Cập nhật nội dung chi tiết về Là Dân Nghe “Sành Nhạc” Lâu Năm, Bạn Có Biết Đâu Là Những Điểm Khác Nhau Đặc Trưng Giữa Kpop Và Us/Uk? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Kpop là một trong những thị trường âm nhạc sở hữu đặc thù riêng biệt trong cả văn hóa lẫn cách hoạt động của nghệ sĩ so với xu hướng chung của thế giới. Khi so sánh với nền công nghiệp âm nhạc lớn như Mỹ, sự khác biệt của Kpop lại càng thêm phần rõ nét hơn.
1. Quy trình tuyển chọn
Tại Mỹ, các ngôi sao được một công ty lựa chọn phần lớn dựa vào tài năng sẵn có. Các ca sĩ thường được mong đợi rằng đã qua đào tạo và có kỹ thuật vững chắc để có thể lập tức trở thành một nghệ sĩ biểu diễn chuyên nghiệp ngay tại thời điểm thử giọng hoặc khi kí hợp đồng. Bất kì khóa đào tạo nào mà họ đã từng theo học hoặc luyện tập trước đó đều là từ quyết định của chính các nghệ sĩ với mọi chi phí do bản thân tự chi trả.
Nhưng tại Hàn Quốc, các thần tượng có thể được tuyển chọn theo nhiều cách như tổ chức cuộc thi tuyển chọn, phát hiện ngôi sao ngay trên đường phố, thậm chí là tìm kiếm tài năng ở nước ngoài như Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản hay Mỹ. Đồng thời, một thần tượng Kpop cũng không bắt buộc phải có sẵn các kỹ năng chuyên nghiệp, bởi hầu hết các công ty sẽ đặt ra một quá trình đào tạo nghiêm ngặt cho thực tập sinh của mình trước khi cho họ debut chính thức.
2. Hệ thống thực tập sinh
3. Kĩ năng cần phải có trước khi ra mắt
Đối với văn hóa nhạc Pop tại Mỹ, khả năng ca hát được xem là yếu tố quan trọng nhất. Các kĩ năng như nhảy hay diễn xuất lại không quá cần thiết đối với một ca sĩ. Ngược lại, một thần tượng Kpop chỉ cần có khả năng hát khá ổn, đổi lại thì đồng thời họ phải thông thạo cả các kĩ năng cơ bản về vũ đạo. Bên cạnh đó, nếu họ còn có thể nhảy, rap, sáng tác, chơi nhạc cụ… thì cũng sẽ là có thêm lợi thế so với những thực tập sinh khác. Còn với các trainee không thể hát nhưng lại sở hữu những kĩ năng khác, họ sẽ được đào tạo bài bản và luyện tập để phát triển khả năng thanh nhạc của mình. Hiện tại, khi sự khắt khe của công chúng ngày một cao hơn thì các thần tượng cũng bắt buộc phải có nhiều hơn một kĩ năng bên cạnh vai trò chính của mình trong nhóm để có thể đáp ứng.
4. Tuổi thọ nghề nghiệp
Một trong những lý do vì sao một thần tượng Kpop cần phải có nhiều hơn một kĩ năng là bởi bề dài sự nghiệp của họ quá ngắn so với một ngôi sao âm nhạc tại Mỹ. Hầu hết sự nghiệp của các idol thường có tuổi thọ trung bình từ 5-7 năm. Có những nhóm nhạc ngưng hoạt động chỉ sau 1-2 năm, những cũng tồn tại những tên tuổi đã hoạt động đến nay hơn một thập kỉ. Tuy nhiên, các ca sĩ tại Hàn Quốc thường bắt đầu dần bị giảm độ “hot” khi họ bước qua tuổi 30. Trong khi đó, tại Mỹ thì tuổi tác của một ngôi sao chỉ là những con số. Madonna đã vô cùng nổi tiếng vào những năm 1980 và ở tuổi gần 60, cô vẫn là một tượng đài lớn trong ngành công nghiệp âm nhạc thế giới, vẫn đủ sức lay động khán giả bằng những sản phẩm mới. Điều này hầu như sẽ rất khó để bắt gặp ở Kpop.
5. Mức độ quan trọng của việc tự sáng tác và sản xuất nhạc
Các nghệ sĩ US/UK đặc biệt rất chú trọng vào sự độc đáo và bản sắc cá nhân trong âm nhạc nên họ thường tự sáng tác ca khúc cho riêng mình. Nếu không tự mình viết nhạc, các ca sĩ ở Mỹ cũng sẽ góp một vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên sản phẩm âm nhạc. Ca khúc được họ phát hành đa phần dựa trên kinh nghiệm sống và mang đậm cá tính của mỗi người. Mặt khác, do quy trình đào tạo đặc trưng, các thần tượng Kpop thường phụ thuộc khá nhiều vào nhà sản xuất để có được những ca khúc hay cho đợt debut hoặc comeback. Tuy nhiên, điều đó đang dần được thay đổi trong thời gian gần đây khi hiện tại các nhóm nhạc đều có ít nhất một thành viên có thể tự sáng tác hoặc viết lời cho ca khúc.
6. Khái niệm “gia đình” giữa các nghệ sĩ cùng công ty
Tại Hàn Quốc, đa phần các nghệ sĩ thường thể hiện sự tự hào và tình cảm của mình dành cho công ty chủ quản bởi đó còn là thương hiệu định hình danh tiếng cho họ. Các fan Kpop cũng có xu hướng yêu thích các nghệ sĩ khác nhau trong cùng một công ty bên cạnh thần tượng riêng của mình. Đồng thời, khái niệm “gia đình” cũng được nhấn mạnh khi nhắc đến những tên tuổi có cùng một công ty chủ quản. Đây là điều dường như không thể thấy được ở các cộng đồng người hâm mộ của những ngôi sao tại Mỹ.
7. Sản phẩm âm nhạc với nhiều phiên bản ngôn ngữ khác nhau
Những nghệ sĩ phát triển sự nghiệp tại thị trường âm nhạc thế giới lớn như Mỹ thường sử dụng tiếng Anh cho các tác phẩm của mình. Còn đối với các nghệ sĩ Latin thì tiếng Tây Ban Nha là ngôn ngữ chủ đạo cho các ca khúc. Nhìn chung, họ không cần phải tạo ra các phiên bản bằng những thứ tiếng để quảng bá đặc biệt nhắm vào một thị trường khác.
Nhưng đối với các thần tượng Kpop thì khác, họ thường xuyên cho ra mắt các album tiếng Trung hoặc tiếng Nhật để dễ dàng tiếp cận công chúng tại những thị trường này. Đây cũng là một cách tốt khi các thần tượng từ Hàn Quốc có thể thu hút thêm nhiều fan và mở rộng tầm ảnh hưởng của mình ra xa hơn trên thế giới.
Điểm Danh Những Tình Bạn Xuyên Biên Giới Nổi Tiếng Giữa Sao Kpop Và Us
GFRIEND và Lil Uzi Vert
I Love Gfriend …..Kpop.++++great dance moves Beautiful Voices .
– Uzi London 🌎☄️💕® (@LILUZIVERT) September 8, 2015
I.M (MONSTA X) và Barbara Palvin
Và trong cuộc trò chuyện ngắn trên thảm đỏ, khi được I.M bày tỏ sự mến mộ, Barbara Palvin đã ngay lập tức trả lời rằng ” Tôi cũng yêu bạn ” với nam ca sĩ. Điều này đã khiến cả nam idol cùng các thành viên trong nhóm vô cùng bất ngờ và phấn khích.
Anna Kendrick và f(x)
Trong một tập của chương trình thực tế “Funny or Die”, nữ diễn viên Anna Kendrick đã đến Hàn Quốc để “gia nhập” vào nhóm nhạc nữ nổi tiếng f(x). Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc giao tiếp và học nhảy để trình diễn cùng các nữ idol, thế nhưng Anna Kendrick vẫn xuất sắc vượt qua những thử thách ấy để trở thành một “thành viên” của f(x).
Sau chương trình, nữ diễn viên thậm chỉ còn ở lại Hàn Quốc vài ngày để cùng các cô gái nhà SM quay một bản MV mới cho ca khúc “Electric Shock”. Và khi tập show đó được phát sóng, các fan hâm mộ đã tỏ ra vô cùng bất ngờ và thích thú bởi sự tương tác đáng yêu giữa 2 nghệ sĩ tài năng và đáng yêu.
Rita Ora và HyunA
Trong một tập khác cũng của show truyền hình thực tế Mỹ ăn khách “Funny or Die”, người hâm mộ đã được chứng kiến sự tương tác vô cùng tuyệt vời giữa 2 nữ ca sĩ xinh đẹp HyunA và Rita Ora.
BTS và Charlie Puth
Trên trang twitter cá nhân, nam ca sĩ Charlie Puth đã rất nhiều lần thể hiện tình cảm mến mộ của mình với các thành viên BTS mà đặc biệt là em út Jungkook. Cụ thể, trong một lần “maknae vàng” nhà BTS cover lại ca khúc nổi tiếng “We Don’t Talk Anymore “, nam ca sĩ người Mỹ đã thể hiện sự yêu thích rất nồng nhiệt của mình đối với bản cover này.
[영상] 찰리 푸스(Charlie Puth) X #방탄소년단 #정국 (Jungkook Of #BTS) – We Don’t Talk Anymore @ 2018 MGA( https://t.co/8hitYLqvsz)
– BTS_official (@bts_bighit) November 6, 2018
Và mới đây nhất, sau bao nhiêu đợi chờ thì các ARMY khắp thế giới cuối cùng cũng đã được chứng kiến sân khấu kết hợp “mãn nhãn” của cả Charlie Puth với 7 thành viên BTS qua 2 ca khúc nổi tiếng là “We Don’t Talk Anymore” và “Fake Love”.
Sự Khác Nhau Giữa Bộ Dàn Nghe Nhạc Và Hát Karaoke
Ngày nay nhu cầu nghe nhạc và hát karaoke là một thói quen yêu thích của rất nhiều người, đặc biệt là sau những giờ phút làm việc căng thẳng.
Trong nhà chúng ta từ khi còn nhỏ, sau này lớn lên chắc hẳn ai cũng từng có hay đã biết đến bộ dàn dùng cho nghe nhạc hay hát karaoke. Với tôi cũng vậy, nhu cầu nghe nhạc hay hát karaoke để giải trí nhằm xua tan những giờ phút căng thẳng để hòa mình vào niềm vui với gia đình và bạn bè.
Bắt đầu với những bộ dàn đơn giản, và dần dần nâng cấp lên các thiết bị cho chất lượng tốt hơn nhưng chắc chắn một điều tôi cũng như rất nhiều người sẽ, đang và đã từng đặt câu hỏi rằng có thể dùng bộ dàn karaoke cho nghe nhạc được không và ngược lại hay là giữa chúng có sự khác nhau thế nào ?
Vâng, ngày xưa tôi cũng đã tự hỏi như vậy và tự đi tìm câu trả lời, bây giờ khi có nhiều kiến thức, kinh nghiệm hơn lĩnh vực này tôi xin chia sẽ một vài thông tin cơ bản những phần nào sẽ giải đáp những thắc mắc đó.
2. Bộ dàn nghe nhạc và hát karaoke khác nhau ở chỗ nào?
Nhìn vào bảng liệt kê chúng ta thấy không có sự khác biệt nhiều về số lượng các thiết bị giữa bo dan nghe nhac va hat karaoke nhưng thực tế chúng lại có sự khác biệt rất lớn, điểm mấu chốt nằm ở chất lượng nhằm thỏa mãn cho từng loại nhu cầu và dĩ nhiên nghe nhạc có yêu cầu cao hơn rất nhiều nên ngân sách dành để thỏa mãn nhu cầu này thường sẽ lớn hơn nhiều lần chuyên dùng cho karaoke.
Thực tế là loại hình giải trí karaoke chỉ phổ biến chủ yếu ở một số nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Trung Quốc, các nước Asean, …còn nhu cầu nghe nhạc phổ biến trên toàn thế giới do vậy các thiết bị chuyên dùng cho karaoke cũng xuất phát nhiều từ các nước Châu Á thay vì Châu Âu hay Mỹ như các thương hiệu nghe nhạc danh tiếng.
Về cơ bản, các nguyên lý để tạo ra âm thanh giữa bo dan nghe nhac va hat karaoke không có nhiều sự khác biệt nhưng như tôi đã nói, vì nhu cầu có sự khác nhau nên trên bộ dàn karaoke có micro để đưa tiếng người hát vào và thêm loa Sub để tạo âm trầm cho nền nhạc giúp tạo cảm giác sôi động hơn.
Tất nhiên là dàn âm thanh karaoke gia đình vẫn cần bộ dây tín hiệu nhưng tôi không liệt kê vào vì sự khác biệt nằm ở chất lượng của bộ dây tín hiệu, nói dễ hiểu hơn là mức giá bộ dây tín hiệu nghe nhạc có thể từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng chứ chưa nói đến sự chênh lệch nhiều hơn đối với các thiết bị như đầu phát, ampli hay loa.
Các bạn có thể hình dung thế này, hiện nay để sở hữu một dàn karaoke thực sự cao cấp sẽ chi khoảng vài trăm triệu thì một bộ dàn nghe nhạc có thể lên đến vài chục tỷ đồng. Vậy bạn thấy rồi đấy, nghe nhạc và hát karaoke chủ yếu khác nhau đâu rồi phải không.
3. Vậy có thể dùng dàn nghe nhạc cho hát karaoke hay ngược lại hay không ?
Xin thưa, có chứ vì như tôi đã phân tích ở trên về nguyên lý chúng đâu khác nhau nhiều phải không nào, nên một số nhà sản xuất Nhật Bản từ rất lâu đã cố gắng đáp ứng nhu cầu 2 trong 1 này của khách hàng như hãng Pioneer nhưng thực tế nghe nhạc vẫn là nghe nhạc, karaoke chỉ nên dành cho karaoke là chính mà thôi.
Thông thường một bộ dàn nghe nhạc sẽ có chi phí cao hơn nhiều lần bộ dàn karaoke nên tại sao chúng ta lại mạo hiểm có thể phá hỏng cả bộ dàn nghe nhạc có chi phí lớn chỉ để thỏa mãn bộ dàn hát hò có chi phí thấp hơn rất nhiều. Công suất và các thông số kỹ thuật khác được nghiên cứu và thiết kế cho dàn nghe nhạc không phù hợp cho hát karaoke nên nếu hát trên dàn đó sẽ dễ gây hư hỏng sản phẩm.
Ngược lại thì chất lượng nghe nhạc trên dàn karaoke nhìn chung sẽ chỉ đáp ứng được nhu cầu mức độ nào đó mà thôi nên chỉ những người có nhu cầu nghe nhạc chất lượng không cao mới chấp nhận thực tế này.
Những chia sẻ về sự khác nhau của bo dan nghe nhac va hat karaoke của hy vọng sẽ giúp cho khách hàng có những kiến thức về dàn karaoke gia đình để có thể chọn được dàn âm thanh karaoke chuyên nghiệp cho gia đình.
Điểm Danh Sự Khác Nhau Giữa Fan Kpop Và Fan Thể Thao
Còn vận động viên mà có phạm lỗi thì chính fan hâm mộ lại trở thành “mẹ ghẻ”: “Phải nghiêm túc luyện tập đi!” Đương nhiên, sẽ chẳng có lời khen đáng yêu hay dễ thương nào dành tặng cho các chàng hay các nàng thần tượng rồi, bởi vì cứ một lần “đáng yêu” ấy xảy ra thì thành tích lại trôi thêm một bậc.
Nở nụ cười duyên sau khi mắc lỗi
Nụ cười luôn là cách hữu hiệu để xí xóa mọi lỗi lầm mà các anh nhà, chị nhà mắc phải. Còn gì hơn khi thu gọn trong tầm mắt nụ cười ngượng ngùng, hối lối của thần tượng đây: “Ciu chết… Nhìn kìa, nhìn oppa / unnie cười kìa! Dễ thương quá thể!” Và sẽ là một chiêu “tất sát” với toàn bộ fan khi thần tượng sở hữu lúm đồng tiền sâu hút, khóe miệng cong cong hay đôi mắt cười tươi tắn, cười lên tỏa nắng như thế thì chẳng có fan nào còn nhớ nổi lỗi của thần tượng đâu!
Thế vận động viên gây ra lỗi xong mà nhoẻn miệng cười thì như thế nào? Hầu hết không có vận động viên nào cười nổi sau khi mắc lỗi lúc thi đấu cả, thay vào đó là khuôn mặt đăm chiêu, hối hận. Và nếu có cười thật thì người hâm mộ còn nghiêm khắc hơn cả huấn luyện viên: “Còn cười đấy à? Anh / chị có nghiêm túc không? Thấy vui lắm à?”
Thần tượng hẹn hò / lên xe hoa
Sẽ là một ngày buồn hơn cả chuồn chuồn khi toàn bộ fandom biết tin thần tượng nhà mình trở thành chồng / vợ người ta. Hầu hết người hâm mộ sẽ viết một vài dòng chúc mừng hạnh phúc có vẻ rất… dối lòng gửi tới thần tượng, sau đó rơi vào tình trạng khóc thầm như thể mất đi tình yêu lớn nhất trong đời. Phần còn lại sẽ không tin vào hiện thực, hoặc là dành thời gian để soi đến tận chân tóc xem nửa kia có xứng với thần tượng của mình không, và những trận khẩu chiến với fan người yêu của thần tượng là khó tránh khỏi.
Nhưng fan thể thao thì lại khá thoải mái với chuyện yêu đương hay kết hôn của thần tượng: “Wow, thế là mình có thể mong chờ nhiều hoạt động hơn từ anh / chị ấy khi anh / chị ấy có người hỗ trợ! Tốt đấy chứ!” Fan không đặt nặng chuyện vận động viên có gia đình hay không, họ quan tâm tới phong độ của thần tượng mình nhiều hơn.
Khi bạn bè hỏi rằng: “Mình đang hứng thú với người đó / nhóm đó / đội đó. Cậu thấy sao?”
Nếu là fan Kpop cứng, chắc chắn câu trả lời của bạn sẽ là: “Đúng rồi! Đúng rồi! Cậu đang đưa ra quyết định đúng đắn nhất đời mình rồi đó! Chả bao lâu nữa cậu sẽ đắm say thôi!” Còn gì vui hơn khi bạn mình cũng thích Kpop giống mình đây?
Còn khi bạn là fan thể thao chính hiệu, bạn sẽ lạnh lùng đáp lời thế này: “Nghĩ kỹ đi! Đừng có mà phí phạm đời mình!”
Bạn đang đọc nội dung bài viết Là Dân Nghe “Sành Nhạc” Lâu Năm, Bạn Có Biết Đâu Là Những Điểm Khác Nhau Đặc Trưng Giữa Kpop Và Us/Uk? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!