Cập nhật nội dung chi tiết về Kế Toán Và Kiểm Toán Có Gì Khác Nhau? – Thẩm Định Giá Việt Tín mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kế toán là gì? Kiểm toán là gì?
Kế toán là công việc cần phải tìm hiểu, thu thập và ghi chép lại các giao dịch tài chính, các khoản thu chi của doanh nghiệp sau đó phân tích và giải thích chúng.
Phân biệt kế toán với kiểm toán
Sự khác nhau lớn nhất giữa hai ngành này đó là thời điểm làm việc. Nếu như kế toán bắt đầu công việc khi có giao dịch tài chính, thì kiểm toán được bắt đầu khi công việc kế toán kết thúc. Cũng chính vì vậy, sổ sách, tài liệu các giao dịch tài chính sẽ do kế toán viên phụ trách thực hiện và giữ, còn kiểm toán viên sẽ kiểm tra những sổ sách và tài liệu đó.
Về nhân sự, kế toán viên làm việc và chịu trách nhiệm với người quản lý, lương nhận được do các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức đó. Kiểm toán viên là một chủ thể độc lập, chỉ làm việc trong thời gian nhất định do được thuê và tiền lương từ công việc kiểm tra, kiểm toán đó. Kiểm toán viên chịu trách nhiệm với chủ sở hữu doanh nghiệp.
Ưu điểm của ngành kế toán là các bạn kế toán được đào tạo, làm việc từ chi tiết nên sẽ hiểu rõ và nắm được cách làm các định khoản, lập tờ khai thuế, cách làm việc với các cơ quan thuế,… và cũng nắm được nhiều kiến thức chuyên sau nên dễ dàng làm việc, khi chuyển qua đơn vị làm việc khác hòa nhập một cách nhanh chóng.
Ngoài ra, thời gian làm việc của ngành kế toán vào những ngày thường khi chưa đến mùa bận đều khá rảnh và ổn định nhưng sẽ cực kỳ áp lực vào các thời kỳ tổng kết cuối tháng, hay cuối năm tài chính để chốt sổ.
Còn nghề kiểm toán mặc dù các bạn sẽ phải học hỏi nhiều hơn, cần có nhiều kỹ năng và kiến thức chuyên sâu cùng một số chứng chỉ quốc tế đi kèm. Chính bởi vậy, bạn sẽ có một cái nhìn tổng quát về các hoạt động của doanh nghiệp, có kiến thức đa dạng ngành nghề. Đặc biệt, mức lương của nghề kiểm toán cũng hấp dẫn và có nhiều cơ hội lớn hơn so với nghề kế toán.
Sự Khác Biệt Giữa Kế Toán Và Kiểm Toán
Kế toán là gì? Kiểm toán là gì?
Tài chính là bộ phận hoặc chức năng quan trọng nhất trong mọi tổ chức và đóng vai trò như một trụ cột vững chắc cho sự thành công của họ. Bất kỳ hành vi sai trái nào trong tài chính đều dẫn đến kết quả thảm hại hoặc thậm chí gây nguy hiểm cho doanh nghiệp.
Nói chung, kế toán được định nghĩa là quản lý hồ sơ tiền tệ của một cá nhân hoặc công ty và báo cáo các vấn đề tài chính của họ. Mặt khác, kiểm toán kiểm tra hồ sơ kế toán của một cá nhân hoặc công ty để xác định xem thông tin họ chứa có hợp pháp và chính xác hay không.
Nhưng nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa chúng và coi chúng là các hoạt động hoặc thủ tục giống nhau. Tuy nhiên, cả hai đều khác nhau rất nhiều về phạm vi công việc và khả năng hoạt động.
Sự khác biệt chính giữa kế toán và kiểm toán
Kế toán và Kiểm toán đều cần thiết và quan trọng đối với mọi tổ chức và đóng vai trò quyết định.
Sự khác nhau của cả 2 là:
Kế toán là một quá trình liên tục mà trọng tâm là ghi chép chính xác các giao dịch tài chính hàng ngày và sau đó lập các báo cáo tài chính. Trong khi Kiểm toán là một hoạt động độc lập và được thực hiện hàng quý hoặc hàng năm. Kiểm toán bao gồm việc đánh giá trọng yếu các báo cáo tài chính của tổ chức và đưa ra ý kiến khách quan về tính chính xác.
Kế toán được thực hiện bởi một nhân viên nội bộ tức là người ghi sổ kế toán, trong khi Kiểm toán được thực hiện bởi một cơ quan bên ngoài hoặc một kiểm toán viên độc lập.
Trọng tâm của kế toán là thông tin tài chính hiện tại, trong khi kiểm toán sử dụng các hồ sơ và báo cáo tài chính trong quá khứ. Kiểm toán viên đảm bảo các kiểm soát nội bộ còn nguyên vẹn và không có sự sai lệch.
Phần kết luận
Để bắt đầu kiểm toán, tổ chức cần phải thiết lập khuôn khổ kế toán cơ bản. Độ tin cậy của báo cáo tài chính được đánh giá bởi kiểm toán viên và họ làm tăng thêm giá trị cho nó.
Họ cũng làm việc cùng nhau khi một tổ chức muốn thiết lập các quy trình kế toán nghiêm ngặt và hiệu quả. Kiểm toán viên có thể kiểm tra các biện pháp và kiểm soát kế toán do kế toán viên thiết kế và thực hiện. Kiểm toán viên có thể giúp xác định các lỗ hổng kiểm soát và các khu vực có rủi ro cao và đề xuất cải tiến quy trình để quản lý rủi ro tốt hơn.
Nói một cách dễ hiểu, kế toán là quá trình theo dõi các dữ liệu hoặc thông tin tài chính trong khi kiểm toán là quá trình đảm bảo rằng các hồ sơ tài chính này là xác thực và không có sai sót trọng yếu.
Rate this post
Kế Toán Quản Trị Và Kế Toán Tài Chính Khác Nhau Thế Nào?
1. Sự giống nhau
Đều là công việc kế toán nên về cơ bản hai hệ thống kế toán này giống nhau là đều dựa vào dữ liệu thu thập được từ hệ thống kế toán cơ bản của tổ chức.
Hệ thống kế toán chung bao gồm: thủ tục, nhân sự, và hệ thông máy tính để thu thập và lưu trữ các dự liệu tài chính của tổ chức. Một phần trong hệ thống chung đó là hệ thống kế toán chi phí (cost accounting), có nhiệm vụ thu thập thông tin chi phí được sử dụng trong cả hệ thống kế toán quản trị và kế toán tài chính.
Ví dụ, nếu kế toán quản trị sử dụng số liệu về giá thành sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp để định giá sản phẩm thì kế toán tài chính lại sử dụng số liệu về giá thành sản phẩm để xác định giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán. Như vậy cùng một thông tin dữ liệu nhưng được hai hệ thống kế toán sử dụng với những mục đích khác nhau.
Kế toán quản trị có mục đích: Cung cấp thông tin phục vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Kế toán tài chính: Cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập các báo cáo tài chính.
2.2. Đối tượng phục vụ
Đối với hệ thống kế toán quản trị: Đối tượng phục vụ là các nhà quản lý doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, ban giám đốc).
Đối với hệ thống kế toán tài chính: Đối tượng phục vụ là các nhà quản lý doanh nghiệp, đối tượng bên ngoài doanh nghiệp (nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan thống kê).
2.3. Nguyên tắc cung cấp thông tin
Kế toán quản trị không có tính bắt buộc, các nhà quản lý được toàn quyền quyết định và điều chỉnh phù hợp với nhu cầu và khả năng quản lý của doanh nghiệp.
Kế toán tài chính phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được thừa nhận và được sử dụng phổ biến, nói cách khác kế toán tài chính phải đảm bảo tính thống nhất theo các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán nhất định để mọi người có cách hiểu giống nhau về thông tin kế toán đặc biệt là báo cáo tài chính và kế toán tài chính phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là những yêu cầu quản lý tài chính và các yêu cầu của xã hội thông qua việc công bố những số liệu mang tính bắt buộc.
2.4. Kỳ báo cáo
Thông thường kế toán quản trị có số kỳ lập báo cáo nhiều hơn: Quý, năm, tháng, tuần, ngày.
Kế toán tài chính có các kỳ lập kế toán là: Quý, năm.
2.5. Đặc điểm thông tin
Thông tin trong kế toán quản trị được nhấn mạnh đến sự thích hợp và tính linh hoạt và được tổng hợp theo nhiều góc độ khác nhau. Thông tin cũng ít chú trọng đến sự chính xác mà tập trung vào những biến động có tính dự báo. Bởi kế toán quản trị dựa vào thông tin để đánh giá và xây dựng các kế hoạch kinh doanh, theo dõi thông tin dưới hình thái giá trị và hiện vật.
Trong khi đó, kế toán tài chính phản ánh thông tin xảy ra trong quá khứ có tính khách quan và kiểm tra được. Thông tin được theo dõi dưới hình thái giá trị.
2.6. Tính bắt buộc theo luật định
Kế toán quản trị không có tính bắt buộc.
Kế toán tài chính có tính bắt buộc theo luật định: chứng từ, sổ sách báo cáo tài chính ở mọi doanh nghiệp bắt buộc phải thống nhất. Nếu có sự chênh lệch, không đúng về số liệu hoặc hạch toán không đúng cách thì báo cáo đó cũng sẽ không được chấp nhận.
2.7. Phạm vi thông tin
2.8. Mối quan hệ với các môn khoa học khác
Kế toán quản trị có mối quan hệ với nhiều môn khoa học khác như: Kinh tế học, thống kê kinh tế, tổ chức quản lý doanh nghiệp, quản trị đầu tư để tổng hợp phân tích và xử lý thông tin.
Kế toàn tài chính ít có mối quan hệ với các môn khoa học khác.
Kế toán doanh nghiệp và kế toán hành chính sự nghiệp khác nhau thế nào? Chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời trong kế toán là gì? Thuế suất thông thường, thuế suất ưu đãi và thuế suất đặc biệt khác nhau thế nào?
Hỏi: Sự Khác Nhau Cơ Bản Giữa Chuẩn Mực Kế Toán Việt Nam (Vas) Và Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế (Ifrs) Là Gì?
Trả lời:
Hiện nay Việt Nam còn thiếu rất nhiều chuẩn mực so với thông lệ quốc tế như các chuẩn mực về nông nghiệp, về thăm dò và khai thác tài nguyên khoáng sản, về nhóm công cụ tài chính, về giá trị hợp lý, về tổn thất tài sản,…. gây khó khăn cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính, cụ thể, Việt Nam còn chưa ban hành 17 Chuẩn mực kế toán cụ thể như sau:
STT Số hiệu CM Tên Chuẩn mực chưa ban hành tại Việt Nam
1 IAS 19 Lợi ích người lao động
2 IAS 20
3 IAS 26 Kế toán và báo cáo lợi ích hưu trí
4 IAS 29 Lập báo cáo tài chính trong nền kinh tế siêu lạm phát
5 IAS 36 Lỗ do suy giảm giá trị tài sản
6 IAS 41 Nông nghiệp
7 IFRS 1 Áp dụng lần đầu IFRS
8 IFRS 2 Thanh toán trên cơ sở cổ phiếu
9 IFRS 5 Tài sản dài hạn chờ để bán và hoạt động gián đoạn
10 IFRS 6 Thăm dò và đánh giá tài nguyên khoáng sản
11 IFRS 7 Công cụ tài chính: Trình bày (Thay thế IAS 32)
12 IFRS 8 Bộ phận kinh doanh
13 IFRS 9 Công cụ tài chính: Ghi nhận và xác định giá trị (Thay thế IAS 39)
14 IFRS 11 Thoả thuận liên doanh
15 IFRS 12 Thuyết minh về lợi ích của các đơn vị khác
16 IFRS 13 Xác định giá trị hợp lý
17 IFRS 14 Các khoản hoãn lại theo luật định
Ngoài ra, Tại ngày báo cáo, VAS yêu cầu hầu hết tài sản và nợ phải trả ghi nhận theo giá gốc, sự thay đổi về giá trị hợp lý chưa được phản ánh ngoại trừ trường hợp đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ. Có thể tóm tắt một số tài sản và nợ phải trả chưa được đánh giá theo giá trị hợp lý theo IFRS như sau:
Tài sản/Nợ phải trả Phương pháp ghi nhận
Theo VAS Theo IFRS
Công cụ tài chính (gồm cả chứng khoán và công cụ phái sinh) nắm giữ vì mục đích kinh doanh Giá gốc Giá trị hợp lý
Công cụ tài chính phái sinh nắm giữ vì mục đích phòng ngừa rủi ro giá trị hợp lý hoặc phòng ngừa rủi ro luồng tiền Giá gốc Giá trị hợp lý
Các khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết nắm giữ bởi các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ tương hỗ Giá gốc Giá trị hợp lý
Bất động sản đầu tư (ngoại trừ trường hợp áp dụng mô hình giá gốc) Giá gốc Giá trị hợp lý
Tài sản sinh học Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán
Sản phẩm nông nghiệp chưa qua chế biến tại thời điểm thu hoạch Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán
Tài sản dài hạn nắm giữ để bán Giá gốc Giá trị hợp lý trừ chi phí bán
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kế Toán Và Kiểm Toán Có Gì Khác Nhau? – Thẩm Định Giá Việt Tín trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!