Đề Xuất 6/2023 # Máy Ảnh Là Gì? Điểm Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Full # Top 6 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Máy Ảnh Là Gì? Điểm Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Full # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Máy Ảnh Là Gì? Điểm Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Full mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Máy ảnh là gì?

Theo Wikipedia thì máy ảnh là một thiết bị quang học, được dùng để ghi lại ảnh tĩnh, hoặc cả ảnh chuyển động (hay còn gọi là video) và lưu hình ảnh đó trên một hệ thống vật lý như film quang học hay bộ nhớ kĩ thuật số. Một camera hoàn chỉnh bao gồm hai thành phần chính là ống kính hay lens là bộ phận dùng để thu ánh sáng từ môi trường, và phần thân máy (body) được sử dụng để chứa các cơ cấu chụp ảnh.

Nguồn gốc của từ “camera” bắt nguồn từ một từ tiếng La-tinh “camera obscura”, có nghĩa là “phòng tối”, dùng để chỉ một thiết bị thu hình ảnh từ môi trường và phóng lên một bề mắt phẳng và các thiết bị máy ảnh hiện đại hầu như cũng dựa trên cơ chế hoạt động của “camera obscura”. Hình ảnh bên dưới minh hoạ nguyên lý hoạt động của một “phòng tối”.

Máy ảnh kĩ thuật số

Mặc dù bài viết này chúng ta sẽ chỉ đề cập đến máy ảnh kĩ thuật số, nhưng những thiết bị này cũng được phân loại cực kỳ phức tạp. Đầu tiên, những chiếc máy ảnh này có những điểm gì đặc trưng? Về cơ bản, chúng vẫn là những thiết bị thu nhận ánh sáng để tạo ra hình ảnh tĩnh, nhưng, thay vì ánh sáng sẽ được rọi lên những tấm film quang học, thì bộ phận thu nhận ánh sáng chính sẽ những cảm biến hình ảnh kĩ thuật số.

Để không làm mọi người phải mệt mỏi vì những thuật ngữ kĩ thuật khô khan, hãy hiểu đơn giản, cảm biến hình ảnh hoạt động giống hệt một tấm film quang học trên máy ảnh film, chúng thu sáng, chuyển đổi những tín hiệu ánh sáng này thành tín hiệu kỹ thuật số và lưu vào bộ nhớ. Ưu điểm của phương pháp này thì không cần phải nói nhiều, cảm biến hình ảnh gần như là “bất tử” nếu được bảo quản đúng cách, các thẻ lưu trữ SD cũng tương tự, có thể tái sử dụng nhiều lần, tạm biệt vấn đề: “Tôi đã dùng hết cả cuộn phim và tấm nào cũng trắng phau rồi”.

Vậy câu hỏi tiếp theo là gì? Có cả chục loại máy ảnh kỹ thuật ngoài ra, nào là full-frame, crop, DSLR, mirrorless, PnS (Point – n – Shoot), medium format,…. Thực ra việc phân loại này không hề vô lý nếu bạn biết chúng được phân chia theo khía cạnh nào. Trước tiên hãy đến với thông số cực kì quan trọng, đó là: Kích thước cảm biến. Dựa vào đây, chúng ta có thể chia những chiếc máy ảnh kĩ thuật số tra thành hai loại: Full-frame và Crop.

Máy ảnh Full-frame

Máy ảnh full-frame là những mẫu máy ảnh sử dụng cảm biến ảnh có cùng kích thước với khung hình film chuẩn 35 mm (36 × 24 mm). Với kích thước lớn, cảm biến full-frame sở hữu nhiều lợi thế so với các mẫu máy ảnh sở hữu cảm biến nhỏ:

– Điểm mạnh lớn nhất của các máy ảnh sử dụng cảm biến 35mm đó là chất lượng hình ảnh vượt trội. Nhờ vào kích thước của mình, mỗi điểm ảnh riêng lẻ trên cảm biến full-frame sẽ có kích thước lơn hơn so với trên cảm biến crop cùng độ phân giải. Điều này đồng nghĩa với việc cảm biến sẽ thu được nhiều ánh sáng hơn, hình ảnh cho ra ở mức ISO cao ít nhiễu hạt hơn, màu sắc chân thực hơn và dải tương phản động rộng hơn.

– Ống kính gắn lên máy ảnh full-frame vẫn sẽ giữ nguyên dải tiêu cự theo thông số của nhà sản xuất. Để dễ hiểu, bạn có một ống kính Sony FE 16-35mm F/2.8 GM siêu xịn sò, khi gắn lên một body cũng xịn không kém là Sony A7RIV, tiêu cự thực tế bạn nhận được vẫn giữ nguyên. Rất khó nói đây là điểm mạnh hay điểm yếu, lý do là nhu cầu chụp ảnh của mỗi người là rất khác nhau, nên quyết định là ở bạn.

– Những thiết bị sử dụng cảm biến full-frame còn cho khả năng làm mờ nền tốt hơn hẳn các mẫu máy sử dụng cảm biến nhỏ. Trên thực tế, việc xoá phông còn phụ thuộc rất nhiều vào tiêu cự và độ mở ống kính. Nhưng, vì sở hữu kích thước cảm biến lớn, những máy ảnh full-frame có khả năng kéo mỏng độ sâu trường ảnh tốt hơn, giúp tạo khối và tạo hiệu ứng xoá phông mượt mà hơn, từ đó làm nổi bật chủ thể.

Máy ảnh full-frame theo đó cũng có có những nhược điểm đáng kể như:

– Vì kích thước cảm biến lớn, kéo theo đó là kích thước body, ống kính lớn. Đồng nghĩa với việc khối lượng các thiết bị này sẽ rất nặng, làm giảm khả năng cơ động, đặc biệt là trong các tình huống chụp ảnh thể thao hay đường phố.

– Một điểm nữa, đó là các máy ảnh full-frame thường phục vụ các tập khách hàng chuyên nghiệp, làm dịch vụ và yêu cầu về chất lượng cực cao (chưa kể đến ống kính và phụ kiện đi kèm). Điều này làm giá cả các mẫu máy full-frame được đẩy lên rất cao.

Máy ảnh Crop

Có một điều cần nói ở đây, thuật ngữ máy ảnh crop được định nghĩa là một thiết bị chụp ảnh cảm biến nhỏ hơn khổ film 35mm tiêu chuẩn, tức là, nếu máy ảnh của bạn sở hữu cảm biến hình ảnh có diện tích nhỏ hơn 36 x 24 mm, thì đó là một chiếc máy ảnh crop. Tuỳ theo mỗi hãng, chúng ta có những tỉ lệ crop khác nhau.

Phổ biến nhất hiện tại là cảm biến với kích thước APS-C. Với tỷ lệ crop là 1.5x với các máy ảnh đến từ nhà Nikon, Sony, Fujifilm. Canon chơi trội hơn một chút với con số này là 1.62x đặc trưng. Ngoài ra, Canon còn có một kích thước khá dị là APS-H được trang bị trên các mẫu flagship 1D của hãng, cảm biến này sở hữu tỷ lệ nhân tiêu cự 1.3x. Có thể thấy, ngay cả lên các mẫu máy cao cấp thuộc top đầu của Canon như 1D vẫn được trang bị cảm biến crop, hẳn kích thước nhỏ này phải có những điểm mạnh:

– Việc sở hữu một cảm biến hình ảnh nhỏ gọn, đồng nghĩa với việc máy ảnh của bạn có thể tồn tại lâu hơn và không “chết yểu” khi bạn đang dang dở một shot quay. Ở đây điểm mạnh này sẽ không thực sự quá rõ ràng trên các mẫu mirrorless nhỏ gọn, lý do bởi ngoại hình nhỏ, viên pin của những mẫu máy này cũng nhỏ gọn đi một cách đáng kể.

– Trên thực tế mọi phụ kiện, hay ống kính dành cho máy ảnh crop đều rất chi nhỏ gọn và mang tính cơ động cao. Và tất nhiên, điều đó cũng dẫn đến việc giá thành của các sản phẩm này sẽ có mức giá siêu dễ chịu (nếu đem so với máy ảnh cảm biến lớn).

– So với những chiếc máy full-frame sở hữu bộ xử lý hình ảnh tương tự. Một thiết bị crop có tốc độ xử lý vượt trội, điển hình là những chiếc Sony A6400 có tốc độ lấy nét, tốc độ chụp cao đáng kinh ngạc.

– Còn một điểm nữa, đó là việc tiêu cự của ống kính sẽ bị thay đôi khi gắn lên các body crop. Ví dụ, nếu bạn gắn ống kính Sony FE 16-35mm F/2.8 GM lên thân máy A6400. Chúng ta sẽ có dải tiêu cự tương đương là 16 x 1.5 = 24mm; 35 x 1.5 ≈ 53mm, tức 24-55mm. Đây sẽ là điểm mạnh của một số người dùng, nhưng sẽ là điểm yếu đối với một số người khác, một lần nữa, quyết định là ở bạn.

Một số điểm yếu của các mẫu máy sở hữu cảm biến crop đó là:

– Khả năng chụp ảnh thiếu sáng kém hơn những mẫu máy ảnh full-frame, khử nhiễu ở nhứng mức ISO cao trên những mẫu máy crop cũng không được tốt, dải nhạy sáng cũng hẹp hơn đáng kể.

– Các sản phẩm dành cho crop như ống kính có chất lượng build kém hơn các sản phẩm “hàng thửa” dành riêng cho các sản phẩm full-frame. Tuy nhiên thì khoảng cách này đang dần được thu hẹp trong các năm trở lại đây.

Kết luận

Khác Biệt Giữa Máy Ảnh Cảm Biến Full

Với những bạn tiếp xúc nhiều hay tìm hiểu nhiều về máy ảnh hẳn đã từng nghe qua các khải niệm về máy ảnh Full-frame và Crop. Vậy nó là gì? Sự khác nhau là như thế nào? Ảnh hưởng của nó lên bức ảnh như thế nào?

Đây là 2 khái niệm rất quen thuộc và nó gắn liền với từng dòng máy ảnh khác nhau. Các bạn sẽ dễ dàng tìm được nhiều tài liệu trên mạng nói về sự khác nhau giữa 2 khái niệm này, cả tiếng anh lẫn tiếng Việt.

Sẽ có rất nhiều khác biệt giữa một chiếc máy ảnh Full-frame và Crop. Trong bài này, mình muốn chia sẻ những khác biệt cơ bản nhất, những gì mà các bạn thấy ngay sự khác biệt của 2 khái niệm này. Mình sẽ cố gắng chia sẻ đơn giản nhất có thể để các bạn mới chơi có thể hiểu được. Mình chia ra thành những điểm khác biệt bến dưới nhưng chúng đều có sự liên hệ với nhau.

Trước khi đề cập chi tiết mình lướt qua một vài khái niệm.

Cảm biến là gì?

Cảm biến (sensor) là trái tim của mọi chiếc máy ảnh, đây là nơi tiếp nhận những thông tin của bức ảnh sau khi nó đi qua ống kính.

Full-frame ???: Full-frame tức nghĩa cảm biến này có kích thước bằng với khổ phim 35mm trước đây.

Crop ??? Crop tức nghĩa khung ảnh bị cắt xén theo một tỉ lệ nào đó so với Full-frame. Mỗi hãng có một tỉ lệ crop khác nhau. Xem hình bên dưới

Bức ảnh này đơn giản hơn, đây là những gì mà những anh em chơi nhiếp ảnh sẽ nói nhiều trong đời thường. Nhưng nếu bạn muốn hiểu sâu và muốn biết rõ chiếc máy trên tay mình có tỉ lệ crop bao nhiêu thì xem hình trên, sẽ chi tiết và đầy đủ.

Và tất nhiên Full-frame sẽ có lợi hơn so với Crop. Lợi gì? Xem tiếp bên dưới 😀

Góc nhìn

Tấm ảnh này sẽ minh hoạ cho phần lý thuyết. Bạn có thể thấy cùng một vị trí cách chủ thể, cùng tiêu cự ống kính thì cảm biến Full-frame sẽ tái hiện được đầy đủ chủ thể hơn Crop. Với cảm biến crop bạn muốn lấy trọn chủ thể thì phải lùi xa chủ thể hoặc phải dùng ống kính góc rộng hơn.

Ví dụ thực tế. “Rộng” hơn là vậy đó 😀

So sánh trực tiếp. Cùng thông số, cùng ống tính. Đây là sự khác biệt giữa Full-frame và Crop.

Chất lượng ảnh, đặc biệt là thiếu sáng

Về lý thuyết, cảm biến có kích thước lớn hơn sẽ nhận được nhiều ánh sáng từ ngoài đi vào hơn. Để dễ hiểu các bạn có thể hình dung đến cái vòi nước, bạn mở vòi rộng thì nước chảy nhiều, hẹp thì chảy ít. :D. Với nhiều ánh sáng hơn, bạn sẽ có một bức ảnh nhiều thông tin hơn, chi tiết tốt hơn, nổi khối hơn.

Tiêu cự ống kính, DOF

Ở phần Góc nhìn các bạn đã biết nếu cùng một tiêu cự ống kính thì Full-frame sẽ cho một bức ảnh rộng hơn.

Gắn ống tiêu cự 50mm lên máy Full-frame sẽ là góc nhìn của 50mm, nhưng gắn lên Crop sẽ cho góc nhìn của 75mm (theo tỉ lệ Crop 1.5). Vậy tức nếu để có góc nhìn như Crop bạn sẽ phải sử dụng ống kính có tiêu cự dài hơn hoặc đứng gần mẫu hơn. Và điều này sẽ ảnh hướng trực tiếp đến độ xoá phông hay còn gọi là DOF (Depth of Field). Mình lấy ví dụ bên dưới:

Đây là trường hợp nếu không dùng tiêu cự ống kính dài hơn thì phải tiến gần chủ thể hơn. Kết quả là sẽ có độ xoá phông mạnh hơn.

Tóm lại, Khi có cùng một góc nhìn so với máy Crop, thì ảnh từ máy Full-frame sẽ có mức xoá phông mạnh hơn 😀

Tổng kết

Nguồn ảnh: Tổng hợp từ Internet

Máy Ảnh Crop Là Gì? Phân Tích Sự Khác Biệt Giữa Crop Và Full Frame

Trong đời sống của chúng ta, máy ảnh được coi là một thiết bị thông dụng và đóng một vai trò hết sức quan trọng. Nếu như bạn đã biết về các dòng máy Crop và Full frame, nhưng chưa thể phân biệt được đặc điểm của chúng. Vậy thì trong bài viết này chúng ta cùng đi tìm hiểu máy ảnh Crop là gì? Sự khác biệt giữa hai dòng máy Crop và Full frame, để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt nhất.

Máy ảnh crop là gì? – Là một loại máy ảnh được trang bị hệ thống cảm biến APS-C, với những kích thước nhỏ hơn khổ phim 35mm, thông thường là (23.6×15.6) mm.

Những ưu điểm riêng của dòng máy ảnh Crop

Nhờ những đặc tính cảm biến APS-C, máy ảnh Crop sở hữu ưu điểm sau:

Phần trung tâm của ống kính được tận dụng. Hầu hết các loại ống kính của dòng máy ảnh này cho độ sắc nét nhất là phần trung tâm và mờ dần ra viền. Song chính điều này không quá nhiều sự khác biệt đối với những ống kính tối tân hiện nay.

Khi chụp trên cùng một tiêu cự, cùng khung hình thì độ sâu trường ảnh của máy Crop rộng. Điều này có nghĩa là chụp macro có thể lấy nét được sâu hơn.

Số lượng lens ống kính phổ thông nhiều.

Trọng lượng của body và ống kính nhẹ hơn và kích thước của chúng nhỏ hơn.

Ngoài ra, máy ảnh Crop còn có ưu điểm nữa đó là nhờ hệ số crop được nhân lên cho tiêu cự nên nó có khả năng chụp xa hơn.

So sánh chi tiết máy ảnh crop và full frame

Với cùng một loại ống kính cảm biến thì máy ảnh full frame luôn cho góc nhìn rộng hơn cảm biến Crop. Nếu như muốn chụp chân dung đặc tả nhiều chi tiết trên khung hình tương đối chặt chẽ so với chủ thể thì dòng máy ảnh có cảm biến full frame luôn tiến gần hơn với người mẫu.

Khi chụp với cùng tiêu cự, cùng khung hình thì độ sâu trường ảnh của dòng máy ảnh crop rộng hơn so với máy full frame. Điều này có nghĩa là khi chụp cận cảnh thì máy crop lấy nét được sâu hơn.

Chẳng hạn như: muốn tạo ra cùng một khung hình khi chụp macro với ống 90mm thì người cầm máy crop phải lùi lại phía sau, xa chủ thể hơn và từ đó độ sâu trường ảnh sẽ rộng hơn.

Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 loại cảm biến này đó chính là tiêu cự. Máy ảnh crop là loại bị “cắt xén” còn máy ảnh full-frame lại có cảm biến “đầy đủ”. Nếu đang sử dụng một máy ảnh có cảm biến crop như Nikon D5300, D7200, Canon 7D, 70D, Sony A6000,… thì khi chụp trên cùng một tiêu cự, hình ảnh sẽ có góc nhìn hẹp hơn so với lúc chụp trên máy ảnh cảm biến full frame.

Khi dùng ống kính trên máy ảnh crop, để có thể nhìn được một góc tương đương trên máy full frame thì bạn phải nhân với hệ số 1.5. Đây gọi là hệ số crop. Vì hệ số crop được nhân lên nên máy ảnh crop có hệ số lớn hơn và khả năng chụp ảnh xa hơn.

Trong điều kiện ánh sáng không tốt, bạn sẽ thấy độ nhạy sáng (ISO) tăng lên. Khi đó, bạn sẽ thấy được dòng máy ảnh crop có chất lượng hình ảnh rõ nét.

Máy ảnh crop có mức giá thấp hơn nhiều so với dòng máy full frame, có thể chênh lệch tới 6 – 20 lần, tùy vào từng dòng máy.

Nên chọn dòng máy ảnh Crop hay Full Frame để sử dụng?

Trước khi mua máy ảnh crop và full frame là gì? Bạn cần nắm rõ nhu cầu của mình, cụ thể như:

– Bạn muốn chụp ảnh phong cảnh, chân dung hay macro.

Nếu là phong cảnh thì máy Crop lại cho độ sâu trường ảnh rộng hơn. Nếu là chân dung thì máy Full Frame sẽ cho bạn những khung hình xóa phông mượt mà hơn. Nếu đó là Macro, máy Crop cho phép lấy nét sâu hơn.

– Phụ thuộc vào nhu cầu chất lượng của ảnh

Nếu chụp ảnh chuyên nghiệp, cần chất lượng hình ảnh tốt thì bạn cần đầu tư vào một chiếc máy ảnh xịn. Ngược lại, nếu chỉ sử dụng bình thường bị bạn chỉ cần mua máy ảnh bình thường thôi.

– Quan tâm đến tài chính của bạn

Một chiếc máy ảnh Full Frame thông thường sẽ cao hơn nhiều so với máy ảnh Crop. Nó có thể mắc gấp đôi hay gấp nhiều lần. Vì thế, bạn cần cân nhắc đến ài chính của mình trước khi mua sản phẩm.

Thế nhưng, với công nghệ hiện đại như ngày nay, mỗi dòng máy ảnh sẽ được trang bị những ứng dụng tối tân. Do đó, khoảng cách về chất lượng hình ảnh giữa dòng máy ảnh Crop và Full Frame được rút ngắn đáng kể. Đặc biệt là phần ống kính của máy ảnh Crop đang được nhà sản xuất đầu tư thích đáng.

Bởi vậy, nếu là một người chụp ảnh thông thường, bạn đừng quá quan tâm đến đến việc lựa chọn cái nào mà hãy chú ý đến kinh tế nhiều hơn, nhằm tránh lãng phí.

Thông qua bài viết trên có thể giúp cho người tiêu dùng hiểu rõ hơn về “máy ảnh crop là gì?”. Hy vọng bạn sẽ đưa ra được sự lựa chọn phù hợp nhất với công việc của mình.

Sự Khác Nhau Giữa Hai Loại Máy Ảnh Dslr Và Mirrorless

Máy ảnh DSLR là gì?

Hầu hết máy ảnh DSLR có thiết kế giống như chiếc máy film 35mm hồi xưa, thay bằng buồng film thì người ta sẽ đặt cảm biến ảnh ở đó. Một chiếc gương nhỏ đặt bên trong thân máy sẽ phản xạ lại ánh sáng đi qua ống kính tới lăng kính (hoặc thêm một tấm gương nữa). Thông qua chiếc ống ngắm, bạn có thể thấy hình ảnh bạn định chụp. Khi ấn nút chụp hình, chiếc gương kia sẽ gập xuống, màn trập mở ra và ánh sáng đi qua cảm biến ảnh và một tác phẩm ra đời. Lựa chọn hàng đầu đối với DSLR cho những người mới bắt đầu là Nikon D3500, giá khoảng $400 đã bao gồm ống lens kit (khả năng zoom lên đến 3x).

Nikon D3500

Máy ảnh Mirrorless (không gương lật) là gì?

Với những chiếc máy ảnh không gương lật, ánh sáng đi qua ống kính và tiến thẳng tới cảm biến ảnh, sau đó sẽ truyền hình ảnh thẳng tới màn hình, giống như hoạt động của camera điện thoại. Một vài mẫu còn có màn hình thứ hai trong EVF (ống ngắm điện tử), giúp bạn ngắm được tốt hơn trong điều kiện ánh sáng chói. Một trong những chiếc máy ảnh Mirrorless được ưa thích nhất hiện nay là Sony a6100 (giá khoảng $700 kèm kit).

Sony a6100

Kích thước và khối lượng

Máy ảnh DSLR thường có kích thước lớn hơn, vì chúng cần có đủ chỗ để đặt gương và màn trập. Thân máy của Mirrorless thì nhỏ hơn, cấu trúc bên trong cũng đơn giản hơn. Điều này có nghĩa mang theo máy ảnh không gương lật sẽ dễ dàng hơn, nhất là khi phải mang thêm nhiều phụ kiện của máy trong một chiếc balo máy ảnh.

Khác nhau về kích thước hai dòng máy

Tốc độ tự động lấy nét

So về tốc độ lấy nét và chụp trong điều kiện ánh sáng yếu, DSLR luôn chiếm ưu thế, nhưng bắt đầu mất dần sức mạnh khi đứng trước một đối thủ Mirrorless mạnh như Sony a7R III. Hệ thống tự động lấy nét của máy ảnh không gương lật đã được nâng cấp rất nhiều, ví dụ như chiếc Canon M6 hiện tại có tốc độ lấy nét khó máy nào sánh bằng. Tuy nhiên, DSLR vẫn giữ vững phong độ với khả năng lấy nét vật đang chuyển động nhanh, như chụp vận động viên hoặc động vật hoang dã.

Chỉ có DSLR mới chụp được vật thể đang di chuyển tốc độ cao như này

Khả năng xem trước hình ảnh

DSLR với ống ngắm vật lý cho phép bạn biết được chính xác hình ảnh sẽ được chụp, giống như bạn chỉ đang nhìn mọi thứ qua một lớp kính. Còn với Mirrorless, bạn sẽ thấy hình ảnh bạn định chụp qua màn hình. Một vài máy ảnh không gương lật có ống ngắm điện tử, mô phỏng ống ngắm vật lý của các máy DSLR. Khi bạn chụp bên ngoài trời nắng, ảnh xem trước trên máy sẽ gần giống với ảnh thật. Nhưng trong những trường hợp khác, ví dụ như ánh sáng yếu hoặc vật đang di chuyển nhanh, phần xem trước có thể bị rung hoặc nhòe. Ngược lại, DSLR thể hiện hình ảnh xem trước tốt hơn ở trong điều kiện thiếu sáng.

Ống ngắm điện tử trên một vài máy Mirrorless

Chất lượng video

Những mẫu máy ảnh Mirrorless cao cấp thường có khả năng quay video tốt hơn. Vì DSLR có gương nên khả năng nhận diện chu kì ánh sáng liên tục trong lúc quay video chậm và thiếu chính xác hơn so với phương pháp nhận diện tương phản của Mirrorless. Điều này dẫn đến vấn đề mờ ở giữa video, vì lúc đó máy phải dừng lại để tìm điểm lấy nét. Tuy nhiên, một vài chiếc DSLR đã được thêm cảm biến nhận diện tương phản, điển hình như chiếc Nikon D850. Với khả năng tự động lấy nét nhanh, máy ảnh không gương lật cho ra đời những sản phẩm video chất lượng hơn so với DSLR.

Cơ chế ánh sáng đi vào trong hai máy

Tốc độ chụp

Cả hai dòng máy ảnh đều được trang bị tốc độ màn trập nhanh và khả năng chụp nhiều ảnh cùng lúc. Mirrorless thực sự nhỉnh hơn về tốc độ chụp trong hai dòng máy (ngoại trừ những chiếc máy ảnh DSLR cao cấp). Việc bỏ đi chiếc gương giúp tăng đáng kể tốc độ nhận diện ảnh. Cơ chế đơn giản của máy ảnh không gương lật cho phép chúng chụp được nhiều ảnh hơn mỗi giây, với tốc độ màn trập cao.

Thời lượng pin

Ống kính và phụ kiện

Việc chọn máy DSLR dẫn bạn đến vô vàn lựa chọn ống kính với đủ các chức năng. Các ống kính của mẫu không gương lật thì bị giới hạn ở số lượng cho dù nhu cầu sử dụng ngày càng tăng. Có lẽ trong tương lai gần, khoảng cách về ống kính giữa hai dòng máy sẽ không còn là quá xa.

Tổng kết

Máy Mirrorless có ưu điểm là nhẹ nhàng, dễ mang theo, quay video nhanh và đẹp hơn nhưng có hệ thống ống kính và phụ kiện còn nghèo nàn. DSLR lợi thế hơn về lựa chọn lens, khả năng chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng tuyệt vời nhưng lại cồng kềnh và nặng nề. Các máy ảnh DSLR và Mirrorless đều là minh chứng cho đỉnh cao công nghệ máy ảnh số ngày nay và cả hai đều mang đến hiệu năng, sự tiện lợi và chất lượng ảnh đỉnh cao.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Máy Ảnh Là Gì? Điểm Khác Nhau Giữa Máy Ảnh Full trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!