Đề Xuất 3/2023 # Mbr Với Gpt Và Legacy Với Uefi Phân Biệt # Top 7 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Mbr Với Gpt Và Legacy Với Uefi Phân Biệt # Top 7 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Mbr Với Gpt Và Legacy Với Uefi Phân Biệt mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

MBR với GPT và LEGACY với UEFI Nếu bạn sử dụng máy tính thường xuyên thì chắc hẳn bạn đã nghe qua các thuật ngữ MBR, GPT, Legacy BIOS và UEFI. Ở bài viết này tôi sẽ chia sẻ thêm cho các bạn về thuật ngữ này và sự khác nhau giữa chuẩn UEFI-GPT và Legacy-MBR.

Biểu đồ thể hiện sự khác nhau giữa BIOS với UEFI và MBR với GPT

Đây là bài viết đầu tiên trên Blog mới của tôi nên chúng ta sẽ tìm hiểu những thứ đơn giản, cơ bản nhất của một chiếc máy tính đó là sự khác nhau giữa 2 chuẩn UEFI-GPT Disk và Legacy-MBR. Đầu tiên chúng ta cùng so sánh giữa 2 chuẩn quản lý thông tin phân vùng ổ đĩa đó là GPT và MBR.

Sự khác nhau giữa GPT và MBR

MBR và GPT là gì?

MBR có tên đầy đủ là Master Boot Record còn GPT có tên đầy đủ là GUID Partition Table. Đây là hai chuẩn quản lý thông tin phân vùng trên máy tính hiện nay. Nói cách khác đây là các tiêu chuẩn của ổ cứng để quy định cách thức nhập xuất dữ liệu, phân vùng và sắp xếp ổ đĩa.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT

Ra đời từ 1983 trên các máy tính IBM

Mới ra đời những năm gần đây

Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2 000 GB)

Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB ( 1 tỷ TB)

Hỗ trợ tới đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩa

Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩa

Hỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH Windows

Chỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit

Có thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFI

Chỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFI

Thông qua bảng so sánh chúng ta có thể thấy được chuẩn mới GPT có rất nhiều ưu điểm hơn so với chuẩn cũ MBR ngoài việc nó chỉ hỗ trợ cho phiên bản Windows 64 bit. Nhưng không sao, các máy tính để bàn hay laptop hiện nay đều có từ 4 GB Ram trở lên và hỗ trợ chuẩn UEFI nên các yêu cầu này đều không phải là vấn đề với nó.Ngoài ra khi sử dụng chuẩn GPT sẽ an toàn hơn so với MBR vì GPT có tới 2 thông tin lưu trữ phân vùng còn MBR sẽ chỉ có 1.

Hướng dẫn kiểm tra máy tính theo chuẩn MBR và GPT

Cách 1: Xem bằng công cụ diskpart có sẵn trên Windows.

Thông thường chúng ta sử dụng một ổ cứng thì nó sẽ hiện là Disk 0. Các bạn để ý ở cột GPT nếu nó có dấu * thì có nghĩa ổ cứng máy tính bạn theo chuẩn GPT còn nếu không hiện gì cả thì có nghĩa là theo chuẩn MBR.

Cách 2: Xem trong Disk Management

– Cửa sổ Computer Management hiện lên, các bạn chọn mục Disk Management. Ở đây các bạn nhấn chuột phải vào ổ cứng chính của bạn ví dụ như Disk 0 chọn Properties.

– Một cửa sổ mới hiện lên, các bạn chọn Tab Volumes. Tại đây các bạn để ý dòng Partition style nếu nó hiện là GUID Partition Table (GPT) thì ổ cứng bạn theo chuẩn GPT còn không thì là MBR.

Cách 3: Sử dụng các phần mềm quản lý phân vùng như MiniTool Partition Wizard.

Có rất nhiều phần mềm quản lý phân vùng đều cho phép bạn xem chuẩn quản lý phân vùng trên ổ cứng máy tính bạn. Ở đây tôi hướng dẫn bạn xem trên MiniTool Partition Wizard. Các bạn có thể tìm link tải phần mềm này trên Google, hoặc sử dụng công cụ USB Boot mà ở bài viết sau tôi giới thiệu cũng có tích hợp phần mềm này.

Các bạn mở phần mềm lên, nó sẽ hiện danh sách tất cả các các ổ cứng và thiết bị nhớ khác trên máy tính của bạn. Các bạn nhấn chuột phải vào ổ đĩa chính của bạn.

Ở menu chuột phải này, các bạn để ý 2 mục là Convert GPT Disk to MBR Disk và Convert MBR Disk to GPT Disk.+ Nếu xuất hiện mục Convert GPT Disk to MBR Disk có nghĩa là là ổ cứng máy tính bạn đang chuẩn GPT.+ Nếu xuất hiện mục Convert MBR Disk to GPT Disk có nghĩa là là ổ cứng máy tính bạn đang chuẩn MBR.

Tiếp theo là Sự khác nhau MBR với GPT và LEGACY với UEFI cơ bản nhất :

Sự khác nhau giữa Legacy BIOS và UEFI

Legacy BIOS và UEFI là gì?

Legacy BIOS và UEFI là các phần mềm hệ thống kiểm tra các thiết bị vào ra trên máy tính của bạn, khi khởi động máy tính thì BIOS hoặc UEFI sẽ kiểm tra máy tính các thông số card màn hình, Ram, CPU,.. và gửi thông số đó cho HĐH và sau đó máy tính sẽ khởi động.

Bảng so sánh sự khác nhau giữa Legacy BIOS và UEFI

Ra đời từ 1975

Mới ra đời từ 2005

Chỉ hạn chế xử lí ở mức 16-bit và địa chỉ hóa bộ nhớ là 1MB

Có chức năng xử lí 32-bit và 64-bit và cho phép người dùng sử dụng nhiều RAM hơn để địa chỉ hóa xử lí nhiều việc phức tạp hơn. Hơn nữa UEFI được thiết kết với cấu trúc riêng biệt và dùng cấp driver cho các bộ phận một cách độc lập .

Không hỗ trợ ổ cứng chuẩn GPT

Hỗ trợ cả hai loại ổ cứng MBR và GPT

Tốc độ khởi động chậm

Tốc độ khởi động nhanh

Hướng dẫn kiểm tra máy tính có hỗ trợ chuẩn UEFI hay không?

Cách 1: Sử dụng phần mềm HWiNFO

HWiNFO là phần mềm cho phép bạn kiểm tra thông tin phần cứng máy tính cho nên nó cũng hỗ trợ việc kiểm tra máy tính của bạn có hỗ trợ UEFI hay không.

Tại giao diện của phần mềm các bạn tìm đến mục UEFI BOOT, nếu nó là Present thì máy tính hỗ trợ UEFI, còn không xem tiếp bước tiếp theo.

Tiếp theo các bạn chọn mục Motherboard, ở đây các bạn tìm đến dòng UEFI BIOS nếu nó hiện là Capable thì xin chúc mừng máy tính bạn hỗ trợ UEFI, còn nếu hiện là Not Present thì xin chia buồn với bạn, máy tính bạn chỉ hỗ trợ Legacy BIOS.

Cách 2: Xem trực tiếp trong BIOS

Bạn khởi động lại máy tính để vào BIOS, tùy các dòng máy có cách vào BIOS khác nhau. Ở đây tôi xin liệt kê một số dòng máy.+ Đối với Sony Vaio, Acer, Dell nhấn F2 để vào BIOS+ Đối với HP nhấn F10 để vào BIOS+ Đối với máy tính Asus thì nhấn ESC để vào BIOS.+ Đối với máy tính Lenovo thì nhấn F1 để vào BIOS.

Sau khi vào đươc BIOS thì các bạn chuyển qua Tab Boot và tìm đến các dòng có chữ UEFI hoặc Securiry boot thì máy tính bạn hỗ trợ UEFI.

Tìm Hiểu Và So Sánh Mbr Với Gpt Và Legacy (Bios) Với Uefi/Efi

Hiện nay, khi cài đặt Windows thì chúng ta sử dụng 2 chuẩn là UEFI/EFI và Legacy (Bios). Vậy sự khác nhau giữa UEFI và Legacy là gì? Mình sẽ có so sánh MBR với GPT và Legacy (Bios) với UEFI.

1/ Tìm hiểu và so sánh MBR với GPT

MBR (Master Boot Record)GPT (GUID Partition Table)

MBR và GPT là 2 kiểu định dạng (sắp xếp) ổ cứng khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng phần mềm để chuyển đổi qua lại giữa MBR và GPT.

Ổ cứng MBR chỉ có thể phân chia tối đa 4 phân vùng chính (primary) hoặc 3 phân vùng chính + 1 phân vùng mở rộng (Extended). MBR chỉ hỗ trợ dung lượng lên đến 2TB. Trong khi ổ cứng GPT có thể phân chia tới 128 phân vùng và hỗ trợ dung lượng lớn hơn 2TB.

Ổ cứng GPT có an toàn hơn MBR không?

Câu trả lời là có, vì ổ MBR sẽ lưu thông tin khởi động và thông tin các phân vùng vào cùng một chỗ. Nơi này được gọi là Partiton Table (xem hình trên). Khi hỏng Partition Table thì ổ cứng sẽ bị mất định dạng (Unallocated). Còn với ổ cứng GPT, thông tin khởi động và thông tin các phân vùng đã được sao lưu. Vì vậy dữ liệu trên GPT sẽ có tính an toàn cao hơn trên MBR.

Ổ cứng GPT có cần nạp MBR không?

Vùng đầu tiên của ổ cứng MBR cũng được gọi là Master Boot Record. Vùng này sẽ chứa dữ liệu để khởi động máy tính. Đó là lý do tại sao khi máy tính không khởi động được, chúng ta thường nghĩ đến chuyện nạp MBR trước. Ổ cứng GPT cũng có vùng đầu ổ cứng giống MBR, nhưng nó được gọi là Protective MBR. Vùng này sẽ bảo vệ dữ liệu của GPT khỏi bị ghi đè mà thôi. Như vậy không cần nạp MBR cho ổ cứng GPT.

Cách kiểm tra ổ cứng đang là MBR hay GPT?

Bấm phím Windows + R, nhập vào lệnh chúng tôi

Chọn ổ cứng cần kiểm tra, nhấp chuột phải vào và chọn Properties

Tìm đến thẻ Volumes, nếu Partition styles là Master Boot Record (MBR) thì ổ cứng định dạng MBR. Còn ổ cứng là GUID Partition Table (GPT) tức ổ cứng định dạng GPT.

BIOS (Basic Input Output system)UEFI (Unified Extensible Firmware Interface)

BIOS và UEFI là 2 chuẩn BIOS hoàn toàn khác nhau. Cả 2 đều là BIOS – một bộ phận của máy tính. Chuẩn UEFI ra đời từ năm 2005 để thay thế cho BIOS. Hầu hết UEFI BIOS đều có tính tương thích ngược với Legacy BIOS. Có nghĩa trong UEFI BIOS thường có thiết lập Legacy mode bên cạnh UEFI mode.

Khi cài đặt Windows đúng cách thì Windows UEFI sẽ tạo ra 4 phân vùng: Recovery, System (FAT32), MSR (16MB) và ổ C. Còn Windows Legacy sẽ có 3 phân vùng (không có MSR).

Windows UEFI có an toàn hơn Windows Legacy?

UEFI có chế độ Secure boot nên tất nhiên nó sẽ an toàn hơn Legacy. Và UEFI sẽ ngăn chặn phần mềm độc hại khởi động cùng Windows. Hệ thống UEFI có thể chẩn đoán máy tính mà không cần hệ điều hành. Bởi vì UEFI bản thân nó cũng là một hệ điều hành tối giản rồi.

UEFI có khởi động nhanh hơn Legacy?

Hệ thống UEFI chuẩn bao giờ cũng khởi động nhanh hơn hệ thống Legacy Bios. Bios chạy trên bộ xử lý 16 bit nên đối với các phần cứng mới hiện nay sẽ chạy chậm hơn UEFI 32/64 bit. Mặt khác, vì máy UEFI nạp file khởi động từ phân vùng ESP mặc định sẵn. Nên nó không phải quét tất cả các ổ cứng khi khởi động, do đó giảm thời gian khởi động. Với ổ cứng SSD chạy theo chuẩn UEFI, có khi thời gian khởi động Windows chỉ tầm khoảng 10 giây.

Làm sao biết máy tính có hỗ trợ UEFI không?

Máy tính từ 2010 trở về đây thường là hỗ trợ UEFI. Kiểm tra bằng cách vào BIOS xem mục Boot Mode có lựa chọn UEFI không? Nếu không thấy thì tạo usb boot uefi và legacy, sau đó vào boot options. Thấy có 2 dòng usb boot thì là máy có hỗ trợ UEFI (1 dòng boot Legacy và 1 dòng boot UEFI).

UEFI có hỗ trợ Windows 32 bit không?

Từ phiên bản Windows 8 trở lên có hỗ trợ UEFI 32 bit, như vậy Windows 7, Vista sẽ không hỗ trợ UEFI 32 bit. Cũng lưu ý, UEFI 32 bit chỉ hỗ trợ các dòng CPU dựa trên kiến trúc Intel Altom hoặc SocC. Máy tính đã hỗ trợ UEFI 64 bit thì sẽ không chạy được UEFI 32 bit, muốn chạy Windows 32 bit thì bạn cần cài ở chế độ Legacy.

Các hệ thống UEFI class 3 (3.x trở lên) sẽ không hỗ trợ Windows 7. Ngoài ra, thêm thông tin nữa là chức năng Secure boot của UEFI cần phiên bản UEFI 2.3.1 C trở lên.

3/ Kết luận

Bài viết trong cùng Series

Mbr Và Gpt Và Mbr Và Gpt Là Gì? Cách Phân Biệt Từng Loại? Mbr Và Gpt Là Gì

Đang xem: Gpt và mbr

GPT là một chuẩn mới và chuẩn này đang dần thay thế chuẩn MBR. Chuẩn GPT có nhiều ưu điểm và lợi thế hơn chuẩn MBR. Tuy nhiên chuẩn MBR có tính tương thích cao và trong một số trường hợp thì chuẩn này cực kỳ quan trọng và cần thiết.

GPT và MBR là gì?

GPT là tiêu chuẩn mới cho việc phân chia phân vùng của ổ cứng. nó được xây dụng trên Globally Unique dentifiers (GUID) để xác định các phân vùng ổ cứng một phần của tiêu chuẩn UEFI. Điều này có nghĩa là hệ thồng dựa trên tiêu chuẩn của UEFI phải dùng nó. Với GPT, bạn có thể tạo không giớ hạng số phân vùng trên ổ cứng, mặc dù thường được giới hạn trong 128 phân vùng bởi các hệ điều hành. Không giống như MBR bị giới hạn mỗi patition chỉ có 2TB, mỗi phân vùng của GPT có thể chứa 2^64 block in length (trong trường hợp dùng 64 bit), tương đương 9.44ZB với một block 512-byte. Với windows thì nó được giới hạn 256TBMBR (Master Boot Record) là một chuẩn quản lý thông tin phân vùng cũ, nhưng cho đến thời điểm hiện nay nó vẫn được sử dụng rất nhiều. Phân vùng chưa MBR rất nhỏ chiếm dung lượng khoảng vài MB, nó là nơi lưu trữ các thông tin về phân vùng và một chương trình rất nhỏ (446 byte). Chương trình này sẽ chịu trách nhiệm tìm và một chương trình nhỏ nhưng mạnh hơn nó trên phân vùng Active vào bộ nhớ, chương trình này sẽ tiến hành tìm và nạp hệ điều hành vào bộ nhớ. Khi MBR bị hỏng, chúng ta sẽ không thấy được các phân vùng đã được chia trước đó và cũng không thể chia lại chúng

Cách kiểm tra phân vùng ổ đĩa đang dùng

Có thể dùng 2 cách để kiểm tra:

Diskpark: Chạy Command Prompt (cmd.exe) bằng quyền Admin (nhấp chuột phải và chọn Run as Administrator), sau đó sử dụng gõ 2 lệnh theo thứ tự diskpark trước sau đó tới list disk. Nếu bạn nhìn thấy ổ cứng được đánh dấu sao (*) ở cột GPT thì ổ cứng của bạn có định dạng GPT. Ngược lại, ổ cứng của bạn có thể ở định dạng MBR.

Disk Management: Mở Disk Management, nhấp chuột phải vào ổ cứng mà bạn muốn kiểm tra và chọn Properties. Chuyển sang tab Volumes và kiểm tra mục nếu Partition style là GUID Partition Table (GPT) thì có nghĩa là ổ cứng đang ở định dạng GPT. Ngược lại nếu giá trị của nó là Master Boot Record (MBR) thì ổ cứng đang ở định dạng MBR

Đặc điểm của từng phân vùng

GPT (GUID Partition Table): Hỗ trợ ổ cứng tới 1 ZB(1 tỷ TB)Hỗ trợ tối đa 128 phân vùng ổ đĩaChỉ hỗ trợ các phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bitChỉ hỗ trợ các máy tính dùng chuẩn UEFICó 2 thông tin lưu trữ phân vùngMBR (Master Boot Record):Hỗ trợ ổ cứng tối đa 2 TB (2000 GB).Hỗ trợ tối đa 4 phân vùng trên mỗi ổ đĩaHỗ trợ tất cả các phiên bản HĐH WindowsCó thể sử dụng trên cả máy tính dùng chuẩn BIOS hay UEFIChỉ có 1 thông tin lưu trữ phân vùng

Các bạn có thể thấy được chuẩn GPT có rất nhiều ưu điểm so với chuẩn MBR. Vì GPT có 2 thông tin lưu trữ phân vùng nên sử dụng chuẩn GPT sẽ an toàn hơn so với MBR. MBR giới hạn dung lượng lưu trữ tối đa của một đĩa lên đến 2 TB và nó chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính hoặc 3 phân vùng chính và 1 phân vùng mở rộng.

Còn với GPT hỗ trợ dung lượng tối đa lên đến 1 ZB (1 tỷ TB) và có tới 128 phân vùng chính. GPT có thể cùng tồn tại với một MBR để cung cấp một số dạng tương thích ngược hạn chế cho các hệ thống cũ. Đó cũng là lý do hiện nay ổ cứng theo chuẩn MBR đang dần được thay thế bằng những ổ cứng có khả năng quản lý theo chuẩn GPT.

Ưu và nhược điểm của mỗi phân vùng

Nhược điểm:Khả năng tương thích không được đa dạng MBR, không phải máy tính nào cũng sử dụng được định dạng ổ cứng định dạng này. Nhất là những máy tính đời trước.Chỉ hỗ trợ Windows nền tảng 64-bit, trên ổ cứng định dạng GPT bạn sẽ không cài đặt được Windows 32-bit.Là chuẩn mới nên gây khó khăn cho các bạn khi cài đặt hoặc ghostMBR (Master Boot Record):Ưu điểm:Ưu điểm lớn nhất giúp MBR còn tồn tại chính là khả năng tương thích cao.MBR tương thích với mọi nền tảng Windows hiện nay và đại đa số máy tínhNhược điểm:MBR chỉ làm việc với các ổ đĩa kích thước từ 2 TB trờ xuống và hiện nay dung lượng của ổ cứng ngày càng cao đây có thể là nguyên nhân khiên MBR bị đào thải trong tương laiNgoài ra MBR chỉ hỗ trợ số lượng phân vùng rất hạn chế (4 phân vùng). Nếu muốn nhiều phân vùng hơn, bạn phải thực hiện chuyển đổi 1 trong những phân vùng chính thành “extended partition” (phân vùng mở rộng) việc này sẽ gây khó khăn cho người dùng.

Nên chọn phân vùng nào cho ổ đĩa của mình?

Tùy vào hệ thống và nhu cầu của bạn mà lựa chọn phân vùng nên dùng MBR hay GPT cho ổ cứng. Nếu là người dùng phổ thông thì bạn chỉ cần lưu ý những điều sau đây:

Vì vậy, bạn nên kiểm tra xem máy tính của mình dùng UEFI hay Legacy BIOS để có thể lựa chọn định dạng ổ cứng phù hợp. Nhìn chung, bạn nên sử dụng ổ cứng ở định dạng MBR nếu máy tính khởi động ở chuẩn Legacy và sử dụng ổ cứng ở định dạng GPT nếu máy tính khởi động ở chuẩn UEFI.

Tóm gọn lại nên dùng GPT vì chuẩn này mới hơn và mang lại nhiều tiện ích hơn, trừ khi bạn dùng hệ điều hành và máy tính cũ. Nếu dùng định dạng GPT đi kèm với khởi động Windows bằng UEFI thì tốc độ tắt mở máy cũng sẽ nhanh hơn đáng kể so với dùng định dạng MBR đi chung với BIOS hoặc UEFI.

Mbr Và Gpt Là Gì

Chắc hẳn khi phân vùng ổ đĩa trên máy tính, thì các bạn thường phải yêu cầu lựa chọn MBR hay GPT. Các bạn thắc mắc không hiểu rõ về MBR và GPT là gì và chúng khác nhau ở điểm nào để có thể lựa chọn cho phù hợp. Vì vậy bài viết dưới đây Techcare Đà Nẵng sẽ giải đáp thắc mắc trên để các bạn hiểu hơn về MBR và GPT nhé.

Bài viết dưới đây Techcare Đà Nẵng sẽ trình bày khái niệm GPT và MBR là gì?, so sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT khi phân vùng ổ đĩa của máy tính và cách để xác định ổ cứng là GPT hay MBR.

MBR tên đầy đủ là Master Boot Record và GPT tên đầy đủ là GUID Partition Table, đây là 2 chuẩn định dạng ổ đĩa cứng khác nhau. Các bạn cũng có thể hiểu đây là 2 chuẩn của ổ cứng để quy định về cách thức nhập xuất dữ liệu, cũng như phân vùng và sắp xếp ổ đĩa.

MBR được ra đời từ năm 1983 trên những PC DOS 2.0, nên có thể xem đây là một chuẩn cũ. Còn chuẩn GPT mới ra đời vào những năm gần đây, có nhiều ưu điểm hơn và cũng đã dần thay thế chuẩn cũ MBR, nhưng MBR vẫn có sự tương thích nhiều nhất và cần thiết trong một vài trường hợp.

2. So sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT khi phân vùng ổ đĩa

Bảng so sánh sự khác nhau giữa MBR và GPT

Hỗ trợ tất cả những phiên bản HĐH Windows

Chỉ hỗ trợ những phiên bản Windows 7, 8, 8.1, 10 64bit

Các bạn có thể thấy được chuẩn GPT có khá nhiều ưu điểm hơn so với chuẩn MBR. Vì GPT có hai thông tin lưu trữ phân vùng nên khi sử dụng chuẩn GPT sẽ an toàn hơn nhiều so với MBR.

Tổ chức bảng phân vùng của MBR và GPT

Như vậy việc tổ chức bảng phân vùng ở trong MBR giới hạn với dung lượng lưu trữ tối đa của một đĩa lên tới 2TB và nó chỉ hỗ trợ tối đa được 4 phân vùng chính hay 3 phân vùng chính và 1 phân vùng mở rộng. Còn với GPT hỗ trợ với dung lượng tối đa lên tới 1ZB (1 tỷ TB) và có đến 128 phân vùng chính. GPT cũng có thể cùng tồn tại với một chuẩn MBR để cung cấp một vài dạng tương thích ngược hạn chế cho những hệ thống cũ.

3. Nên dùng MBR hay GPT

Tùy vào hệ thống và nhu cầu của các bạn mà nên dùng MBR hay GPT cho ổ đĩa cứng của mình. Techcare Đà Nẵng xin đưa ra một số lưu ý như sau:

Nếu ổ cứng của các bạn lớn hơn 4TB, thì nên sử dụng chuẩn GPT để nhận đủ dung lượng. Mặc dù bạn có thể định dạng được ổ cứng 3TB và 4TB ở chuẩn MBR, nhưng các bạn cần sử dụng thêm phần mềm thứ ba, chẳng hạn như MBR4TB trên hệ điều hành Windows hoặc GParted trên hệ điều hành Linux.

Ổ cứng MBR chỉ có thể có tối đa là 4 phân vùng chính (Primary). Điều này có thể không quan trọng và các bạn cũng có thể tạo nhiều hơn những phân vùng Logical.

Đối với máy tính khởi động ở chuẩn UEFI, các bạn chỉ có thể cài đặt hệ điều hành Windows trên ổ cứng GPT. Còn đối với máy tính khi khởi động ở chuẩn Legacy BIOS, các bạn chỉ có thể cài đặt hệ điều hành Windows trên ổ cứng MBR. Nếu ổ cứng của các bạn là MBR, thì bạn cần phải chuyển MBR sang GPT để cài hệ điều hành Windows (cả 64-bit và 32-bit) theo chuẩn UEFI hoặc ngược lại. Có hai phần mềm miễn phí có thể giúp các bạn chuyển từ MBR sang GPT mà không mất dữ liệu đó chính là MBR2GPT và AOMEI Partition Assistant.

Không phải tất cả những hệ thống đều có thể hỗ trợ khởi động ổ cứng GPT ở chuẩn Legacy.

Bạn cũng có thể sử dụng ổ cứng MBR để khởi động cả hai chuẩn UEFI và Legacy, rồi sau đó cài đặt hệ điều hành Windows, Linux và những hệ điều hành khác.

Vì vậy, các bạn nên kiểm tra xem máy tính dùng chuẩn UEFI hoặc Legacy BIOS để có thể lựa chọn định dạng ổ đĩa cứng phù hợp. Nhìn chung, các bạn nên sử dụng ổ cứng định dạng MBR khi máy tính của mình khởi động ở chuẩn Legacy và sử dụng ổ cứng định dạng GPT nếu máy tính của mình khởi động ở chuẩn UEFI.

Như vậy các bạn đã có thể hiểu được GPT và MBR là gì và sự khác nhau giữa MBR và GPT để có thể dựa vào đó mà nên dùng MBR hay GPT cho phù hợp. Techcare Đà Nẵng hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn. Chúc các bạn thực hiện thành công!.

Hệ thống công nghệ số một Đà Nẵng

Website: https://laptopcudanang.com.vn

Hotline : 02363.663.333

Cơ sở 1 : 99 – 101 Hàm Nghi, Đà Nẵng

Cơ sở 2 : 133 – 135 Hàm Nghi, Đà Nẵng

Cơ sở 3 : 50 Nguyễn Văn Thoại, Đà Nẵng

Bạn đang đọc nội dung bài viết Mbr Với Gpt Và Legacy Với Uefi Phân Biệt trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!