Cập nhật nội dung chi tiết về Nghị Luận Về Việc Chấp Nhận Sự Khác Biệt Trong Cuộc Sống mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Đề bài: Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống.
Đoạn văn 200 chữ bày tỏ ý kiến về việc chấp nhận, tôn trọng sự khác biệt
Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo.
Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn. Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có một đàn gà, trong đó có một con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào.
Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.
Mọi sự vật hiện tượng trong cuộc sống này đều tồn tại hai khía cạnh, hai thái cực khác biệt. Không gì là hoàn toàn đúng hay hoàn toàn sai, vấn đề chỉ là cách nhìn nhận khác nhau. Chúng ta thường có xu hướng nhìn đời khắt khe hơn. Mặt khác chúng ta cũng dễ bị thu hút bởi những người có tư duy phê phán.
Trong cuộc sống luôn có những điều tốt đẹp. Tuy nhiên, những điều đó thường không dễ dàng để ta nhận ra. Hãy tận dụng con mắt bao dung của bạn, cho nó vận động, “làm việc” nhiều hơn trong công cuộc tìm kiếm, đồng thời tự gạt bỏ những suy nghĩ kiểu “người khác xấu”… ra khỏi đầu mình. Cách đơn giản và cơ bản nhất là hãy nhã nhặn trong bất cứ hoàn cảnh nào và sẵn lòng chia sẻ cảm xúc của bạn vể điểm tích cực của người khác. Hãy nói với người nào đó bạn ngưỡng mộ những gì họ làm được trong công việc và cuộc sống. Việc lưu tâm đến những phẩm chất tốt và sự tử tế của người khác sẽ xóa tan ấn tượng về những nỗi buồn, khó gần và khắt khe từ phía bạn.
Mỗi người chúng ta đều có một giá trị riêng, khi ta chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, giá trị của người khác cũng là khi ta trân trọng chính mình. Và như thế ta không cần phải chỉ trích ai để khẳng định giá trị của bản thân nữa. Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ.
Có thể bạn đang cần: Một số mẫu bài nghị luận Hãy khát vọng chứ đừng tham vọng
Một số bài phân tích hay về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống
Trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ luôn luôn xuất hiện những khác biệt. Những khác biệt đó là gì? Nó có thể đến từ con người, từ những hành động, lời nói, sự vật hiện tượng… Và điều quan trọng là con người đón nhận và chấp nhận sự khác biệt đó như thế nào.
Có câu nói “Họ cười tôi vì tôi không giống họ, tôi cười họ vì họ quá giống nhau”. Sự khác biệt luôn là nguồn cơn của những thái độ, những đối xử khác biệt, bởi đơn giản khác biệt thì rất đặc biệt. Khác biệt ở đây có thể đến từ ngoại hình: màu da, chiều cao, hình dạng; cũng có thể sự khác biệt ở đây là khác biệt về văn hóa, tiếng nói, tôn giáo, dân tộc… Mỗi con người đều có những điểm đặc biệt của riêng mình và những điểm chung của nòi giống, đồng bào mình. Con người nên chấp nhận và tôn trọng những khác biệt ấy.
Bạn nhìn thấy một người có điểm bất thường trên khuôn mặt, một khiếm khuyết nào đó trên cơ thể. Vậy thì đừng vội vàng chỉ trỏ cười cợt họ. Đó là một thái độ vô cùng bất lịch sự, cho thấy bạn là một người có ý thức cùng văn hóa ứng xử rất kém. Không có ai dám đảm bảo mình là một người thực sự hoàn hảo cả. Chúng ta phải biết tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt của họ nếu điều đó không ảnh hưởng gì đến chúng ta. Nhìn thấy một người châu Phi trên đường hay một người phụ nữ Hồi giáo bạn sẽ làm gì, có nhìn người ta chằm chằm không, có đưa tay chỉ trỏ, thì thầm với người đi bên cạnh về họ không, có ngoái lại nhìn họ khi đã đi qua rồi không? Nếu có thì quả thực bạn là người có lối ứng xử rất tệ hại. Tại đất nước chúng ta, họ có thể là lạ lùng, nhưng khi ta sang đất nước của họ, ta mới chính là người lập dị. Hãy thử tưởng tượng bạn đang bước đi trên một đường phố châu Âu, châu Mỹ, châu Phi hoặc một đất nước Hồi giáo, tất cả mọi người đều nhìn chằm chằm và thì thào bàn tán vẻ kì thị, giễu cợt màu da tiếng nói của bạn, bạn sẽ cảm thấy thế nào.
Nếu con người biết đón nhận những sự khác biệt trong cuộc sống, tất cả chúng ta sẽ cùng nhau hòa đồng, hòa hợp trong một cộng đồng. Điều này sẽ giúp cho mỗi người mở rộng mối quan hệ của mình, sẽ giúp cho mọi người đến gần với nhau hơn, mọi người cùng nhau chung tay tập trung phát triển những mặt khác của cuộc sống thay vì đi soi mói, đàm tiếu về nhau. Nếu một xã hội mà sự khác biệt luôn được tôn trọng thì ở đó những rào cản thông thường sẽ không còn, con người sẽ cùng nhau vững bước, xây dựng một cộng đồng chung lớn mạnh. Ngược lại, người luôn đi săm soi, dị nghị, bàn tán người khác thì chỉ tổ mất thời gian, tâm sức suy nghĩ vào những điều không đâu. Khiến cho con người khác biệt cảm thấy mệt mỏi, chán nản. Và chính sự kì thị này có thể khiến người khác khinh thường về bạn, đánh giá bạn là một con người thiếu chuyện nghiệp, không thể cố gắng hết mình.
Hãy giáo dục cho mọi người, từ trẻ em đến người lớn cách làm quen và tôn trọng sự khác biệt trong xã hội, để loài người trở nên hòa nhập hơn. Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường, em nhận thức được rằng sự khác biệt chính là yếu tố căn bản và cần thiết để làm nên cuộc sống đa dạng, phong phú, muôn hình vạn trạng. Con người phải biết dung hòa và chấp nhận khác biệt, tôn trọng sự khác biệt vì tất cả đều là bình đẳng với nhau.
Học cách chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt
Không khó để nhận thấy, những xung đột xảy ra ở lớp trẻ ngày càng nhiều, ngày càng dễ dàng. Ngoài lý do về sự xuống cấp của đạo đức xã hội, sự giáo dục không chu đáo chính là nguyên nhân cơ bản. Từ gia đình cho tới nhà trường đều chưa chú ý giáo dục cho các con một điều quan trọng, đó là biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt.
Gần đây, trên mạng xã hội, một cuộc hôn nhân rất đẹp của cặp vợ chồng chênh lệch tuổi khá nhiều bị dân mạng “đánh hội đồng” không thương tiếc, thậm chí chửi bới, sỉ nhục, chỉ vì họ đã không yêu và lấy nhau theo cách thông thường là vợ ít tuổi hơn chồng. Một tục lệ có ở một số làng quê là đi ăn cỗ lấy phần đem về cũng bị ném đá tơi bời trên mạng mặc dù nó không làm hại đến ai cả, chủ nhà cũng vui vẻ vì không sợ thừa cỗ, lại còn chuẩn bị sẵn túi nilon để khách mang phần về.
Vậy tại sao cần phải tôn trọng sự khác biệt? Bản chất của cuộc sống, của thế giới là sự đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc. Mỗi người là một cá thể riêng biệt, độc đáo không trộn lẫn, không lặp lại. Ngay cả những cặp anh chị em sinh đôi, có cùng cha mẹ, cùng hưởng thụ một cách nuôi dưỡng, một nền giáo dục gia đình, cũng không hoàn toàn giống nhau, thậm chí sự khác biệt cũng rất rõ nét. Vậy làm sao có thể bắt người khác giống mình về sở thích, khiếu thẩm mĩ, quan điểm sống và nhiều thứ khác nữa?
Bởi vậy, không thể hình thành một xã hội đồng phục: đồng phục về trang phục, lối sống, đồng phục về quan điểm, cách cư xử, thậm chí đồng phục về tư tưởng. Nếu có một xã hội như vậy, thì nó thật sự phản nhân văn. Vấn đề là mỗi người phải biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Cha mẹ cần dạy con điều này nếu muốn con có suy nghĩ và hành xử đúng đắn. Khi ta kì thị người khác, tức là ta đang đứng trên, tự cho mình là ở tầng lớp trên, đẳng cấp cao hơn kẻ khác. Cách suy nghĩ này cho thấy óc hẹp hòi, bảo thủ, tầm suy nghĩ hạn hẹp và ích kỷ.
Biết chấp nhận sự khác biệt, tức là con đang hướng đến một cách sống bao dung, độ lượng, vị tha. Điều đó giúp con chan hòa với mọi người, với cuộc sống chung, và đương nhiên con sẽ có thêm nhiều cơ hội tốt trong cuộc sống. Biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt, con đang tiến dần đến sự chín chắn, trưởng thành.
Tôn trọng sự khác biệt không phải là tự đánh mất mình, cũng không phải là xuôi chiều, ba phải. Đơn giản là con yêu những màu sắc phong phú của cuộc sống, như yêu hoa hồng kiêu sa lộng lẫy thì vẫn có thể yêu hoa xuyến chi giản dị, khiêm nhường, yêu hoa tigon hồng hình trái tim tan vỡ, hoa sim hoang dại mà ngan ngát màu chiều…và khi đó, con mới biết chấp nhận cuộc sống như nó vốn có. Chỉ khi con biết tôn trọng sự khác biệt của người khác, con mới nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Tôn trọng sự khác biệt, chính là tôn trọng tự do cá nhân của mỗi người. Không thể bắt một con cá leo cây, cũng như không thể bắt một con ong phải sống dưới nước. Con cần biết tôn trọng lựa chọn của người khác: quần áo, đầu tóc, quan điểm sống…cũng như tôn trọng tự do cá nhân của chính mình.
Con nên nhớ, chiếc áo không làm nên thầy tu, những biểu hiện bên ngoài đó chưa phải là tất cả để nói lên bản chất con người. Con không nên vội vàng đánh giá người khác chỉ dựa vào những biểu hiện bề ngoài.
Tôn trọng sự khác biệt, khó nhất là chấp nhận sự khác biệt về văn hóa. Con cần hiểu rằng đã là văn hóa thì không có cao hay thấp, chỉ có sự khác biệt mà thôi. Chỉ khi nào nét văn hóa riêng biệt đó nó phản nhân văn, phản khoa học thì mới coi là hủ tục, mới đáng lên án, bài trừ. Con không nên phân biệt vùng miền, lại càng không nên chỉ trích nét văn hóa đặc trưng của vùng miền nào đó.
Mỗi người đều có quyền lựa chọn cách sống riêng cho mình. Con không nên kỳ thị người đồng tính, kỳ thị dân tộc, chủng tộc, văn hóa, tôn giáo… Con cần hết sức tránh thái độ xoi mói, xâm phạm vào đời tư, vào quyền riêng tư của người khác. Tọc mạch là một thói xấu, một cách hành xử hết sức đáng chê trách. Sống với thái độ kỳ thị, chính là đào sâu thêm hố ngăn cách biệt giữa người với người, làm cho mối quan hệ giữa người với người xấu đi.
Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ. Vì tâm đắc với điều này mà tôi khá nể nhạc sỹ Quốc Trung khi mới đây, bình về phát ngôn gây sốc của Thanh Lam, Quốc Trung điềm đạm: “Với một cá nhân có thực tài và bản lĩnh luôn bình thản và đón nhận những ý kiến đánh giá khác nhau…”, và “Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần được rèn luyện về bản lĩnh và văn hóa ứng xử với những lời khen chê”.
Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn trọng sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng đều dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới “chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.
Nhiều người trên khắp nước từng phê phán và muốn phải “trừng phạt” hai ca sỹ trẻ “đào ngũ” do không tham gia chương trình biểu diễn ở Lào mới đây. Họ lí giải rằng những người mang danh xưng nghệ sỹ lớn, giảng viên đại học mà bất chấp nhiệm vụ để chạy sô thì đó là một vết nhơ của nền nghệ thuật, và họ sẽ không còn uy tín để giảng dạy được. Mặc dù vậy, hai nghệ sỹ lại nhận được sự đồng cảm của nhiều đồng nghiệp. Họ đã xin lỗi mọi người về những “sai sót” không thể tha thứ đó. Có thể nói quyết định xin lỗi đó lại là một dấu hiệu tích cực cho nghệ thuật. “Khác biệt tiêu cực” ở họ đã được chính họ điều chỉnh tích cực.
Vậy là, điều quan trọng để thành công trong cuộc sống không hẳn là tài năng hay kinh nghiệm, mà chính là thái độ. Thái độ đúng ở đây là thái độ cầu thị và thái độ khiêm tốn. Người lớn có đức tính này sẽ truyền được được cho thế hệ con cháu, nhưng quan trọng hơn, họ biết tôn trọng sự khác biệt của chính con em mình, để có thể làm người bạn lớn của chúng. Đó là mối quan hệ vô giá.
Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã bộc lộ những khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ huynh sống và làm việc trong những cơ quan khác nhau, có những người bạn khác nhau và họ ít khi nghĩ rằng chính thái độ tôn trọng người khác ở họ lại có ảnh hưởng đến các con nhiều như vậy. Những hành động độ lượng và tôn trọng người khác của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày chính là một thông điệp hoàn hảo giúp con cái học được cách tôn trọng và đánh giá cao những khác biệt giữa mỗi người.
Tôi hiểu rằng khuyên mình sống và ứng xử thế nào cho có văn hóa vốn không dễ. Diễn đàn này cần có sự vào cuộc của các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Nhưng nền giáo dục của chúng ta cũng cần bổ sung môn “văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù hợp với thời đại mới.
Một gia đình, một cá nhân có thể may mắn giàu có lên trong một năm hay dăm ba năm gì đó. Nhưng để biết cư xử có văn hóa, cần gấp nhiều nhiều lần thời gian như thế, với sự tu luyện, học hỏi, quan sát không ngừng. Tôn trọng sự khác biệt của mình, chắc chắn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi.
Nghị Luận Xã Hội 200 Chữ Về Việc Chấp Nhận Sự Khác Biệt Trong Cuộc Sống
Bài văn mẫu nghị luận bàn về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống
Bài nghị luận xã hội 200 chữ về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống
Viết đoạn văn ngắn về việc chấp nhận sự khác biệt trong cuộc sống 200 chữ
Xã hội vẫn thường tôn vinh những gì chung, phổ biến, hay nói cách khác là có xu hướng toàn cầu và bỏ qua những gì khác biệt, thậm chí là bài trừ những gì nổi trội. Khác biệt ở đây có thể là suy nghĩ, hoàn cảnh, thói quen hay về những đặc điểm cơ thể. Chúng ta rất khó chấp nhận một người nào đó có suy nghĩ khác mình, cách làm khác mình, tính cách khác mình, thậm chí chỉ đơn giản là ăn mặc khác mình. Vì thế, dù xã hội có văn minh đến đâu, thì thật khó có thể xóa bỏ sự kì thị chủng tộc, sự phân biệt màu da, tôn giáo. Toàn cầu hóa hay các phương tiện kĩ thuật có thể gia tăng kết nối, rút ngắn khoảng cách thì rào cản giữa cá nhân với cá nhân, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác, là cái thật khó có thể dỡ bỏ. Bởi khó chấp nhận sự khác biệt vốn là bản năng nguyên thủy của mọi sinh vật, bắt nguồn từ động lực duy trì sự thuần chủng để sinh tồn.Con người ta, cũng như những sinh vật khác, về bản năng, là khó chấp nhận sự khác biệt. Tôi nhớ khi còn nhỏ, nhà bà tôi có 1 đàn gà, trong đó có 1 con gà bị què chân, còi cọc và xấu xí. Mỗi khi cho bọn chúng ăn, thì những con khỏe mạnh bao giờ cũng lao đến trước và rất lâu sau con gà què mới lê lết chạy đến sau để nhặt nhạnh những thức ăn còn thừa. Nó cũng thường xuyên bị cả đàn xúm vào mổ, trông rất đáng thương. Vì thế, nó sinh ra vốn đã còi cọc, xấu xí, lại càng trở nên còi cọc và xấu xí. Nếu quan sát một đám trẻ con đang chơi, thì những đứa trẻ xấu xí hơn, yếu ớt hơn hoặc có chút khác biệt gì đó trong cơ thể, trong cách ăn mặc hành xử, thường bị xa lánh, trêu chọc, thường bị lôi ra làm trò mua vui cho cả nhóm. Đôi lúc, đó không hẳn là biểu hiện của một động cơ độc ác, mà tôi nghĩ xuất phát từ bản năng khó chấp nhận sự khác biệt. Nhưng mà, về mặt tự nhiên, mỗi sự sống đều rất khác biệt. Trong một khu rừng, không một cây nào hoàn toàn giống hệt một cái cây khác. Trên cùng một thân cây, nhưng không chiếc lá nào giống chiếc lá nào. Tôi nghĩ, tạo hóa đã rất thông minh khi tạo ra những sự sống rất khác nhau, nhưng không một sự sống nào trong đó là hoàn hảo, vì thế chúng phải dựa vào nhau để sinh tồn. Bạn đẹp chính bởi bạn không hoàn hảo. Người khác có giá trị bởi vì họ khác với bạn. Việc người khác không chấp nhận bạn bởi bạn khác với họ cũng là một điều giản dị hợp với qui luật của tự nhiên. Khi nghĩ như thế, trái tim bạn sẽ có khả năng co giãn hơn, bao dung hơn và tôi chắc chắn, bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều. Cảm giác hạnh phúc bởi một trái tim biết co giãn đó, tôi nghĩ chính là thứ làm đầy cuộc sống của chúng ta.
Chấp Nhận Sự Khác Biệt, Những Mảnh Ghép Cuộc Đời
Mỗi người đều có một cách thức đi vào cuộc đời khác nhau, tùy theo tính cách, quan niệm sống, hoạch định mục tiêu cuộc đời của mình. Tuy nhiên dù bạn là ai, tiếp cận cuộc đời cách nào, muốn thành công, bạn phải đi và gặp những điểm chung: Tương quan tốt với người khác!
Thấu hiểu tâm lý con người, chìa khóa của thành công!
Mỗi con người là duy nhất với những cá vị độc đáo riêng mình, tính cách, khí chất cùng với hoàn cảnh xuất thân, nền giáo dục gia đình từ tấm bé, trải nghiệm và khả năng nhận thức cuộc đời của cá nhân khác nhau… sẽ làm nên một “Bản chất tâm lý” riêng của người đó, mà ta hay gọi là “cái tôi”. Vậy nếu cuộc đời là những mảnh ghép của nhiều cái tôi gặp nhau, làm sao tránh được xung đột để có thể hòa hợp? Khoa học tâm lý cũng khám phá ra một số quy luật chung để con người có thể tồn tại mà vẫn giữ được nét riêng có của mình.
Tâm lý con người hay nhìn cuộc đời với những định kiến chủ quan, đôi khi bị sai lệch trong nhận thức, do những trải nghiệm cá nhân có vấn đề, thấu hiểu điều này sẽ giúp bạn dễ cảm thông, yêu thương và chấp nhận những lệch lạc, yếu đuối hoặc sai lầm của người khác dễ dàng.
Chấp nhận sự khác biệt, những mảnh ghép cuộc đời
Hành xử tương thích với những khác biệt
Những nghiên cứu gần đây của Tâm lý học hiện đại cho thấy có sự quan hệ giữa chỉ số thông minh IQ và chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ.
EQ được hiểu là khả năng hiểu mình và thấu hiểu người khác, là tự kiềm chế cảm xúc, khả năng tự đánh giá, khả năng kiểm soát và chế ngự những khát vọng, khả năng kỹ luật tự giác, tư duy tích cực và tìm ra nhiều giải pháp để giải quyết công việc. Như vậy người có khả năng tương thích với những khác biệt là người có chỉ số cảm xúc EQ cao, là những người biết hành xử phù hợp với tình huống, thuận theo sự mời gọi của hoàn cảnh và lòng người.
Thành công bằng sự thấu hiểu
Để thành công, các bạn phải chuẩn bị cho mình nhiều hành trang.
Hãy tận dụng để đạt được những lợi thế mà các mối quan hệ có thể mang lại cho các bạn. Trong các mối quan hệ, hãy tìm ra một con đường mới để làm giàu có sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa bạn với những người khác.
Với các bạn trẻ, việc hình thành kế hoạch bản thân hay thiết kế bản đồ cuộc đời là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, cần phải có lộ trình cho toàn bộ các bước đi trong cuộc đời. Để làm được điều này, các bạn cần hiểu rõ đặc điểm và tiến trình phát triển của tâm lý lứa tuổi, từ đó thấu hiểu bản thân mình, đến giai đoạn nào của cuộc đời các bạn phải thực hiện và đạt được điều gì trong cuộc sống cho bản thân. Ví dụ như nhiệm vụ chinh phục tri thức và học các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp công sở, các kỹ năng bổ trợ cho làm việc như học vi tính, học Anh văn và cách xử lý với máy móc văn phòng… phải được chuẩn bị ngay thời sinh viên. Để xây dựng thành công bản đồ cuộc đời, các bạn nên khám phá bản thân sao cho thấu hiểu điểm mạnh, điểm yếu, sở thích sở trường, sở đoản. Từ đó biết rõ mình là ai, mình muốn gì và mình sẽ làm điều đó như thế nào?
Thạc sỹ Tâm lý Nguyễn Thị Tâm
Chuyên gia tư vấn & đào tạo – Công ty Ứng dụng tâm lý Hồn Việt
Theo Tạp chí Sức Khỏe – khoe24h.vn
Tôn Trọng Sự Khác Biệt Cuộc Sống
Tôi từng biết một chàng trai kiếm được rất nhiều tiền. Anh quan niệm cuộc sống là một chuỗi các tuyên bố giá trị. Mọi thứ từ việc chọn kỳ nghỉ nào, đến việc chọn loại bia nào ở nhà hàng, cho đến lý do mọi người thích hoặc không thích anh ta. Tôi rất thích câu, “Mọi người đang cố chứng minh hoặc xóa bỏ con người trong quá khứ của mình,”
Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với anh thì đó là vì họ đố kỵ hoặc cảm thấy bị tài năng hay thành công của anh đe dọa. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ ngưỡng mộ tài năng và thành công của anh, và trong một số trường hợp, có thể họ đang cố gắng tiếp cận để lợi dụng anh.
Anh đánh giá bản thân dựa trên thành công tài chính của mình. Và một cách tự nhiên, anh cũng đánh giá thế giới và mọi người xung quanh dựa trên thành công tài chính.
Tôi từng biết một người phụ nữ xinh đẹp. Cô nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự quyến rũ và lôi cuốn. Mọi thứ từ những buổi phỏng vấn xin việc đến việc được giảm giá ở nhà hàng hoặc đối diện với một bà mẹ hay cằn nhằn.
Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với cô thì đó là vì họ mặc cảm trước nhan sắc của cô hoặc họ tự ti với vẻ ngoài của mình. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ ngưỡng mộ nhan sắc của cô và muốn tiếp cận cô.
Cô đánh giá bản thân dựa trên sắc đẹp và sự quyến rũ của mình. Và một cách tự nhiên, cô cũng đánh giá thế giới và mọi người trên thế giới dựa trên vẻ đẹp và sự quyến rũ của họ.
Tôi từng biết một anh chàng thất bại. Anh vụng về trong giao tiếp và không ai thích anh. Anh quan niệm cuộc sống là một cuộc đua giành lấy sự nổi tiếng, và trong cuộc thi đó anh luôn thất bại. Mọi thứ từ thu nhập anh kiếm được tại nơi làm việc, đến dịch vụ kém anh nhận được tại nhà hàng, cho đến những người không cười đáp lại những câu nói đùa của anh.
Nếu ai đó hành xử khiếm nhã với anh thì đó là vì họ nhận thấy mình thú vị hơn anh. Nếu ai đó tỏ ra tử tế thì đó là vì họ nhận ra anh là một người thất bại và cảm thấy tội nghiệp cho anh. Hoặc, có lẽ họ còn thất bại hơn anh.
Anh đánh giá bản thân dựa trên địa vị xã hội của mình. Và một cách tự nhiên, anh cũng đánh giá thế giới và mọi người trên thế giới dựa trên địa vị xã hội.
Trong chúng ta, có người đánh giá cuộc sống dựa trên tiền bạc và sự công nhận. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên sắc đẹp và sự nổi tiếng. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên gia thế và các mối quan hệ. Có người đánh giá cuộc sống dựa trên sự phục vụ và những việc làm tốt đẹp.
Nhiều khả năng bạn sẽ đánh giá cuộc sống của mình dựa trên sự kết hợp của tất cả các tiêu chuẩn này, ngoài tiêu chuẩn đặc biệt quan trọng nhất với bạn. Một tiêu chuẩn nổi bật và quyết định hạnh phúc của bạn hơn những tiêu chuẩn khác.
Trong bài viết này, tôi cho rằng việc đánh giá bản thân theo các tiêu chuẩn nội tại của riêng mỗi người càng nhiều càng tốt là rất quan trọng. Càng đo lường giá trị bản thân từ yếu tố bên ngoài, ta càng làm mọi thứ thêm xáo trộn.
Nhưng chưa hết.
Cách bạn đánh giá bản thân chính là cách bạn đánh giá người khác, và bạn cũng cho rằng đó là cách người khác đánh giá bạn.
Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên các mối quan hệ gia đình, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn tương tự – mức độ gần gũi giữa họ với gia đình. Nếu họ sống xa gia đình hoặc không thường gọi điện thoại về nhà, bạn sẽ cho rằng họ là một kẻ lười biếng, vô ơn hoặc thiếu trách nhiệm, dù cuộc sống hay quá khứ của họ thế nào đi nữa.
Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên sự vui đùa và những buổi tiệc mình tham gia, bạn sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn như thế – sự vui đùa và những buổi tiệc họ tham gia. Nếu họ thích ở nhà và xem lại phim vào mỗi cuối tuần, bạn sẽ cho rằng họ là người rụt rè, nhút nhát, buồn tẻ và thiếu sức sống, dù tính cách và các nhu cầu của họ là gì đi nữa.
Nếu đánh giá cuộc sống của mình dựa trên việc đi du lịch đó đây và trải nghiệm cuộc sống, bạn cũng sẽ đánh giá người khác theo tiêu chuẩn đó – họ đã chu du đến những đâu. Nếu họ thích ở nhà và tận hưởng sự thoải mái của cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ cho rằng họ là người thiếu sự hiếu kỳ, thiếu hiểu biết, thiếu tham vọng, dù khát khao của họ là gì đi nữa.
Tiêu chuẩn ta dùng để đánh giá bản thân chính là tiêu chuẩn ta dùng để đánh giá cuộc sống.
Nếu tin mình là người làm việc siêng năng và mọi thứ ta có là do ta đã nỗ lực gặt hái, ta sẽ tin rằng những gì người khác có cũng là do họ đã nỗ lực để đạt được. Và nếu họ chẳng có gì, đó là vì họ đã không làm gì.
Nếu tin mình là nạn nhân của xã hội và xứng đáng có được công lý, thì ta sẽ tin rằng người khác cũng là nạn nhân của xã hội và đáng được đối xử công bằng. Nếu tin giá trị của mình nằm ở đức tin, ta sẽ nhìn nhận người khác dựa trên việc họ có (hoặc không có) đức tin. Nếu đánh giá bản thân dựa trên sự hiểu biết và khả năng lập luận, ta sẽ đánh giá người khác qua lăng kính tương tự.
Đây là lý do vì sao những doanh nhân có xu hướng cho rằng người khác cũng nên trở thành doanh nhân. Đó là lý do vì sao những người phân biệt chủng tộc thường bảo người khác cũng phân biệt chủng tộc. Họ chỉ không nhận ra thôi. Đó là lý do vì sao những người đàn ông phân biệt giới tính biện minh cho thành kiến giới tính của mình bằng cách cho rằng phụ nữ kém cỏi hơn và những phụ nữ phân biệt giới tính thì biện minh ngược lại.
Tôi không bảo phán xét là sai. Có nhiều giá trị đáng phán xét. Tôi lên án người dùng bạo lực và lòng dạ nham hiểm. Nhưng đó chính là hình ảnh phản chiếu chính con người tôi. Tôi lên án bạo lực và sự nham hiểm trong chính bản thân mình. Đó là những tính cách tôi sẽ không chấp nhận trong con người mình, vì thế tôi không chấp nhận những tính cách đó ở người khác.
Tuy nhiên, đó là lựa chọn mà tôi đưa ra. Đó là lựa chọn mà tất cả chúng ta đưa ra, dù ta có nhận ra hay không. Và ta nên lựa chọn một cách có ý thức, chứ không phải vô thức.
Đó là lý do vì sao những người nghĩ mình xấu xí cố tìm ra khuyết điểm của những người xung quanh. Đó là lý do vì sao những người lười biếng và chểnh mảng cố tìm cớ để nghĩ là người khác cũng xuề xòa và chểnh mảng. Đó là lý do vì sao những quan chức tham nhũng chọn ăn hối lộ: vì họ cho rằng người khác cũng tham nhũng như họ. Đó là lý do vì sao những tên bịp bợm chọn làm những việc gian dối: vì họ cho rằng người khác cũng sẽ gian dối nếu có cơ hội.
Đó là lý do vì sao người không thể tin tưởng người khác là người không đáng tin.
Nhiều người trong chúng ta chọn các tiêu chuẩn đánh giá nội tại không dựa trên lựa chọn có ý thức mà dựa trên khuyết điểm của bản thân. Tôi rất thích câu, “Mọi người đang cố chứng minh hoặc xóa bỏ con người trong quá khứ của mình,” vì đối với nhiều người, các tiêu chuẩn đánh giá được xác định dựa trên cách mọi người nhìn nhận họ khi họ lớn lên. Ta đeo đẳng ý nghĩ ở một khía cạnh nào đó trong cuộc sống vì đó là khía cạnh mà ta cảm thấy mọi người đánh giá mình nhiều nhất. Cô nữ sinh cấp 3 trong đội cỗ vũ sợ đánh mất vẻ trưởng thành của mình. Đứa trẻ nghèo bị ám ảnh bởi việc trở nên giàu có. Người thua cuộc muốn tổ chức những bữa tiệc linh đình nhất. Kẻ lười biếng lại muốn chứng tỏ mình rất thông minh.
Điều quan trọng trong quá trình phát triển là nhận ra nỗi ám ảnh đó, nhận ra cách ta đánh giá bản thân và lựa chọn chuẩn đo lường một cách có ý thức cho chính mình.
Nhưng một điều quan trọng khác trong quá trình phát triển là hiểu rằng mọi người đều có chuẩn đo lường của riêng họ. Và chuẩn đó có thể không giống của ta. Và điều đó (thông thường) không sao cả. Hầu hết các chuẩn đo lường mà mọi người chọn đều tốt. Dù nó không giống với chuẩn đo lường mà bạn chọn cho mình.
Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên các giá trị gia đình, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự quyến rũ, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận cuộc sống dựa trên sự tự do và trải nghiệm cuộc sống, nhưng đa số mọi người thì không. Có thể bạn nhìn nhận thế giới dựa trên sự tích cực và thân thiện, nhưng đa số mọi người thì không.
Và đơn giản đó là một phần của con người. Việc chấp nhận người khác đánh giá bản thân họ và cuộc sống khác với bạn là một trong những bước quan trọng để chọn lựa một cách có ý thức các mối quan hệ phù hợp cho bản thân. Việc thiết lập những ranh giới rõ ràng và lựa chọn những người mà bạn muốn và không muốn họ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn là cần thiết. Có thể bạn không chấp nhận những quan niệm và hành vi của một người nào đó. Nhưng bạn phải chấp nhận rằng mình không thể thay đổi các giá trị của họ. Cũng như ta phải tự lựa chọn tiêu chuẩn đánh giá cho riêng mình. Và họ cũng thế.
Mark Manson
Bạn đang đọc nội dung bài viết Nghị Luận Về Việc Chấp Nhận Sự Khác Biệt Trong Cuộc Sống trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!