Đề Xuất 6/2023 # Nhận Biết Dấu Hiệu Viêm Amidan Ở Các Giai Đoạn Và Cách Điều Trị # Top 14 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Nhận Biết Dấu Hiệu Viêm Amidan Ở Các Giai Đoạn Và Cách Điều Trị # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Nhận Biết Dấu Hiệu Viêm Amidan Ở Các Giai Đoạn Và Cách Điều Trị mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Viêm amidan là tình trạng bệnh viêm nhiễm ở amidan rất phổ biến và thường gặp của đường hô hấp. Bệnh xảy ra nhiều ở đối tượng trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu.

Viêm amindan có nhiều dấu hiệu rất rõ ràng

Có nhiều nguyên nhân gây viêm amidan, chủ yếu nhất là do nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Ngoài ra các yếu tố về cơ địa, sức đề kháng yếu, môi trường ô nhiễm, do mắc các bệnh lý viêm họng không được điều trị tốt dẫn đến viêm nhiễm mãn tính, tổn thương nặng và các biến chứng nguy hiểm.

Các triệu chứng viêm amidan gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn các biến chứng của bệnh có thể gây ra các suy giảm nghiêm trọng của đường hô hấp với các bệnh lý mãn tính như: Viêm xoang, viêm phổi, viêm phế quản mãn tính,…

Viêm amidan có 2 thể chính là 2 giai đoạn phát triển của bệnh là: viêm amidan cấp tính và mãn tính. Ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau là “chuông cảnh báo” để người bệnh cần đi khám và điều trị sớm.

Triệu chứng viêm amidan cấp tính

Viêm amidan cấp tính là tình trạng bệnh khi amidan bị viêm nhiễm cấp tính, hình thành các tổn thương ở giai đoạn nhẹ. Bệnh khởi phát với các triệu chứng rõ rệt giống với hầu hết các tình trạng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp.

Viêm amidan mãn tính gây sốt cao đột ngột, mệt mỏi

Dấu hiệu viêm amidan cấp tính thường gặp, người bệnh nên nhận biết rõ và điều trị sớm gồm:

– Sốt cao đột ngột: Dấu hiệu đầu tiên tìm đến với người bệnh khi mắc viêm amidan cấp tính là sốt cao đột ngột. Người bệnh có thể bị sốt tới 39 – 40 độ ngay khi bị bệnh, đặc biệt là đối tượng trẻ nhỏ. Sốt cao khến cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chán ăn… rất giống với triệu chứng bệnh cảm cúm nhưng người bệnh không nên nhầm lẫn và cần đi khám, điều trị sớm.

– Amidan sưng, đỏ: Viêm amidan có nguyên nhân do virus thường sẽ gây ra triệu chứng khiến amidan bị sưng to và tấy đỏ, khi soi kĩ sẽ thấy niêm mạch họng đỏ rực, xuất tiết. Kèm theo đó là các tiệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi, hắt hơi. Trường hợp bệnh nguyên nhân do vi khuẩn bề mặt amidan cũng bị sưng, đỏ và kèm theo chấm mủ có màu trắng sữa.

– Cổ họng đau rát, vướng khi nuốt: Viêm amidan khiến amidan bị tổn thương, sưng tấy và tăng kích thước khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng víu ở cổ họng, khó khăn khi nuốt nước bọt, ăn uống,… Khi tình trạng viêm nhiễm chuyển biến nặng, cảm giác đau rát, khó chịu ở cổ họng cũng sẽ tăng lên và có thể lan sang tai.

– Khó thở, ngáy to khi ngủ: Hô hấp bị ảnh hưởng rất nhiều khi amidan bị viêm nhiễm. Amidan sưng to chèn cổ họng và dịch đờm sẽ khiến người bênh bị khó thở, thở mạnh, ban đêm bị ngáy to. Tình trạng này ở trẻ em sẽ rất nguy hiểm, có một số trường hợp trẻ có thể bị ngừng thở khi ngủ.

Triệu chứng viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính là giai đoạn phát triển nặng của viêm amidan và tiếp theo của giai đoạn cấp tính. Nhiều trường hợp viêm amidan có thể khỏi sau 3 -5 ngày mắc bệnh, tuy nhiên nếu sức đề kháng cơ thể kém cũng với các tác nhân bên ngoài và việc điều trị bệnh giai đoạn cấp tính sẽ dẫn đến viêm nhiễm mãn tính.

Ho nhiều, hơi thở có mùi hôi,… là dấu hiệu viêm amidan mãn tính

Viêm amidan mãn tính có các dấu hiệu thường không quá rõ ràng, đột ngột như giai đoạn mãn tính, người bệnh dễ nhầm lẫn với các tình trạng bệnh cảm cúm thường gặp. Tuy nhiên, có một số triệu chứng của bệnh người bệnh có thể nhận biết được như:

– Sốt nhẹ: Người bệnh bị sốt nhẹ, sốt vặt, người gây gây sốt đặc biệt vào buổi chiều. Cơ thể mệt mỏi, chán ăn, người gầy gò, xanh xao, đặc biệt trẻ nhỏ dễ bị sụt cân.

– Hơi thở có mùi hôi: Viêm amidan mãn tính sẽ có tình trạng mủ tích tụ ở họng nên khi thở ra sẽ thường xuyên bị có mùi hôi khó chịu.

– Ho nhiều: Người bệnh bị ho nhiều, ho khan thành từng cơn dài, đặc biệt là ho nhiều vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy. Ho nhiều khiến cổ họng đau rát, khó nuốt và khản tiếng, giọng nói thay đổi.

– Amidan bị sưng to: Khi bị viêm amidan quá phát sẽ khiến amidan bị sưng to, niêm mạc họng bị đỏ tấy, phần trụ trước bị đỏ sậm, trong các hốc và múi có xuất hiện mủ trắng giống với màu sữa. Tình trạng viêm amida quá phát thường gặp nhiều ở trẻ em.

– Amidan xơ chìm: Đây là tình trạng bệnh thường gặp ở người lớn. Amidan xơ chìm, hai amidan nhỏ có về mặt gồ ghề, lỗ chỗ và chằng chịt xơ trắng. Ở trụ trước, trụ sau dày và đỏ sậm, khi dùng tay hoặc lưỡi ấn vào amidan có thể thấy mủ chảy ra từ các hốc, múi của amidan.

Viêm amidan và cách điều trị khi thấy triệu chứng bệnh

Các triệu chứng viêm amidan cấp tính và mãn tính có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các biểu hiện của bệnh nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ phát triển và lây lan nhanh chóng, gây ra các tình trạng bệnh mãn tính nguy hiểm.

Chính vì vậy để hạn chế sự ảnh hưởng, phát triển của bệnh, ngay khi thất xuất hiện các dấu hiệu viêm amidan người bệnh nên chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa.

Đến cơ sở y tế khám ngay khi phát hiện dấu hiệu viêm amidan bất thường

Dựa trên kết quả kiểm tra tình trạng bệnh, bác sĩ tư vấn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp bằng tây y, đông y hoặc nam dược. Cùng với dùng thuốc chữa, người bệnh cũng cần chú ý đến sinh hoạt, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh để bệnh sớm được điều trị tốt nhất.

– Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

– Uống nhiều nước mỗi ngày

– Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất để cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

– Giữ ấm cơ thể, vùng cổ khi thời tiết chuyển lạnh.

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc các dung dịch súc họng để diệt khuẩn, làm sạch họng và vi khuẩn không có môi trường làm tổ, gây bệnh.

– Đeo khẩu trang khi ra đường và sử dụng các dụng cụ bảo hộ khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.

– Không hút thuốc lá và sử dụng các chất kích thích rượu, bia,… không tốt cho sức khỏe.

– Uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc có thể sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và biến chứng nguy hiểm.

Viêm Amidan Đáy Lưỡi: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Viêm amidan đáy lưỡi là hiện tượng viêm nhiễm amidan ở đáy lưỡi (tổ chức lympho hình chữ V). Bệnh đặc trưng bởi tình trạng nuốt nghẹn, vướng, cổ họng đau, khàn tiếng và ho. Tùy theo giai đoạn phát triển, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc can thiệp phẫu thuật.

Viêm amidan đáy lưỡi là gì?

Viêm amidan đáy lưỡi là tình trạng amidan nằm ở đáy lưỡi (tổ chức lympho hình chữ V ở đáy lưỡi) bị viêm nhiễm do virus và vi khuẩn. Thông thường, hiện tượng viêm nhiễm amidan xảy ra chủ yếu ở amidan khẩu cái (amidan có hình hạnh nhân nằm ở hai bên thành họng). Tuy nhiên, ở một số ít trường hợp, tình trạng này còn ảnh hưởng đến amidan ở vòm mũi họng (được gọi là VA), viêm amidan vòi và amidan đáy lưỡi.

Tương tự như viêm amidan thông thường, viêm amidan đáy lưỡi cũng được chia thành 2 giai đoạn (cấp tính và mãn tính). Bệnh có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến trẻ từ 4 – 14 tuổi.

Các tổ chức amidan (amidan đáy lưỡi, amidan vòm mũi họng, amidan khẩu cái,…) đều chỉ hoạt động mạnh từ 4 – 14 tuổi. Khi cơ thể trưởng thành, hệ miễn dịch dần hoàn toàn và chức năng của các cơ quan này cũng suy giảm dần theo thời gian. Kết quả là amidan teo nhỏ và gần như không bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Vì vậy, viêm amidan nói chung và viêm amidan đáy lưỡi nói riêng ảnh hưởng nhiều đến trẻ nhỏ hơn so với người trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm amidan đáy lưỡi

Viêm amidan đáy lưỡi có triệu chứng tương đối đa dạng, phụ thuộc vào giai đoạn phát triển và thể trạng của từng bệnh nhân. Ở một số trường hợp, viêm amidan đáy lưỡi còn có thể đi kèm với viêm amidan khẩu cái (viêm amidan thông thường).

1. Nhận biết viêm amidan đáy lưỡi cấp tính

Viêm amidan đáy lưỡi cấp có đặc điểm bùng phát triệu chứng ồ ạt, rầm rộ và dễ nhận biết. Bệnh có thể tự khởi phát hoặc xảy ra sau một đợt nhiễm trùng (sởi, ho gà, cúm),… Thống kê cho thấy, viêm amidan đáy lưỡi cấp chủ yếu gặp ở trẻ nhỏ, rất ít khi xảy ra ở người lớn và người cao tuổi.

Các dấu hiệu nhận biết viêm amidan đáy lưỡi:

Quan sát vòm họng sẽ thấy đáy lưỡi xuất hiện tổ chức mô mềm màu hồng hoặc đỏ, có hiện tượng sưng nhẹ

Hai amidan khẩu cái có thể bị viêm hoặc không

Cổ họng đau rát, sưng nóng, đặc biệt là ở vùng đáy lưỡi

Đi kèm với cảm giác sốt đột ngột (sốt cao từ 38 – 39 độ C), người ớn lạnh, rét rún, đau đầu, mệt mỏi và ăn uống kém

Táo bón, tiểu tiện ít, có màu vàng sẫm

Giọng khàn, gây ho từng cơn và cổ họng ứ đờm nhầy

Nhiễm trùng có thể lây lan đến mũi, VA, thanh quản dẫn đến tình trạng nói giọng mũi, ngủ ngáy, thở khò khè

Toàn bộ niêm mạc họng đỏ, lưỡi có rêu trắng và hơi thở thường có mùi hôi

2. Triệu chứng của bệnh viêm amidan đáy lưỡi mãn tính

Viêm amidan đáy lưỡi mãn tính là tình trạng tổ chức lympho ở đáy lưỡi (có hình chữ V) bị viêm nhiễm thường xuyên. Bệnh có thể xảy ra ở cả trẻ nhỏ và người lớn. So với bệnh ở giai đoạn cấp, viêm amidan đáy lưỡi mãn tính có triệu chứng mờ nhạt, khó nhận biết nhưng tiến triển dai dẳng và dễ tái phát.

Các triệu chứng của bệnh viêm amidan đáy lưỡi mãn tính:

Hầu như không gây ra triệu chứng toàn thân hoặc chỉ xuất hiện một số triệu chứng mờ nhạt như da xanh xao, thể trạng gây yếu và sốt nhẹ về chiều

Có cảm giác đau rát và vướng khi nuốt

Hôi miệng, mặc dù vệ sinh răng miệng thường xuyên

Có hiện tượng khò khè, ngủ ngáy nhưng nhẹ hơn so với viêm amidan khẩu cái

Quan sát amidan lưỡi nhận thấy bề mặt được phủ màu trắng và khạc ra chất bã đầu có màu trắng sữa hoặc vàng nhạt

Nếu để kéo dài có thể gây viêm amidan đáy lưỡi quá phát (amidan lưỡi phì đại, gia tăng kích thước lớn hơn so với bình thường)

Nguyên nhân gây bệnh viêm amidan đáy lưỡi

Tương tự như viêm amidan thông thường, viêm amidan đáy lưỡi thường xảy ra do các sự xâm nhập của các tác nhân nhiễm trùng như:

Virus: Cúm, ho gà, sởi,…

Vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, các chủng vi khuấn yếm khí và ái khí

Ngoài ra, bệnh lý này còn có thể bùng phát khi có những yếu tố thuận lợi như:

Môi trường ô nhiễm

Vệ sinh kém

Điều kiện sinh hoạt thấp

Sinh sống trong môi trường ô nhiễm, chỉ số bụi mịn cao

Thời tiết thay đổi đột ngột (nhất là vào mùa mưa)

Thể địa dị ứng

Sức đề kháng và thể trạng kém

Do cấu tạo amidan có nhiều rãnh, hốc,… tạo điều kiện cho virus và vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm

Mắc các bệnh viêm nhiễm hô hấp, răng miệng mãn tính (viêm VA, viêm xoang, sâu răng, viêm lợi,…)

Viêm amidan đáy lưỡi có nguy hiểm không?

Viêm amidan đáy lưỡi ít gặp hơn so với viêm amidan khẩu cái. Tình trạng này cũng xảy ra do virus và vi khuẩn tấn công ồ ạt vào tổ chức lympho dẫn đến hiện tượng amidan sưng viêm và phù nề. Vì vậy sau khi sử dụng thuốc và chăm sóc đúng cách, viêm amidan đáy lưỡi sẽ được kiểm soát và thuyên giảm nhanh sau 7 – 10 ngày.

Tuy nhiên nếu chủ quan, virus và vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan đến amidan ở những vị trí khác. Hoặc thậm chí gây viêm nhiễm ở những cơ quan kế cận và các cơ quan xa hơn.

Một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm amidan đáy lưỡi, bao gồm:

Viêm amidan khẩu cái, áp xe và viêm tấy quanh amidan

Viêm xoang, mũi, viêm tai giữa

Viêm thanh khí, phế quản cấp tính

Thấp khớp cấp

Viêm nội tâm mạc

Viêm tấy hạch dưới hàm

Viêm cầu thận cấp

Nhiễm khuẩn huyết

Ngoài ra, hiện tượng phù nề amidan đáy lưỡi còn gây nghẹn vướng khi ăn uống, đau họng, ho và mệt mỏi. Các triệu chứng của bệnh lý này ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Vì vậy, cần chủ động thăm khám và tích cực điều trị để kiểm soát bệnh trong thời gian sớm nhất.

Các phương pháp điều trị bệnh viêm amidan đáy lưỡi

Điều trị viêm amidan đáy lưỡi có nhiều phương pháp khác nhau như sử dụng thuốc, phẫu thuật, chăm sóc,… Trong đó, lựa chọn ưu tiên là các phương pháp bảo tồn. Can thiệp ngoại khoa chỉ được cân nhắc khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả.

Các phương pháp điều trị viêm amidan đáy lưỡi phổ biến hiện nay:

1. Các biện pháp bảo tồn

Các biện pháp bảo tồn được áp dụng trong điều trị viêm amidan đáy lưỡi chủ yếu là sử dụng thuốc giảm triệu chứng và kháng sinh (khi cần thiết). Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các trường hợp viêm amidan lưỡi cấp và một số trường hợp viêm amidan đáy lưỡi mãn tính có đáp ứng.

Các loại thuốc được sử dụng để điều trị viêm amidan đáy lưỡi:

Kháng sinh: Kháng sinh được dùng khi viêm amidan đáy lưỡi xảy ra do vi khuẩn. Ban đầu khi chưa có kết quả soi cấy bệnh phẩm, bác sĩ sẽ xử trí bằng cách dùng kháng sinh beta-lactam. Nếu có tiến triển tốt, cần duy trì sử dụng trong 7 – 10 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngược lại trong trường hợp không có đáp ứng, bệnh nhân sẽ được điều trị theo kháng sinh đồ.

Giảm đau, hạ sốt: Thuốc giảm đau, hạ sốt (Paracetamol) được sử dụng trong trường hợp viêm amidan đáy lưỡi để hạ sốt, giảm đau đầu và đau vùng cổ họng. Để tránh cảm giác nghẹn vướng khi nuốt, bác sĩ thường chỉ định thuốc dạng viên sủi hoặc dạng thuốc đạn đặt trực tràng.

Dung dịch kiềm: Dung dịch kiềm (Borat natri, Bicarbonat natri,…) được sử dụng để súc họng 2 – 3 lần/ ngày nhằm tiêu diệt virus và vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên duy trì sử dụng dung dịch kiềm thêm vài ngày sau khi triệu chứng thuyên giảm để ngăn ngừa hiện tượng tái nhiễm.

Các loại thuốc khác: Ngoài những loại thuốc kể trên, bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm một số loại thuốc khác như thuốc nhỏ mũi, thuốc ho, các viên uống bổ sung chứa kẽm, vitamin C, canxi để nâng đỡ thể trạng.

2. Can thiệp phẫu thuật

Thực tế, không phải trường hợp viêm amidan nào cũng có chỉ định phẫu thuật. Phương pháp này chỉ được cân nhắc khi viêm amidan đáy lưỡi tái phát hơn 5 lần/ năm, amidan lưỡi quá phát làm hẹp eo họng, ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống hoặc chất lượng giấc ngủ. Cắt amidan cũng được cân nhắc khi bệnh đã gây ra biến chứng xa và hàng loạt các biến chứng kế cận.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần điều trị các tình trạng viêm cấp ở amidan, mũi, họng,… trước khi can thiệp phẫu thuật. Ngoài ra, người bị rối loạn đông máu, suy thận, suy tim và cao huyết áp cũng không nên áp dụng phương pháp này do tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng.

Tương tự như amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi có chức năng miễn dịch và bảo vệ cơ thể. Việc cắt bỏ cơ quan này đồng nghĩa với việc chức năng miễn dịch ở hầu họng sẽ giảm đi đáng kể. Chính vì vậy, điều trị ngoại khoa chỉ được cân nhắc trong trường hợp thật sự cần thiết.

Chăm sóc và phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi

Viêm amidan đáy lưỡi là bệnh hô hấp ít gặp hơn so với viêm amidan khẩu cái hay viêm VA (amidan ở vòm mũi họng). Tương tự như các bệnh viêm đường hô hấp khác, bệnh nhân bị viêm amidan đáy lưỡi nên xây dựng chế độ chăm sóc phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị. Ngoài ra, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát.

Các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa viêm amidan đáy lưỡi tái phát:

Dành thời gian nghỉ ngơi trong thời gian điều trị, ăn uống điều độ và ngủ đủ giấc để nâng đỡ thể trạng.

Chải răng 2 – 3 lần/ ngày và súc miệng với nước muối thường xuyên để hạn chế virus, vi khuẩn phát triển quá mức, tấn công và gây tổn thương tổ chức lympho ở hầu họng.

Bên cạnh sử dụng thuốc, có thể tận dụng các mẹo tự nhiên như mật ong, gừng, nghệ, quế, bạc hà,… để giảm đau rát, ho và ngứa cổ họng. Ngoài ra, các nguyên liệu tự nhiên kể trên còn giúp nâng cao chức năng miễn dịch và hỗ trợ hoạt động tiêu diệt virus, vi khuẩn của cơ thể.

Đeo khẩu trang khi di chuyển ngoài trời, nhất là khi thời tiết lạnh và mưa nhiều. Bởi đây là thời điểm độ ẩm thay đổi đột ngột khiến virus và vi khuẩn phát triển mạnh.

Viêm amidan đáy lưỡi có thể bùng phát sau khi mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Vì vậy, cần chủ động tiêm vaccine phòng ngừa một số bệnh lý như sởi, cúm, ho gà, phế cầu,…

Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh và hạn chế di chuyển, hoạt động ngoài trời trong thời điểm này.

Vệ sinh tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và sau khi tiếp xúc với các vật dụng công cộng.

Tránh ăn uống chung và tiếp xúc thân mật với người mắc các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp.

Dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa thường xuyên để hạn chế nấm mốc phát triển. Đồng thời làm sạch bụi bẩn, phấn hoa và các chất dị ứng có trong không khí.

Hệ miễn dịch khỏe mạnh có thể chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn. Vì vậy, bệnh nhân nên xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để nâng cao chức năng đề kháng.

Viêm amidan đáy lưỡi là một trong những dạng viêm nhiễm amidan có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Hy vọng qua bài viết, bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về triệu chứng, mức độ nguy hiểm, cách xử lý và phòng ngừa bệnh lý này. Tuy nhiên trước khi can thiệp các phương pháp chữa trị, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn hướng điều trị phù hợp.

Những Dấu Hiệu Nhận Biết Bệnh Xơ Gan Giai Đoạn Đầu Và Cách Điều Trị.

Bệnh xơ gan phát triển trong cơ thể người một cách lặng lẽ nên người bệnh khó có thể nhận biết. Với những người mắc xơ gan giai đoạn đầu cũng vậy, bệnh không có những triệu chứng cụ thể, khi đi khám bệnh mới phát hiện ra thì lúc đó bệnh đã nặng hơn, nên việc điều trị cũng khó khăn.

Xơ gan là bệnh gặp ở người lớn lẫn, trẻ nhỏ. Bệnh phát triển tư từ, đến khi nặng mới có triệu chứng rõ ràng. Lúc đó việc điều trị vô vùng khó khăn và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, cần được phát hiện kịp thời.

Bệnh xơ gan được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Ở giai đoạn đầu, người bệnh sẽ có các dấu hiệu:

Cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt nhẹ vào buổi chiều.

Bệnh nhân cảm thấy khó chịu bên trong, ăn không tiêu, đầy bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.

Vùng hạ sườn phải có những cơn đau không thường xuyên với mức độ tăng dần theo thời gian.

Nước tiểu có màu vàng sậm do chức năng giải độc của gan suy giảm.

Ngứa xảy ra do tình trạng trào ngược mật vào trong da và máu.

Cơ thể có thể bị bầm tím.

Lông ở nách và bộ phận sinh dục thưa dần.

Móng tay khô, trắng, nam giới tinh toàn teo nhẽo, vú to.

Suy giảm ham muốn tình dục. Ở nữ có thể có hiện tượng vô kinh, nam có thể liệt dương.

Xét nghiệm gan phát hiện thể tích gan tăng lên và rắn chắc, có thể thấy lách to quá bờ sườn.

Xuất hiện các mao mạch hình sao ở lưng, ngực, bàn tay, chân mẩn đỏ.

Phương pháp điều trị

Sử dụng thuốc để làm giảm sự tiến triển của bệnh xơ gan.

Cần kiêng các loại rượu, bia, chất kích thích, thuốc lá để cải thiện triệu chứng xơ gan, thúc đẩy chức năng gan sớm phục hồi.

Xơ gan là hậu quả của bệnh viêm gan mạn tính đặc biệt là viêm gan B và C. Vì vậy, để kiểm soát tốt bệnh xơ gan cần ngăn chặn sự phát triển của các virus viêm gan, tránh để chuyển sang các bệnh gan mạn tính.

Nếu xơ gan do gan nhiễm mỡ, tiểu đường thì bệnh nhân cần giảm cân, kiểm soát lượng đường, cholesterol trong máu.

Bổ sung chất dinh dưỡng, các vitamin thiết yếu cho cơ thể.

Có một chế độ ăn hợp lý kết hợp luyện tập thể dục thể thao vừa phải để đẩy lùi bệnh xơ gan.

Khám sức khỏe định kỳ để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị hiệu quả.

Bệnh xơ gan có chữa được không?

Với những người bị xơ gan giai đoạn đầu nếu được phát hiện sớm thì khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh để dùng các liệu pháp phù hợp. Ví dụ, bạn uống nhiều bia rượu khiến gan bị tổn thương và yếu đi thì bạn phải lập tức cai rượu, bia. Nếu trong quá trình dùng thuốc mà có tác dụng ngoài ý muốn thì phải ngưng dùng thuốc ngay.

Những người ở giai đoạn cuối không thể chữa khỏi mà chỉ có thể kéo dài sự sống mà thôi. Hơn 80% cấu trúc gan bị xơ không có khả năng phục hồi. Tỉ lệ tử vong trong 6 tháng đầu là 60%, đến năm thứ 3 chỉ còn 6%. Bệnh nhân tử vong vì các biến chứng như: nhiễm khuẩn, chảy máu tiêu hóa và hôn mê gan.

Tìm Hiểu Các Giai Đoạn Của Xơ Gan Và Dấu Hiệu Nhận Biết Từng Giai Đoạn

Xơ gan là tình trạng các tế bào gan bị tổn thương nghiêm trọng vì một nguyên nhân nào đó, khi các nguyên nhân này tác động lên các tế bào gan khiến cho chúng trở nên xơ hóa và hình thành sẹo xơ thay thế cho các tế bào gan lành. Cấu trúc gan ở những người mắc xơ gan bị thay đổi khiến chức năng gan cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ở mỗi giai đoạn của xơ gan dấu hiệu của bệnh sẽ khác nhau và phương pháp điều trị cũng như tiên lượng sống của người bệnh cũng thay đổi rất nhiều. Để giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh xơ gan, chúng tôi đã tổng hợp lại các giai đoạn của xơ gan để bạn đọc có thêm thông tin về căn bệnh nguy hiểm này.

1. Các giai đoạn của xơ gan và dấu hiệu nhận biết từng giai đoạn

Có rất nhiều nguyên nhân gây xơ gan nhưng hai nguyên nhân phổ biến nhất và được biết đến nhiều nhất là xơ gan do rượu và xơ gan do virus, bệnh xơ gan thường tiến triển trong thời gian dài, âm thầm nên các giai đoạn của xơ gan cũng chuyển giao nhau mà hầu như không có dấu hiệu gì đặc trưng.

Đối với những người mắc xơ gan giai đoạn đầu, người bệnh hầu như không có bất cứ dấu hiệu nào cụ thể, người bệnh chỉ phát hiện mình mắc xơ gan khi vô tình đi khám hoặc khi phát hiện thì bệnh đã ở giai đoạn muộn. Nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì việc điều trị các giai đoạn của xơ gan sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

1.1. Giai đoạn 1

Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên trong các giai đoạn của xơ gan, giai đoạn này người bệnh hầu như không có bất cứ dấu hiệu nào đặc trưng, nhưng tế bào gan bắt đầu bị hủy hoại, chức năng gan cũng dần bị tổn thương liên tục. Bệnh nhân xơ gan giai đoạn một đôi khi chỉ thấy một số dấu hiệu không mấy điển hình như mệt mỏi và thiếu năng lượng,…

1.2. Giai đoạn 2

Giai đoạn 2 là giai đoạn của xơ gan tiếp theo ở giai đoạn này áp lực tĩnh mạch cửa tăng dần lên, các mô xơ hóa trong gan cũng hình thành nhiều hơn. Để điều trị xơ gan giai đoạn 2 người bệnh cần loại bỏ đi nguyên nhân gây bệnh thì việc điều trị mới mang lại hiệu quả cao.

1.3. Giai đoạn 3

Giai đoạn 3 của xơ gan là giai đoạn muộn người bệnh bắt đầu xuất hiện dấu hiệu cổ trướng, dấu hiệu cổ trướng là dấu hiệu điển hình của giai đoạn này. Lượng dịch trong ổ bụng của người bệnh nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào thể trạng cũng như mức độ xơ hóa gan của người bệnh.

Trong các giai đoạn của xơ gan, giai đoạn này là giai đoạn điều trị khó khăn nhất và cũng ít mang lại hiệu quả nhất. Mục đích điều trị xơ gan giai đoạn 3 chỉ là nhằm duy trì sự sống cho người bệnh cũng như giúp người bệnh giảm thiểu những khó chịu mà xơ gan gây ra. Hiệu quả nhất và kéo dài sự sống cho người bệnh nhanh nhất chỉ có thể là ghép gan tuy nhiên chi phí ghép gan rất cao.

1.4. Giai đoạn 4

Ở giai đoạn 4 gan xơ hóa hoàn toàn, trong các giai đoạn của xơ gan ở giai đoạn 4 là giai đoạn xuất hiện nhiều biến chứng nhất, một số biến chứng của bệnh xơ gan ở giai đoạn này có thể kể tới như xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng, bệnh não gan hay tăng áp lực tĩnh mạch cửa…Thời gian sống của những bệnh nhân mắc xơ gan giai đoạn 4 chỉ kéo dài khoảng 12 tháng.

2. Làm thế nào để phát hiện sớm các giai đoạn của xơ gan?

Ở mỗi giai đoạn của xơ gan sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, nhưng theo thời gian và mức độ tổn thương thì các dấu hiệu này thường có xu hướng nặng hơn, người bệnh cảm nhận rõ rệt hơn tình trạng suy giảm sức khỏe của bản thân. Theo chia sẻ của các Bác sĩ chuyên khoa, cho dù là xơ gan ở giai đoạn nào thì người mắc bệnh sẽ có thể xuất hiện một số dấu hiệu sau:

Mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon.

Buồn nôn, sụt cân.

Dễ chảy máu, dễ bầm tím và sưng ở chân hay ở bụng, đôi khi thấy xuất hiện các mảng xuất huyết mà không phải do va đập.

Một số dấu hiệu chứng tỏ chức năng thải độc của gan bị ảnh hưởng như: vàng da, ngứa, mạch nổi lên như mạng nhện,…

Bạn đang đọc nội dung bài viết Nhận Biết Dấu Hiệu Viêm Amidan Ở Các Giai Đoạn Và Cách Điều Trị trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!