Đề Xuất 6/2023 # Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Ngoại Tệ # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Ngoại Tệ # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Ngoại Tệ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

3.1. Kế toán kết quả kinh doanh ngoại tệ.

Đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ theo phương pháp hạch toán theo nguyên tệ được thực hiện trong kỳ kế toán tháng. Cuối hàng tháng kế toán các NHTM xác định số chênh lệch giữa giá trị ngoại tệ đã bán trong tháng theo tỷ giá thực tế đã bán ra (doanh số bán ra thể hiện bên Có TK 4712) với giá trị ngoại tệ đã bán theo tỷ giá thực tế mua vào bình quân (*) (doanh số mua vào thể hiện bên Nợ TK 4712). Kết quả tìm được sẽ xảy ra một trong ba trường hợp:

(*) Công thức để tính tỷ giá thực tế mua vào bình quân:

Sau khi xác định được số chênh lệch lãi tiến hành xác định thuế GTGT phải nộp theo thuế suất là 10% trên giá trị gia tăng – lãi

Căn cứ vào kết quả tính toán, kế toán lập chứng từ để phản ánh vào TK thu nhập về kinh doanh ngoại tệ nếu lãi, hoặc TK chi phí về kinh doanh ngoại tệ nếu lỗ đối ứng với TK 4712 – thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh.

+ Trường hợp chênh lệch lãi, ghi:

Nợ: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712) Có: – TK thu nhập – thu về kinh doanh ngoại tệ

+ Trường hợp chênh lệch lỗ, ghi:

Nợ: – TK chi phí – chi về kinh doanh ngoại tệ Có: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)

Ví dụ về cách tính toán và hạch toán kết quả kinh doanh ngoại tệ:

Ví dụ 1: Trong tháng ngân hàng bán ra 200.000 USD gồm 3 đợt:

– Số tiền thu về do bán 200.000 USD trong 3 đợt:

1.500 triệu + 328 triệu + 1.180 triệu = 3.008 triệu

– Số tiền chi ra để mua 200.000 USD theo tỷ giá mua vào bình quân trong tháng:

15.020 đồng x 200.000 USD = 3.004 triệu đồng

– Chênh lệch lãi:

3.008 triệu – 3.004 triệu = 4 triệu đồng

– Hạch toán:

Nợ: – TK 4912 – thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh: 4 triệu đồng

Có: – TK thu về kinh doanh ngoại tệ: 4 triệu đồng

Ví dụ 2: Trong tháng bán ra 10.000 EUR

– Số tiền thực thu bán 10.000 EUR = 160 triệu đồng – Số tiền chi ra để mua 10.000 EUR theo tỷ giá thực tế mua vào bình quân: 16.010 đồng x 10.000 EUR = 160,1 triệu đồng

– Chênh lệch lỗ :

160,1 triệu – 160 triệu = 0,1 triệu đồng

Hạch toán:

Nợ: – TK chi phí về kinh doanh ngoại tệ: 100.000 đồng Có: – TK 4712 – thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh: 100.000 đồng

3.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá.

Trong quá trình kinh doanh ngoại tệ, các ngân hàng thương mại luôn có một lượng ngoại tệ tồn quỹ do chưa bán ra hết, trong khi đó tỷ giá các loại ngoại tệ luôn biến động tăng hoặc giảm nên hàng tháng phải tính toán điều chỉnh chênh lệch tỷ giá để hạch toán số chênh lệch này vào tài khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái (TK 6311).

Ngày cuối tháng, kế toán tính toán xác định số chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị ngoại tệ kinh doanh trên cơ sở so sánh số dư tài khoản “Mua bán ngoại tệ kinh doanh” (TK 4711) sau khi đã quy đổi ra VND theo tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày cuối tháng (ngày điều chỉnh) với số dư TK “Thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (TK 4712) để tìm ra số chênh lệch. Số chênh lệch này sẽ hạch toán vào bên Có hoặc bên Nợ TK 6311 đối ứng với TK 4712 để đảm bảo số dư TK 4711 (đã quy về VND) luôn cân bằng với số dư TK 4712 theo từng loại ngoại tệ.

Căn cứ vào số chênh lệch đã tính toán được, kế toán lập phiếu chuyển khoản, hạch toán:

Nợ: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712) Có: – TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (6311)

Nếu số dư TK 4711 (đã quy về VND) < số dư TK 4712 giảm, hạch toán:

Nợ: – TK chênh lệch tỷ giá ngoại tệ (6311) Có: – TK thanh toán mua, bán ngoại tệ kinh doanh (4712)

Ví dụ 1: Tại ngân hàng thương mại A, cuối ngày 30 tháng 6 có tình hình:

+ TK 4711 dư Có 50.000 USD + TK 4712 dư Nợ 742.000.000 đ +Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào ngày 30/6 = 15.000 đ/USD

Tính toán và hạch toán:

Quy đổi 50.000 USD ra VND theo tỷ giá 15.000 đ/USD 15.000 đ x 50.000 USD = 750 triệu đồng So sánh dư Có của TK 4711 ( đã qui đổi) với dư Nợ TK 4712: 750 triệu đồng – 742 triệu đồng = + 8 triệu đồng

Hạch toán:

Nợ: – TK 4712: 8 triệu đồng Có: – TK 6311: 8 triệu đồng

Ví dụ 2: Tại ngân hàng thương mại B, cuối ngày 31 tháng 7 có tình hình:

+ TK 4711 dư Có 40.000 USD + TK 4712 dư Nợ 603.000.000 đ

Tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố vào cuối ngày 31/7 = 15.010 đ/USD

Tính toán và hạch toán:

Quy đổi 40.000 USD ra VND theo tỷ giá 15.010 đ/USD: 15.010 đ x 40.000 USD = 600,4 triệu đồng So sánh dư Có của TK 4711 (đã qui đổi) với dư Nợ TK 4712: 600,4 triệu đồng – 603 triệu đồng = – 2,6 triệu đồng

Hạch toán:

Nợ: – TK 6311 : 2,6 triệu đồng Có: – TK 4712: 2,6 triệu đồng

doanh số bán ngoại tệ là gì

Khi xác định kết quả kinh doanh ngoại tệ ngân hàng sử dụng số ngoại tệ mua thực tế trong tháng để tính doan số mua vào

,

Bài Tập Về Kế Toán Tiêu Thụ Và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh

Bài tập về kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh

Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản:

– Tài khoản 152 (5.000 kg) : 40.000.000 đồng

– Tài khoản 153: 2.000.000 đồng

– Tài khoản 154: 4.175.000 đồng

– Tài khoản 155 (1.200 sản phẩm): 48.000.000 đồng

Tài liệu 2: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ:

1.Xuất kho công cụ dụng cụ sử dụng ở phân xưởng sản xuất, biết rằng công cụ dụng cụ này thuộc loại phân bổ 2 kỳ.

2.Tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm là 50.000.000 đồng, nhân viên quản lí phân xưởng là 20.000.000 đồng, bộ phận đầu tư xây dựng cơ bản là 10.000.000 đồng, bộ phận bán hàng là 20.000.000 đồng và bộ phận quản lí doanh nghiệp là 10.000.000 đồng.

4.Nhập kho 6.000 kg nguyên vật liệu, đơn giá 8.360 đồng/kg, gồm 10% thuế GTGT, thanh toán cho người bán bằng chuyển khoản. Chi phí vận chuyển , bốc dỡ về đến kho của công ty là 2.400.000 đồng, thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền mặt.

5.Xuất kho 7.000 kg nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm , 250 kg nguyên vật liệu cho bộ phận phục vụ sản xuất, 100 kg cho bộ phận bán hàng và 50 kg cho bộ phận quản lí doanh nghiệp. khóa học kế toán

6.Chi phí dịch vụ mua ngoài chưa thanh toán gồm 10% thuế GTGT là 19.800.000 đồng, phân bổ cho phân xưởng sản xuất là 8.000.000 đồng, cho bộ phận bán hàng là 6.000.000 đồng và bộ phận quản lí doanh nghiệp là 4.000.000 đồng. học kế toán thực tế ở đâu

7.Trích khấu hao tài sản cố định dùng ở bộ phận sản xuất là 6.000.000 đồng, ở bộ phận bán hàng là 3.000.000 đồng và bộ phận quản lí doanh nghiệp là 1.000.000 đồng. học báo cáo thuế

8.Cuối kỳ nhập kho 4.000 thành phẩm, số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 150, biết rằng công ty áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Phế liệu bán thu bằng tiền mặt là 400.000 đồng. học xuất nhập khẩu ở đâu

9.Xuất kho 1.000 sản phẩm gửi cho đại lí bán hưởng hoa hồng, đơn giá bán 80.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%.

10.Xuât kho 2.500 sản đi tiêu thụ trực tiếp, đơn giá bán 75.000 đồng/sản phẩm, thuế GTGT 10%, công ty TNHH Châu Phong thanh toán cho công ty bằng chuyển khoản.

Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Xác định giá thành đơn vị sản phẩm. Tính kết quả kinh doanh trong kỳ.

1.Xuất kho công cụ dụng cụ thuộc loại phân bổ hai kỳ:

1a Nợ 142 2.000.000

Có 153 2.000.000

Phân bổ chi phí công cụ dụng cụ: học tài chính

1b Nợ 627 1.000.000

Có 142 1.000.000

2. Tiền lương phải trả:

Nợ 622 50.000.000

Nợ 627 20.000.000

Nợ 641 20.000.000

Nợ 642 10.000.000

Nợ 241 10.000.000

Có 334 110.000.000

3. Các khoản trích theo lương phải trả:

Nợ 622 11.000.000

Nợ 627 4.400.000

Nợ 641 4.400.000

Nợ 642 2.200.000

Nợ 241 2.200.000

Nợ 334 9.350.000

Có 338 33.550.000

Nhập kho nguyên vật liệu:

4a Nợ 152 45.600.000

Nợ 133 4.560.000

Có 112 50.160.000

4b Nợ 152 2.400.000

Nợ 133 240.000

Có 111 2.640.000

Đơn giá nhập kho:

Đơn giá = (45.600.000 + 2.400.000) / 6.000 = 8.000 đồng/kg

Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cố định:

Đơn giá xuất kho:

Đơn giá = (40.000.000 + 48.000.000) / (5.000 + 6.000) = 8.000 đồng/kg

Nợ 621 56.000.000

Nợ 627 2.000.000

Nợ 641 800.000

Nợ 642 400.000

Có 152 59.200.000

6. Chi phí phát sinh:

Nợ 627 8.000.000

Nợ 641 6.000.000

Nợ 642 4.000.000

Nợ 133 1.800.000

Có 331 19.800.000

7. Trích khấu hao tài sản cố định:

Nợ 627 6.000.000

Nợ 641 3.000.000

Nợ 642 1.000.000

Có 214 10.000.000

8. Kết chuyển chi phí phát sinh:

Nợ 154 158.400.000

Có 621 56.000.000

Có 622 61.000.000

Có 627 41.400.000

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp dở dang cuối kỳ:

CPSPDDCK = [(4.175.000 + 56.000.000) / (4.000 + 150)] * 150 = 2.175.000 đồng

Phế liệu thu hồi:

8b Nợ 111 300.000

Có 154 300.000

Tổng giá thành nhập kho:

Z = 4.175.000 + 158.400.000 – 2.175.000 = 400.000 = 160.000.000

Tính giá thành đơn vị sản phẩm: mẫu giấy ủy quyền giải quyết công việc

Z đơn vị = 158.000.000 / 4.000 = 40.000 đồng/sản phẩm

Nhập kho thành phẩm:

8c Nợ 155 160.000.000

Có 154 160.000.000

Áp dụng phương pháp bình quân gia quyền cố định:

Đơn giá xuất kho thành phẩm:

Đơn giá = (48.000.000 + 160.000.000) / (1.200 + 4.000) = 40.000 đồng/sản phẩm

9. Xuất kho thành phẩm gửi bán:

Nợ 157 40.000.000

Có 155 40.000.000

Xuất kho thành phẩm đi tiêu thụ:

10. Xuất kho thành phẩm gửi bán:

10a Nợ 632 100.000.000

Có 155 100.000.000

Ghi nhận doanh thu bán hàng:

10b Nợ 112 206.250.000

Có 551 187.500.000

Có 3331 18.750.000

11. Kết chuyển chi phí:

11a Nợ 911 151.800.000

Có 632 100.000.000

Có 641 34.200.000

Có 642 17.600.000

Kết chuyển doanh thu:

11b Nợ 511 187.500.000

Có 911 187.500.000

12. Kết chuyển lãi: học kế toán thuế online

Nợ 911 35.700.000

Có 421 35.700.000

Phản ánh vào sơ đồ tài khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:

Lời giải bài tập kế toán tiêu thụ và xác định kết quả kinh doanh được tham khảo từ kế toán Lê Ánh

Bài Tập Kế Toán Ngoại Tệ Chênh Lệch Tỷ Giá Có Lời Giải

Ví dụ 1: Về xác định tỷ giá cho giao dịch phát sinh trong kỳ và tỷ giá đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ. Giả sử doanh nghiệp A thường xuyên có giao dịch với ngân hàng thương mại X, tại ngày 1/3/20X6, ngân hàng thương mại X công bố tỷ giá mua chuyển khoản là 22.000 VNĐ/USD, tỷ giá bán chuyển khoản là 22.200 VNĐ/USD. Như vậy, tỷ giá chuyển khoản trung bình ngày 1/3/20X6 là (22.000 + 22.200)/2 = 22.100. Tại ngày 1/3/20X6, doanh nghiệp A được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá chuyển khoản trung bình để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tỷ giá xấp xỉ được xác định trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển khoản của ngân hàng thương mại và không vượt quá +/-1% so với tỷ giá chyển khoản trung bình, nghĩa là doanh nghiệp được lựa chọn một tỷ giá bất kỳ trong khoảng từ 21.879 đến 22.321 để hạch toán cho các giao dịch phát sinh bằng ngoại tệ. Trong đó 21.879 được xác định là 22.100 x 99% và 22.321 được xác định là 22.100 x 101%. Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá giao dịch thực tế hàng tuần, hàng tháng, quý để hạch toán các giao dịch kinh tế phát sinh trong kỳ báo cáo trong đó có giao dịch ngày 1/3/20X6. Vẫn tiếp theo ví dụ trên, giả sử tại ngày 31/12/20X6, tỷ giá công bố cả ngân hàng thương mại X đối với tỷ giá mua chuyển khoản vẫn là 22.000 VNĐ/USD và tỷ giá bán chuyển khoản vẫn là 22.200 VNĐ/USD. Như vậy, tỷ giá sử dụng để đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ là tỷ giá chuyển khoản trung bình ngày 1/12/20X6 là 22.100 VNĐ/USD{=(22.000 + 22.200)/ 2}

Ví dụ 2: Xác định tỷ giá áp dụng đối với giao dịch nhận trước tiền của người mua Công ty M ký hợp đồng bán hàng hóa cho công ty K với giá bán chưa có thuế GTGT là 10.000USD, thuế GTGT 10%. Tại ngày 12/6/20X6, công ty K ứng trước cho công ty M 20% giá trị hợp đồng tương ứng với số tiền là 2.200 USD. Số tiền còn lại 80% là 8.800 USD sẽ được Công ty K thanh toán khi nhận được hàng của Công ty M ngày 20/6/20X6. Giả sử tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 12/6/20X6 là 22.200 VNĐ/USD và tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 20/6/20X6 là 22.250 VNĐ/USD thì Công ty M sẽ sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 12/6/20X6 để ghi nhận khoản nhận ứng trước và sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế ngày 20/6/20X6 để ghi nhận số tiền còn phải thu của công ty K. Doanh thu bán hàng hóa tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày 12/6/20X6 và phần doanh thu tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dich thực tế tại ngày 20/6/20X6 là ngày giao hàng hóa. Cụ thể việc hạch toán tại Công ty M sẽ được thực hiện như sau: + Khoản tiền nhận ứng trước của Công ty K là 2.200 x 22.200 = 48.840.000đ + Doanh thu bán hàng hóa cho Công ty K là 2.000 x 22.200 + 8.000 x 22.250 = 222.400.000đ + Thuế và các khoản phải nộp nhà nước là 200 x 22.200 + 800 x 22.250 = 22.240.000đ Việc hạch toán kế toán được thực hiện như sau: -Tại ngày 12/6/20X6, ghi nhậ khoản ứng trước của Công ty K: Nợ TK Tiền: 48.840.000đ Có TK 131: 48.840.000đ

-Tại ngày 20/6/20X6: + Ghi nhận doanh thu bán hàng hóa cho công ty K: Nợ TK 131: 244.640.000đ Có TK 511: 222.400.000đ Có TK 3331: 22.240.000đ + Ghi giảm công nợ phải thu do nhận được nốt 80%

Nợ TK Tiền: 8.800 x 22.250 = 195.800.000

Có TK 131: 8.800 x 22.250 = 195.800.000

Tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam: + Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp 01/01/20X7 là: 1 € = 20.000đ + Tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 31/12/20X7 là 1 € = 22.500đ. + Trung bình cả năm 20X7 là 1 € = 21.500đ + Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm công bố cổ tức là 1 € = 21.000đ. Khi công bố Báo cáo tài chính tại Việt Nam, doanh nghiệp phải chuyển đổi BCTC lập bằng EUR sang đồng Việt Nam như sau:

a) Tất cả các khoản mục tài sản, nơ phải trả trên Báo cáo tình hình tài chính được chuyển đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ ( tỷ giá ngày 31/12/20X7: 1 € = 22.500đ). Các chỉ tiêu thuộc nguồn vốn chủ sở hữu tại ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (gồm vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần) được chuyển đổi theo tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 01/01/20X7 (1 € = 20.000đ). Riêng khoản mục lợi nhuận sau thuế chưa phân phối được tinh toán sau khi đã chuyển đổi các khoản doanh thu, thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình (1 € = 21.500đ) và phần cổ tức phải trả theo tỷ giá tại ngày công bố ( 1 € = 21.000đ). Các khoản mục của Báo cáo tình hình tài chính năm 20X7 được chuyển đổi như sau:

b) Các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình cả năm 20X7 (giả thiết tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá giao dịch thực tế ) như sau:

Chú ý: (1) Khoản mục lợi nhuận chưa phân phối được xác định sau khi đã chuyển đổi doanh thu và thu nhập khác, chi phí theo tỷ giá trung bình và cổ tức đã trả theo tỷ giá tại ngày công bố. (2) Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 20X7 của Công ty S như sau:

Phần chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC 46.500.000đ được báo cáo tại chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái” trong phần vốn chủ sở hữu. Giả sử trong năm tiếp theo, doanh nghiệp có Báo cáo tình hình tài chính tại ngày 31/12/20X8 như sau:

Tổng hợp doanh thu và thu nhập khác, chi phí và kết quả hoạt động theo Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 20X8 như sau:

Tỷ giá giữa đồng Euro và đồng Việt Nam: + Tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 01/01/20X8 là: 1 € = 22.500đ + Tỷ giá chuyển khoản trung bình tại ngày 31/12/20X8 là 1 € = 25.000đ + Trung bình cả năm 20X8 là 1 € = 24.000đ + Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả cổ tức là 1 € = 24.500đ Các khoản mục của Báo cáo tình hình tài chính tại ngày 31/12/20X8 được chuyển đổi như sau:

Các khoản doanh thu và thu nhập khác, chi phí được chuyển đổi theo tỷ giá trung bình cả năm 20X8 do tỷ giá trung bình xấp xỉ tỷ giá thực tế như sau: Phân tích chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC năm 20X8 như sau:

Như vậy, chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do chuyển đổi BCTC luỹ kế đến 31/12/20X8 là 53.000.000đ + 46.500.000đ = 99.500.000đ.

Kế Toán Ngoại Tệ Và Chênh Lệch Tỷ Giá Hối Đoái Theo Tt 133

d) Doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch tỷ giá vào giá trị tài sản dở dang.

Bên Nợ:

– Lỗ tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

– Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính.

Bên Có:

– Lãi tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ;

– Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính.

Tài khoản 413 không có số dư.

4.1. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ: a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ: – Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 217, 241, 642 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Nợ các TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)             Có các TK 111 (1112), 112 (1122) ( tỷ giá ghi sổ kế toán)             Có TK  515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). -  Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra dồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: + Khi chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 241, 642, 133,… (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán)             Có các tài khoản 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh giao dịch và thanh toán). + Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi chi tiền mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ hoặc định kỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp: (+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)             Có các TK 1112, 1122. (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. b) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp chưa thanh toán tiền, khi vay hoặc nhận nợ nội bộ…bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch, ghi: Nợ các TK 111, 112, 152, 153, 156, 211, 642…              Có các TK 331, 341, 336… c) Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: – Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)              Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). – Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)             Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước). + Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệc tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi ứng trước tiền để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ hoặc ghi nhận định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý doanh nghiệp: (+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch tỷ giá ghi sổ của TK tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)             Có các TK 1112, 1122. (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của TK tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước)             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. d) Khi nhận vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ từ người bán, kế toán phản ánh theo nguyên tắc: Trường hợp có ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ thì giá trị tài sản nhận về tương ứng với số tiền ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ứng trước, phần giá trị tài sản tương ứng với số tiền còn phải thanh toán được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận tài sản, ghi: Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 217, 241, 642              Có TK 331 – Phải trả cho người bán. đ ) Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ (nợ phải trả người bán, nợ vay, nợ thuê tài chính, nợ nội bộ…): – Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 331, 336, 341,…(tỷ giá ghi sổ kế toán) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)              Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán).             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái) – Trường hợp bên Nợ các tài khoản phải trả và bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: + Khi thanh toán nợ phải trả: Nợ các TK 331, 338, 341,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán)             Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thanh toán) + Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận  chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi thanh toán nợ phải trả hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp: (+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm trả nợ)             Có các TK 331, 338, 341,111 (1112), 112 (1122)… (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ các TK 331, 338,341,111 (1112) , 112 (1122)…(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản nợ phải trả hoặc tài khoản tiền và tỷ giá thực tế tại thời điểm trả nợ)             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. e) Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122), 131,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch)             Có các TK 511, 711 (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch). g) Khi nhận trước tiền của người mua bằng ngoại tệ để cung cấp vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ: – Kế toán phản ánh số tiền nhận trước của người mua theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122)             Có TK 131 – Phải thu của khách hàng. – Khi chuyển giao vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ cho người mua, phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền nhận ứng trước được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận ứng trước và phần doanh thu, thu nhập tương ứng với số tiền còn lại được ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ghi nhận doanh thu, thu nhập, ghi: Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng             Có các TK 511, 711. h) Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (nợ phải thu của khách hàng phải thu nội bộ, phải thu khác,…): – Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)             Có các TK 131, 136, 138 (tỷ giá ghi sổ kế toán)             Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). – Trường hợp bên Có các tài khoản phải thu áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra tiền ghi sổ kế toán, ghi: + Khi thu các khoản nợ phải thu: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ)             Có các TK 131, 136, 138,…(tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu nợ). + Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời tại thời điểm thu nợ hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp: (+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữ tỷ giá ghi sổ của khoản nợ phải thu lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)              Có các TK 131, 136, 138,… (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ các TK 131, 136, 138,…(chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ các khoản nợ phải thu nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm thu tiền)              Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính i)                                    Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ: -      Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 121, 128, 228 ( tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)         Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)         Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính ( lãi tỷ giá hối đoái). -      Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng  tiền ghi sổ kế toán, ghi: + Khi chi tiền để cho vay hoặc đầu tư: Nợ các TK 121, 128, 228 (tỷ giá giao dịch thực tế)         Có các TK 111, 112 (1112, 1122) (tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày cho vay hoặc đầu tư). + Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời thực hiện đồng thời tại thời điểm chi tiền cho vay hoặc đầu tư hoặc định kỳ tùy theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp: (+) Nếu phát sinh lỗ chênh  lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cho vay hoặc đầu tư)         Có các TK 1112, 1122. (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm cho vay hoặc đầu tư)          Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. k) Các khoản ký quỹ, ký cược bằng ngoại tệ – Khi mang ngoại tệ đi ký quỹ, ký cược, ghi: + Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược ( Tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính ( lỗ tỷ giá hối đoái)          Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá ghi sổ kế toán)         Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính ( lãi tỷ giá hối đoái). + Trường hợp bên Có các tài khoản tiền áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ TK 1386 – Cấm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, kỹ cược)         Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ gúa giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược) Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ thực hiện đồng thời khi chi tiền đem ký cược, ký quỹ hoặc định kỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp: (+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)          Có các TK 1112, 1122. (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ các TK 1112, 1122 (chênh lệch giũa tỷ giá ghi sổ của tài khoản tiền nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm ký quỹ, ký cược)          Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. -      Khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ: + Trường hợp bên Có các tài khoản ký cược, ký quỹ áp dụng tỷ giá ghi sổ để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, ký cược) Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá hối đoái)         Có TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược (tỷ giá ghi sổ)          Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá hối đoái). + Trường hợp bên Có các tài khoản ký cược, ký quỹ áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế để quy đổi ra đồng tiền ghi sổ kế toán, ghi: Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá giao dịch thực tế khi nhận lại khoản ký quỹ, kỹ cược)          Có TK 1386 – Cầm cố, Thế chấp, ký quỹ, kỹ cược (tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký cược, ký quỹ). Ghi nhận chênh lệch tỷ giá: Việc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ được thực hiện đồng thời khi nhận lại tiền ký cược, ký quỹ hoặc định kỳ tùy theo đặc được hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. (+) Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá, ghi:  Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (chênh lệch giũa tỷ giá ghi sổ lớn hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, kỹ cược)          Có TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. (+) Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá, ghi: Nợ TK 1386 – Cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược.          Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chênh lệch giữa tỷ giá ghi sổ nhỏ hơn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận lại khoản ký quỹ, ký cược). l) Trường hợp doanh nghiệp sử dụng tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán bên Có các tài khoản vồn bằng tiền, bên Có các tài khoản nợ phải thu, bên Nợ các tài khoản phải trả bằng ngoại tệ, nếu tại thời điểm cuối kỳ kế toán: – Các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ không còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải kết chuyển toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ vào doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính của kỳ báo cáo: + Kết chuyển lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,…          Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính. + Kết chuyển lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính              Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341,… -      Các khoản mục tiện tệ có gốc ngoại tệ còn số dư nguyên tệ thì doanh nghiệp phải đánh giá lại cuối kỳ và việc hạch toán khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại được thực hiện theo quy định tại mục 4.2. 4.2. Kế toán chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh do đánh giá lại các  khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ a) Khi lập Báo cáo tài chính, kế toán đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ theo tỷ giá chuyển khoản trung bình cuối kỳ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch: – Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341, …              Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. -      Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:  Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái                          Có các TK 1112, 1122, 128, 228, 131, 136, 138, 331, 341, … b) Kế toán xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ: – Kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái              Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái). -      Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái vào chi phí tài chính, ghi: -      Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Nếu lỗ tỷ giá hối đoái) Có TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái. c) Xử lý số chênh lệch tỷ giá còn lại trên TK 242 – Chi phí trả trước và TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện: – Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lỗ chênh lệch tỷ giá của giai đoạn trước hoạt động (đang phản ánh trên tài khoản 242 trước thời điểm chế độ này có hiệu lực) phải kết chuyển toàn bộ số lỗ chênh lệch tỷ giá vào chi phí tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 635 – Chi phí tài chính              Có TK 242 – Chi phí trả trước. -      Các doanh nghiệp chưa phân bổ hết khoản lãi chênh lệch tỷ giá của giao đoạn trước hoạt  động (đang phản ánh trên tài khoản 3387 trước thời điểm chế độ này có hiệu lực) Phải kết chuyển toàn bộ só lãi chênh lệch tỷ giá vào doanh thu hoat động tài chính để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện          Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

 

5.

Một vài ví dụ bài tập về các xác định tỷ giá và chênh lệch tỷ giá.

6. Sơ đồ hạch toán tài khoản TK 413 – Chênh lệch tỷ giá hối đoái:

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kế Toán Kết Quả Kinh Doanh Ngoại Tệ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!