khác nhau từ các kỹ thuật cơ bản cho tới nâng cao tùy theo nhu cầu đào tạo.
Hiện nay, phương pháp giảng dạy trên tiền lâm sàng đã được áp dụng thường quy tại nhiều bệnh viện và trường đại học của Hoa Kỳ, giúp sinh viên cũng như các cán bộ y khoa thêm độc lập, tự tin khi điều trị cho bệnh nhân cũng như đảm bảo an toàn hơn cho bệnh nhân. Chính vì những lợi ích đó mà bệnh viện Nhi Trung ương đã và đang tiếp tục triển khai, phát triển trung tâm tiền lâm sàng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong y khoa.
Thực hành theo nhóm trên mô hình sim mega code kid
Thực hành trên mô hình sim baby hiện đại
Lớp tập huấn gồm 15 cán bộ y khoa hiện đang giảng dạy chính tại bệnh viện. Trên cơ sở được đào tạo của khóa học, các giảng viên sẽ xây dựng chương trình và nhân rộng mô hình đào tạo này tại các khoa/phòng. Đồng thời, đoàn chuyên gia sẽ tư vấn kế hoạch phát triển trung tâm tiền lâm sàng trong tương lai của Bệnh viện.
Đây là chuyến thăm lần thứ 3 của bà Vivian tới bệnh viện Nhi Trung ương nhằm tư vấn và hỗ trợ bệnh viện trong việc phát triển đào tạo thực hành trên mô phỏng, từ đó nâng cao chất lượng đào tạo trong lĩnh vực Nhi khoa. Tiến sĩ Vivian đánh giá cao bước tiến của bệnh viện Nhi Trung ương trong việc triển khai vận hành trung tâm tiền lâm sàng với mô hình simbaby hiện đại, mô hình nursing kid, mô hình mega code kid, mô hình đào tạo CPR cho trẻ em, các modun đào tạo giải cứu, modun đào tạo CPR, thông đường thở, ECG, lấy mạch….
Khóa học đã kết thúc thành công tốt đẹp vào chiều ngày 12/8/2014 đồng thời mở ra hướng phát triển cho xu hướng đào tạo hiện đại.
Hải Hà – phòng Đào tạo
Bốn Khoá Học Về Phương Pháp Giảng Dạy Dành Cho Giáo Viên Cả Nước
Trong nhiều môi trường, hầu hết giáo viên là người tư duy và suy nghĩ trong lớp học, chứ không phải là học trò. Một trong những lý do chủ đạo chính là vì phần lớn việc thiết kế chương trình dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá lâu nay đang được tiếp cận từ việc đặt giáo viên ở trung tâm, thay vì thực sự đặt học sinh ở trung tâm. Điều này vừa “bào mòn” động lực học tập lâu dài, vừa hạn chế năng lực tư duy nền tảng của học sinh. Vậy làm thế nào để học sinh cấp 1 – cấp 2 – cấp 3, trở thành người chủ động tìm hiểu, chủ động suy nghĩ và chủ động sáng tạo?
Hội thảo đào tạo thực hành về phương pháp giảng dạy cho các giáo viên trên cả nước (PEN 2020) do Đại học Fulbright Việt Nam vàQuỹ phát triển Giáo dục IEG Foundation đồng tổ chức sẽ tập trung vào 4 chuyên đề đột phá về các phương pháp dạy học khai phóng tư duy. Đại học Fulbright Việt Nam xin giới thiệu nội dung các chuyên đề giúp các thầy, cô tham khảo và đăng ký tham gia nhằm nâng cao phương pháp giảng dạy, đào tạo của mình.
Học Sâu (Deep Learning)
Việc học là một quá trình phân tầng. Hầu hết việc dạy – học ở nhiều môi trường bị đổ nhiều trọng tâm vào học trên bề mặt (surface learning). Khoảng 90% giảng dạy chỉ yêu cầu người học sử dụng những kỹ năng ở bề mặt theo nghiên cứu của John Hattie – chuyên gia hàng đầu thế giới về Visible Learning (học trực quan). Điều này cũng đồng nghĩa là người dạy đã không kéo giãn được việc học nông để chạm đến học sâu (deep learning).
Ngoài ra, tầng trên của Học Sâu là Chuyển Giao – tức là chuyển giao những hiểu biết, kỹ năng và chiến thuật vào các tình huống và công việc mới lạ một cách linh hoạt và hiệu quả. Phân tầng Chuyển Giao này cũng hầu như trống vắng trong các giờ học và hệ thống chương trình phổ thông. Chính vì lý do này, học sinh có thể học nhiều, biết nhiều nhưng năng lực tư duy, lập luận, lý giải và vận dụng kiến thức, hiểu biết còn rất hạn chế, đặc biệt trong những ngữ cảnh và tình huống mới lạ.
Buổi chia sẻ đào tạo Học Sâu sẽ hướng dẫn giáo viên thực hành những phương diện sau:
Nhận diện sự khác biệt trong biểu hiện và phương pháp dạy – học giữa Học Nông và Học Sâu.
Cách thiết kế giáo án và các hoạt động, thử thách học tập trước – trong – sau giờ học để hướng học sinh đến việc Học Sâu và Chuyển Giao.
Các phương pháp dạy học dựa trên nền tảng Hiểu Sâu để học sinh có thể hiểu biết và suy nghĩ ở nhiều tầng lớp của hiểu biết và tư duy.
Buổi chia sẻ đào tạo dựa trên những nghiên cứu khoa học và giáo dục tiên tiến nhất trên thế giới, kết hợp với trải nghiệm của chuyên gia thiết kế, đột phá hệ thống cho các trường học ở Việt Nam. Khi giáo viên ý thức phát triển và xây dựng được năng lực hướng dẫn, hỗ trợ học sinh hướng đến việc Học Sâu, chúng ta sẽ tạo ra những thế hệ học sinh không ngừng chủ động mở rộng và đào sâu mỗi đơn vị kiến thức, để chạm đến bản chất của vấn đề và độ sâu của việc học.
Trong nhiều môi trường, hầu hết giáo viên là người tư duy và suy nghĩ trong lớp học, chứ không phải là học trò. Trong khi đó, học trò lẽ ra phải là người chủ động tư duy vì chúng đến trường là để… học, chứ không phải chỉ để nghe. Một trong những lý do chủ đạo chính là vì phần lớn việc thiết kế chương trình dạy học, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá lâu nay đang được tiếp cận từ việc đặt giáo viên ở trung tâm, thay vì thực sự đặt học sinh ở trung tâm. Điều này vừa “bào mòn” động lực học tập lâu dài, vừa hạn chế năng lực tư duy nền tảng của học sinh.
Vậy làm thế nào để học sinh cấp 1 – cấp 2 – cấp 3, với đặc điểm riêng của từng độ tuổi và trong mỗi môn học, trở thành người chủ động tìm hiểu, chủ động suy nghĩ và chủ động sáng tạo. Để từ đó, khi học sinh học lên cao và tiếp xúc với bất cứ môi trường học tập – làm việc tiên tiến nào, học sinh đều có khả năng tự học và trở thành những người học tập chủ động, không ngừng tò mò và sáng tạo trong vô vàn ngữ cảnh, tình huống mà ở đó lời giải và khuôn mẫu thậm chí còn chưa tồn tại.
Buổi chia sẻ đào tạo Năng Lực Tò Mò sẽ hướng dẫn giáo viên thực hành những phương diện sau:
Cách thiết kế chương trình học tổng thể để dẫn dắt học sinh trên một quá trình khám phá và truy vấn kiến thức.
Cách thiết kế giáo án để khơi gợi sự tò mò và chủ động tìm hiểu, nghiên cứu kiến thức của học sinh.
Các phương pháp dạy học trên lớp nhằm hỗ trợ quá trình truy vấn kiến thức của học sinh.
Các hoạt động hỗ trợ sau giờ dạy để giúp học sinh không ngừng tò mò, tìm hiểu về các vấn đề mở rộng và đào sâu tri thức.
Các hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá để tạo động lực và niềm yêu thích học tập tự nhiên cho học sinh.
Buổi chia sẻ đào tạo dựa trên những nghiên cứu khoa học tiên tiến nhất trên thế giới, kết hợp với trải nghiệm của chuyên gia thiết kế, đột phá hệ thống cho các trường học ở Việt Nam và những trải nghiệm thực hành trên thực tế lớp học của các học giả PEN 2019. Những điều này đã và đang diễn ra, đem lại nhiều hiệu quả đột phá thực tế cho năng lực giảng dạy của giáo viên và năng lực học tập của học sinh ở nhiều môi trường. Để mỗi người – dù là học sinh hay giáo viên – đều là những người học tập trọn đời.
Giảng dạy với công nghệ (Digital Learning Through Social Media)
Là giáo viên, chắc hẳn chúng ta đều thấy rằng mạng xã hội đôi khi làm ảnh hưởng đến việc học. Học sinh dễ bị xao nhãng bởi những kênh mạng xã hội có sức lan tỏa lớn, lại có thể dễ dàng truy cập qua điện thoại hay máy tính, như Facebook. Tuy nhiên, mạng xã hội cũng có thể giúp ích rất nhiều cho việc dạy và học chứ không hoàn toàn mang tính tiêu cực. Facebook chính là một không gian trực tuyến mà các bạn học sinh đã quá quen thuộc, hiểu rõ từ những nguyên tắc chung đến những cách thức giao tiếp thông qua Facebook; thậm chí, đôi khi còn sử dụng nhiều hơn so với hình thức trao đổi trong khuôn khổ lớp học.
Thực hành Chính niệm – Từ tâm(Mindfulness and Compassion in Teaching)
Thực hành Chính niệm – Từ tâm: Lan toả tích cực xa ngoài lớp học Practicing Mindfulness-Compassion: Positive Outspread Far Beyond the Classroom
Chính niệm (mindfulness) và Từ tâm (compassion) đã bước ra ngoài phạm vi thực hành tôn giáo, trở thành hai khái niệm phổ quát toàn cầu, tạo ra những chuyển hoá thiện lương ở nhiều cấp độ, từ cá nhân cho đến cộng đồng và xã hội. Thực tế, Chính niệm và Từ tâm không hề tách biệt mà tương hỗ, củng cố lẫn nhau. Do vậy mà từ chính niệm, nhiều khái niệm tương cận đã được nhận diện, ví như nhân từ (kindfulness), hay tự kiểm (heedfulness), vốn đều có nền tảng ở từ tâm. Trong chuyên đề này, hai khái niệm căn bản trên được hợp nhất thành một tổ hợp chính niệm – từ tâm và sẽ được xem xét trong khuôn khổ nhà trường, nhằm tìm lời đáp cho câu hỏi: Thực hành chính niệm – từ tâm như thế nào trong việc dạy và học? và việc thực hành này sẽ mang lại hiệu quả gì cho người dạy – người học.
Phương Pháp Giảng Dạy Hỏi Đáp
“- Này Gia chủ, hãy nói lên những điều gì Ông nghĩ về vấn đề này; nhờ vậy, vấn đề này sẽ trở thành xác thật cho Ông.
– Thưa Tôn giả, con nghĩ như sau: “Vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, các pháp này đồng nghĩa nhưng khác văn”.
– Này Gia chủ, vô lượng tâm giải thoát và đại hành tâm giải thoát, những pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn. Do vậy, này Cư sĩ, đây cần phải hiểu đúng với pháp môn, nghĩa là các pháp này vừa khác nghĩa vừa khác văn.
Và này Cư sĩ, thế nào là vô lượng tâm giải thoát?. …..”
” Khi được nghe nói vậy, Tôn giả Abhiya Kaccana thưa với Tôn giả Anuruddha:
– Tốt lành thay, Tôn giả Anuruddha! Ở đây, tôi có câu này cần phải hỏi thêm. Thưa Tôn giả, chư Thiên có hào quang, tất cả đều có hào quang có hạn lượng? Hay là ở đây có một số chư Thiên có hào quang vô lượng?
– Này Hiền giả Kaccana, tùy theo trường hợp, ở đây một số chư Thiên có hào quang có hạn lượng, nhưng ở đây cũng có một số chư Thiên có hào quang vô lượng.
– Thưa Tôn giả Anuruddha, do nhân gì, do duyên gì, dầu cho chư Thiên ấy được sanh khởi trong một Thiên chúng, lại có một số chư Thiên có hào quang hạn lượng và có một số chư Thiên khác có hào quang vô lượng?
– Này Hiền giả Kaccana, ở đây Ta sẽ hỏi Hiền giả. Nếu Hiền giả kham nhẫn, Hiền giả sẽ trả lời. Này Hiền giả Kaccana, Hiền giả nghĩ thế nào? …”
” Này Hiền giả Kaccana, Ta sẽ cho Hiền giả một ví dụ. Nhờ ví dụ ở đây, người có trí hiểu được ý nghĩa của lời nói. Ví như, này Hiền giả Kaccana, một cây đèn đang cháy với dầu không được sạch sẽ, với tim đèn cũng không được sạch sẽ. Vì dầu không được sạch sẽ, và cũng vì tim đèn không được sạch sẽ, nên cây đèn cháy rất lu mờ. Cũng vậy, này Hiền giả Kaccana, ở đây Tỷ-kheo an trú, biến mãn và thấm nhuần với hào quang tạp nhiễm. Thân dâm hạnh của vị ấy không được khéo chấm dứt, hôn trầm thụy miên không được khéo đoạn trừ, trạo cử hối quá không được khéo nhiếp phục. Vì không được khéo chấm dứt thân dâm hạnh, vì không khéo đoạn trừ hôn trầm thụy miên, vì không khéo nhiếp phục trạo cử hối quá, nên vị ấy được cháy lên một cách lu mờ. Vị ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh cọng trú với chư Thiên có hào quang tạp nhiễm. “
” – Này Hiền giả Kaccana, l ời nói này của Hiền giả đến gần như thử thách Ta phải tuyên bố, nhưng Ta sẽ trả lời cho Hiền giả. Này Hiền giả Kaccana, đã từ lâu, T a đã sống từ trước, đã đàm thoại từ trước, đã đàm luận từ trước với chư Thiên ấy. “
Kinh Trung Bộ – Tập III – 127. Kinh A-na-luật (Anuruddha sutta)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Giảng Viên Fpt Polytechnic Tập Huấn Về Phương Pháp Giảng Dạy Cdio trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!