Cập nhật nội dung chi tiết về Khác Với Kimono Của Nhật Bản Hay Hanbok Của Hàn Quốc, Chiếc Áo Dài Việt Nam Vừa Truyền Thống Lại Vừa Hiện Đại mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Áo dài có thể nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam.Khác với Kimono của Nhật Bản hay Hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc, hay giày đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm ái dài và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong bộ áo dài, thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo, những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón rón những đứa con của mình trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ đằm thắm, và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo dài lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa va cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết. Áo dài giũa phố đông chật chội người và xe, ấm ào náo động, làm dịu lại cảnh sắc và làm mát lại những hồn người, làm cho ai đó phải quay lại ngắm nhìn dù chỉ một lần, dịu đi cái khó chịu và u uất vốn có trong bản tính mỗi con người bân rộn.
Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mĩ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn hy sinh, đứng phía sau để cổ động tinh thần cho nước nhà, cùng nhau hòa nhịp và phát triển. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Kín đáo, duyên dáng và gợi cảm là một trong những yếu tố đưa áo dài trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa – chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt.
Sự Khác Biệt Giữa Tết Ở Nhật Bản Với Tết Truyền Thống Của Việt Nam
Đang thực hiện
[QC] Ứng dụng JPNET
Cần đơn hàng JPNET có, khó tiếng Nhật JPNET lo, cập nhật tin tức 24/7, xoá tan nỗi lo lừa đảo XKLĐ Nhật Bản Tải Về Máy
Mỗi quốc gia đều có những nét văn hóa đặc trưng riêng biệt tạo nên bản sắc riêng của mình. Trong phong tục đón Tết cũng vậy, những hoạt động được diễn ra trong ngày tết sẽ đi vào nếp văn hóa đặc trưng cho từng quốc gia. Giữa Việt Nam và Nhật Bản đều là những quốc gia thuộc vùng phía Đông châu Á và chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc nhưng có nhiều điểm khác biệt.
Sự khác biệt đầu tiên phải nói đến đó là
Người Nhật ăn Tết theo lịch Dương, còn Việt Nam chúng ta đón Tết theo lịch Âm
Cây cảnh tượng trưng cho ngày Tết
Người Nhật có tập quán trang trí cây thông (かどまつ) trước cửa nhà, trước cửa hàng hay trước cổng công ty. Họ quan niệm cây thông này là nơi đón Toshigamisama – vị thần linh đem lại sự thịnh vượng, may mắn và trường thọ. Ngoài vật tiêu biểu là cây thông thì người Nhật còn dùng các loại thừng bện bằng cỏ, dải giấy trắng… tượng trưng nhiều mong ước, nhiều ý niệm khác nhau cho một năm mới tốt lành.
Hoa mai (miền Nam) và hoa Đào (miền Bắc) là biểu tượng rõ ràng nhất của ngày tết. Nhà nhà trang trí những cây mai nở vàng rực với những câu đối, dây kim tuyến, đèn nháy để tăng thêm không khí rộn ràng của ngày Xuân. Hoặc những nhành đào tươi đỏ thắm mang lại lộc đỏ may mắn cả năm.
Ẩm thực ngày Tết
Đêm 30 tết là thời gian gia đình sum họp, cùng nhau ăn tất niên và chờ đón khoảnh khắc giao thừa. Vào đúng 0g đêm giao thừa, khắp các chùa trên đất nước Nhật Bản sẽ đánh 108 hồi chuông với ý nghĩa xua đuổi 108 con quỷ sứ. Tiếng chuông cũng là âm thanh được coi là bậc nhất trong năm âm thanh của Phật pháp.
Thời khắc giao thừa, trong tiếng chuông ngân vang, sau khi nói lời chúc mừng năm mới tới mọi người xung quanh, tất cả sẽ quây quần bên nhau cùng thưởng thức rượu sake và các món ăn truyền thống vào dịp Oshogatsu.
Trên bàn ăn ở các gia đình Nhật Bản những ngày này thường không thể thiếu các loại bánh làm từ gạo (tiếng Nhật gọi là omochi), các món ăn chế biến từ cá và hải sản… Các đồ ăn được từ gạo sẽ là nguồn gốc giúp con người thành đạt.
Ở Việt Nam thì dịp Tết Nguyên Đán là dịp được thưởng thức nhiều món ăn ngon, đậm đà truyền thống dân tộc nhất: Bánh chưng và bánh giầy còn được gắn với các sự tích cổ của các vua Hùng, tổ tiên của người Việt.
Cỗ Tết: dịp Tết người Việt thường tổ chức ăn uống lớn, gọi là ăn cỗ. Các món cỗ trong nhiều gia đình có thể có thịt kho trứng, măng kho với giò heo (miền Nam), canh khổ qua hầm( miền Trung), canh bóng (miền Bắc) , còn có nấm hương, miến nấu lòng gà, nem rán, xôi gấc, xôi đỗ, thịt gà, thịt đông, món xào, giò lụa, giò mỡ, nộm, dưa hành muối…
Mứt Tết và các loại bánh kẹo khác để thờ cúng, sau đó dọn ra để đãi khách. Mứt có rất nhiều loại như: mứt gừng, mứt bí, mứt cà chua, mứt táo, mứt dừa, mứt quất, mứt sầu riêng, mứt mít, mứt khoai, mứt hạt sen, mứt chà-là, mứt lạc, mứt me…
Trái cây, mâm ngũ quả, và đặc biệt là dưa hấu đỏ không thể thiếu trong những gia đình miền Nam. Dưa hấu được chưng cúng nơi bàn thờ Tổ tiên, bên cạnh các loại mứt, mâm ngũ quả, bánh kẹo…, và nhiều quả dưa còn được gắn thêm chữ Phước – Lộc – Thọ. Sáng mồng một Tết, người nhà cử người bổ quả dưa để bói cầu may và lấy hên xui.
Sinh hoạt ngày Tết
Ở Nhật Bản Oshogatsu là khoảng thời gian từ mùng 1 đến mùng 3 của tháng đầu tiên trong năm mới. Trong những ngày này, người Nhật thực hiện các cuộc viếng thăm đầu xuân như đi chúc Tết cấp trên ở công ty, chúc tết họ hàng, người thân, bạn bè, láng giềng…
Người Nhật vẫn có phong tục gửi thiếp chúc mừng, cảm ơn vì một năm đã qua, nhưng từ năm 1990, công nghệ internet phát triển nên người Nhật thay vì dùng bưu thiệp được làm bằng tay thì họ chuyển sang dùng email, điện thoại.
Người Nhật cũng thường xuyên sử dụng lời chào đầu năm mới bằng từ “Happy new year” thay vì câu chúc mừng năm mới truyền thống bằng tiếng Nhật và không khí đón năm mới ở Nhật Bản cũng nhộn nhịp và “Tây hóa” hơn
Ở Việt Nam cũng tương tự như vậy, từ mùng 1 đến mùng 3 thường là khoảng thời gian mọi người đi chúc Tết nhau, con cháu chúc Tết ông bà, cha mẹ, cấp dưới chúc tết cấp trên…Người Việt Nam mình thì không có phong tục gửi tặng bưu thiếp như người Nhật, nhưng các em nhỏ lại được người lớn lì xì với ý nghĩa may mắn cả năm. Gia đình, bạn bè thường rủ nhau đi chơi, gặp gỡ, trò chuyện vui vẻ…
Cả Nhật Bản lẫn Việt Nam đều có tục đi Chùa hái lộc đầu năm để cầu xin may mắn, rút quẻ để nghe thầy phán trong năm công việc làm ăn, sức khỏe, gia đình như thế nào…
Kết luận
TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7
Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn
Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS
Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
Phạm Quỳnh (Mr)
0961 307 040
hotro.japan@gmail.com
Phạm Chung (Mr)
0972 859 695
hotro.japan@gmail.com
Yêu Cầu Gọi Lại
Tìm Hiểu Trang Phục Kimono Truyền Thống Của Người Nhật Bản
Trang phục là một nét đặc trưng riêng và vô cùng khác biệt của một nền văn hóa. Nếu như người con gái Việt Nam duyên dáng trong tà áo dài; người phụ nữ Trung Hoa kiều diễm với sườn xám thì người phụ nữ Nhật Bản lại vô cùng dịu dàng e ấp trong chính trang phục kimono truyền thống. Quả không ngoa khi nói rằng, Kimono là đại diện tiêu biểu cho đặc trưng văn hóa Nhật. Hơn cả một trang phục, nó còn được xem là một tác phẩm nghệ thuật mang đậm bản sắc rất riêng.
Người Nhật đã sử dụng Kimono trong vài trăm năm nay. Ngày nay, Kimono thường được sử dụng vào các dịp lễ tết. Phụ nữ Nhật mặc Kimono phổ biến hơn nam giới, thường có màu và hoa văn nổi bật. Kimono dành cho nam giới thường không có hoa văn, màu tối hơn và thường được sử dụng trong lễ cưới và các buổi trà đạo.
“Kimono” trong tiếng Nhật mang nghĩa là “quần áo”. Thế nhưng trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử; ngày nay Kimono đã trở thành cái tên quen thuộc khi nhắc đến trang phục của xứ sở hoa anh đào. Khác với các trang phục truyền thống của các quốc gia khác; Kimono không giống nhau mà có sự phân chia khác biệt. Tùy theo lứa tuổi; tầng lớp xã hội hay tùy theo từng mùa cụ thể trong năm; mà ta có những loại màu áo và kiểu dáng Kimono rất riêng. Áo Kimono cho phụ nữ thường có các hoạ tiết hoa; lá và các biểu tượng thiên nhiên khác; phản ánh tình yêu thiên nhiên củangười Nhật Bản. Đối với màu sắc; những màu có gốc sáng; đặc biệt là màu đỏ; được dùng cho trẻ em và phụ nữ trẻ chưa chồng. Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết; họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.
Kimono Nhật Bản được tạo thành từ một miếng vải dài 12-13m, rộng 36 – 40cm được cắt thành 8 mảnh. Những mảnh này được khâu lại với nhau để tạo ra hình dáng cơ bản của Kimono. Tất cả vải đều phải được dung và không có phần nào vứt đi. Áo Kimono thường được may bằng bằng các loại nguyên liệu như vải bông, vải lanh, vải lụa. Riêng Kimono mùa hè ( Yukata) thường được may bằng vải cotton.
Về kiểu dáng, Kimono rất đa dạng về chủng loại. Kimono có nhiều loại: như furisode (dành cho thiếu nữ còn độc thân, ống tay áo rộng và dài; màu sắc tươi tắn với nhiều hoa văn trang trí); tomesode (dành cho phụ nữ đã có gia đình: đặc trưng bởi ống tay áo ngắn, màu chủ đạo truyền thống ở thân áo là màu đen); hōmongi (thông dụng dành cho phụ nữ đã có gia đình; mặc trong tiệc trà; họp mặt người thân hoặc các cuộc viếng thăm theo nghi thức); tsukesage (được mặc trong các buổi tiệc, tiệc trà, cắm hoa và đám cưới của bạn bè); komon (mặc trong dịp bình thường, họa tiết nhỏ, nhẹ nhàng); tsumugi (cũng mặc trong những dịp bình thường nhưng các họa tiết sáng và rõ ràng hơn); yukata (mặc trong mùa hè, làm bằng vải cotton với tay áo ngắn); và shiromuku (lễ phục trắng cô dâu mặc trong đám cưới với phần đuôi áo khá dài và toả tròn ra.
Ngày nay, người Nhật không mặc Kimono thường xuyên như trước mà chỉ mặc trong những dịp lễ và sự kiện đặc biệt. Kimono chính là đặc trưng văn hóa rất riêng của Nhật Bản mà bất cứ ai nếu có dip đều nên thử khoác lên mình bộ quốc phục tinh túy này một lần trong đời.
Có thể bạn muốn xem: http://bridgesystem.heteml.net/wasou3/2017/11/09/tim-hieu-ve-kimono-net-van-hoa-nhat-ban/
Để tìm hiểu rõ hơn về kimono, mời bạn liên hệ:
CÔNG TY TNHH MTV TM NIHONWASOU
Đ/C : Phòng 1B Valentina Court, 124 Điện Biên Phủ, P. Đakao, Quận 1, TP. HCM
Hotline: (028) 3820 4855
Có thể bạn muốn xem: kimono, kimono truyền thống, kimono truyền thống cho nữ, kimono truyền thống cho nam, kimono truyen thong, kimono truyen thong cho nu, kimono truyen thong cho nam, kimono cho nữ, kimono cho nu, kimono cho nam, cách làm tóc khi mặc kimono, cach lam toc khi mac kimono, cách búi tóc mặc kimono, cach bui toc khi mac kimono, cách trang điểm khi mặc kimono, cach trang diem khi mac kimono, cách mặc trang phục kimono, cach mac trang phuc kimono, cách mặc kimono đẹp, cach mac kimono dep, những cách mặc kimono, nhung cach mac kimono, cách mặc đồ kimono, cach mac do kimono, cách mặc áo khoác kimono, cach mac ao khoac kimono, cách mặc áo khoác kimono đẹp, cach mac ao khoac kimono dep, cách mặc kimono và yukata, cach mac kimono va yukata, cách mặc kimono nữ, cach mac kimono nu, cách mặc kimono cho nữ, cach mac kimono cho nu, cách mặc kimono truyền thống, cach mac kimono truyen thong, cách mặc kimono nam, cach mac kimono nam, cách mặc kimono cho nam, cach mac kimono cho nam, cách mặc kimono đúng, cach mac kimono dung, cách đi khi mặc kimono, cach di khi mac kimono, cách mặc kimono nhật bản, cach mac kimono nhat ban, mặc kimono cách điệu, mac kimono cach dieu….
Áo Dài Truyền Thống So Với Áo Dài Cách Tân Hiên Nay Thế Nào
Áo dài là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, bởi vậy có nhiều nét đặc trưng riêng, thường được mặc trong các dịp trọng đại. Với sự ra đời mới cải tiến của nhiều mẫu áo dài cách tân hiện đại mọi người thường muốn tìm hiểu so sánh áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại. Muốn biết được sự thay đổi trong thiết kế, cũng như đặc điểm cổ truyền trước đây.
Chú ý :
+ Để mua hàng các bạn copy hình trong bài viết gửi cho chúng tôi qua thông tin bên dưới!:
+ Zalo/ Hotline : 0919 333 829 - 0968.333.465
+ Tìm mua nhiều sản phâm cùng loại tại website : http://thoitrangnuhoang.com/danh-muc/ao-dai-cach-tan/
+ Fanpage Áo Dài Cách Tân : https://www.facebook.com/aodaicachtanNuHoang
Thiết kế cổ của áo dài truyền thống
Áo dài truyền thống thường thiết kế cao, ôm sát vào cổ, tạo nên sự duyên dáng, thanh cao và kín đáo của người phụ nữ. Áo dài cách tân hiện đại, thì có nhiều thiết kế cổ hơn, áo dài có thể thiết kế không cổ, cổ thuyền, cổ tròn đa dạng khác nhau. Thiết kế cổ này không quá lộ liễu so với nét đẹp truyền thống.
Áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại thì áo dài truyền thống ngột ngạt hơn, bởi việc tít vào cổ không có nhiều không gian thoáng. Đặc biệt với những người mập chút sẽ thấy khó chịu hơn.
Thiết kế áo dài truyền thống tay dài
Các kiểu áo dài truyền thống thường có tay dài, phủ toàn bộ tay của người phụ nữ. Tạo dáng vẻ kín đáo che toàn bộ từ vai cho đến cổ tay của cô gái. Áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại thì thướt tha hơn, nhưng điều này cũng gây cảm giác không thoải mái khi rít phần bắp tay. Ngoài ra trong những hôm thời tiết nắng nóng thì khiến người mặc vô cùng khó chịu. Áo dài cách tân thì có thiết kế không tay hoặc tay lửng, thoải mái cho mọi người lựa chọn.
Áo dài truyền thống chỉ mặc một kiểu quần duy nhất
Một đặc trưng hoàn toàn khác của áo dài truyền thống so với áo dài cách tân hiện đại là phần quần chỉ theo một dạng suông lụa cùng màu hoặc khác màu với áo. Đối với áo dài hiện đại, thì phần quần có thể phóng khoáng thoải mái hơn, có thể thay thế bằng nhiều loại quần hoặc váy khác nhau.
Vải áo dài truyền thống chủ yếu là lụa
Vải của áo dài truyền thống thường được làm từ lụa, còn áo dài cách tân hiện đại, có đa màu sắc và nhiều loại vải hơn. Giúp thời tiết mặc áo dài cách tân cũng nhiều hơn so với áo dài hiện đại. Đồng thời giúp giảm giá thành và chi phí để sở hữu một chiếc áo dài đáng kể.
Áo dài truyền thống hạn chế về hình ảnh
Trên áo dài truyền thống có thể là trơn không hình, chất liệu vải trên, các hình ảnh có sự gò bó. Còn đối với áo dài cách tân hiện đại, thì hình ảnh được mở rộng, với đa hình, đa màu sắc khác nhau.
Nét đẹp truyền thống của áo dài truyền thống chúng ta không phủ nhận điều đó, tuy nhiên những thiết kế của áo dài cách tân thì có nhiều chuyển biến tích cực. Giúp ích cho việc mặc sở hữu thoải mái hơn nhiều, đồng thời phù hợp với nhiều đặc điểm công việc khác nhau.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Khác Với Kimono Của Nhật Bản Hay Hanbok Của Hàn Quốc, Chiếc Áo Dài Việt Nam Vừa Truyền Thống Lại Vừa Hiện Đại trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!