Cập nhật nội dung chi tiết về Một Cô Gái Nhờ Thôi Miên Nhớ Lại Tiền Kiếp Nên Hơn 300 Âm Hồn Đến Đòi Mạng Đều Quy Y Phật Vãng Sanh Thế Giới Cực Lạc mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Tôi họ Đặng, là một bác sĩ trị liệu tâm lí, trong chuyên khoa của tôi có một phương pháp gọi là thôi miên trị liệu. Trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân, tôi, cũng như rất nhiều bác sĩ khác (nổi tiếng nhất có lẽ là tiến sĩ Brian Weiis ở Hoa Kì) đã phát hiện ra cách thức thôi miên để cho bệnh nhân nhớ lại các kiếp quá khứ, và nhờ phương pháp này, rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh một cách rất đáng kinh ngạc.
Hôm qua một cô gái từ Đông Hoan gọi điện thoại tới, ngỏ ý muốn được thôi miên và hỏi ngày nào rảnh? Tôi hẹn cô tuần sau. Nghe vậy cô tỏ vẻ rất sốt ruột, nói:
– Không được, ông Đặng ôi, xin hãy làm ơn… ông có thể giúp cho tôi sớm hơn không?
Nghe giọng nói gấp gáp của cô, tôi đoán chắc cô có chuyện gì cần lắm, bèn hẹn cô ngày mai. Hôm nay, mới hơn 9 giờ sáng, cô đã đến. Đó là một cô gái 29 tuổi, chưa kết hôn. Cô kể mình họ Thẩm, tôi tưởng cô có gì cấp bách mới cần thôi miên gấp, hóa ra là do cô tò mò chỉ muốn biết tiền kiếp mà thôi.
Cô Thẩm là người thật thà chất phác, lớn lên ở miền quê, cha mẹ đều là nông dân. Cô có một em trai và một chị. Trong mắt mọi người ai cũng tưởng cô có tuổi thơ hạnh phúc, nhưng không phải vậy. Ngay từ nhỏ cô đã bị xem là đứa bé ngu ngốc, vì 8 tuổi mới đi học nhưng cô không thể viết chữ. Do vậy mà cha mẹ không thương.
Phụ thân thường đánh cô, còn mẹ thì luôn thấy cô chướng mắt nên hay la mắng cô, cư xử rất bất công. Ngay cả em trai và chị gái cũng khi dễ, ăn hiếp cô. Cho nên từ nhỏ đối với cha mẹ ôm nhiều hận oán… Cô còn bị bệnh viêm gan lâu năm, trước đây gan hay bị đau. Cô có trí nhớ cực tồi, cô đã đến chùa làm công quả hai năm, được mọi người dạy niệm câu: “Nam Mô A Di Đà Phật”, nhưng cô không nhớ nổi. Ngực cô thường đau, luôn có cảm giác khó thở. Ngón tay út và áp út bên phải bị đơ cứng, khiến nhiều lúc cầm đũa cũng không được. Từ nhỏ cô hay bị ảo thính, tức là thường nghe có tiếng người nói bên tai. Tôi hỏi cô vài câu đơn giản xong, thì bắt đầu giúp cô vào cuộc viễn du thám thính tiền kiếp.
Đầu tiên, tôi dẫn dụ theo phương thức thông thường, nhưng thấy cô không có chút phản ứng gì. Chả lẽ cô thực sự quá ngu độn ư? Xem tướng cô thấy cũng không đến nỗi tối tăm lắm, có vẻ là người thật thà. Do cô không thông minh lanh lợi, nên tôi đành hướng dẫn từ từ để khơi lại ký ức tiền kiếp của cô.
Khi tôi bảo: Cô hãy nhớ về năm lớp 10! Thì cô mô tả mình thấy cảnh một bạn gái cùng lớp đang trò chuyện yêu đương tình tứ với một thanh niên, cô bèn chỉ cho một nữ sinh khác nhìn, thế là cô nữ sinh này liền đem chuyện ấy mách với nữ giáo sư, cô giáo bèn xử phạt nữ sinh kia, khiến cô ta xấy hổ bỏ nhà ra đi và bị người lường gạt đem bán đến một nơi rất xa, may là cô ta lanh trí chạy trốn được, nên không bị xâm hại. Khi cô Thẩm thấy đến đây, thì lộ vẻ rất hối hận, cô bật khóc, lệ tuôn đầm đìa.
Tôi lại hướng dẫn cô nhớ về thời thơ ấu, cô bỗng tỏ vẻ rất sợ hãi, toàn thân phát run, tôi hỏi: Chuyện gì khiến em sợ dữ vậy?
Cô đáp bằng giọng trẻ thơ, đầy sợ sệt nói:
– Cha đang đánh tôi.
Ký ức ấu thơ đang ùa về, cô miêu tả:
Cha hay đánh tôi lắm, ông dùng roi quất vào bắp chân, rất đau, hu hu! Cô vừa khóc vừa kể. Tôi hỏi tiếp:
– Hồi nhỏ, chuyện gì khiến cô khó quên nhất?
Một lúc sau, cô đột nhiên bật khóc, hét to lên: “Mẹ cư xử thiên vị, không công bằng!” Do người mẹ luôn thấy cô chướng mắt nên chẳng thương. Hễ cái gì tốt thì mẹ dành cho chị và em trai chứ không cho cô. Tết đến, chị và em cô được may y phục mới, nhưng cô thì không. Khi cô bị cha đánh đòn thì chị và em cô đứng bên ngoài nhìn vào cười. Điều này khiến cô rất buồn. Cô kể đến đây thì sự uất ức bị dồn nén suốt hai mươi mấy năm như hỏa diệm sơn phun trào, cô thét lên với vẻ cừu hận qua màn nước mắt:
– TÔI HẬN HỌ! HẬN CHẾT ĐI ĐƯỢC!
Khi viết đến đây, lòng tôi xúc động dạt dào, mặc dù tôi hành nghề chỉ mới hơn hai năm ngắn ngủi, nhưng qua những gì chứng kiến được, tôi cảm thấy giáo dục gia đình là cực kì quan trọng. Trong khoảng từ ba đến bảy tuổi, ảnh hưởng cha mẹ đối với trẻ cực kỳ lớn.
Cô Thẩm từ nhỏ đối với cha mẹ, chị em lòng đã ôm oán hận thâm sân, vì từ nhỏ luôn bị cha mẹ làm tổn thương. Khi tôi khuyên cô nên hóa giải oán hận, cô bật khóc to. Những oan khuất và oán hận hóa thành suối lệ tuôn tràn. Xong rồi thì cô chịu tha thứ cho người thân, đôi mày hết cau có và mặt cô dãn ra, lộ vẻ thanh thản.
Tôi tiếp tục hạ lịnh cho cô đi về kiếp trước đó nữa, để tìm cho ra nhân duyên không tốt giữa cô với cha mẹ. Té ra vào một kiếp thuộc triều nhà Thanh, cô là một phụ nữ ở nông thôn, có hai con trai: con cả 5 tuổi, con út 3 tuổi. Chồng cô thường vắng nhà vì phải ra ngoài làm việc kiếm tiền. Kiếp đó cô đối với hai con trai không tốt, nhất là đối con trai đầu, cô rất ghét, bởi vì nó rất ngu và cô thường đánh đòn nó. Đứa con trai út cũng làm cô chướng mắt, có lúc cô mua đồ cho con cả, mà không thèm mua cho con út. Hai con đối với cô cũng cực kì oán hận. Trong cơn thôi miên cô Thẩm kể: Đời này, cậu cả sinh làm phụ thân, cậu út nay là mẫu thân cô.
Lại tiến sâu về kiếp trước nữa thì cô Thẩm nhìn thấy: Vào đời Minh, mình là một thiếu nữ khoảng mười mấy tuổi, mặc váy hồng, đang đứng một mình trong vườn hoa, lúc đó trời chạng vạng tối, tâm tư rất buồn khổ. Bởi vì cha mẹ đối với cô rất tệ. Phụ thân luôn thấy cô chướng mắt, thường hay đánh đòn, mẹ cũng rất ghét cô. Cho nên vào kiếp đó cô cũng rất oán hận cha mẹ. Cảnh đó giống hết như thời ấu thơ đời này mà cô đã trải qua. Kiếp đó cô có một em trai.
Lẽ nào đây là chân tướng luân hồi? Đời đời kiếp kiếp không ngừng báo oán, đền bồi, giày vò nhau? Không ngừng diễn lại vòng lặp nhân quả ? Tình hình cô Thẩm và cha mẹ cứ tiếp diễn vần xoay mãi như thế, xem ra chẳng biết bao nhiêu đời rồi. Nếu kiếp này không minh bạch, không giác ngộ, không chịu buông xả hết oán hận cưu mang trong lòng, thì cảnh khổ này sẽ tiếp tục kéo dài mãi đến đời sau, biết bao giờ mới kết thúc? Không lẽ đây chính là điều mà Phật giáo thuyết giảng: Đời đời yêu, oán tình, thù… xui ta tìm nhau đòi nợ, đền nợ, tâm báo ân, báo oán không ngừng tái diễn, luân lưu không dứt.
Tôi thầm cầu cho tất cả chúng sinh sớm thoát ly luân hồi thống khổ, vĩnh viễn sống trong hạnh phúc. Trong quá trình thôi miên, tôi còn phát hiện ra một câu chuyện nhân quả khác của cô Thẩm nữa.
Lần thôi miên đầu kết thúc, cô bảo ngực mình đã cảm thấy dễ thở rất nhiều, nhưng hình như vẫn còn chút gì đó ngăn trệ bên trong. Khi tôi bắt đầu cuộc thôi miên lần hai, chuyện ngoài sức tưởng phát sinh. Cô Thẩm nói: Hình như có gì đang ở trong ngực, trong não tôi! Tôi liền hướng dẫn tiếp tục, thì đột nhiên cô nói bằng giọng đàn ông, nghe rất hung ác. Tôi vội hỏi:
– Ông là ai?
– TA LÀ KẺ BỊ TÊN NÀY SÁT HẠI!
– Giờ ông muốn thế nào?
– TA MUỐN NÓ CHẾT! QUYẾT KHÔNG THA!
Giọng nam thốt ra với vẻ vô cùng hung ác. Tôi ngẩn ngơ. Vậy rốt cuộc là chuyện gì nữa đây? Dần dần tôi hỏi chi tiết mọi chuyện, mới hiểu ra: Sự việc phát sinh vào đời Tống. Lúc đó cô Thẩm là một ông quan đại thần, hơn 40 tuổi (tạm gọi là Khánh cho độc giả dễ phân biệt). Trong cơn thôi miên hiện thời, cô Thẩm (đang nhớ lại kiếp làm ông Khánh) với vẻ cực kì tức giận và nói bằng giọng đàn ông đầy phẫn nộ xung thiên:
– Đáng hận quá, ta muốn giết tên Khang!
– Vì sao muốn giết?
– Hắn rất đáng chết vì dám khởi ý phản bội, mưu tính lấy đầu ta!
Té ra tên Khang là quan thuộc hạ trong triều, đang âm thầm liên kết với nhiều người để làm hại ông Khánh. Do đã biết trước, nên một ngày nọ ông Khánh dẫn theo nhiều binh sĩ, xông vào nhà thuộc hạ Khang, giết sạch toàn gia trang tổng cộng ba trăm lẻ ba người, riêng quan thuộc hạ Khang bị ông Khánh đâm trúng tim mà chết. Còn hai người nữa cũng bị chặt đầu mà chết. Vì vậy kẻ gá vào ngực hành hạ cô Thẩm hiện nay chính là Khang (do hắn bị đâm trúng tim mà chết, nên bây giờ trả thù bằng cách hành đau nơi ngực) còn hai vong bị chặt đầu thì gá vào não cô. Riêng ba trăm người kia thì một số gá vào đầu, số thì gá vào tay phải (vì lúc tàn sát họ, cô cầm gươm bên tay phải).
– Hồi nhỏ không phải cô ngu ngốc hay đần độn gì cả!
Cô nói cô cũng biết rõ mình không có ngốc, nhưng hễ muốn viết chữ, thì tay cứng đơ không nghe theo, giống như cố ý chống lại cô vậy. Hơn nữa trong não cô luôn lộn xộn rối ren, nên không thể nhớ được gì.
Đối diện với hơn ba trăm mạng còn ôm đầy hận oán, tôi chỉ có thể hướng dẫn, điều đình xin họ hóa giải. Tôi khuyên cô Thẩm hãy nhận lỗi, sám hối. Thế nhưng chỉ có một số ít vong linh chịu tiếp nhận, còn đa số khăng khăng ôm oán, cương quyết không tha thứ, nhất định đòi báo thù. Tôi nhắc họ: Đây là nhân quả, cái gì cũng có nguyên nhân đầu tiên. Do họ không phục nên tôi đành phải thôi miên cô Thẩm tiếp, dẫn dụ cô đi sâu vào kiếp trước đó nữa, để tìm cho ra nguyên nhân đầu tiên, hầu có thể giúp hai bên hóa giải hận thù. Lần này cô Thẩm kể:
Kiếp đó vào triều Đường, cô là một phú ông họ Trương khoảng ba mươi mấy tuổi, rất giàu, có đông người hầu hạ. Thình lình một hôm nọ, có ba người bịt mặt, dẫn theo mấy chục người, tay cầm vũ khí xông vào dinh thự của Trương phú gia để cướp, nhưng ông Trương cương quyết chẳng nộp tiền cho chúng, nên cuối cùng không những ông bị bọn cướp giết chết, mà toàn gia ông (hơn trăm người) cũng bị chúng giết sạch để diệt khẩu.
Khi cô Thẩm nhớ đến đây thì lộ vẻ vô cùng sợ hãi, toàn thân run rẩy, cất tiếng van xin như thể đang là Trương Phú gia:
– Xin đừng giết tôi! Đừng giết tôi!
Thế nhưng tên đầu đảng bịt mặt vẫn giết chết ông, hắn ra tay độc ác: Đâm một đao vào tim ông Trương. Cô Thẩm nói, mặc dù họ bịt mặt, nhưng cô vẫn nhận ra tên đầu đảng giết mình chính là kẻ từng làm công cho mình trong kiếp đó. Do thấy hắn làm việc quá tệ nên Trương phú hộ không hài lòng, đã đuổi cổ hắn, vì vậy mà hắn ôm hận, kết bè đảng, rủ nhau đi cướp của ông.
Ngay giây phút cô Thẩm nhớ lại tiền kiếp kia, thì trong số ba trăm oan quỷ kia, rất nhiều oan quỷ cũng đồng thời nhận ra được họ từng là những kẻ cướp gian ác nên không còn ôm lòng oán hận nữa! Có thể do lúc cô Thẩm nhớ lại tiền kiếp ở triều Đường, thì bọn oan quỷ cũng nhìn thấy và nhận ra lỗi lầm của mình, cho nên không cần tôi phải khuyên gì nữa, tất cả bọn họ đều đồng ý hòa giải, buông hết hận thù. Sau đó, tôi kể cho họ nghe về thế giới Cực Lạc của Phật A Di Đà, về hạnh nguyện từ bi của Ngài, tôi miêu tả quốc độ này rất thù thắng trang nghiêm và khuyên họ hãy niệm Phật cầu sinh Tây Phương. Bọn họ rất hoan hỉ tiếp thọ. Cuối cùng tôi hướng dẫn họ đồng niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” theo tôi! Ngay trong lúc Phật hiệu vang vọng, cô Thẩm bảo tôi, cô thấy rõ bọn họ xếp thành hàng, từng người, từng người đứng trên hoa sen, theo Phật A Di Đà, Bồ Tát Quan Thế Âm, Bồ Tát Đại Thế Chí và dần dần biến mất giữa không trung.
Khi cuộc thôi miên kết thúc, cô Thẩm bảo toàn thân cô nhẹ nhõm, đầu óc tỉnh táo hẳn. Khi cô từ biệt ra về, tôi thầm nghĩ: Nếu như tôi chọn công việc khác, không biết mình sẽ ra sao? Có được làm những việc ý nghĩa như thế này không? Tôi thầm cảm ơn công việc hiện tại đã giúp tôi hiểu sâu thêm về nhân quả, rút ra được rất nhiều bài học hay, tăng thêm niềm tin kiên cố và tự biết mình cần phải tu sửa cho rốt sáo. Dù sức tôi kém, nhưng cũng nguyện giúp đỡ hết tất cả chúng sinh.
Nhân quả báo ứng không sai mảy may, oan oan tương báo, không bao giờ dứt, hơn nữa càng báo oán, thù càng sâu nặng. Mới đầu là giết hơn trăm người, đến lúc báo thù thì thành ba trăm lẻ ba người. Chỉ có buông bỏ oán thù, chân thành sám hối. Trong sinh hoạt thường nhật, cần đem hết tâm thành đối đãi bình đẳng với tất cả, như vậy thì oán kết đời trước tự nhiên sẽ được tháo gỡ.
Giáo sư Đặng Trích Báo ứng hiện đời 6 Hạnh Đoan sưu tầm và biên dịch
Thôi Miên Hồi Quy: 7000 Người Nhớ Lại Kiếp Trước Và Những Tương Đồng Đáng Kinh Ngạc
Chuyên gia trị liệu thôi miên Michael Newton đã triển khai phương pháp giúp khách hàng quay ngược thời gian để nhớ lại ký ức tiền kiếp. Hơn 7.000 người đã nói về trải nghiệm khi thôi miên hồi quy, những gì xảy ra trước khi đầu thai vàsau khi chết…
Có nhiều người thực sự không tin vào linh hồn và luân hồi. Tuy nhiên khi đến với phương pháp trị liệu của Newton, điều thú vị là bất kể người được ông trị liệu là ai hay họ có tin hay không, sau khi được thôi miên, nhiều người đã có cách nhìn khác vĩnh viễn. Họ có thể kể lại chi tiết một số tiền kiếp và cảm nhận rõ ràng kiếp trước có mối quan hệ với kiếp này như thế nào.
Giai đoạn giữa những kiếp sống
Trong giới trị liệu thôi miên, phương pháp hồi quy tiền kiếp khá phổ biến, nhưng phương pháp của Newton độc đáo ở khả năng gợi cho người ta nhớ lại các ký ức từ khi mới lọt lòng, rồi đến trước cả khi sinh ra và giai đoạn giữa những kiếp sống. Lúc đó gia đình của linh hồn này đang đợi họ với vòng tay chào đón rộng mở ở một địa điểm nào đó. Trong số những người bị thôi miên, nhiều người đã ngạc nhiên khi thấy rằng người sắp trở thành gia đình họ lại giống người đã từng gây khó khăn cho họ ở kiếp trước.
– Ký ức của người ta về hoạt động lúc đầu của linh hồn ngay sau lần chết cuối cùng trên trần gian, tương đương với hồi ức của những người sống lại sau trải nghiệm cận tử (NDE).
– Nói chung các linh hồn đều lo lắng khi phải đi khỏi trần gian sau khi chết, và nhiều trường hợp có thể ở lại một vài ngày trong đám tang của mình.
– Hầu hết lúc đầu các linh hồn đi qua đường hầm hướng tới ánh sáng thiên đàng.
– Các công trình xây dựng hoặc khung cảnh quen thuộc ở cõi trần xuất hiện ở lối vào thiên đàng để giúp linh hồn thấy dễ chịu khi chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác.
– Khi linh hồn giao tiếp với những linh hồn khác, họ có thể hiện ra hình tượng lúc xưa.
– Ngay khi vừa chết xong, lúc đầu linh hồn được những thiên thần chỉ đường hoặc người thân thuộc ở kiếp trước tiếp đón ở thiên đàng. Họ gặp những người quan trọng khác của họ trong đời sống trước đây. TS. Michael Newton nhận ra rằng “thiên đàng” mà họ nói phụ thuộc hoàn toàn vào nền tảng và mối quan tâm của một cá nhân. Một người có niềm tin tín ngưỡng sâu sắc thường miêu tả những điều như Chúa Jesus, những thiên thần,… Thiên đường của một ca sĩ là tiếng hát và âm nhạc thần tiên mà thân thể vật chất thực sự của họ cảm nhận được.
– Thiên thần chỉ đường tiếp tục bảo vệ họ trên thiên đàng.
– Trên thiên đàng, người ta giao tiếp thông qua thần giao cách cảm.
– Những linh hồn chọn ở lại cõi người sẽ trở thành ma, nói chung họ đều rất bất mãn.
– Những linh hồn từng làm hại người khác sẽ đến một nơi tách biệt và ở đó một thời gian. Đời tiếp theo họ có thể sẽ trở thành nạn nhân của người kia để hoàn trả nợ nghiệp.
– Quá trình xem xét lại đời người của linh hồn sẽ được tiến hành, đầu tiên là với những thiên thần dẫn đường và sau đó là với Hội đồng Trưởng lão.
– Linh hồn đi tới điểm đến đầu tiên trên thiên đàng qua một khu vực tập hợp rộng lớn.
– Những linh hồn đi về phía trước theo từng nhóm, bao gồm các nhóm linh hồn nhỏ mang năng lượng xuất hiện như một chùm bong bóng trong suốt hoặc bóng đèn mờ. Chúng chứa những linh hồn thường có cùng tiền kiếp với linh hồn mới đến.
– Tầng thứ linh hồn quyết định sự sắp xếp theo nhóm.
– Những linh hồn có đặc điểm tương đồng được nhóm lại với nhau.
– Thế giới linh hồn giống như ngôi trường lớn với vô số lớp học dưới sự hướng dẫn của các linh hồn có vai trò giáo viên giám sát quá trình học.
– Tất cả các linh hồn đều có người chỉ dẫn riêng, người đó có thể song hành với họ hàng ngàn năm và qua nhiều kiếp sống.
– Linh hồn được học các phương pháp tạo ra vật thể bằng ý nghĩ, bắt đầu với những bài tập đơn giản.
– Linh hồn hiện thân ở những thế giới khác nhiều hơn là ở cõi người.
– Linh hồn đang đầu thai thường xuyên hơn trong những thế kỷ gần đây, và đến nay ở thế kỷ qua có thể họ đã sống được 2 kiếp rồi.
– Linh hồn được đi đến một nơi chọn lọc sinh mệnh để xem xét lựa chọn cuộc đời để đầu thai.
– Các linh hồn có xu hướng đầu thai ở nơi mà họ đã sống kiếp trước.
– Trước khi đầu thai, cùng với những linh hồn thân thiết khác ở thế giới tâm linh, họ sẽ học cách nhận ra những dấu hiệu ở cõi người trong tương lai từ những linh hồn khác mà họ có lẽ sẽ gặp ở cõi người.
– Linh hồn rời khỏi thiên đường và đi qua một đường hầm để tiến nhập vào cơ thể của một đứa trẻ sơ sinh.
– Cú sốc vật lý khi sinh còn mạnh hơn khi chết.
– Linh hồn có thể tiến nhập vào cơ thể trẻ sơ sinh bất cứ lúc nào trước, trong hoặc sau khi sinh một chút.
Công trình nghiên cứu của Michael Newton đã được ông đưa vào cuốn sách “Journey Of Souls: Case Studies Of Life Between Lives”. (Ảnh quaSivana East)
Có một trường hợp cá biệt về một người phụ nữ luôn gặp mâu thuẫn với cha mình trong đời này. Trong khi thôi miên, cô đã thấy linh hồn ông sống trong cơ thể người đàn ông từng giết cô trong kiếp trước. Cô có thể thấy linh hồn các thành viên trong gia đình không phải lúc nào cũng là những người chúng ta kỳ vọng. Một số người có thể sẽ khiến ta đau buồn vì chúng ta đã làm tổn hại họ trong một kiếp sống trước, mà theo Phật giáo gọi đó là trả nghiệp.
Không chỉ nhìn thấy những chi tiết tương đồng đến kỳ lạ, hàng ngàn người bị thôi miên trước đó đều không tin vào luân hồi, linh hồn và ý thức về nguồn cội, nhưng những trải nghiệm này đã thay đổi suy nghĩ của họ.
Theo Tinh Hoa
Tiến sĩ Michael Newton đã viết về nghiên cứu ấn tượng này trong cuốn sách “Journey Of Souls: Case Studies Of Life Between Lives” (Hành trình của linh hồn: Nghiên cứu cuộc đời giữa những kiếp sống).
Tại Sao Tháng 7 Âm Lịch Lại Được Gọi Là Tháng Cô Hồn?
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ hay tháng cô hồn.
Nguồn gốc của tục cúng cô hồn tháng 7 âm lịch
Theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ hay tháng cô hồn. Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa.
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ cổ tích Trung Quốc. Cũng như trên trần thế, có vua cai quản đất nước, người Trung Quốc tin rằng, thế giới sau khi chết cũng sẽ có người cai quản – đó chính là Diêm Vương.
Vào ngày 2/7 âm lịch đến 12h đêm ngày 14/7 âm lịch, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì ”thả cửa” để cho ma quỷ túa ra, đến khi kết thúc các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Nước ta qua quá trình giao thoa văn hóa với Trung Quốc, tục cúng cô hồn vào tháng 7 cũng được áp dụng tới tận hôm nay. Đó chính là lý do vì sao tháng 7 âm lịch thường được xem là ”tháng cô hồn”.
Với quan niệm tháng 7 âm lịch ở trần gian có rất nhiều vong hồn, ma quỷ, quỷ đói… nên người dân cúng cháo, gạo, muối… và hạn chế đi ra đường đêm để không bị xui xẻo, muộn phiền. Tục lệ cúng này thường được kéo dài suốt tháng ”cô hồn”.
Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Ngày lễ Vu Lan – ngày lễ chính của Phật giáo
Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật – là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.
Tháng cô hồn hay tháng ”xá tội vong nhân” được người Việt rất coi trọng. Người ta thường truyền tai nhau về 18 điều cấm kỵ trong tháng cô hồn như: không để chuông gió trước đầu giường, đi đêm không được gọi tên thật, không được chụp ảnh buổi tối… Cũng không ít người quan niệm rằng tháng này đen đủi, không nên dựng nhà, sửa cửa, đám cưới…
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng những quan niệm này chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng.
Ngạ quỷ – nỗi khiếp sợ trong tháng cô hồn
Trong số những cô hồn, ma quỷ hay phá quấy người dân, dân gian xưa thường xuyên nhắc tới ngạ quỷ (quỷ đói). Trong các thuyết Phật giáo, người ta cho rằng, ngạ quỷ là một dạng tái sinh khi con người chết đi, nếu làm nhiều việc tốt, chúng sẽ được đầu thai kiếp khác làm người. Ngược lại, nếu làm điều xấu, tùy theo các mức độ mà chúng sẽ bị đầy xuống địa ngục, nhẹ hơn thì đầu thai làm súc sinh và nhẹ nhất làm ngạ quỷ.
Tín ngưỡng dân gian cũng lưu truyền một sự tích khác về quỷ đói. Tương truyền có một gia đình nọ giàu có nhờ bán nước mía. Một hôm, có một nhà sư tới xin nước mía về để chữa bệnh. Người chồng đi vắng, dặn vợ ở nhà tiếp đãi nhà sư cẩn thận.
Nhưng bà vợ tham lam, keo kiệt đã lén đi tiểu vào bát của nhà sư, sau đó trộn chung với nước mía. Nhà sư tinh thông biết chuyện, đã đổ bát nước đi và bỏ về. Sau này, người vợ chết đi, do tội lỗi của mình nên bị đầu thai thành thứ quỷ luôn luôn đói khát, sống ở nơi bẩn thỉu, nhớp nhúa, gọi là quỷ đói.
Theo Đồng Trang (Đời sống & Pháp luật)
Vì Sao Tháng 7 Âm Lịch Gọi Là “Tháng Cô Hồn”
Cách gọi này có nguồn gốc từ xa xưa, đến nay vẫn được sử dụng nhưng ít người hiểu hết được ý nghĩa.
Từ xa xưa, người Việt quan niệm con người có hai phần đó là phần hồn và phần xác. Tùy theo lúc còn sống và những việc mà người đó làm dẫn đến khi mất đi, phần hồn sẽ tách khỏi phần xác mà được đầu thai thành kiếp khác hay xuống địa ngục, thậm chí lang thang quấy rối người thường. Và cúng cô hồn từ đó mà xuất hiện.
Việc cúng cô hồn không chỉ để khỏi bị quấy phá, mà vì muốn làm phúc, giúp những cô hồn ít ra cũng có một ngày được no nê, đỡ tủi phận. Đó là ý nghĩa mang tính nhân văn rất cao trong văn hóa Việt, cũng như quan niệm về ngày xá tội: con người dù đã gây ra những tội ác gì thì trong quá trình chịu trừng phạt, quả báo, cũng có được một ngày xá tội, để đỡ khổ cực, đau đớn…
Dưới góc độ Đạo giáo, tục cúng cô hồn bắt nguồn từ tích cổ Trung Hoa. Truyền thuyết dân gian cho rằng từ mùng 2/7, Diêm Vương ra lệnh bắt đầu mở Quỷ Môn Quan và đến rằm tháng 7 thì “thả cửa” để cho ma quỷ túa ra tứ phương, đến sau 12 giờ đêm ngày 14/7 thì kết thúc và các ma quỷ phải quay lại địa ngục.
Ở Trung Quốc, việc cúng cô hồn được thực hiện vào ngày 14 tháng 7 Âm lịch, còn ở Việt Nam, thời gian này kéo dài nguyên một tháng, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khác nhau.
Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.
Trong tháng 7 Âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.
Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật – là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.
Tháng cô hồn, lễ Vu lan không chỉ phố biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia Á Đông khác. Tại Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và ngày rằm tháng bảy. Còn ở Đài Loan ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng chủ yếu tập trung vào ngày rằm với các phần như mời các vong hồn, cúng tế vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Cô Gái Nhờ Thôi Miên Nhớ Lại Tiền Kiếp Nên Hơn 300 Âm Hồn Đến Đòi Mạng Đều Quy Y Phật Vãng Sanh Thế Giới Cực Lạc trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!