Đề Xuất 5/2023 # Nên Đặt Vòng Tránh Thai Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu? # Top 14 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 5/2023 # Nên Đặt Vòng Tránh Thai Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu? # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nên Đặt Vòng Tránh Thai Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu? mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ được làm bằng nhựa cứng hoặc bằng đồng được đặt vào tử cung của người phụ nữ. Vòng tránh thai có nhiều hình dáng khác nhau nhưng tiêu biểu là hình chữ T và hình cánh cung có quấn đồng…

Đặt vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai mang lại hiệu quả cao và có tác dụng trong vòng 5 đến 10 năm, tương đối bền, lành tính, thoải mái, dễ sử dụng, không gây tốn kém, ít tác dụng phụ… được nhiều chị em tin tưởng áp dụng.

Phương pháp này có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng và ngăn trứng đã thụ tinh làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai.

Ngoài ra, đặt vòng tránh thai còn có những ưu điểm như với một số người làm giảm lượng máu kinh, giảm đau bụng kinh, giảm xuất hiện và phát triển u xơ tử cung do vòng tránh thai có chứa progesterone…

Việc đặt vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của hai vợ chồng. Ông xã của bạn sẽ không thể nhận ra sự xuất hiện của vật thể lạ này nếu như bạn không nói.

Hình ảnh đặt vòng tránh thai trong tử cung người phụ nữ

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của vòng tránh thai là bạn sẽ có nguy cơ cao bị viêm nhiễm vùng chậu, hiếm muộn, mang thai ngoài tử cung và tuột vòng.

Nếu bạn để vòng tránh thai quá lâu so với thời hạn quy định thì nó sẽ có nguy cơ bị gãy và xuyên thủng cơ tử cung của bạn. Ngoài ra nguy cơ mang thai ngoài ý muốn là rất cao vì vòng hết hạn thì hiệu quả tránh thai cũng sẽ giảm đi hoặc không còn tác dụng tránh thai nữa.

Đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ bao lâu?

Nhiều chị em thắc mắc sau khi sinh mổ thì có thể đặt vòng tránh thai được hay không? Trước đây các bác sĩ thường tiến hành đặt vòng tránh thai ngay sau khi mổ phẫu thuật lấy thai ra theo nguyện vọng của sản phụ, tuy nhiên hiện nay các chuyên gia khuyến cáo nên để sau một thời gian sẽ tốt hơn và ít biến chứng hơn cho thai phụ.

Vì khi vừa mới sinh mổ xong, lúc này tử cung của chị em vẫn còn bị tổn thương, vết mổ cũng chưa được lành lại, đặt vòng vào thời điểm này sẽ khiến vòng dễ bị tuột khỏi vị trí và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.

Nên đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ khoảng 1 năm

Vậy đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ vào thời điểm nào thì thích hợp? Nhiều thông tin là sau khi sinh mổ 6 tháng chị em có thể đặt vòng tránh thai, tuy nhiên thời gian còn phụ thuộc vào cơ địa cũng như sức khỏe của từng người.

Các bác sĩ phụ khoa khuyên rằng, thời điểm thích hợp nhất để đặt vòng tránh thai cho người mổ đẻ là 1 năm và đặt vào ngày thứ 3 hoặc 4 của chu kỳ “đèn đỏ”. Lúc này toàn bộ tử cung của bạn đã được phục hồi trở lại và các sợi chỉ khâu cũng hòa tan trong cơ tử cung.

Trong thời gian trước khi đặt vòng, chị em cần có biện pháp bảo vệ khi quan hệ tình dục để tránh nguy cơ mang thai ngoài y muốn khi con còn quá nhỏ.

Bên cạnh đó, việc đặt vòng tránh thai cho sản phụ sau sinh mổ cần là bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm xử lý tốt các tình huống cụ thể.

Do đó, chị em cần đến bệnh viện lớn, an toàn, uy tín để được bác sĩ thăm khám và tư vấn xem có phù hợp với phương pháp đặt vòng hay không cũng như kiểm tra kĩ vết mổ trước khi đặt vòng.

Đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ cần đến cơ sở bệnh viện lớn uy tín

Không nên đặt vòng tránh thai ở những cơ sở y tế thiếu uy tín, không đảm bảo. Việc này sẽ gây ra những hậu quả, biến chứng khó lường, tay nghề bác sĩ không tốt thì vòng tránh thai rất dễ bị tuột, rơi ra ngoài.

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp thắc mắc cho chị em về thời gian nên đặt vòng tránh thai sau khi sinh mổ. Qua đó giúp chị em có thêm những kiến thức mới bổ ích về phương pháp đặt vòng tránh thai này. Chúc chị em luôn mạnh khỏe và hạnh phúc!

chúng tôi

Sau Sinh Mổ Bao Lâu Thì Có Kinh Lại? Các Biện Pháp Tránh Thai An Toàn?

Kinh nguyệt là hiện tượng đào thải lớp niêm mạc tử cung cùng với máu và chất nhầy do nang noãn phóng ra không được thụ tinh. Hiện tượng này thường báo hiệu khả năng mang thai trở lại. Chị em cần sử dụng các biện pháp ngừa thai để tránh mang thai sớm, nhất là trong trường hợp sản phụ sinh theo hình thức phẫu thuật. Vậy sau sinh mổ bao lâu thì có thai lại? Bài viết sẽ làm sáng tỏ vấn đề.

Những yếu tố ảnh hưởng đến kinh nguyệt sau sinh mổ

Để trả lời câu hỏi sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại trước tiên cần xem xét các yếu tố tác động tới sự “vô kinh” như:

Do thể trạng

Nếu không có sự tác động của các yếu tố khác thì thời điểm kinh nguyệt trở lại sau sinh ở mỗi sản phụ là khác nhau và phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Có người sau 1 tháng đã thấy “đèn đỏ” xuất hiện nhưng có người vô kinh tới hơn 1 năm.

Cho con bú

Khi trẻ bú, cơ thể mẹ được kích thích tiết ra một loại hormone là Prolactin và hormone này sẽ ức chế FSH và GnRH có vai trò trong việc kích thích sự trưởng thành và rụng trứng dẫn đến ức chế rụng trứng và không có kinh. Phụ nữ cho con bú hoàn toàn thường trì hoãn kinh nguyệt từ 4 – 6 tháng sau sinh.

Do các biện pháp tránh thai

Một số biện pháp ngừa thai như cấy que tránh thai, tiêm thuốc tránh thai cũng làm thay đổi nội tiết dẫn đến vô kinh.

Do bệnh lý

Một số các trường hợp bệnh lý sau sinh như: Sốt xuất huyết, quá căng thẳng, rối loạn nội tiết… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kinh nguyệt trở lại muộn hơn bình thường, cần được khám và có biện pháp can thiệp ngay.

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại?

Sau sinh mổ bao lâu thì có kinh lại? Với sự ảnh hưởng của các nhân tố kể trên, thời điểm có kinh trở lại sau sinh mổ là khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên nếu sức khỏe mẹ phục hồi tốt, không có bệnh lý và không sử dụng các biện pháp tránh thai thay đổi nội tiết thì thông thường phụ nữ sau sinh sẽ có kinh lại sau 6 – 8 tuần với mẹ không cho con bú và sau 3 – 6 tháng với mẹ cho con bú.

Tránh thai sau sinh mổ

Kinh nguyệt là dấu hiệu rõ ràng cho thấy hoạt động trở lại của buồng trứng tuy nhiên “đèn đỏ” chưa xuất hiện không có nghĩa là không có khả năng thụ thai. Do đó, để tránh có con ngoài ý muốn, nhất là với mẹ sinh mổ việc mang thai sớm hơn khuyến cáo có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như bục vêt mổ, nứt vỡ tử cung.

Hiện nay có nhiều hình thức ngừa thai cho mẹ lựa chọn, tiêu biểu là: Đặt vòng, cấy que, uống thuốc tránh thai, dùng bao cao su, miếng dán tránh thai, màng phim, cho con bú… Tốt nhất mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ và cân nhắc để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp.

Đặt Vòng Tránh Thai: Tại Sao Đặt Vòng Vẫn Có Thai?

Đặt vòng vẫn có thai là trường hợp hiếm nhưng không phải là không thể xảy ra. Bởi vì bất kỳ biện pháp tránh thai nào cũng không thể đạt được hiệu quả 100%.

Thắt ống dẫn trứng chỉ đạt hiệu quả 99%, dùng thuốc tránh thai đạt 98%, còn đặt vòng tránh thai đạt từ 80-90%.

Đặt vòng vẫn có thai: Nguyên nhân

Đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai có thể do các nguyên nhân sau:

Tuột vòng tránh thai: Vòng tránh thai bị rơi ra mà không biết;

Vòng nằm trong khoang tử cung ở vị trí thấp gần cửa cổ tử cung nên không khống chế được sự phát triển và quá trình đưa phôi vào trong tử cung;

Kích cỡ của vòng không phù hợp với kích thước của tử cung hoặc do vòng đã bị biến dạng làm mất đi tác dụng của vòng tránh thai;

Nội mạc tử cung không thích ứng với vòng tránh thai cho nên cũng không đạt được hiệu quả tránh thai mong muốn.

Vòng tránh thai chưa hoạt động: chẳng hạn, vòng tránh thai nội tiết cần đến 7 ngày để bắt đầu có hiệu quả. Trong thời gian khuyến cáo, nếu không sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ khác thì rất có thể dính bầu.

Phụ nữ cũng có thể mang thai khi đặt vòng đã quá hạn sử dụng do đơn vị không uy tín thực hiện.

Trong tất cả các nguyên nhân trên thì tuột vòng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến có thai dù đã đặt vòng.

Nguyên nhân gây tuột vòng tránh thai

Vòng đã được đưa vào tử cung vẫn có thể tuột ra.

Đối với tử cung, vòng là một loại dị vật. Vì vòng tránh thai có thể loại bỏ chức năng của tử cung làm cho tử cung bị co thắt khiến vòng bị tuột ra khỏi tử cung.

Sau khi đặt vòng, trong những tháng đầu rất dễ xảy ra các phản ứng do chưa thích ứng nên dẫn đến hiện tượng tuột vòng. Nếu vòng không bị tuột thì sau đó tử cung sẽ dần dần thích ứng.

Thời gian đặt vòng quá lâu cũng là nguyên nhân dẫn đến bị tuột vòng. Thông thường, tỉ lệ tuột vòng chỉ chiếm từ 1-14%.

Do kỹ thuật viên không nắm rõ vị trí đặt vòng, đặt không chính xác với cơ thể của từng phụ nữ. Phụ nữ sau khi sinh non, tử cung thường rất to, hoặc trong thời kỳ cho con bú chưa xuất hiện kinh nguyệt trở lại nên tử cung rất nhỏ. Tử cung quá to hoặc quá nhỏ, kỹ thuật viên nắm không vững vị trí để đặt vòng đều có thể là nguyên nhân dẫn đến tuột vòng. Hoặc đặt vòng không đưa được đến tận đáy tử cung, hoặc sau khi đặt vòng xong rút dụng cụ đặt vòng không cẩn thận đã kéo vòng ra theo gần miệng cổ tử cung, hiện tượng này cũng dễ dẫn đến bị tuột vòng.

Do sa tử cung, cổ tử cung bị tổn thương nên khi đặt vòng cũng dễ bị tuột.

Do kích thước của tử cung và kích cỡ vòng tránh thai không phù hợp.

Do chất lượng và hình dáng của vòng, như vòng rỗng thì chất lượng kém, vòng hỗn hợp nhựa kim loại dễ bị tuột, vòng kim loại có chất lượng mềm nên cũng dễ bị tuột.

Sau khi đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi 2 ngày, và tránh làm việc nặng trong vòng một tuần.

Định kỳ phải đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau khi đặt vòng một tháng, sau khi hết kinh nguyệt nên đến bệnh viện kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám lần nữa.

Sau đó, căn cứ theo tình hình mà nên cách 1 – 2 năm đi kiểm tra lại.

Tỉ lệ tuột vòng cao nhất là trong 3 tháng đầu sau khi đặt, đặc biệt là trong chu kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung luôn mở để cho kinh nguyệt chảy ra ngoài nên vòng cũng dễ bị tuột theo. Thời gian lâu dần thì vòng đã thích ứng trong tử cung nên tỉ lệ bị tuột cũng giảm dần.

Các dấu hiệu nhận biết nhận biết khi tuột vòng tránh thai

Trong một số trường hợp, khi vòng di chuyển ra khỏi vị trí, nó sẽ rơi ra hoàn toàn. Trường hợp khác, nó chỉ thay đổi vị trí.

Việc vòng tránh thai bị tuột có thể gây ra một số triệu chứng nhưng cũng có khi nó không có dấu hiệu nào khiến chúng ta không phát hiện ra.

Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu khác thường nào trong 3 tháng đầu sau khi đặt vòng, cần kiểm tra ngay.

Lưu ý khuyến cáo luôn dùng biện pháp tránh thai hỗ trợ khác trong trường hợp trên để tránh mang thai ngoài ý muốn.

Mặc dù đã đặt vòng nhưng một số phụ nữ vẫn có thể mang thai.

Trong trường hợp đó, chị em cần phát hiện sớm để thăm khám, kiểm tra kịp thời, phát hiện tình trạng của thai nhi như thai ngoài tử cung, thai nhi phát triển bất thường hay đơn giản là thay đổi thói quen sinh hoạt cũng như ăn uống để thai nhi phát triển khỏe mạnh nếu bạn muốn giữ thai.

Nếu thai phát triển trong tử cung của bạn, người phụ nữ có thể nhận biết được một vài dấu hiệu mang thai sớm như:

Đặt vòng tránh thai có thể có nhiều khả năng dẫn đến mang thai ngoài tử cung.

Các triệu chứng của thai ngoài tử cung bao gồm:

Mang thai ngoài tử cung cần được khám sớm và xử lý kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Rủi ro khi đặt vòng tránh thai mà vẫn có thai

Nhiều phụ nữ có thai khi đã đặt vòng và họ tự hỏi, có bất kỳ rủi ro nào với em bé và có nên giữ thai hay không?

Rủi ro lớn nhất là thai ngoài tử cung. Nếu gặp trường hợp này, chị em cần được xử lý ngay và không được giữ thai.

Đối với thai nhi phát triển trong tử cung thì việc mang thai ngoài ý muốn khi đã đặt vòng cũng có thể có rủi ro như:

Sảy thai trong vòng 20 tuần đầu;

Sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ;

Vỡ ối sớm trước khi bắt đầu chuyển dạ;

Bóc tách nhau thai (bóc tách một phần hoặc toàn bộ);

Nhau tiền đạo (nhau thai che phủ một phần hoặc hoàn toàn cổ tử cung);

Viêm nhiễm vùng chậu;

Em bé sinh ra nhẹ cân

Đặt vòng vẫn có thai, có nên giữ thai nhi lại?

Khi có thai mà không phải thai ngoài tử cung ngay cả khi mẹ đã đặt vòng, mẹ không nên lo lắng.

Nếu mẹ muốn giữ em bé, mẹ hãy đi khám sớm. Trước tiên, bác sĩ sẽ tìm và tháo bỏ vòng tránh thai khỏi cơ thể mẹ:

Nếu mẹ không tìm thấy vòng bị tuột ra: bác sĩ chụp X-quang để xác định vị trí thiết bị.

Nếu đặt vòng tránh thai trong cổ tử cung: Bác sĩ sẽ loại bỏ vòng tránh thai bằng cách kéo dây.

Nếu đặt vòng tránh thai trên cổ tử cung: Bác sĩ sẽ nói về những rủi ro và biến chứng của việc tiếp tục mang thai hoặc lấy vòng tránh thai và có hướng dẫn cụ thể.

Nếu mẹ muốn chấm dứt thai kỳ, hãy nghe tư vấn của bác sĩ.

Nếu mẹ tiếp tục mang thai thuận lợi, hãy khám thai định kỳ để được theo dõi sức khỏe trong thai kỳ một cách thường xuyên.

Bác sĩ sẽ giúp mẹ thực hiện các kiểm tra, đánh giá, xét nghiệm để phát hiện bất thường sớm nhất đồng thời cảnh báo các nguy cơ nếu có.

Ngoài ra, mẹ nên chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần thật tốt là tiền đề cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Bởi vì có rất nhiều trường hợp trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh mặc dù mẹ có thai trong khi đã đặt vòng.

Thậm chí còn có nhiều trường hợp trẻ sinh ra với vòng tránh thai lẫn trong bánh nhau. Các bác sĩ đã đặt vào tay bé chính chiếc vòng tránh thai của mẹ như trường hợp của một em bé sinh tại Hải Phòng mới đây!

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Sinh Mổ Bao Lâu Có Kinh Lại? Sau Sinh Mổ Có Kinh Mang Thai Được Không?

Sinh mổ bao lâu có kinh lại là một trong những vấn đề được rất nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi quá trình sinh mổ có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của nguyệt san. Để giải đáp băn khoăn trên, mời bạn cùng theo dõi tài liệu sau đây!

Sinh mổ bao lâu có kinh lại?

Thông thường, sau 6 – 8 tuần sau khi sinh mổ thì các chị em sẽ có kinh nguyệt trở lại, tức là ngay trong chu kỳ đầu tiên. Tuy nhiên, với những người cho con bú thì thời gian xuất hiện kinh nguyệt lại sẽ lâu hơn, khoảng 3 – 6 tháng sau đó. Sự khác biệt này do ảnh hưởng của rất nhiều nguyên nhân và phụ thuộc lớn vào cả cơ địa mỗi người.

Ngoài ra cũng có một số trường hợp đặc biệt không có kinh nguyệt trở lại khi đã sinh mổ. Lúc này có thể là do sản phụ căng thẳng, stress hoặc gặp phải một số rắc rối về hệ sinh sản như: Rối loạn nội tiết tố, lạc nội mạc tử cung, vô kinh sau sinh.

Kinh nguyệt sau sinh mổ có đặc điểm gì?

Đau bụng nhiều hơn trong thời gian hành kinh

Dịch tiết ra đặc hơn hoặc có nhiều cục máu đông

Thời gian diễn ra các chu kỳ không đều

Màu của dịch kinh nguyệt thay đổi, lúc có màu đen, lúc có màu đỏ đậm xen lẫn

Có ngày ra nhiều kinh, ngược lại có ngày rất ít.

Sau khi chị em sinh mổ, sự xuất hiện của kinh nguyệt sẽ có những đặc điểm khác so với thời kỳ con gái. Bạn có thể sẽ cảm thấy xuất hiện một vài điểm lạ và khó chịu như sau:

Đặc biệt ở trong kỳ kinh nguyệt đầu tiên sau sinh mổ, sản phụ có thể bị ra nhiều huyết hơn vì lượng niêm mạc cần phải đào thải đã tích tụ trong cơ thể quá nhiều. Tuy nhiên đây là tình trạng khá phổ biến và sẽ tự thuyên giảm nên bạn không cần quá lo lắng.

Sau sinh mổ chưa có kinh nguyệt có thai được không?

Sau sinh mổ chưa có kinh nguyệt có thai được không?

Kinh nguyệt xuất hiện trở lại là dấu hiệu nhận biết chức năng rụng trứng trong cơ quan sinh sản của chị em đã được phục hồi. Thế nhưng không phải lần rụng trứng đầu tiên cũng xảy ra khi xuất hiện kinh nguyệt lần đầu. Quá trình này có thể diễn ra ngay cả khi kinh nguyệt lần đầu chưa xuất hiện. Vì thế sau khi sinh mổ chưa có kinh nguyệt mà đã quan hệ thì vẫn có khả năng thụ thai được.

Sinh mổ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như thế nào?

Sinh mổ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và các bộ phận sinh sản trong cơ thể phụ nữ. Đặc biệt chu kỳ kinh nguyệt của chị em có sự thay đổi rõ ràng. Nếu như trước kia sắp tới ngày, chị em sẽ có thể chuẩn bị trước được thì sau sinh mổ sẽ rất khó có thể dự đoán chính xác ngày “bị” trong tháng tới của mình. Chu kỳ kinh nguyệt lúc này có thể tới sớm hoặc muộn hơn so với bình thường.

Ra nhiều kinh nguyệt hơn

Hiện tượng rong kinh (ra nhiều kinh nguyệt) là một tình trạng phổ biến thường gặp ở phụ sản sau sinh mổ. Đây là hiện tượng bình thường nên chị em không cần quá lo lắng.

Có kinh nguyệt sau 1 tháng sinh mổ

Đây là hiện tượng kinh non và thường gặp chủ yếu ở những chị em ít cho con bú. Một số trường hợp niêm mạc tử cung phục hồi nhanh cũng sẽ có kinh nguyệt ngay sau 1 tháng sinh mổ.

Sau 1 tháng sinh mổ có kinh 2 lần

Nếu quá trình sinh mổ không may sản phụ mắc phải các bệnh phụ khoa hoặc tâm lý chưa ổn định có thể khiến kinh nguyệt xuất hiện 2 lần trong 1 tháng. Nếu bạn cảm thấy cơ thể có những bất ổn như đau lưng, mệt mỏi, choáng váng thì nên tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Kinh nguyệt xuất hiện không đều sau sinh mổ có đáng lo không?

Theo như phân tích bên trên, bình thường phụ nữ sau 6 tuần sinh mổ là sẽ có kinh trở lại. Điều này đồng nghĩa với việc cơ thể của chị em đã trở lại trạng thái gần như bình thường giống thời gian trước khi mang thai. Nhiều người thắc mắc kinh nguyệt xuất hiện không đều sau sinh mổ có đáng ngại không? Thực tế đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường, chị em không cần quá lo lắng.

Tình trạng này xuất hiện là do khi chị em mang thai, cơ thể sẽ có rất nhiều thay đổi. Đặc biệt nếu sản phụ đã từng bị mất cân bằng hormone thì khả năng kinh nguyệt bất thường sau sinh mổ rất cao.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nên Đặt Vòng Tránh Thai Sau Khi Sinh Mổ Bao Lâu? trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!