Cập nhật nội dung chi tiết về Kinh Nghiệm Mở Shop Quần Áo Cho Người Mới Bắt Đầu mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Làm sao để lập kế hoạch mở shop khi chưa có kinh nghiệm?1. Phác thảo ý tưởng về cửa hàng
Bước đầu tiên khi lập kế hoạch mở shop quần áo là phải phác thảo ý tưởng về cửa hàng tương lai của bạn. Phần này gồm những thông tin cơ bản, là những nét vẽ phác thảo đầu tiên về cửa hàng của bạn như:
Xác định phong cách thời trang
Đặt tên cửa hàng
Mục tiêu phát triển của cửa hàng trong 5 năm đầu
Mục đích và định hướng mà cửa hàng theo đuổi là gì?
1.1. Xác định phong cách thời trang
Việc xác định được phong cách thời trang rất quan trọng. “Bán hàng không phải là bán sản phẩm mà là bán phong cách“ – Đó là điều bạn luôn cần nhớ và quyết định xem cửa hàng của bạn có gì độc đáo hơn những cửa hàng thời trang khác ngoài thị trường?
Kinh nghiệm mở shop quần áo thành công của nhiều người cho hay, phong cách chính là điều làm một cửa hàng trở nên đặc biệt. Ngay trong bước lập kế hoạch kinh doanh quần áo hãy cân nhắc xem cửa hàng của bạn muốn đem lại cho khách hàng cảm giác gì: mạnh mẽ, sang trọng, nữ tính hay đài các…
Phác thảo tầm nhìn và những tưởng tượng đầu tiên về cửa hàng tương lai của bạn không chỉ giúp bạn tập trung phát triển chúng một cách độc đáo mà còn giúp bạn không bị chệch hướng, không quên đi phong cách của cửa hàng trong những bước tiếp theo.
Khi lập kế hoạch mở shop quần áo, việc đặt tên cho cửa hàng cũng là việc hết sức quan trọng. Có nhiều cách đặt tên cửa hàng nhưng hãy đặt những tên ngắn gọn, dễ nhớ và không bị trùng lặp với những cửa hàng khác.
Để khi khách hàng đánh tên cửa hàng trên thanh tìm kiếm, họ sẽ nhìn thấy ngay cửa hàng của bạn chứ không phải cực khổ lọc nó ra giữa những cái tên na ná khác.
Những cửa hàng nổi tiếng hiện nay được ưa chuộng phần lớn đều mang tên tiếng Anh, đánh vào tâm lý của người Việt như: May, Daisy, 7a.m… Tuy nhiên có rất nhiều người chọn những cái tên Việt độc đáo như: Mộc, Nhỏ Xíu, Xị Đẹp…
2.1. Xác định khách hàng mục tiêu
Khi lập kế hoạch kinh doanh quần áo, việc đầu tiên là phải xác định được cụ thể khách hàng mục tiêu mà bạn muốn hướng tới là ai. Bán hàng đa dạng nguồn thu là mong muốn của hầu hết những người mới bắt đầu kinh doanh.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm kinh doanh quần áo của người đi trước thì không nên tham lam nhắm vào quá nhiều đối tượng khách hàng. Bởi bạn hoàn toàn không có đủ thời gian để có thể lựa chọn sản phẩm cho quá nhiều đối tượng, lứa tuổi.
Vì vậy, khi lập kế hoạch kinh doanh shop thời trang, bạn cần phải xác định mình sẽ mở cửa hàng bán quần áo nam hay nữ, bán cho sinh viên hay dân công sở, hướng tới đối tượng thu nhập cao hay trung bình.
Đây là bước rất quan trọng vì nó sẽ quyết định số vốn bạn phải bỏ ra, nguồn hàng, chiến lược tiếp thị sau này, cách trang trí shop quần áo,…
2.2. Nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường
Thay vì “ôm mộng” trở thành một đơn vị cung cấp quần áo cho cả nam, nữ, già, trẻ, trong bản kế hoạch kinh doanh thời trang, điều bạn cần ghi nhớ: nghiên cứu thị trường là công việc bắt buộc.
Trong đó cụ thể là xác định được đối tượng khách hàng cũng như những gì thị trường đang cần. Nếu bạn cho rằng tất cả mọi người là khách hàng của bạn, thì bạn đang đi sai hướng.
Dù cho sản phẩm và dịch vụ của bạn có đặc biệt đến đâu hay mức độ phủ sóng mạnh mẽ thì bạn cũng không thể bán được cho tất cả mọi người. Với những yếu tố như độ tuổi, giới tính, học vấn, địa lý…sẽ dẫn đến những yêu cầu khác nhau của khách hàng đối với sản phẩm.
Nhờ vào bước xác định đối tượng, bạn có thể tập hợp được một số thông tin ví dụ như lứa tuổi, sức mua, lối sống và số lượng của nhóm khách hàng tiềm năng. Từ nền tảng này thì mới có thể ước tính được thị phần của sản phẩm sẽ kinh doanh.
Tìm kiếm thông tin chi tiết về các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khu vực và sức cạnh tranh của họ, xem họ đang kinh doanh mô hình thời trang nào. Sau đó tính toán cách bạn tiếp thị đến khách hàng của bạn, các kênh phân phối bán hàng của bạn, và tính bền vững các lợi thế cạnh tranh của bạn.
2.3. Xác định chi phí, số vốn cần có khi mở shop quần áo?
Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn? Việc xác định chi phí mở shop quần áo là bước rất quan trọng khi lập kế hoạch mở shop. Dù bạn có bao nhiêu vốn đầu tư kinh doanh đi chăng nữa thì nên dành ra 50% số vốn mình có để lấy đợt hàng đầu tiên.
Đây là kỹ năng bán quần áo khá quan trọng bạn cần nhớ. Đừng nên mạo hiểm nhập hết hàng với số tiền mình có, rủi ro sẽ cao đấy. Theo kinh nghiệm của các chủ shop thời trang, bạn nên có vốn dự phòng để đề phòng những trường hợp rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện giấc mơ kinh doanh của mình.
Đầu tư một phần mềm quản lý cửa hàng thời trang cũng là một yếu tố quan trọng. Đặc thù của những sản phẩm thời trang là nhiều mẫu mã, màu sắc và size số. Sử dụng phần mềm quản lý sẽ cho bạn biết chính xác số lượng cụ thể của từng mặt hàng, để có thể chọn hàng nhanh tư vấn cho khách.
2.4. Tìm được nơi nhập hàng giá rẻ, chất lượng tốt
Nếu bạn có tay nghề, kỹ năng, gu thẩm mỹ thời trang hoặc đã từng tham gia một lớp học thiết kế thời trang nào đó thì bạn nên tận dụng những ưu thế đó để tự thiết kế và may những sản phẩm mới lạ, độc đáo cung cấp cho cửa hàng thời trang của mình.
Việc bạn có thể tự mình cung cấp sản phẩm cho cửa hàng không chỉ đảm bảo nguồn hàng ổn định mà còn giúp cho công việc kinh doanh của bạn thuận lợi hơn vì trong những năm gần đây, khách hàng có xu hướng sử dụng những sản phẩm tự thiết kế nhiều hơn là việc mua sắm những sản phẩm sản xuất đại trà trên thị trường.
Bên cạnh đó, bạn có thể đến trực tiếp các nhà máy hoặc xưởng sản xuất quần áo ở Việt Nam để lựa chọn hàng. Công việc này mất khá nhiều thời gian của bạn nhưng là công việc cần thiết để bạn có thể lựa chọn những mẫu mã thiết kế mới nhất, tránh lấy phải những mẫu hàng tồn kho.
Bạn cũng có thể nhập hàng tại các đại lý nhưng bạn cần phải thanh lọc sản phẩm trước khi bày bán ở cửa hàng của mình vì một số đại lý cũng nhập hàng từ Trung Quốc hoặc từ các nhà máy với số lượng cực lớn.
Với kiểu dáng mẫu mã đa dạng, nhiều mẫu mới, bạn không chỉ bán lẻ được mà còn có thể chào bán lại cho những cửa hàng nhỏ hoặc những bạn mới bắt đầu kinh doanh quần áo một cách dễ dàng.
Ngoài ra trong bài viết Mách bạn nguồn hàng quần áo giá rẻ dưới 50k từ Bắc vào Nam chúng tôi cũng đã từng chia sẻ chợ đầu mối chuyên bán sỉ đồ thời trang với cực thấp, có thể giải quyết được thắc mắc của bạn kinh doanh quần áo lấy nguồn hàng ở đâu.
3. Chọn địa điểm mở cửa hàng
Lựa chọn địa điểm để mở cửa hàng là công việc hết sức quan trọng trong kế hoạch kinh doanh quần áo, bởi vì vị trí đắc địa quyết định phần lớn đến hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng thời trang.
Điều đó giải thích tại sao nhiều chủ cửa hàng sẵn sàng đầu tư lượng chi phí lớn cho những địa điểm được cho là lý tưởng với mong muốn thành công trong kinh doanh thời trang. Vậy nên, khi lập kế hoạch kinh doanh shop quần áo, bạn nên lựa chọn địa điểm mở cửa hàng làm sao cho phù hợp với mục đích của mình.
3.1. Nên lựa chọn vị trí cửa hàng ở các khu buôn bán trung tâm
Những khu trung tâm buôn bán thường tập trung nhiều cửa hàng với đa dạng chủng loại hàng hóa bày bán, lưu lượng khách qua lại lớn. Nếu mở cửa hàng ở vị trí mặt tiền của đường lớn, tập trung đông dân cư thì hiệu quả kinh doanh rất cao.
Tuy nhiên, để có được những vị trí đó, bạn cần phải bỏ ra một số tiền khá lớn, tùy thuộc vào số lượng vốn của mình mà bạn có thể lựa chọn được vị trí phù hợp.
3.2. Mở cửa hàng quần áo gần các khu tập trung đông dân cư
Người Việt hay có thói quen mua sắm ở những khu vực buôn bán tập trung dành riêng cho từng mặt hàng. Nếu bạn không có đủ chi phí để thuê mặt bằng tại những khu vực này thì có thể lựa chọn mở cửa hàng quần áo ở những khu vực có trình độ dân trí cao, dân cư đông đúc.
Buôn bán ở những khu vực này, bạn nên tập trung vào việc thiết kế những mẫu quần áo thời trang đẹp mắt, độc, lạ, trưng bày sản phẩm đẹp mắt để thu hút sự chú ý của người xem.
Bên cạnh đó, bạn cần tìm hiểu thêm về sở thích, thói quen mua sắm, mức sống cũng như cơ cấu dân số, số lượng dân ở khu vực đó để đánh giá và lựa chọn được địa điểm tốt nhất giúp cho công việc kinh doanh của mình thuận lợi và phát đạt hơn.
Cơ sở hạ tầng là một trong những điều kiện góp phần thúc đẩy phát triển kinh doanh rất lớn. Các cửa hàng thời trang cần chọn lựa những nơi có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và thuận lợi nhằm trưng bày hàng hóa một cách bắt mắt và thu hút.
Giao thông và lối qua lại của khách hàng cũng là điều cần lưu ý, đảm bảo cửa hàng có nơi đỗ xe thuận tiện. Khách hàng thường thích các cửa hàng có bãi đỗ xe phía trước rộng rãi, an toàn và là điểm đến lý tưởng cho mỗi lần tham quan, mua sắm.
4. Thiết kế cửa hàng
Lên ý tưởng thiết kế cửa hàng là khâu vô cùng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh shop quần áo của bạn. Bởi vì khi khách hàng đến mua sắm tại cửa hàng của bạn, họ sẽ không chỉ đến vì quần áo đẹp mà chắc chắn còn bị thu hút vì cửa hàng đẹp. Một cửa hàng được trang trí long lanh với những ánh đèn hay những dòng chữ “bắt trend” chắc chắn sẽ khiến khách hàng ấn tượng hơn một cửa hàng bình thường phải không nào?
4.1. Trang trí shop quần áo như thế nào để thu hút khách hàng?
Mặt bằng: Bạn sẽ lựa chọn một cửa hàng rộng khoảng bao nhiêu mét vuông? Hay đơn giản chỉ là shop bán hàng online? Tùy vào mô hình kinh doanh shop thời trang mà bạn sẽ có chi phí đầu tư ban đầu phù hợp. Đây là khoản chi phí mở shop quần áo cố định lớn nhất mà bạn phải đầu tư, vì vậy cần phải cân nhắc thật kĩ
Thiết kế nội thất: giá kệ thời trang, móc treo, ánh sáng (yêu cầu phải bắt mắt và tập trung vào khu trưng bày sản phẩm, càng long lanh càng tốt. Tiếp theo là bàn thu ngân, máy tính và thiết bị bán hàng (bạn nên có để có thể quản lý hàng hóa, xuất nhập, lãi lỗ mà không phải mất công bỏ ra 1 vài tiếng cuối ngày để kiểm kê hàng hóa, tiền long, hàng tồn… ).
Đôi khi nhờ có thiết bị này mà bạn có thể yên tâm đi kinh doanh hay làm các việc khác. Shopping chẳng hạn, vì đơn giản bên cạnh bạn có điện thoại hay ipad. Có thể truy cập hệ thống bán hàng từ xa, hệ thống camera an ninh từ xa.
Nếu mở cửa hàng quy mô lớn bạn cần phải thuê từ 1 đến 2 nhân viên kiêm cả việc kiểm kho lẫn đón và giới thiệu quần áo cho khách, còn bạn có thể đứng quầy thanh toán để tiết kiệm chi phí. Khi thuê nhân viên cần ưu tiên ngoại hình, có khiếu thẩm mỹ và biết ăn nói.
Còn về trang thiết bị, ngoài những hệ thống cơ bản như đèn điện, máy lạnh, chống mối mọt thì bạn nên mua thêm phần mềm quản lý cửa hàng thời trang, máy in hóa đơn, máy in và quét mã vạch. Hệ thống POS sẽ giúp quá trình kinh doanh của bạn đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều, tiết kiệm thời gian, công sức cho việc quản lý.
Ngoài ra, bạn nên lắp đặt các thiết bị an ninh như camera và cổng từ. C amera quan sát mục đích thực ra “phòng là chính” vì khách hàng có tâm lý đề phòng khi nhìn thấy hệ thống an ninh của mình tốt. Còn riêng với cổng từ an ninh trang bị thiết bị này sẽ giúp bạn hạn chế tối đa việc mất hàng, bởi vì trên mỗi sản phẩm của cửa hàng đều có gắn chip từ báo động.
Dùng phần mềm quản lý Shop thời trang hiệu quả
Kinh doanh quần áo là lĩnh vực thu hút rất nhiều người tham gia nên mức độ cạnh tranh cũng cực kỳ gay gắt.
Để kinh doanh quần áo hiệu quả hơn, bạn hãy tham khảo bài viết Dùng phần mềm quản lý Shop thời trang có lợi ích gì?.
4.3. Sẵn sàng hàng hóa trên kệ bán
Sau khi bạn nhập hàng về, bạn cần phân loại hàng hóa và nhập hàng vào hệ thống bán hàng, dán mã vạch cho các sản phẩm để đảm bảo thanh toán tự động cho khách hàng.
5. Khai trương thôi!!
5.1. Chú ý đến thời điểm mở cửa hàng
Thời trang không chỉ quan tâm tới yếu tố con người mà còn phụ thuộc vào cả thời tiết và văn hóa, vì vậy kinh nghiệm mở shop quần áo cho thấy bạn phải tính trước đến khi khai trương sẽ rơi vào khoảng thời gian nào.
Nếu định mở cửa hàng vào mùa hè thì thời điểm tốt nhất là tháng 4, còn mùa đông vào khoảng tháng 10, đây là lúc chuẩn bị bắt đầu các xu hướng thời trang nên thích hợp để thu hút người dùng bằng mẫu mã mới và chương trình khuyến mãi.
5.2. Tạo sự chú ý cho khách hàng
Kinh Nghiệm Mở Shop Quần Áo Chi Tiết Nhất Cho Người Mới Bắt Đầu
Tại sao nên chọn quần áo, giày dép, phụ kiện thời trang để kinh doanh?
Thời trang là một ngành không phải mới mẻ, nhưng lại là ngành luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Và đây là những lý do giải thích tại sao bạn nên kinh doanh thời trang thay vì những lĩnh vực khác:
Tập khách hàng lớn, thị trường tiềm năng và chưa từng có dấu hiệu chững lại
Tỉ lệ rủi ro khi đầu tư thấp hơn một số ngành thương mại khác
Vốn khởi nghiệp nhỏ
Cách thức tiếp cận khách hàng dễ dàng
>> 5 lý do khiến doanh thu cửa hàng bạn không có sự tăng trưởng >> 6 lợi ích khi dùng phần mềm quản lý bán hàng thời trang
Kinh nghiệm mở shop thời trang cho người mới bắt đầu
1. Lên ý tưởng kinh doanh quần áo, giày dép hay phụ kiện? (Ideas)
Mọi ý tưởng đều không có giá trị khi bạn để nó trong đầu và không thực hiện nó. Nếu muốn kinh doanh thời trang, hãy phác thảo ý tưởng kinh doanh ra giấy hoặc bất cứ nơi nào sẽ giúp bạn lưu lại thông tin cụ thể. Và thời trang, có vô số mặt hàng để bạn chọn. Từ quần áo, giày dép, túi xách, balo cho đến những phụ kiện thời trang khác như trang sức, mũ nón, kính mắt, đồ handmade hay vali, phụ kiện du lịch…
Ý tưởng của bạn cần nêu được mặt hàng kinh doanh, phong cách cửa hàng, những mục tiêu kinh doanh. Ý tưởng phát triển kinh doanh theo hướng nào, những cái tên thương hiệu bạn nghĩ đến… Ý tưởng càng phong phú, bạn sẽ có được những lựa chọn đúng khi cân nhắc giữa những ý tưởng được đưa ra.
Phong cách cửa hàng: bao gồm phong cách sản phẩm, phong cách bày trí cửa hàng và phong cách phục vụ khách hàng. Tất cả cần có sự tương thông để mỗi khi nghĩ tới, khách hàng sẽ nhớ tới shop thời trang của bạn với sự chuyên nghiệp và hài lòng nhất. Cách kinh doanh quần áo hiệu quả thể hiện từ việc sáng tạo ra những ý tưởng kinh doanh mới lạ. Tìm ra những mô hình shop thời trang được khách hàng yêu thích.
Nằm trong bước đầu kinh doanh quần áo, bạn cũng cần nghĩ ra tên thương hiệu của cửa hàng. Nên đặt tên shop là gì để khách hàng vừa dễ nhớ, vừa gây được ấn tượng với họ, đồng thời phải là một cái tên hay, ăn khớp với phong cách cửa hàng không hề dễ. Chính vì thế, hãy thử điểm mặt những tên shop thời trang phổ biến trên thị trường, xu hướng đặt tên shop thế nào? Có như vậy, bạn mới có nhiều ý tưởng hay và không bị trùng lặp với các shop quần áo, giày dép hay phụ kiện đã có mặt trên thị trường.
Một trong những điều cần biết khi mở shop quần áo, đó là học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh từ người đi trước. Từ đó, đặt ra mục tiêu khi kinh doanh cửa hàng. Mục tiêu ấy có khả năng đạt được hay không, thực hiện trong bao lâu, làm sao để đạt được mục tiêu ấy? Chẳng hạn: Mục tiêu đạt lợi nhuận 300 triệu trong năm đầu tiên, ổn định cửa hàng sau 2 tháng đi vào hoạt động… Và câu trả lời về con đường tiến đến mục tiêu, đó là lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng.
MISA eShop tặng bạn tài liệu Hướng dẫn kinh doanh và mở cửa hàng QUẦN ÁO, GIÀY DÉP cho người mới bắt đầu. Tải ngay:
>> Phần mềm quản lý shop thời trang chuyên nghiệp nhất hiện nay
2. Lên kế hoạch kinh doanh quần áo chi tiết
Kế hoạch kinh doanh quần áo là gì? Kế hoạch kinh doanh là những nội dung thể hiện dưới dạng tài liệu phác thảo, thể hiện chi tiết quá trình kinh doanh của cửa hàng quần áo trong một khoảng thời gian nhất định.
Kinh nghiệm mở shop quần áo thời trang của nhiều chủ cửa hàng quần áo, giày dép cho thấy, kế hoạch kinh doanh là cực kì quan trọng. Nó giúp chủ shop biết được mình cần phải làm những gì, không bỏ sót các đầu việc. Đồng thời xác định được rõ hướng đi của cửa hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
2.1. Xác định mô hình kinh doanh shop thời trang
Bạn nên chọn được mô hình kinh doanh trước khi tìm kiếm khách hàng. Bởi có thể khi kiếm tìm khách hàng mục tiêu rồi nhưng mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp, việc bạn đã làm là công cốc.
Hiện nay, kinh doanh quần áo, giày dép có nhiều mô hình để chủ shop có thể theo đuổi. Một số mô hình kinh doanh thời trang phổ biến là mở shop bán lẻ, mở shop bán buôn, kinh doanh nhượng quyền thương hiệu,… Bên cạnh đó, theo một cách chia khác, có mô hình kinh doanh thời trang thiết kế, thời trang may sẵn (nhập các mặt hàng đại trà hay kinh doanh thời trang Quảng Châu)…
2.2. Xác định khách hàng mục tiêu
Khi buôn bán quần áo, bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai. Hay ai là người có thể mua quần áo, túi xách của bạn? Xác định được đối tượng này, bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng phù hợp với đối tượng tiềm năng mua hàng. Đồng thời, khách hàng cũng là người có khả năng chi trả cho những mặt hàng bạn bán.
Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ đơn thuần xem họ là ai. Bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin khác như:
Khách hàng ở đâu?
Độ tuổi là bao nhiêu?
Nghề nghiệp của họ?
Sở thích, thói quen hàng ngày?
Kênh mua sắm yêu thích của họ?
Mức thu nhập bình quân của họ?
Càng xây dựng chi tiết chân dung khách hàng, bạn càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó hiểu được thói quen sở thích của họ để tư vấn khách hàng, bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
>> Làm sao để kiểm soát doanh thu, chi phí tại shop bán lẻ >> Phần mềm quản lý bán hàng tốt nhất hiện nay
2.3. Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền?
Mở shop quần áo nam cần bao nhiêu tiền? Mở shop thời trang thiết kế cần bao nhiêu tiền? Hay mở shop quần áo trẻ em cần bao nhiêu tiền?… Đây là những câu hỏi mà hầu hết chủ shop đều băn khoăn khi chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng.
Và câu trả lời là đây: Số vốn mở cửa hàng quần áo, giày dép hay phụ kiện sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, mô hình kinh doanh và khu vực địa lý mở shop thời trang. Dao động từ 50 đến 300 triệu với các shop thời trang đại chúng.
Với các shop thời trang hàng hiệu hay nhượng quyền thương hiệu lớn, mở shop có thể tiêu tốn số vốn từ 1 tới vài tỷ đồng. Và tất nhiên, để hoạch định số vốn bạn cần, MISA eShop sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn có thể chuẩn bị số vốn gần đúng nhất với khoản vốn thực tế cần bỏ ra.
* Số vốn để kinh doanh quần áo online
* Mở shop quần áo cần bao nhiêu tiền?
Để mở một shop thời trang nam, nữ hay các shop giày dép, phụ kiện, bạn cần chuẩn bị số vốn nhiều hơn khi kinh doanh quần áo online. Trong đó, những khoản mục chi phí không thể thiếu khi mở shop thời trang bao gồm:
Chi phí thuê mặt bằng (từ 3-50 triệu đồng) tùy vào từng khu vực là các tỉnh thành hay thành phố lớn, trong mặt ngõ hay ngoài mặt phố, một mặt tiền hay 2,3 mặt tiền,…
Vốn nhập hàng hóa (20-50 triệu đồng): do là cửa hàng nên bạn cần treo đủ số lượng và mẫu mã tại cửa hàng, tránh tình trạng để trống các giá kệ treo đồ.
Vốn trang trí, mua sắm dụng cụ, thiết bị tại cửa hàng (20-50 triệu). Bao gồm chi phí trang trí mặt tiền cửa hàng, bảng biển, giá kệ treo đồ, móc treo quần áo, manocanh…
Chi phí phát sinh khác: 10 triệu đồng
Nếu mở một shop bán hàng, hãy cầm chắc trong tay tối thiểu 50 triệu để có thể khai trương shop quần áo một cách trơn tru, thuận lợi, đây là con số khiêm tốn với các shop thời trang nhỏ trong mặt ngõ hoặc ở các tỉnh thành có chi phí thuê mặt bằng thấp. Hoặc không tính đến phí thuê mặt bằng do kinh doanh cửa hàng tại nhà.
Chuẩn bị vốn để mở shop thời trang căn cứ vào mô hình và quy mô kinh doanh
* Bảng thống kê tất tần tật chi phí mở shop quần áo
DỰ TOÁN NGÂN SÁCH MỞ CỬA HÀNG THỜI TRANG DIỆN TÍCH 40M2 STT NỘI THẤT + BIỂN BẢNG Nội dung Số lượng Đơn giá Thành tiền Ghi chú (bắt buộc) 1 Biển nhận diện dự kiến 1.00 12,000,000 12,000,000 12,000,000 2 Nội thất : Kệ trưng bày , bàn trưng bày , tường gỗ trưng bày, cột sắt trưng bày dự kiến 2 triệu/m2 (tùy mặt bằng) 1.00 60,000,000 60,000,000 60,000,000 3 Quầy thu ngân dự kiến 1.00 4,500,000 4,500,000 4,500,000 4 Đèn chiếu dự kiến 30.00 270,000 8,100,000 8,100,000 5 Ghế ngồi thu ngân + ghế ngồi chờ dự kiến 2.00 1,000,000 2,000,000 2,000,000 6 CÔNG DỤNG CỤ TRƯNG BÀY 0 7 Manocanh dự kiến 1.00 1,800,000 1,800,000 1,800,000 8 Dụng cụ trưng bày hàng hóa dự kiến 1.00 500,000 500,000 500,000 9 Cây trưng bày dự kiến 3.00 600,000 1,800,000 0 10 Poster trang trí trong gian hàng dự kiến 2.00 1,500,000 3,000,000 0 11 CHỈNH SỬA MẶT BẰNG ( nếu cần ) 0 12 Trần thạch cao dự kiến 1.00 8,000,000 8,000,000 0 13 Phòng thử đồ thạch cao dự kiến 2.00 1,000,000 2,000,000 2,000,000 14 Sàn nhà dự kiến 1.00 6,000,000 6,000,000 0 15 Sơn tường dự kiến 1.00 1,000,000 1,000,000 1,000,000 16 THUÊ MẶT BẰNG DỰ KIẾN
17 Tiền thuê nhà dự kiến 6.00 10,000,000 60,000,000 60,000,000 18 Hàng hóa dự kiến 1500.00 100000 150,000,000 150,000,000 19 Túi đựng đồ, giấy in hóa đơn dự kiến 1.00 500,000 500,000 500,000 20 CHUẨN BỊ CHƯƠNG TRÌNH KHAI TRƯƠNG 0 21 dự kiến 1.00 5,000,000 5,000,000 5,000,000 22 Tiệc ngọt nhẹ dự kiến 1.00 1,500,000 1,500,000 1,500,000 23 CÔNG DỤNG CỤ PHỤC VỤ BÁN HÀNG 0 24 Máy tính dự kiến 1.00 4,000,000 4,000,000 4,000,000 25 Phần mềm bán hàng dự kiến 1.00 5,000,000 5,000,000 5,000,000 26 Máy in bill dự kiến 1.00 2,000,000 2,000,000 2,000,000 27 Máy quét mã vạch dự kiến 1.00 1,000,000 1,000,000 1,000,000
TỔNG 339,700,000
TỔNG BẮT BUỘC 320,900,000
3. Kinh nghiệm nhập hàng quần áo, giày dép chất lượng, giá rẻ?
Nhập quần áo, giày dép Quảng Châu
Nhập hàng thời trang Thái Lan
Nhập quần áo chợ Ninh Hiệp
Nhập quần áo, giày dép chợ Đồng Xuân
Nhập hàng giá sỉ chợ An Đông
Nhập hàng giá sỉ chợ Tân Bình…
Nhập hàng từ các xưởng may uy tín
Nhập hàng từ các thương hiệu nhượng quyền (với những cửa hàng kinh doanh theo hình thức nhượng quyền)
Nhập hàng từ các công ty may mặc chính hãng (với các cửa hàng là đại lý cho công ty)
…
>> Lợi ích của phần mềm bán hàng đa kênh mang lại
4. Đăng kí giấy phép kinh doanh mở shop thời trang
Có rất nhiều chủ shop thắc mắc “Mở shop thời trang có cần giấy phép kinh doanh không?”. Câu trả lời là có.
5. Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh thời trang
Buôn có phường, bán có chợ là kinh nghiệm để chọn một địa điểm kinh doanh quần áo, giày dép thuận lợi.
Những tiêu chí để chọn được một mặt bằng kinh doanh tốt bao gồm:
Vị trí cửa hàng
Diện tích mặt bằng
Tiềm năng kinh doanh của mặt bằng
Chi phí thuê mặt bằng
Mức độ nhận biết và thuận tiện
Tùy vào khả năng tài chính và chiến lược bán hàng, bạn hãy chọn cho mình một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn, với các mặt hàng bình dân, bạn có thể mở trên mặt phố nhỏ, mặt ngõ thuận tiện giao thông, khu vực đông dân cư. Nhưng với mặt hàng cao cấp, bạn cần mở shop tại nơi có khu vực đông dân cư, dân trí cao hoặc tại các mặt phố lớn, thu hút tầm nhìn và là nơi sầm uất, qua lại của các đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, hãy cân nhắc về yếu tố chi phí thuê cửa hàng. Nếu phải đầu tư quá nhiều vào chi phí mặt bằng mà tiềm năng bán hàng chưa thực sự tốt, hãy xem lại nơi đó có thực sự tốt cho việc kinh doanh trong tương lai hay không?
6. Thiết kế và trang trí cửa hàng thời trang
Sau khi chọn được mặt bằng, hãy định hình phong cách thiết kế cho cửa hàng bạn. Một trong những xu hướng lên ngôi trong thiết kế cửa hàng bán lẻ, đó là xu hướng xanh. Tận dụng ánh sáng tự nhiên, bổ sung cây xanh và các vật liệu tự nhiên để đem lại trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng.
6.1. Lưu ý khi bày trí cửa hàng
Không nên bày trí cửa hàng với mật độ quá dày đặc, hãy thiết kế không gian để khách hàng có thể dừng chân, ngồi nghỉ hợp lý hay khu vực thử đồ thông thoáng. Với shop giày dép, đảm bảo lối đi lại cho khách hàng, có ghế ngồi để khách hàng thử giày dép.
Tránh tình trạng để trống hàng hóa trên giá kệ. Hãy đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng trên giá để khách hàng có thể chọn mua. Không bày quá nhiều sản phẩm trong cùng một mẫu ở trên kệ.
Trang trí và bày trí cửa hàng thời trang
6.2. Cách trang trí shop quần áo để thu hút khách hàng
Kinh nghiệm trang trí shop thời trang là bạn nên sử dụng các loại đèn ánh vàng cho shop quần áo, đèn ánh trắng cho các shop giày dép. Bởi vậy, khi trang trí cửa hàng, hãy học cách trang trí. Tìm hiểu thêm những mẹo kinh doanh dù nhỏ nhất khi buôn bán quần áo, phụ kiện.
Sử dụng các loại ma-nơ-canh chất lượng. Một chiếc váy mặc trên ma-nơ-canh chất lượng sẽ đẹp và hút mắt khách hàng hơn rất nhiều so với chiếc váy mặc trên con ma-nơ-canh kém chất lượng. Và tất nhiên, hãy thường xuyên thay mới những bộ đồ bán chạy cho ma-nơ-canh. Đừng để cả tháng mà canh vẫn chỉ mặc duy nhất một bộ đồ, hoặc thay đổi 2,3 lần.
Sử dụng gương đèn led cho cửa hàng nếu có thể. Gương đặt dưới ánh đèn vàng sẽ giúp người đứng trước gương trông trắng và bắt mắt hơn rất nhiều. Đây cũng là mẹo để khi khách hàng thử đồ tại cửa hàng luôn cảm thấy đẹp hơn khi thử đồ tại nhà.
>> Những điều cần biết khi chọn mua phần mềm quản lý bán hàng
7. Tạo dựng sự chuyên nghiệp trong bán hàng ngay từ khi bắt đầu
Nếu mở shop thời trang dù là cửa hàng online hay truyền thống, hãy tạo dựng sự chuyên nghiệp trong bán hàng ngay từ khi bắt đầu.
Sự chuyên nghiệp được thể hiện từ cách trang trí cửa hàng, cách gắn mác sản phẩm, cách bán hàng của nhân viên hay cách thanh toán cho khách hàng. Một cửa hàng có hóa đơn bán hàng sẽ chuyên nghiệp hơn cửa hàng không có. Mác sản phẩm được in tem mang thương hiệu riêng cũng chuyên nghiệp hơn mác quần áo từ Trung Quốc hay xưởng may.
Để chuyên nghiệp hơn trong bán hàng và quản lý cửa hàng, chủ shop nên sử dụng phần mềm quản lý bán hàng thời trang để giúp hệ thống hóa toàn bộ nghiệp vụ trong của hàng. Nó sẽ giúp bạn:
Tạo và in tem mác sản phẩm
Tạo hóa đơn khi thanh toán cho khách hàng
Tra cứu hàng hóa, tư vấn sản phẩm cho khách bằng điện thoại di động
Quản lý doanh thu, chi phí, hàng hóa rõ ràng trên điện thoại, laptop hay máy tính bảng…
8. Kinh nghiệm trong ngày khai trương shop thời trang
Ngày khai trương có ý nghĩa đặc biệt với những người kinh doanh buôn bán. “Đầu xuôi đuôi lọt” là quan niệm từ xưa đến nay vẫn được áp dụng. Ngày khai trương có thuận lợi, quá trình kinh doanh sau đó mới tốt.
Sau khi đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc mở shop thời trang, hãy khai trương cửa hàng của riêng mình. Và kinh nghiệm để chuẩn bị cho ngày khai trương, là người buôn bán quần áo nhất định bạn phải biết những lưu ý sau:
Xem ngày tốt để khai trương
Lên danh sách khách mời tham dự trong ngày khai trương
Chuẩn bị lễ cúng khai trương đầy đủ
Sẵn sàng hàng hóa và nhân lực để phục vụ khách hàng ngày khai trương
Lên chương trình ưu đãi cho dịp khai trương
Truyền thông, giới thiệu cho khách hàng về ngày khai trương
Nói đến khai trương cửa hàng, hãy để ý những tiểu tiết nhỏ nhất để mọi thứ đều được thuận buồm. Nên kiêng kị cãi nhau, đổ vỡ trong ngày khai trương. Đặc biệt, hãy chuẩn bị chương trình thu hút khách hàng thật tốt để ngày khai trương bán được càng nhiều hàng hóa càng tốt.
23 Thứ Bạn Cần Để Bắt Đầu Mở Shop Quần Áo
Biển hiệu
Kệ hàng Kệ hàng là một giải pháp khá tiêu chuẩn để trưng bày sản phẩm. Nhiều loại quần áo có thể phù hợp với chúng, tạo cho khách hàng một cách dễ dàng để tìm kiếm các sản phẩm mà họ đang cần.
Giá treo Nếu bạn bán nhiều chủng loại quần áo khác nhau, giá treo là một giải pháp trưng bày khác. Chúng cho phép khách hàng dễ dàng chọn lọc giữa nhiều loại mặt hàng quần áo khác nhau.
Móc treo Nếu bạn bày hàng hoá trên giá treo, bạn cũng sẽ cần móc treo đi kèm.
Túi Bạn sẽ cần một số loại túi giấy hoặc nhựa để cung cấp cho khách hàng sau khi họ mua hàng. Bạn có thể mua túi mua sắm loại chung hoặc đặt làm túi riêng với tên cửa hàng và logo trên đó.
Tủ trưng bày Đối với các mặt hàng đắt tiền hoặc những thứ bạn chỉ muốn khoe với khách hàng, tủ kính là một giải pháp tuyệt vời. Chúng bảo vệ và trưng bày các mặt hàng của bạn và thậm chí có thể làm hai nhiệm vụ như là một khu vực thanh toán.
Gương Bạn sẽ cần ít nhất một vài tấm gương xung quanh để khách hàng có thể thử các sản phẩm mà họ đang xem xét mua. Gương soi toàn thân nên được chủ yếu đặt nằm gần các mặt hàng quần áo và gương nhỏ cạnh với các phụ kiện.
Ma nơ canh Các sản phẩm mà bạn thực sự muốn thu hút sự chú ý của mọi người nên được đặt chúng trên ma nơ canh hơn là kệ hoặc giá. Bạn cũng có thể đặt chúng gần cửa kính để thu hút khách hàng mới vào cửa hàng.
Sticker Bạn có thể sử dụng nhãn dán đơn giản trong nhiều cách khác nhau. Ví dụ như bạn đang có chương trình giảm giá, bạn có thể sử dụng dấu chấm màu khác nhau cho các mức chiết khấu hoặc giá khác nhau, chứ không cần phải in ra tất cả các nhãn giá mới.
Máy in hoá đơn Đưa hoá đơn cho khách hàng mang tạo cảm giác chuyên nghiệp và tin tường. Nó cũng là một giải pháp để chống nhân viên của bạn gian lận về giá.
Máy quét mã vạch Máy quét mã vạch sẽ giúp bạn tạo đơn hàng nhanh chóng cho khách khi mua hàng và giúp hoạt động kiểm kho đỡ tốn thời gian hơn.
Phần mềm quản lý bán hàng Sử dụng một phần mềm quản lý shop quần áo sẽ giúp bạn tiết kiệm rất thời gian, chi phí và áp dụng được một quy trình quản lý chuyên nghiệp cho cửa hàng của bạn.
Một trong những phần mềm top đầu hiện nay mà bạn có thể tham khảo sử dụng là phần mềm quản lý bán hàng Sapo với nhiều tiện ích, chi phí rất phù hợp với các shop thời trang vừa và nhỏ.
Không chỉ kết nối các công cụ hỗ trợ bán hàng như máy tạo hóa đơn, máy in mã vạch, máy tính tiền (hoặc bạn có thể tận dụng máy tính để tiết kiệm) để bán hàng nhanh chóng, chuyên nghiệp, Sapo còn làm rất tốt những nghiệp vụ về quản lý giúp bạn quản lý kho hàng, sản phẩm, khách hàng, nhân viên, báo cáo doanh thu lãi lỗ….
Ưu thế của Sapo so với các phần mềm khác là khả năng kết nối bán hàng và quản lý đa kênh tự động, mượt mà từ online tới offline như cửa hàng, website, facebook, Shopee, Lazada, Sendo… Bạn có thể ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại vào shop thời trang của mình với chi phí thấp, chỉ từ 119k/tháng.
Ghế Nhiều cửa hàng cung cấp khu vực chỗ ngồi gần cửa ra vào hoặc ở các khu vực phòng thử đồ. Và tất nhiên, bạn cũng sẽ cần một nơi để bạn và nhân viên của bạn có thể ngồi xuống.
Rèm cửa hoặc vách ngăn Nếu bạn có phòng thử đồ, mà sẽ đem lại rất nhiều lợi ích dù cho bạn bán loại quần áo nào, bạn sẽ cần rèm cửa hoặc vách ngăn cho khu vực đó.
Kệ hàng tồn kho Khá nhiều cửa hàng có hàng tồn kho luôn nhiều hơn những gì được trưng bày tại mọi thời điểm. Vì vậy, bạn cũng sẽ cần một số loại kệ để hàng tồn kho trong một căn phòng phía sau chẳng hạn.
Dụng cụ dọn dẹp Không có khách hàng nào muốn mua hàng ở một nơi không sạch sẽ. Vì vậy, bạn sẽ cần một số dụng cụ dọn dẹp cơ bản để giữ nền nhà, kệ và các mặt hàng lấp lánh.
Website Ngay cả các cửa hàng mà hầu hết bán hàng trực tiếp cũng cần một trang web để mọi người thực sự có thể tìm thấy địa điểm cửa hàng và tìm hiểu một chút về sản phẩm.
Mạng xã hội Mạng xã hội đã trở nên cần thiết cho các chủ shop tiếp cận với khách hàng mục tiêu. Đối với các shop quần áo địa phương, mạng xã hội cung cấp cho bạn một kênh cho việc cập nhật cho khách hàng lân cận biết về các mặt hàng mới, chương trình giảm giá và khuyến mãi.
Gian hàng thương mại điện tử Bán hàng trực tuyến, ngoài việc bán hàng trực tiếp, thực sự có thể mở rộng số lượng khách hàng của bạn. Ngoài việc làm cho các sản phẩm của bạn tiếp cận được những người ở xa vị trí địa lý cửa hàng của bạn, có gian hàng trên các trang web thương mại điện tử cũng có thể cho phép bạn để cung cấp nhiều các mặt hàng và đáp ứng khách hàng mà chỉ thích mua sắm trực tuyến.
Vật dụng giao hàng Bán hàng trực tuyến có nghĩa là bạn sẽ cần phải vận chuyển chúng. Vì vậy, bạn sẽ cần hộp, phong bì, bao bì bảo vệ và bất kỳ vật dụng khác mà sẽ cho phép bạn giao hàng một cách an toàn bất cứ mặt hàng nào bạn bán.
Tài khoản giao hàng Để làm cho quá trình giao hàng dễ dàng hơn, bạn cũng nên thiết lập một tài khoản với một nhà cung cấp vận chuyển. Có một tài khoản có thể giúp bạn tiết kiệm thời gian và thậm chí cả tiền bạc vào quá trình giao hàng.
Hệ thống an ninh Một khi bạn đã có một lượng hàng tồn kho của bạn và mua tất cả các vật tư, điều cuối cùng là bạn không muốn thất thoát xảy ra với chúng. Một hệ thống an ninh với camera và báo động có thể giúp bảo vệ hàng hoá của bạn khỏi trộm cắp và nhiều vấn đề khác.
4.3
/
5
(
20
bình chọn
)
Kinh Nghiệm Mở Xưởng Garage Ô Tô Chuyên Nghiệp Cho Người Mới Bắt Đầu
Mở xưởng Gara ô tô về xe con, xe tải, xe công hay trung tâm chuyên về lốp hoặc đồng sơn… đang là xu hướng kinh doanh sinh lời cao. Tuy nhiên, mặc dù có ý tưởng xong nhiều người vẫn còn “loay hoay” không biết bắt đầu tư đâu và chuẩn bị như thế nào.
Với kinh nghiệm tư vấn mở tiệm rửa xe, mở gara, trung tâm chăm sóc xe… chúng tôi xin chia sẻ những vấn đề các bạn cần phải lưu ý trước khi mở một gara ô tô hoặc nâng cấp gara ô tô của mình để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Kinh nghiệm garage oto chuyên nghiệp
Lựa chọn mặt bằng mở gara và dịch vụ như thế nào?
Vấn đề đầu tiên khi mở gara đó là là chọn địa điểm để mở. Diện tích mặt bằng là một khâu quan trọng đầu tiên quyết định đến sự thành công hay thất bại của bạn khi mở một gara sửa chữa ô tô chuyên nghiệp.
Nếu gara chuyên về làm đồng sơn, làm lốp… phải có mặt bằng rộng, thoáng và an ninh tốt. Mặt bằng “đắc địa” gần mặt đường, có thể lợi dụng được vỉa hè hoặc không gian giáp lề đường đỗ xe chờ ở lề, ngoài ra địa điểm cần có giao thông lưu thông tốt.
Nếu sửa chữa các xe như xe công thì cần mặt bằng rộng hơn rất nhiều. Trong trường hợp chủ đầu tư muốn mở xưởng gara sửa chữa ô tô tổng hợp thì diện tích mặt bằng tối thiểu khoảng 200 – 300 m2.
Còn muốn mở trạm rửa xe thì tối thiểu diện tích mặt bằng khoảng 70m2, bạn có diện tích càng rộng càng tốt vì sẽ thu hút được nhiều khách hơn, đảm bảo được chỗ để xe cùng một lúc vào giờ cao điểm.
Các nhà đầu tư cần lưu ý khi đi tìm hiểu thị trường và đưa ra các dự toán cho mình khi thuê mặt bằng, hoặc mua mặt bằng nên xác định dịch vụ chủ đạo của mình để định hướng đầu tư và phát triển Gara một cách đúng đắn nhất.
Vốn để mở gara và duy trì bao nhiêu?
Vốn là vấn đề mọi nhà đầu tư quan tâm và đặc biệt “thận trọng” khi đầu tư. Theo anh em trong ngành chia sẻ, tài chính dự trù chi phí bao gồm mặt bằng, dụng cụ, thuê nhân viên, điện, và các khoản phí dự trù trong 1-3 tháng.
Nếu các bạn có điều kiện về tài chình thì đơn giản còn các bạn có ít tiền thì nên làm theo kiểu lấy ngắn nuôi dài, làm dịch vụ chủ đạo nhất sau đó lấy vốn xoay vòng và đầu tư lớn.
Bài toán tính chi phí mọi người tham khảo
Mặt bằng mở tiệm tối thiểu 50m2 ( để gắn cầu nâng và chỗ 1 xe chờ). Nếu làm cả đồng sơn thì cân nhắc diện tích khoảng 80- 100 m2… Chi phí bỏ ra thuê mặt bằng tối thiểu là 10 triệu / tháng đóng và ký theo quý.
Xây dựng nhà xưởng tiền chế giá dao động khoảng 200- 500 ( theo diện tích như trên)
Nhân lực : Mỗi gara tối thiểu 3 người , 1 máy điện, 1 gầm và nếu muốn phát triển thêm đồng sơn thì tuyển thêm , còn muốn nữa thì thuê thêm1 kế toán để làm sổ sách , Lương trung bình mỗi người cứ tối thiểu 4 triệu mà nhân lên.
Dụng cụ , thiết bị : 1 tủ đồ nghề lớn, Các bộ đo kiểm, các bộ khóa, máy khoan bàn, máy cắt, Bộ dùng cụ làm sơn tay.. . Tối thiểu 50 triệu.
Cầu nâng để nâng xe du lịch dùng cũ hoặc mới, xịn hay đểu, dao động trong khoảng 20 triệu – 60 triệu.
Các chi phí phụ khác như điện 3 pha ( mới lắp mất 7 triệu tiền bôi trơn , giấy phép gara khoảng 1,5 triệu , thuế doanh nghiệp hàng năm 1,5 triệu mức thấp nhất , thuê báo cáo thuế , báo áo tài chính 1 tháng 900kx12 tháng)
Đây là chi phí tối thiểu để làm 1 gara ô tô ở quy mô nhỏ nhất, ngoài ra còn hàng trăm cái phí khác, hãy tính toán và cân nhắc cẩn thận.
Lời khuyên
Kinh nghiệm khi mở xưởng Garage ô tô chuyên nghiệp chính là việc lựa chọn được ra những đối tác chiến lược không những có thể cung cấp thiết bị, vật dụng gara ô tô với giá cả và chất lượng phù hợp mà còn tư vấn được cho chủ gara ô tô các kinh nghiệm thực tế cùng với kỹ năng quản lý gara một cách tối ưu về mặt chi phí và hiệu quả.
Quản lý và tuyển thợ cho xưởng ô tô như thế nào?
Gara ô tô muốn kinh doanh tốt tốt và làm ăn hiệu quả nhất định phải có những tay thợ lành nghề và người quản lý giỏi.
Thời điểm ban đầu có thể người chủ là thợ kiêm quản lý thì bắt buộc cũng phải tuyển thêm 3-4 thợ nữa để đảm bảo xử lý khối lượng công việc và nhận xe, báo giá cho khách.
Chủ xưởng xe nên tìm những người giỏi, có tâm với nghề, phải chấp nhận trả lương cao một chút, nhưng giữ được người tài. Bởi việc tạo niềm tin cho khách hàng để sau này họ mới trở lại gara của mình cũng như giới thiệu được những khách hàng tiềm năng khác.
Qua tham khảo một số đơn vị thì chúng tôi có lời khuyên với những ai có ý định mở ra đó là : Trước tiên phải là một thợ giỏi đi kèm với đó là kỹ năng quản lí và truyền đạt.
Tiếp đó là cần lựa chọn được những con người chân chính, tâm huyết luôn sát cánh bên bạn. Những việc bạn tự tay làm và truyền thụ lại được cho đội ngũ thợ của mình chính là con đường phát triển bền vững nhất cho gara của mình..
Trong trường hợp bạn chưa đủ kinh nghiệm cũng như kĩ năng hãy đi học hỏi các tiền bối đi trước để chuẩn bị sẵn hành trang tốt cho việc kinh doanh phát triển sau này.
Mua thiết bị và lựa chọn nhà cung cấp cho gara ra sao?
Một số thiết bị cơ bản cần trang bị cho gara gồm có cầu nâng ô tô, dụng cụ hơi, máy nén khí, máy chẩn đoán lỗi, máy ra vào lốp..v..v và một số máy móc chuyên dụng . Chủ đầu tư nhất định phải sắm những thiết bị này bởi vì sẽ không có khách hàng nào dám giao xe cho bạn làm nếu họ không thấy sự chuyên nghiệp trong cách làm việc và ở các thiết bị dụng cụ mà bạn có.
Với những thiết bị như bóng đèn ô tô, còi ô tô, đồ chơi ô tô…khách hàng rất thường xuyên thay thế và nâng cấp vì thế bạn phải luôn có những mặt hàng này hoặc nhà cung cấp thiết bị của bạn phải luôn luôn có hàng. Do vậy bạn cần tìm các nhà cung cấp lớn và có đa dạng các thiết bị phổ thông và các thiết bị chuyên dùng để lưu chuyển hàng hóa được thuận tiện nhanh chóng mà không phải mất công tìm kiếm.
Lưu ý tùy vào điều kiện tài chính bạn lựa chọn các thiết bị cho phù hợp “ khéo làm thì no, khéo to thì ấm”
Thiết bị cần thiết cho gara sửa chữa ô tô cần
Máy nén khí và bình chứa khí nén: tùy vào số lượng các thiết bị sử dụng khí nén, mức độ vận hành đồng thời của các thiết bị này cùng 1 lúc (yếu tố này phụ thuộc vào lượng khách hàng của garage)…thì mình nên đầu tư loại máy nén khí bao nhiêu HP cho phù hợp.
Máy hút dầu ô tô, máy hút dầu thải, thay dầu hộp số tự động
Thiết bị tháo lắp bằng khí nén, đường dây hơi, cuộn thu dây hơi, súng hơi bắn ốc vít, súng sơn.
Thùng đồ nghề sửa chữa ô tô, dụng cụ tháo lắp: công việc sữa chữa bao giờ cũng gắn liền với dụng cụ sữa chữa để phân loại các tool phục vụ cho việc tìm kiếm cho thợ thì có các hộp dụng cụ riêng biệt.
Phòng sơn sấy ô tô: khi xe bị va quệt nhẹ, xe bị móp và trầy xước trên thân thì cần phải hàn rút tôn. Sau khi làm vỏxong thì chuyển qua giai đoạn sơn sấy xe, tùy vào điều kiện thời tiết của vùng miền, tùy vào chủng loại xe, tình trạng xe, tình hình tài chính mà nên đầu tư phòng sơn nhanh, phòng sơn tiêu chuẩn như thế nào cho phù hợp nhất.
Các thiết bị kiểm tra điện xe như ampe kế, đồng hồ đo, volt kế..
Một số thiết bị như máy nạp ắc quy, máy sạc ắc quy, máy kiểm tra ắc quy là thiết bị rất cần thiết, phổ biến.
Một số thiết bị rửa xe : bình bọt tuyết, máy hút bụi…
Dù là tiệm rửa xe hay gara việc làm marketing là rất quan trọng nó giúp cho việc tiếp cận được đến với khách hàng một cách dễ dàng hơn.
Một số chia sẻ về mở gara ô tô, hi vọng các bạn có được cái nhìn tổng thể nhất trước khi bắt tay mở một Gara ô tô hay thậm chí mới chỉ là ý tưởng mở một gara ô tô. Nếu có về cần tư vấn thêm liên hệ với chúng tôi để các chuyên viên hỗ trợ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Kinh Nghiệm Mở Shop Quần Áo Cho Người Mới Bắt Đầu trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!