Cập nhật nội dung chi tiết về Một Số Axit Quan Trọng, Axit Sunfuric H2So4 Đặc Loãng, Axit Clohidric Hcl mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Trong bài này, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết tính chất hoá học của một số axit quan trọng như axit Clohidric HCl và axit Sunfuric H2SO4 (đặc và loãng) xem các axit này có tính chất hoá học gì khác nhau, chúng có ứng dụng gì trong thực tế và cách điều chế sản xuất như thế nào?1. Tính chất vật lý của axit clohidric HCl
– Khi hòa tan khí HCl vào nước ta thu được dung dịch HCl
– Dung dịch HCl đậm đặc là dung dịch bão hòa hiđroclorua, có nồng độ khoảng 37%, từ đây ta có thể pha chế thành dung dịch HCl có nồng độ khác nhau.
2. Tính chất hoá học của axit clohdric HCl
– HCl có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.
3. Ứng dụng của axit Clohidric HCl
* Axit clohidric dùng để: – Điều chế các muối clorua. – Làm sạch bề mặt kim loại trước khi hàn. – Tẩy gỉ kim loại trước khi sơn, tráng, mạ kim loại. – Dùng trong chế biến thực phẩm, dược phẩm
– Axit H 2SO 4 là chất lỏng sánh, không màu, nặng gấp hai lần nước, không bay hơi, tan dễ dàng trong nước và tỏa nhiều nhiệt.
* Lưu ý: Vì khi tan trong nước tạo ra một lượng nhiệt rất lớn. Nên để pha loãng axit sunfuric cần hòa tan từ từ H 2SO 4 đặc chảy dọc theo đũa thủy tinh vào nước, khuấy đều. Tuyệt đối không làm ngược lại, nếu đổ ngược lại nước vào axit làm nước sôi đột ngột kéo theo những giọt axit bắn ra xung quanh gây nguy hiểm (bỏng da, cháy da,…)
– Axit H2SO4 loãng và H2SO4 đặc có những tính chất hóa học khác nhau. – H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit mạnh.
* Làm đổi màu quỳ tím thành đỏ
* Tác dụng với nhiều kim loại (Mg, Al, Zn, Fe,…) tạo thành muối sunfat và giải phóng khí hiđro
* Tác dụng với bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
* Tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối sunfat và nước.
– Axit H2SO4 đặc tác dụng với nhiều kim loại nhưng không giải phóng khí hiđro. Khi kim loại tác dụng Axit sunfuric đặc nóng tạo thành muối sunfat (ứng với hóa trị cao của kim loại nếu kim loại có nhiều hóa trị) và khí sunfurơ.
– Khi cho axit H 2SO 4 vào đường, đường sẽ hóa thành than.
– Trong công nghiệp, axit sunfuric được sản xuất bằng phương pháp tiếp xúc. Nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit sắt), không khí và nước.
+Quá trình sản xuất axit H 2SO 4 gồm 3 công đoạn sau:
– Sản xuất lưu huỳnh đi oxit bằng cách đốt lưu huỳnh hoặc pirit sắt trong không khí;
– Sản xuất lưu huỳnh trioxit bằng cách oxi hóa SO 2, có xúc tác là V 2O 5 ở 450 0 C
– Để nhận ra axit H 2SO 4 trong các axit và nhận ra muối sunfat trong các muối, ta dùng thuốc thử là dung dịch muối bari,
– Phương trình hóa học:
Có những chất: CuO, BaCl 2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch H 2SO 4 loãng, sinh ra:
a) Chất khí cháy được trong không khí?
b) dung dịch có màu xanh lam?
c) Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit?
d) Dung dịch không màu và nước?
Viết tất cả các phương trình phản ứng.
– Các phương trình hóa học:
a) Chất khí cháy được trong không khí là khí H 2.
b) Dung dịch có màu xanh lam: CuCl 2 , CuSO 4.
CuO + 2HCl → CuCl 2 (xanh lam) + H 2 O
c) Chất kết tủa trắng không tan trong nước và axit là BaSO 4.
d) Dung dịch không màu là: ZnCl 2, ZnSO 4.
Bài 2 trang 19 SGK hoá 9: Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có những nguyên liệu chủ yếu nào? Hãy cho biết mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric và dẫn ra những phản ứng hóa học.
– Sản xuất axit sunfuric trong công nghiệp cần phải có nguyên liệu là lưu huỳnh (hoặc quặng pirit), không khí và nước.
– Mục đích của mỗi công đoạn sản xuất axit sunfuric:
* Đốt lưu huỳnh trong không khí để sản xuất lưu huỳnh đioxit:
Hãy sử dụng những chất có sẵn: Cu, Fe, CuO, KOH, C 6H 12O 6 (glucozzơ), dung dịch H 2SO 4loãng, H 2SO 4 đặc và những dụng cụ thí nghiệm cần thiết để làm những thí nghiệm chứng minh rằng:
a) Dung dịch H 2SO 4 loãng có những tính chất chung của axit.
b) H 2SO 4 đặc có những tính chất hóa học riêng.
Viết phương trình hóa học cho mỗi thì nghiệm.
a) Dung dịch H 2SO 4 loãng có những tính chất hóa học chung của axit. Làm những thí nghiệm:
b) H 2SO 4 đặc có những tính chất hóa học riêng:
– Tác dụng với kim loại không giải phóng khí H2 mà cho các sản phẩm khử khác nhau như SO 2, H 2 S, S,…
– Tác dụng được với nhiều kim loại:
– Tính háo nước của H 2SO 4 đặc:
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính khối lượng mạt sắt đã tham gia phản ứng.
c) Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng.
a) Ta có PTPƯ:
– Theo PTPƯ: n Fe = n H2 = 0,15 (mol).
⇒ m Fe = n.M = 0,15.56 = 8,4 (g).
c) Theo PTPƯ, ta có: n HCl = 2.n Fe = 2.0,15 = 0,3 (mol)
– Mặt khác: V HCl = 50ml = 0,05 (l).
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính phần trăm theo khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp ban đầu.
c) Hãy tính khối lượng dung dịch H 2SO 4 có nồng độ 20% để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp các oxit trên.
– Gọi x và y lần lượt là số mol CuO và ZnO trong hỗn hợp.
a) Phương trình hóa học xảy ra:
CuO + 2HCl → CuCl 2 + H 2 O (1)
ZnO + 2HCl → ZnCl 2 + H 2 O (2)
b) Tình thành phần hỗn hợp, dựa vào phương trình hóa học (1), (2) và dữ kiện đề bài cho ta có hệ phương trình đại số:
– Theo PTPƯ: n HCl (pư 1) = 2.n CuO = 2x (mol);
⇒ ∑n HCl (pư 1+pư 2) = 2x + 2y = 0,3 (*)
– Ta có: m CuO = (64 + 16).x = 80x ; m ZnO = (65 + 16).y = 81y
⇒ ∑m hh(CuO+ZnO) = 80x + 81y = 12,1 (**)
– Giải hệ phương trình trên ta có: x = 0,05 (mol); y= 0,1 (mol).
⇒ n CuO = 0,05 (mol), n ZnO = 0,1 (mol).
* Đến đây ta có 2 cách tính:
⇒ m CuO = n.M = 0,05.80 = 4 (g)
⇒ %m ZnO = 100% – 33% = 67%
⇒ m CuO = n.M = 0,05.80 = 4 (g)
⇒ m ZnO = n.M = 0,1.81 = 8,1 (g)
* Nhận xét về 2 cách trên: Cách 1 tính nhanh và gọn hơn, nhưng không có ý nghĩa kiểm tra lại kết quả (nếu tính %CuO sai thì %ZnO cũng sai), cách tính 2 dài hơn 1 chút nhưng dễ kiểm tra lại kết quả tính đúng hay sai qua cách cộng %m CuO và %m ZnO = 100% là đúng.
– Dựa vào phương trình (3) và (4), ta có:
n H2SO4 (pư 3) = n CuO = 0,05 (mol).
n H2SO4 (pư 4) = n ZnO = 0,1 (mol).
⇒ m H2SO4 = 98.(0,05 + 0,1) = 14,7 (g).
– Khối lượng dung dịch H 2SO 4 20% cần dùng:
Axit Sunfuric (H2So4) Và Công Nghệ Sản Xuất. Hóa Chất Công Nghiệp
Axít sulfuric – H2SO4
Axít sulfuric hay axít sulphuric, H 2SO 4, là một axít vô cơ mạnh. Nó hòa tan trong nước theo bất kỳ tỷ lệ nào. Tên gọi cổ của nó là dầu sulfat, được đặt tên bởi nhà giả kim ở thế kỉ thứ 8, Jabir ibn Hayyan sau khi ông phát hiện ra chất này. Axít sulfuric có nhiều ứng dụng, và nó được sản xuất với một sản lượng lớn hơn bất kỳ chất hóa học nào, ngoại trừ nước. Sản lượng của thế giới năm 2001 là 165 triệu tấn, với giá trị xấp xỉ 8 tỷ USD. Ứng dụng chủ yếu của nó bao gồm sản xuất phân bón, chế biến quặng, tổng hợp hóa học, xử lý nước thải và tinh chế dầu mỏ.
Có ba công nghệ thông dụng để sản xuất axit sunphuric là công nghệ tiếp xúc, công nghệ NO x và công nghệ CaSO 4. Nguyên lý chung của các công nghệ này đều là thu SO 2 từ các nguyên liệu đầu vào khác nhau như lưu huỳnh, pyrit, chalkopyrit, sphalerit, galenit, CaSO 4, các loại khí rửa, khí thải chứa lưu huỳnh oxit,… Tiếp theo, SO 2 được oxy hóa thành SO 3 trong các thiết bị tiếp xúc có sử dụng xúc tác. Cuối cùng, SO 3 được hấp thụ trong axit loãng để thành .
Trên thế giới, công nghệ tiếp xúc là công nghệ hiện đại và được áp dụng phổ biến nhất. Về nguyên liệu, ở Mỹ người ta chủ yếu sử dụng nguyên liệu lưu huỳnh, còn các nước khác phần lớn đều sử dụng quặng pyrit để sản xuất axit sunphuric. Những nguồn nguyên liệu khác cũng có những ý nghĩa nhất định, ví dụ trước đây ở CHDC Đức người ta sử dụng khá nhiều nguyên liệu CaSO 4 (anhydrit) cho sản xuất axit sunphuric, do không có quặng pyrit trong khi có nhiều nguyên liệu CaSO 4 và sản xuất axit sunphuric theo phương pháp này được tiến hành song song với sản xuất xi măng để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn.
Theo phương pháp tiếp xúc, có 2 loại dây chuyền sau:
* Dây chuyền tiếp xúc và hấp thụ 1 lần (tiếp xúc đơn):
Dây chuyền tiếp xúc đơn được áp dụng phổ biến trước năm 1970 với hiệu suất chuyển hóa SO 2 thành SO 3 chỉ đạt 98%. Lượng SO 2 không chuyển hóa bị thải vào khí quyển, gây ô nhiễm môi trường.
* Dây chuyền tiếp xúc và hấp thụ 2 lần (tiếp xúc kép):
Từ năm 1970 đến nay, do những quy định nghiêm ngặt của quốc tế về bảo vệ môi trường, dây chuyền tiếp xúc đơn dần dần bị loại bỏ và thay vào đó là dây chuyền tiếp xúc kép với hiệu suất chuyển hóa SO 2 đạt từ 99,5% – 99,9%. Với dây chuyền này, lượng SO 2 trong khí thải được bảo đảm nằm trong giới hạn cho phép khoảng 500 mg/m 3, mù axit sunphuric đạt 35 mg/m 3 (®ạt theo tiêu chuẩn TCVN 5939 – 1995: tiêu chuẩn khí thải công nghiệp). Điển hình là các quy trình công nghệ tiếp xúc kép của MONSANTO, NORAM – CECEBE…
Sơ đồ một nhà máy sản xuất axit sunphuric thông thường hiện nay trên thế giới, với công nghệ đốt lưu huỳnh và tiếp xúc kép như sau:
Xu hướng cải tiến công nghệ trong sản xuất axit sunphuric:
Có thể nói, về cơ bản công nghệ sản xuất axit sunphuric trên thế giới đã phát triển và ổn định ở mức tương đối cao. Xu hướng phát triển công nghệ trên thế giới hiện nay tập trung chủ yếu vào nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, nguyên liệu và giảm phát tán khí thải độc hại vào môi trường.
Các tiêu chuẩn chính đối với những nhà máy sản xuất axit sunphuric thế hệ mới là giảm chi phí năng lượng xuống mức tối thiểu, đồng thời đảm bảo tuân thủ các yêu cầu ngày càng nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Các dây chuyền sản xuất hiện đại phải có khả năng thu hồi tối đa lưu huỳnh và năng lượng, xử lý tốt khí đuôi, xử lý sản phẩm phụ và tái xử lý, đồng thời phải cho phép thao tác dễ dàng, an toàn và đáp ứng các tiêu chuẩn cao về môi trường.
1/ Vấn dề thu hồi nhiệt thải
Trong sản xuất H 2SO 4 theo phương pháp đốt lưu huỳnh, khoảng 98% năng lượng đưa vào là năng lượng hóa học tự có của các chất tham gia phản ứng. Phần nhiệt còn lại được đưa vào qua hệ thống quạt, dưới dạng năng lượng nén. Trong chu trình sản xuất thông thường, khoảng 57,5% tổng năng lượng được thu hồi ở dạng hơi cao áp, khoảng 3% mất đi cùng khí đuôi qua ống khói, 0,5% mất đi ở dạng nhiệt lượng của axit thành phẩm, 39% bị mất đi ở dạng nhiệt thải trong hệ thống làm lạnh axit. Các tỷ lệ nói trên có thể thay đổi theo hàm lượng SO 2 trong khí đầu ra của lò đốt lưu huỳnh, nhưng nói chung chúng có xu hướng được giữ nguyên.
Thách thức quan trọng đối với việc cải tiến công nghệ sản xuất axit sunphuric là thu hồi và sử dụng một cách thích hợp 39% năng lượng tích lũy ở dạng nhiệt thải. Nhiệt năng này có thể được sử dụng cho những mục đích sau:
– sản xuất nước nóng cho hệ thống cung cấp nước nóng sinh hoạt ở địa phương
– sản xuất nước nóng để cô đặc H 2SO 4 trong nhà máy
– sản xuất nước nóng cung cấp cho các cơ sở sản xuất liền kề
Nếu thu hồi và sử dụng được các nguồn nhiệt thải trên thì sẽ tận dụng được toàn bộ nhiệt phản ứng của dây chuyền sản xuất axit sunphuric.
Tuy nhiên, vấn đề là phải tìm ra những vật liệu thích hợp để chế tạo các thiết bị trao đổi nhiệt có hiệu quả cao và có khả năng vận hành lâu dài trong môi trường ăn mòn mạnh. Điều kiện đối với các vật liệu này là ở mặt tiếp xúc với axit phải chịu được cả axit sunphuric ở 160 – 190 oC có nồng độ 94 – 99%, còn ở mặt tiếp xúc với nước phải chịu được áp suất của nước nồi hơi đến 0,5-1 MPa. Các thiết bị trao đổi nhiệt có thể có các chi tiết như ống xoắn ruột gà bằng teflon, bình trao đổi nhiệt bằng thủy tinh, thép không gỉ, có hoặc không có anot bảo vệ. Trên thực tế, một số công ty chế tạo thiết bị sản xuất hóa chất trên thế giới đã tìm ra những vật liệu có khả năng chống ăn mòn đặc biệt, với tốc độ ăn mòn có thể chấp nhận được (ví dụ 0,1 mm/năm trong điều kiện không được bảo vệ bằng anot hy sinh) đối với phạm vi nồng độ H 2SO 4 95 – 100%. Giá những vật liệu này cũng ở mức hợp lý.
2/ Cải tiến các công đoạn hấp thụ và làm lạnh
Khi nhiệt độ tăng, các tháp hấp thụ thông thường trong dây chuyền sản xuất axit sunphuric sẽ đạt đến giới hạn hoạt động của chúng. Để có thể sử dụng axit nhiệt độ cao mà không làm giảm hiệu suất hấp thụ thì cần phải cải tiến, nâng cao hiệu quả cả hai công đoạn làm lạnh và hấp thụ. Ở những nhà máy mới xây dựng hiện nay, người ta áp dụng tháp hấp thụ venturi cho phép đồng thời nâng cao hiệu quả hấp thụ và làm lạnh. Có thể miêu tả sơ qua công nghệ này như sau: khí chứa SO 3 đi vào tháp rửa khí venturi với nhiệt độ khoảng 300 oC, nhiệt độ axit vào từ đầu kia của tháp khoảng 170 oC. Do hấp thụ và phản ứng với SO 3 nên nhiệt độ axit tăng lên đến 195 oC. Khoảng 95% SO 3 chứa trong khí được hấp thụ ở phần venturi, nồng độ H 2SO 4 được quan sát và kiểm tra trong hệ tuần hoàn của tháp venturi. Axit nóng chảy xuống dưới được bơm qua lò hơi để trao đổi nhiệt rồi lại được đưa về tháp venturi. Lò hơi sản xuất hơi bão hoà 0,5 MPa, hơi này có thể được sử dụng trực tiếp trong nhà máy. Hệ thống làm lạnh axit được thiết kế sao cho có thể lấy đi được 60% nhiệt hấp thụ ban đầu trong trường hợp hệ thống thu hồi năng lượng gặp trục trặc. Bộ phận sản xuất hơi nước là một thiết bị bốc hơi kiểu lò hơi đặc biệt, được nối bằng mặt bích với một thiết bị trao đổi nhiệt kiểu ống chùm. Axit sunphuric nóng được làm lạnh rồi phun vào đỉnh tháp venturi qua nhiều vòi phun. Nồng độ axit được khống chế bằng cách bổ sung nước vào bộ phận thu gom axit của tháp venturi. axit nóng dư, tạo ra trong hệ tuần hoàn của tháp venturi, sẽ chảy vào thùng chứa, sau đó được sử dụng để gia nhiệt sơ bộ nước nạp nồi hơi. Với nước cấp cho nồi hơi ở 105 oC và hệ hấp thụ kép có các dòng chảy tuần hoàn, có thể thu hồi đến 0,5 tấn hơi nước áp suất thấp trên mỗi tấn axit. Hơi nước cao áp và thấp áp có thể được nạp phối hợp vào tuabin phát điện. Công suất điện thu được đạt xấp xỉ 430 kW/tấn . Ví dụ, với công nghệ mới một nhà máy H 2SO 4 công suất 2000 tấn / ngày sẽ tạo ra một công suất điện năng là 36 MW mà không phát tán khí gây hiệu ứng nhà kính (CO 2), góp phần đáng kể cho bảo vệ môi trường.
3/Cải tiến các hệ thống an toàn
Để đảm bảo yêu cầu vận hành an toàn ngày càng cao, các nhà máy mới ngày nay thường kết hợp các hệ thống an toàn sau:
– hệ thống đo liên tục tốc độ ăn mòn.
– hệ thống quan sát rò rỉ, có còi hoặc đèn báo hiệu.
– hệ thống đo độ dẫn điện, dẫn nhiệt, độ pH của nước nồi hơi, kết hợp với hệ thống khóa liên động tương ứng.
Axit Clohidric Là Gì? Tính Chất
Axit Clohidric là gì? Cấu tạo phân tử của HCl
Axit Clohidric là một axit vô cơ mạnh, nó tồn tại 2 dạng là lỏng và khí. Ở dạng lỏng, nó được tạo ra từ sự hòa tan của khí hydro clorua trong nước.
Axit Clohydric có công thức hóa học là HCl. Ngoài ra, nó còn có tên gọi khác như axit hydrochloric, cloran, axit muriatic.
Axit Clohidric có tính chất như thế nào?
1. Tính chất vật lý của HCl
– Dạng khí: không màu, mùi xốc, tan nhiều trong H2O tạo dung dịch axit mạnh, nặng hơn không khí.
– Dạng dung dịch: HCl loãng không màu, HCl đậm đặc 40% màu vàng ngả xanh lá, có thể tạo thành sương mù axit.
– Độ hòa tan trong nước: 725g/L ở 20 độ C.
– Trọng lượng phân tử: 36,5 g/mol.
– Dung dịch HCl dễ bốc cháy, bay hơi.
2. Tính chất hóa học của Axit Clohydric
– HCl làm đổi màu chất chỉ thị
Khi cho quỳ tím vào dung dịch chứa HCl ta thường thấy hiện tượng giấy quỳ tím hóa đỏ. Điều này là một trong những dấu hiệu nhận biết HCl.
– HCl tác dụng với kim loại
HCl tác dụng với những kim loại đứng trước H tạo thành muối và khí Hidro
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2↑
– Tác dụng oxit kim loại tạo muối + nước
CuO + 2HCl ⇒ CuCl2 + H2O
– HCl tác dụng bazơ tạo muối + nước
Cu(OH)2 + 2HCl ⇒ CuCl2 + 2H2O
Al(OH)3 + 3HCl ⇒ AlCl3 + 3H2O
– HCl tác dụng với muối
HCl tác dụng với muối tạo muối mới và axit mới, sản phẩm được tạo thành có thể kết tủa, khí bay lên hoặc một axit mới yếu hơn.
AgNO3 + HCl ⇒ AgCl + HNO3
CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2↑
– HCl vừa mang tính khử + tính oxi hóa
Ngoài tính oxi hóa khi tác dụng với các kim loại đứng trước H2, Axit Clohydric còn đóng vai trò chất khử khi tác dụng với chất có tính oxi hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7, MnO2, KClO3, …
6HCl + KClO3 → KCl + 3Cl2↑ + 3H2O
2HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2↑ + H2O
14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2↑ + 7H2O
16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2↑ + 8H2O
Cách điều chế Axit Clohidric
1. Trong công nghiệp
Hầu hết hóa chất HCl trong công nghiệp được nhiều chế ở nồng độ phần trăm 32-34% bằng phương pháp tổng hợp:
H2 + Cl2 (đun nóng) → 2HCl
2. Trong phòng thí nghiệm
HCl được điều chế bằng phương pháp sunfat ở nồng độ lên đến 40% theo phương trình sau:
NaCl rắn + H2SO4 đặc (150 – 250 ºC) → NaHSO4 + HCl
2 NaCl rắn + H2SO4 đặc (500 – 600 ºC) → Na2SO4 + 2HCl
Ứng dụng phổ biến của Axit Clohidric trong đời sống
#1. Trong xử lý nước bể bơi
Đây là loại hóa chất thường được sử dụng để xử lý các vấn đề thường gặp trong nước bể bơi như mất cân bằng nồng độ pH, nước bị vẩn đục, nhiều vi khuẩn gây hại.
Chuẩn bị dụng cụ
– Dụng cụ vệ sinh: bộ cặn hút bể bơi bao gồm sào nhôm, bàn hút, chổi cọ, ống mềm hút cặn, vợt vớt rác.
– Hóa chất xử lý cần có: hóa chất HCl 32%, trợ lắng
– Bộ test nước:để đo nồng độ pH và hàm lượng clo.
Các bước tiến hành
Bước 1: Kiểm tra nồng độ hóa chất trong nước
Kiểm tra các chỉ tiêu pH và clo xem đã đảm bảo hay chưa (đối với pH từ 7.2 – 7.6, đối với Clo dư thì nồng độ dư lý tưởng là 0.6 – 1.5mg/l)
Bước 2: Thêm liều lượng để sốc Clo
– Biên pháp thủ công:
Hòa tan Hcl với nước, tỷ lệ thường là 1 – 4 lít HCL cho 100m3 hồ bơi (tỷ lệ hóa chất sẽ phụ thuộc vào tình trạng nước thực tế) rồi rải xung quanh bể, khuấy đều. Sau khi xử lý khoảng từ 4 – 6 tiếng mới được phép đưa hồ bơi vào sử dụng trở lại.
– Sử dụng thiết bị:
Thay vì tốn công, tốn sức ta dùng thiết bị châm hóa chất tự động Chemtrol 250 ORP/pH giúp ta kiểm soát dễ dàng liều lượng hóa chất khử trùng và điều chỉnh pH sao cho chuẩn xác.
Bước 3: Kiểm tra lại các thành phần hóa học trong nước. Nếu chưa đảm bảo cần tiến hành xử lý lại.
#2. Các ứng dụng khác của Axit Clohidric
– Tẩy gỉ thép bằng HCl nồng độ 18%
Fe2O3+Fe+6HCl ⇒ 3FeCl2 + 3H2O
– Sản xuất hợp chất hữu cơ như vinyl clorua và diclorometan, PVC hoặc than hoạt tính:
2CH2=CH2 + 4HCl + O2 → 2ClCH2CH2Cl + 2H2O
gỗ + HCl + nhiệt → than hoạt tính
– Kiểm soát và trung hòa pH, điều chỉnh tính bazo trong dung dịch
OH− + HCl → H2O + Cl−
– Để sản xuất các hợp chất vô cơ theo phản ứng axit – bazo, ứng dụng trọng quá trình xử lý nước thải, kẽm clorua cho công nghiệp mạ và sản xuất pin.
– Ứng dụng khác như xử lý da, vệ sinh nhà cửa, và xây dựng nhà.
– Trong khai thác dầu, HCl được dùng để bơm vào các tầng đá của giếng dầu với mục đích hòa tan 1 phần đá, tạo lỗ rỗng lớn hơn
– Dùng HCl trong sinh vật: Axit Clohidric chứa trong axit gastric được tiết ra từ dạ dày sẽ tạo môi trường axit trong dạ dày từ 1 – 2.
Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản axit clohidric
Lưu ý khi sử dụng axit HCl
– Mang đầy đủ đồ bảo hộ: găng tay, kính mắt, khẩu trang, mặt nạ phòng độc,..khi tiếp xúc trực tiếp với Axit Clohidric.
– Khi có tình trạng rơi vãi Axit clohidric cần sử dụng nước rửa sạch sẽ những vị trí vương vãi hóa chất đó.
– Trường hợp không may hóa chất bắn vào người thì dùng ngay nước sạch rửa nhiều lần, nếu bắn vào các bộ phận nguy hiểm như mắt, mũi, miệng thì đến ngay các cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Khi bảo quản
– Nền kho chứa phải làm bằng vật liệu chịu được axit tốt.
– Tuyệt đối không cho axit tiếp xúc với kim loại.
– Bảo quản axit tại nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nắng mưa trực tiếp.
– Tuyệt đối không bảo quản chung với các chất dễ cháy, chất oxy hóa, đặc biệt là axit nitric hoặc Clo, xianua hoặc sulfua.
– Các thùng chứa cần chắc chắn về mặt cơ học và chống ăn mòn, cần kiểm tra định kỳ để kiểm tra mức độ ăn mòn để thay thế. Không được bơm đầy hóa chất vào thùng chứa, cần đảm bảo ít nhất là 5% không gian chống.
– Kho bãi phải có các biện pháp phòng tránh nguy cơ đổ vỡ hay rò rỉ axit ra ngoài.
Axit clohidric mua ở đâu chất lượng?
Như chúng ta đã biết, HCl là loại hóa chất được sử dụng vô cùng phổ biến, chính vì thế hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều đơn vị cung cấp hóa chất kém chất lượng, bảo quản không an toàn gây ảnh hưởng đến chất lượng của hóa chất khi sử dụng.
Chúng tôi – Công ty cổ phần Union là đơn vị có trên 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp hóa chất bể bơi. Mọi sản phẩm đều được bảo quản tại kho bãi đạt chuẩn, đầy đủ giấy tờ nguồn gốc xuất xứ, không lẫn các loại tạp chất khác gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Phân Biệt Axit Yếu Axit Mạnh
phân biệt axit yếu axit mạnh
đơn giản thì muối đó phải tác dụng được với axit, hay chính là phản ứng trao đổi ion. Điều kiện phản ứng là sản phẩm tạo thành phải có kết tủa hoặc chất điện li yếu hoặc chất khí. HÊHÊ
Ông ơi ông hỏi câu này con cũng hơi thấy khó hiểu. Không dùng từ tan được, chỉ dùng từ tác dụng thoai ô à. Sp sẽ trả lời câu hỏi ” Điều kiện để muối tác dụng với axit” – Axit tạo thành phải yếu hơn axit ban đầu, hay dễ bay hơn. OK
Cái này chắc hỏi về kết tủa chớ ko phải muối ròi ! Cách 1: (như trên đã nói) ngồi học thuộc lý thuyết, axit nào mạnh hơn axit nào, muối nào thủy phân ra như thế nào, từ đó suy ra ! Cách 2: Xách xe chạy ra nhà sách, lục kiếm 1 bảng tuần hòan hoặc 1 bảng tính tan có sẵn. T có 1 cái khá đầy đủ nhưng mà cũng có nhìu lỗi chưa chỉnh, loại của NXb khoa học Tn
các ông cứ nói gì lung tung quá. Tan trong trường hợp này chính là tác dụng đó, hắn tác dụng thì mới hết thôi. Ví dụ như FeS hắn tan trong HCl vì tác dụng với HCl. Mà để tác dụng thì phải tuân thủ điều kiện tui nói ban nãy đó
cũng dùng từ tan nữa mà , ý chỉ có phản ứng giữa muối và axit đó ^^ nếu theo điều kiện của giotbuonkhongten thì CuS + HCl, PbS + HCl có phản ứng ko kìa
Cái ni thì phải đi vào chuyên sâu hơn. Phải nói đến tích số tan. Rõ ràng tích số tan của FeS lớn hơn tích số tan của CuS. Mà phản ứng này phải đi theo chiều hướng tạo thành chất ít tan hơn và điện li yếu hơn. Vì vậy trong trường hợp này FeS sẽ tác dụng với HCl để tạo thành H2S ít tan hơn và điện li yếu hơn nhưng ngược lại tích số tan của CuS lại nhỏ thua CuCl2 và H2S sẽ hôk xảy ra phản ứng này. Hihi
Bạn đang đọc nội dung bài viết Một Số Axit Quan Trọng, Axit Sunfuric H2So4 Đặc Loãng, Axit Clohidric Hcl trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!