Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Lai Tại Chỗ Gắn Huỳnh Quang (Fish) # Top 14 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Kỹ Thuật Lai Tại Chỗ Gắn Huỳnh Quang (Fish) # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Kỹ Thuật Lai Tại Chỗ Gắn Huỳnh Quang (Fish) mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

KỸ THUẬT LAI TẠI CHỖ GẮN HUỲNH QUANG (FISH)

NGUYÊN TẮC

Xét nghiệm lai tại chỗ gắn huỳnh quang (FISH) sử dụng mồi dò DNA gắn huỳnh quang để xác định khuyếch đại gen Her-2/neu.

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sĩ giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

Kỹ thuật viên giải phẫu bệnh – tế bào bệnh học: 01

Cử nhân sinh học (không bắt buộc): 01

Phương tiện, hóa chất

Phương tiện

Máy ThermoBrite

Kính hiển vi huỳnh quang

Phiến kính, lá kính

Máy cắt lát mỏng

Lưỡi dao cắt lát mỏng

Tủ lạnh

Ống hút.

Hóa chất

Bộ kít PathVysion

Xylen

Dung dịch rửa.

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Chuẩn bị mẫu

Mẫu mô được cắt mỏng 4 micromet, gắn lên phiến kính đã được tráng silan.

Các mảnh cắt được ủ qua đêm ở nhiệt độ 56 0 C.

Đánh dấu vùng tế bào u xâm lấn bằng bút viết kính.

Khử parafin của mảnh cắt

Nhúng các mảnh cắt vào xylen 3 lần, mỗi lần 5 phút.

Khử nước bằng cồn 90 o, 2 lần, mỗi lần 5 phút.

Làm khô các mảnh cắt ở 45 0 C: 2-5 phút.

Rửa nước cất 1 lần: 3 phút.

Rửa các mảnh cắt bằng dung dịch đệm 1 lần: 3 phút.

Nhúng trong dung dịch đệm nhiệt độ 80 0 C: 30 phút.

Rửa nước cất 1 lần: 1 phút.

Rửa bằng dung dịch đệm ở nhiệt độ phòng 2 lần, mỗi lần 5 phút.

Xử lý protease

Các mảnh cắt được lau khô các vùng nước đọng.

Ngâm trong dung dịch protease: 10-60 phút ở nhiệt độ 37 0 C.

Rửa bằng dung dịch đệm 2 lần, mỗi lần 5 phút.

Làm khô ở 45 0 C: 2-5 phút.

Khử nước

Làm khô ở 45 0 C: 2-5 phút.

Tách DNA và lai đồng thời

Dùng máy ThermoBite, thực hiện công đoạn trong buồng tối.

Làm ấm lọ chứa đoạn đầu dò bằng máy lắc.

Lấy 5 µl đoạn dò, nhỏ lên vùng ung thư xâm nhập đã được đánh dấu.

Gắn lá kính kích thước 22 mm x 22 mm, phủ mép lá kính bằng nhựa cao su.

Kích hoạt chương trình của máy.

Tách DNA ở 75 0 C: 5 phút.

Lai đoạn dò DNA đích ở 37 0 C: 18 giờ, đảm bảo buồng lai tối.

Tạo môi trường ấm, đậy nắp.

Rửa sau khi lai (thực hiện trong buồng tối).

Làm nóng dung dịch rửa sau lai ở 72 0 C.

Chuẩn bị một lọ dung dịch rửa sau lai ở nhiệt độ phòng.

Nhúng các mảnh cắt vào lọ dung dịch sau lai ở nhiệt độ phòng, lắc nhẹ để lá kính rời ra.

Lau những giọt nước đọng trên các phiến kính.

Nhúng vào dung dịch sau lai ở nhiệt độ 72 0 C: 2 phút.

Lau khô trong buồng tối.

Nhuộm màu tương phản nhân

Nhỏ 5 µl DAPI vào vùng đã chọn.

Dán lá kính.

Khảo sát tiêu bản

Bảo quản tiêu bản vào hộp giấy bạc, giữ ở – 20 0 C, ít nhất 30 phút trước khi quan sát.

Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi huỳnh quang có nhiều kính lọc các bước huỳnh quang.

KẾT QUẢ

Đánh giá kết quả dựa vào tỷ lệ tín hiệu màu vàng (gen Her-2/neu) và tín hiệu màu xanh (nhiễm sắc thể 17).

Đếm tín hiệu trên 20 nhân tế bào u xâm nhập, các nhân tế bào được đếm phải tách rời, không chồng lên nhau.

Tỷ lệ Her-2/NST17 < 1,8: không khuyếch đại

Tỷ lệ Her-2/NST17 ≥ 2,2: có khuyếch đại

Tỷ lệ 2,5 < Tỷ lệ Her-2/NST17 ≤ 5: khuyếch đại thấp

1,8 ≤ Tỷ lệ Her-2/NST17 < 2,2: khuyếch đại giáp biên cần đếm lại hoặc đếm thêm trên 20 nhân tế bào u xâm nhập nữa.

Số lượng tín hiệu màu xanh lá cây sẽ xác định số lượng nhiễm sắc thể 17 tùy theo số lượng là 1, 2 và 3 hoặc nhiều hơn tương ứng nhiễm sắc thể 17 đơn bội, lưỡng bội và đa bội.

NHỮNG SAI SÓT VÀ HƯỚNG XỬ TRÍ

TÍN HIỆU KHÔNG ĐỒNG ĐỀU GIỮA CÁC VÙNG TRÊN BỆNH PHẨM

Tồn tại nhiều vùng khác nhau trên bệnh phẩm

Kiểm tra lại quá trình nhuộm DAPI

Tăng thêm thời gian cố định

Do quá trình rửa sau khi lai

Kiểm tra lại pH của dung dich rửa (7.2-7.5)

Kiểm tra lại nhiêt độ buồng rửa

Lắc trong quá trình rửa

Tăng thời gian rửa lên 5 phút

Bộc lộ quá mức

Kiểm tra lại nhiệt độ bộc lộ

Giảm thời gian bộc lộ

Giảm thời gian digest

Biến tính quá mức

Kiểm tra lại nhiệt độ biến tính

Giảm thời gian biến tính

Kỹ Thuật Xét Nghiệm Lai Tại Chỗ Nhiễm Sắc Thể Gắn 2 Màu (Dual

Trong UTBMDD, các số liệu thu được từ những nghiên cứu khác nhau còn chưa thật thống nhất: có nghiên cứu thấy chỉ có 5,6% số BN có tăng biểu lộ HER2, trong khi một số nghiên cứu khác lại công bố tỷ lệ có khuếch đại HER2 tới 33-74%. Nhìn chung, các nghiên cứu gần đây thường cho thấy khoảng 15-20% các trường hợp UTBMDD có tăng biểu lộ gene này.

Về điều trị, kết quả từ nhiều thử nghiệm lâm sàng cho thấy khi UTBMTV có tăng biểu lộ HER2 sẽ không đáp ứng với hóa trị liệu quy ước nhưng sẽ đáp ứng tốt với liệu pháp điều trị đích. Các thuốc này đã được DFA phê duyệt để sử dụng điều trị độc lập hoặc kết hợp với hóa chất cho các BN UTV có khuếch đại gene HER2. Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất đắt tiền nên, ở Hoa Kỳ và các nước phát triển, quy định chỉ điều trị trastuzumab khi khi HER2 dương tính mạnh trên xét nghiệm hoá mô miễn dịch (HMMD) hoặc khi các xét nghiệm lai tại chỗ NST (In situ Hybridization – ISH) cho kết quả dương tính …..

Kỹ thuật Dual-ISH có hai ưu điểm nổi bật hơn so với kỹ thuật FISH: một là cho phép quan sát kết quả dưới kính hiển vi quang học thông thường mà không cần kính hiển vi huỳnh quang với những filter và nguồn sáng chuyên dụng như FISH; tín hiệu bền vững, không bị phai dần theo thời gian như đối với FISH, nên có thể bảo quản tiêu bản lâu dài để khi cần thiết có thể xem lại (tương tự như tiêu bản nhuộm Hematoxylin – Eosin (HE) thông thường. Gần đây, FDA đã cấp phép sử dụng kỹ thuật xét nghiệm Dual-ISH để xác định tình trạng khuếch đại của gene HER2 trong UTBMTV và UTBMDD.

Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu khảo sát sự biểu lộ của HER2 trong nhiều bệnh UT, bằng cả HMMD, FISH và Dual-ISH. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay vẫn rất ít cơ sở Y tế có thể thực hiện được các xét nghiệm này. Trong 10 năn nay, Khoa Giải phẫu bệnh – Bệnh viện TƯQĐ 108 đã thực hiện xét nghiệm HMMD một cách tthường quy, và gần đây đã triển khai thành công kỹ thuật FISH. Hiện tại, Khoa đang triển khai thêm kỹ thuật Dual-ISH, với những ưu điểm, tiện lợi như trên đã nêu, để phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị UT hiệu quả hơn. Vì vậy, chúng tôi triển khai và ứng dụng một cách thường quy kỹ thuật “Lai tại chỗ nhiễm sắc thể gắn 2 màu (Dual-ISH) phát hiện sự khuếch đại gene HER2 trong ung thư biểu mô tuyến vú và dạ dày”.

Liên hệ: Khoa Giải phẫu bệnh lý Điện thoại: 04. 62784117

Ứng Dụng Kỹ Thuật Lai Tại Chỗ Huỳnh Quang Để Phát Hiện Sớm Một Số Bất Thường Nhiễm Sắc Thể Trong Chẩn Đoán Trước Sinh

Đề tài cấp Bộ Ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh quang để phát hiện sớm một số bất thường nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước sinh.Sinh con dị tật đã gây những hậu quả nặng nề về sức khoẻ, tâm lý, ảnh hưởng đến chất lượng sức khoẻ sinh sản. Tỷ lê các gia đình yêu cầu tư vấn di truyền, phát hiên sớm thai dị tật ngày càng nhiều. Đây không chỉ là yêu cầu của từng gia đình mà còn là yêu cầu chung của xã hôi.

MÃ TÀI LIỆU

TLCS 00730

Giá :

50.000đ

Liên Hệ

0915.558.890

Có nhiều nguyên nhân gây bất thường bẩm sinh, trong đó có nguyên nhân di truyền, đó là hậu quả của đôt biến gen, đôt biến nhiễm sắc thể (NST). Có nhiều kỹ thuật được áp dụng để phát hiên các bất thường ở mức đô gen đến mức đô NST. Kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh quang (FISH) là môt kỹ thuật di truyền tế bào – phân tử; dùng ADN dò lai với ADN đích cần tìm ở ngay trong tế bào không cần qua tách chiết ADN ra khỏi tế bào. Vì vậy, có thể thực hiên kỹ thuật FISH trên các nhân tế bào ở gian kỳ, không cần qua thời gian nuôi cấy do vậy chỉ sau 24 – 48 giờ hoặc sớm hơn đã có kết quả. Hơn nữa kỹ thuật FISH là môt kỹ thuật di truyền tế bào – phân tử có thể phát hiên các rối loạn vật chất di truyền ở mức mà kỹ thuật di truyền tế bào, kỹ thuật di truyền phân tử khó hoặc không phát hiên được. Kỹ thuật di truyền tế bào thường phát hiên các sai khác lớn hơn 5 – 10Mb, với các kỹ thuật phân tử có thể phát hiên các đôt biến từ môt, vài cặp Nucleotit (Nu) đến trăm ngàn cặp Nu. Kỹ thuật FISH thường được ứng dụng để phát hiên các sai khác lớn hơn 10 Kb. Với những ưu điểm trên kỹ thuật FISH ngày càng được ứng dụng để phát hiên các rối loạn vật chất di truyền, đặc biệt trong chẩn đoán trước sinh. Chẩn đoán trước sinh phát hiên sớm thai dị tật là một trong những biên pháp giảm tỷ lê sinh con dị tật. Trên thế giới đã có nhiều công trình ứng dụng kỹ thuật FISH để chẩn đoán, phát hiên các bất thường NST với nhiều loại đầu dò [18], [26]. Ở Việt Nam mới bước đầu ứng dụng kỹ thuật FISH, do vậy chúng tôi tiến hành đề tài “Ứng dụng kỹ thuật lai tại chỗ huỳnh quang để phát hiện sớm một số bất thường nhiễm sắc thể trong chẩn đoán trước sinh” với 3 mục tiêu sau: MỤC TIÊU CỦA ĐỂ TÀI 1.    Hoàn chỉnh kỹ thuật FISH trên NST ở kỳ    giữa và    trên nhân    tế’ bào gian kỳ của đầu dò ADN 13, 18, 21, X, Y. 2.    úng dụng kỹ thuật FISH để phát hiện sớm trước    sinh một    số bất thường NST 13, 18, 21, X, Y. 3.    ứng dụng kỹ thuật FISH để phát hiện một    số rối loạn cấu trúc NST MỤC LỤC Quyết định phê duyệt đề tài KHCN cấp bộ Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ Danh sách tác giả của đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ Bản tự đánh giá tình hình thực hiện và những đóng góp mới Báo cáo HNKH và các bài báo đã đăng trên tạp chí chuyên ngành Xác nhân chi tiêu tài chính Báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ Chữ viết tắt Đặt vấn đề    1 Chương 1: Tổng quan    3 1.1.    Các kỹ thuật phát hiên rối loạn vật chất di truyền trước sinh    3 1.1.1.    Thu thập mẫu    3 1.1.2.    Kỹ thuật di truyền tế bào    5 1.1.3.    Kỹ thuật di truyền phân tử    10 1.1.4.    Kỹ thuật di truyền tế’ bào – phân tử (FISH)    12 1.2.    Tình hình nghiên cứu áp dụng kỹ thuật FISH để phát hiên rối loạn vật chất di truyền ở thế’ giới và Việt Nam    15 1.2.1.    ứng dụng kỹ thuật FISH trên thế’’ giới    15 1.2.2.    Tình hình ứng dụng kỹ thuật FISH ở Việt Nam    17 Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu    18 2.1.    Đối tượng nghiên cứu    18 2.2.    Phương pháp nghiên cứu    19 Chương 3: Kết quả    25 3.1.    Hoàn chỉnh kỹ thuật FISH    25 3.1.1.    Hoàn chỉnh kỹ thuật FISH với đầu dò ADN 13, 18, 21, X, Y trên nhân tế bào gian kỳ    25 3.1.2.    Hoàn chỉnh kỹ thuật FISH với 2 loại đầu dò ADN (13,18,21,X,Y và Tel Xp/Yp; Tel Xq/Yq) trên NST ở kỳ giữa    30 3.2.    ứng dụng kỹ thuật FISH trong chẩn đoán trước sinh một số bất thường NST    34 3.2.1.    Kết quả chẩn đoán trước sinh một số bất thường NST    34 3.2.2.    Kết quả chẩn đoán trước sinh hội    chứng Turner    35 3.2.3.    Kết quả chẩn đoán trước sinh hội    chứng Down    38 3.2.4.    Kết quả chẩn đoán trước sinh hội    chứng Edward    42 3.2.5.    Kết quả chẩn đoán trước sinh những thai có karyotyp bình thường (46, XY; 46,XX)    46 3.3.    úng dụng kỹ thuật FISH để phát hiên một số rối loạn cấu trúc NST    47 Chương 4: Bàn luận    53 4.1.    Hoàn chỉnh kỹ thuật FISH    53 4.2.     úng dụng kỹ thuật FISH trong chẩn đoán trước sinh một số bất thường NST    54 4.3.    Giá trị của kỹ thuật FISH trong phát hiên các rối loạn cấu trúc NST    59 4.3.1.    Những trường hợp di truyền tế bào khó xác định    60 4.3.2.    Những trường hợp di truyền tế bào không xác định được    61 Kết luận    63 Những đóng góp mới của đề tài Đề xuất Tài liệu tham khảo Phụ lục

Kỹ Thuật Trồng Giống Bí Đỏ Lai F1

Ngày đăng: 2016-02-22 09:35:08

I. Đặc điểm của cây bí đỏ lai F1

Cây bí đỏ lai F1 – Gold star 998 là giống F1 nên cây sinh trưởng phát triển khỏe, kháng bệnh virus rất tốt, trồng được quanh năm. Năng suất rất cao, 3-4 quả/cây, quả nặng 1,5-1,8 kg. Quả đặc ruột, thịt dầy, có đồng đều cao, không bị bệnh ghẻ trên quả. Chất lượng ăn rất ngon (dẻo, ngọt…..).Thu hoạch sau gieo 75-80 ngày. Tiềm năng năng suất 30-35 tấn/ha.

* Thời vụ trồng bí đỏ lai F1 – Gold star 998:

Có thể trồng nhiều vụ trong năm, tuy nhiên tốt nhất vào 2 vụ chính là vụ Xuân hè (gieo từ cuối tháng 1 đến cuối tháng 2 dương lịch và vụ Thu đông (gieo từ cuối tháng 8 đến trung tuần tháng 9 dương lịch).

* Làm đất, khoảng cách trồng bí đỏ lai F1 – Gold star 998:

– Đất tơi xốp, sạch bệnh. Đất có hệ thống tưới tiêu chủ động. Đất trồng bí thích hợp nhất độ pH nằm trong khoảng từ 6 – 6,5, đất chua (phèn) độ pH dưới 6 thì phải bón thêm vôi để tăng độ pH lên hơn 6. Đất cần được cày bừa tơi xốp và sạch cỏ.

– Cho bò đất: Luống rộng 5,0 m; trồng 2 hàng trên luống; hàng cách hàng 4,5 m; cây x cây: 0,5 m. Mật độ: 8000 cây/ha.

– Cho leo giàn chữ U ngược: Luống rộng 3,5 m; mỗi luống trồng 2 hàng; hàng x hàng 2,5m; Cây x cây: 0,5 m. Mật độ: 11.500 cây/ha.

* Lưu ý: Nên trồng giàn chữ U ngược để cây sinh trưởng tốt nhất.

* Làm bầu, gieo hạt, ra cây con:

Ngâm hạt với nước ấm (50 – 52oC) trong 3 giờ, đưa hạt ra đãi sạch và ủ ấm (28 – 30oC), độ ẩm (80 – 85 %), ít ánh sáng. Sau 20 giờ lấy hạt ra rửa sạch nhớt trên vỏ và giặt lại khăn ủ bằng nước nóng, vắt bớt nước và ủ hạt. Sau 30 – 35 giờ hạt nảy mầm thì tiến hành vào bầu hoặc gieo trực tiếp ngoài ruộng. Nếu hạt chưa này mầm thì rửa sạch và đem ủ lại với khăn ấm cho tới khi hạt nảy mầm hết thì đem gieo.

Đất làm bầu phải tơi xốp, phẳng, sạch cỏ dại. Tưới đất ẩm và đặt hạt đã nảy mầm lên với khoảng cách giữa các hạt 5-7cm, sau đó rắc 1 lớp đất bột lên trên. Sau 2-3 ngày thì cây mọc, thường xuyên chăm sóc và tưới nước giữ ẩm cho vườn ươm. Khi cây có 2-3 lá thật thì tiến hành ra cây.

Lượng phân bón cho 10.000 m2(1ha)

Hướng dẫn cách sử dụng phân bón cho bí đỏ lai F1 – Gold star 998 :

– Bón lót toàn bộ phân hữu cơ + 500 kg Super lân và vôi bột + 400 kg NPK (5-10-3) + 80 kg Kali.

– Bón thúc:

+ Tưới nhử (sau trồng 7 ngày): Hòa 30 kg đạm urê + 50 kg supelân hòa vào nước để tưới.

+ Thúc giai đoạn sinh trưởng: 12 ngày sau trồng: 80 kg NPK (16-6-16) + 25 kg đạm urê.

+ Thúc giai đoạn sinh trưởng: 20, 30, 40 ngày sau trồng: 90 kg NPK (16-6-16) + 25 kg đạm urê + 10 kg kali.

+ Thúc giai đoạn nuôi quả: 50, 60 ngày sau trồng: 70 kg NPK (16-6-16) + 20 kg đạm urê + 30 kg kali.

* Lưu ý

– Vôi nên rãi cùng lúc cày bừa để tăng hiệu quả phân hóa học. – Bón phân xa dần gốc theo tuổi cây, bón sâu 6-7 cm để tăng hiệu quả phân bón. – Các lần bón phân nên kết hợp làm cỏ trước để tăng hiệu quả phân bón. * Hướng dẫn cách chăm sóc cho bí đỏ lai F1 – Gold star 998:

Cần thường xuyên tưới nước để giữ ẩm cho đất, bộ rễ của cây phát triển mạnh, ăn rộng. Để tránh làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây nên cần tiến hành vun xới, làm cỏ và vun gốc, sau khi ra cây và trước khi cây bò kín đất. Bấm ngọn vào buổi sáng khi cây có 5-6 lá thật, sau đó tuyển chọn 3 nhánh lớn đều nhau để lại. Mùa mưa phải thoát nước tốt, dọn sạch cỏ cho ruộng bí để ngừa thối quả.

Lưu ý: Để quả đồng đều và tỉ lệ đậu quả cao nên lấy quả từ nụ thứ 2.

* Các biện pháp phòng trừ sâu bệnh cho bí đỏ lai F1 – Gold star 998:

Các loại sâu bênh hại chính và biện pháp phòng trừ.

– Bệnh phấn trắng: Bệnh thường xuất hiện lúc có ẩm độ cao và nhiệt độ khoảng 22-270C, bệnh gây hại mạng ở các vùng cao có sương nhiều, đặc biệt là vụ Đông xuân. Sử dụng luân phiên các loại thuốc: Viroxyl, Titl super, Score, Dithane M-45, Aliette … Phun đều cả 2 mặt lá, phun ở các là già và lá bánh tẻ.

– Bệnh virus: Bệnh do côn trùng chích hút lây truyền, thường bị nặng trong mùa nắng. Kiểm tra định kỳ và nhổ bỏ cây bị nhiễm bệnh. Phun phòng trừ nhóm côn trùng chích hút bằng các loại thuốc: Regent, Actara, Taron, Admire, Chess, Sakura … Phun thuốc mặt dưới lá.

– Bệnh ghẻ quả: Gây hai trong điều kiện ẩm độ cao, ít ánh sáng. Sử dụng thuốc titl super, Amistar top .

– Nhóm sâu ăn tạp: Gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, phun luân phiên các loại thuốc: Regent, Prevathon, Secure, Cascade, Proclaim, … Phun vào mặt dưới lá vào lúc chiều mát.

– Là giống lai F1 do vậy không nên để giống cho vụ sau. – Khi phun thuốc nên phun kỹ mặt dưới lá, thuốc trị bệnh nên phun ở lá già và lá bánh tẻ; thuốc trị sâu phun lá bánh tẻ và lá non.

Theo Công ty giống cây trồng trung ương

TIN TỨC KHÁC :

Bạn đang đọc nội dung bài viết Kỹ Thuật Lai Tại Chỗ Gắn Huỳnh Quang (Fish) trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!