Cập nhật nội dung chi tiết về Những Dấu Hiệu Cho Thấy Cơ Thể Bạn Đang Bị Rối Loạn Tiêu Hóa mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Dấu hiệu nhận biết
Đầy hơi: đây là triệu chứng rất dễ nhìn thấy, người mắc triệu chứng này luôn cảm thấy no, căng bụng, khó chịu. Ngoài ra, còn có dấu hiệu ợ hơi.
Đau bụng: cơn đau có thể dữ dội hoặc đau âm ỉ, thường đau vùng bụng dưới, và có thể có nhiều chỗ khác nhau.
Ợ nóng: là cảm giác nóng rát ở cổ họng và vùng bụng, đây cũng là dấu hiệu của triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Thường xuất hiện sau khi ăn đồ cay nóng hoặc chất béo.
Tiêu chảy: đi ngoài ra phân lỏng, số lần đi nhiều hơn so với ngày thường;
Táo bón: thường đi ngoài ít hơn so với ngày thường;
Buồn nôn;
Chán ăn, mệt mỏi, uể oải…
Nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiêu hóa
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bị rối loạn tiêu hóa. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý, mới dẫn đến triệu chứng tiêu hóa gặp bất thường
Chế độ ăn uống không lành mạnh: ăn nhiều đồ ngọt, quá nhiều tinh bột, thức ăn nhiều dầu mỡ, uống nhiều bia, rượu, thuốc lá, ăn thức ăn cay, nóng.
Ngoài ra, còn do thói quen ăn uống thất thường, hay ăn quá no cũng là nguyên nhân dẫn đến tiêu hóa có vấn đề
Sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều: việc sử dụng thuốc kháng sinh trong một thời gian dài sẽ làm giảm sức đề kháng. Do sử dụng thuốc kháng sinh quá nhiều sẽ tiêu diệt các lợi khuẩn trong hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, hệ tiêu hóa của bạn sẽ bị suy giảm.
Stress: tâm lý căng thẳng, áp lực công việc dẫn đến chế độ ăn uống không hợp lý. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến hệ tiêu hóa gặp bất thường.
Rối loạn tiêu hóa kéo dài là do mắc các bệnh lý về đường ruột: dạ dày, tá tràng, viêm ruột thừa;…
Vi khuẩn đường ruột có tác dụng điều tiết quá trình tiêu hóa. Nếu để số lượng lợi khuẩn giảm, số lượng hại khuẩn tăng sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
Cách khắc phục triệu chứng rối loạn tiêu hóa
Thay đổi thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh;
Bổ sung thêm sữa chua vào thực đơn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng cho đường ruột;
Không sử dụng đồ uống có cồn, có gas, thuốc lá;
Ăn nhiều rau, trái cây và các thực phẩm dễ tiêu hóa;
Vận động, thể dục thể thao cũng là một cách giúp tăng hoạt động co bóp của đường ruột;
Uống nhiều nước, mỗi ngày phải uống đủ 2 lít nước;
Không nên ăn quá no hoặc để quá đói như thế sẽ ảnh hưởng đến cơ chế co bóp của đường ruột, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa;
Không nên tự ý mua thuốc khi có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Nếu tình trạng kéo dài bạn nên đi khám bác sĩ để có cách điều trị hợp lý;
Bệnh rối loạn tiêu hóa tuy không phải là một bệnh nguy hiểm, nhưng tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí có thể dẫn đến những bệnh nguy hiểm khác. Vì thế, chúng ta không nên chủ quan, mà phải đến phòng khám chuyên khoa để điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
TRUNG TÂM TIÊU HÓA VIỆT
Địa chỉ: Số 9 Tô Hiến Thành, Phường 13, Quận 10, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam. Hotline: (028) 3868 1568 – (028) 3868 2568.
Email: tieuhoaviet@gmail.com .
5 Dấu Hiệu Cho Thấy Rối Loạn Tiêu Hóa Ở Trẻ Đang Ở Mức Khẩn Cấp
5 dấu hiệu cho thấy trẻ cần đến gặp bác sĩ
Trẻ có thể nôn vì nhiều lý do khác nhau. Đó có thể là do bị nhiễm virus, say tàu xe, ngộ độc thực phẩm, sốt, ho quá nhiều, ăn quá nhiều, quá phấn khích hoặc là do lo lắng. Tuy nhiên, trẻ có thể nôn vì các bệnh nghiêm trọng như viêm màng não, viêm ruột thừa và tắc nghẽn đường ruột. Ở những bệnh này có kèm các dấu hiệu như nôn mửa, tiêu chảy, đau dạ dày hoặc sốt.
Thời điểm cần liên hệ với bác sĩ: Liên hệ với bác sĩ nhi khoa nếu trẻ bị nôn nhiều hơn một lần, có máu hoặc mật trong chất nôn hoặc nếu trẻ dưới 6 tuổi và không thể giữ chất lỏng. Đối với trẻ lớn hơn, nếu bé bị nôn nhiều hơn hai lần trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc chất nôn có máu hoặc mật, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Mẹ cũng nên gọi cho bác sĩ nếu trẻ bị sốt, tiêu chảy hoặc có bất kì dấu hiệu mất nước nào, bao gồm:
Đau bụng ở trẻ em có thể là một dấu hiệu của nhiều vấn đề, bao gồm những triệu chứng phổ biến sau:
Có nhiều vấn đề khác có thể gây đau bụng, cũng có thể đi kèm với đầy hơi, chuột rút, buồn nôn hoặc khó chịu nói chung. Một số nguyên nhân ít gặp hơn của đau bụng bao gồm:
Thời điểm cần liên hệ với bác sĩ: Nếu đau bụng rối loạn tiêu hóa ở trẻ nghiêm trọng hoặc kéo dài hơn hai tuần, hãy đưa bé đến ngay bác sĩ nhi khoa.
Táo bón và tiêu chảy
Táo bón ở trẻ em có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân: căng thẳng học tập/ rèn luyện, chế độ ăn ít chất xơ, thiếu nước, hội chứng ruột kích thích , thói quen đại tiện, tiểu đường hoặc do thuốc kháng sinh. Các triệu chứng táo bón bao gồm:
Thời điểm cần liên hệ với bác sĩ: Nếu mẹ thấy có máu trong phân của trẻ. Mẹ cũng cần liên hệ với bác sĩ nếu trẻ không đi tiểu ít nhất một lần mỗi ngày, nếu cử động đau hoặc đi ngoài ra máu.
Trào ngược dạ dày – 1 trong 5 bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ em khá là phổ biến, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nhiều nguyên nhân làm “kích hoạt” dòng chảy ngược của axit, bao gồm:
Dị ứng thực phẩm
Các vấn đề với cơ thắt thực quản dưới (LES) – một cơ ở dưới cùng của thực quản
Thời điểm cần liên hệ với bác sĩ: May mắn thay, trào ngược có thể được ngăn chặn bằng cách tránh các thực phẩm kích hoạt như bạc hà, socola và các món béo. Các dấu hiệu cho thấy bệnh có thể nghiêm trọng bao gồm:
Kén ăn ở trẻ cũng là vấn đề gây lo ngại cho cha mẹ. Tuy nhiên một triệu chứng mơ hồ như vậy có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Việc trẻ kén ăn có thể do mùi hoặc cách chế biển của thực phẩm, cũng như nhiễm trùng đường tiêu hóa và tiêu chảy.
Thời điểm cần liên hệ với bác sĩ: Nếu trẻ đang tăng cân kém, nôn, ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày khi ăn, hay bị đau bụng trong hoặc sau bữa ăn.
Trẻ em không thể giải thích rõ ràng những gì mà bé cảm thấy. Vì vậy cho dù triệu chứng là gì, dù mơ hồ hay nhẹ, đột ngột hay mãn tính, nếu mẹ lo lắng về rối loạn tiêu hóa ở trẻ, đừng chờ đợi mà hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Những Dấu Hiệu Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Dễ Nhận Biết
Trẻ nhỏ thường có hệ tiêu hóa non bởi vậy các bé rất dễ gặp phải căn bệnh rối loạn tiêu hóa. Đây là nguyên nhân chính gây suy dinh dưỡng cũng như chậm lớn, lười ăn ở trẻ nhỏ. Vậy những dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa dễ nhận biết nhất là gì?
Chính vì thế để tránh tình trạng bệnh trở nên trầm trọng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bé thì các mẹ cần phải trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để có thể nhanh chóng hồi phục.
Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa
Trẻ nhỏ thường hay nôn chớ bởi thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn. Thực quản của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh thì thực quản ngắn phần dưới hơi nở rộng cùng lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn rất yếu. Nếu như trẻ 2-3 ngày bị một lần hoặc ăn quá no bị nôn thì không sao thế nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên cứ ăn vào lại nôn thì hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề.
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượng tiêu chảy cấp phân lỏng như nước. Một ngày nếu đi trên 3 lần trong ngày thì phân thường có mùi tanh, sống phân nên thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa. Có khi phân còn có bọt đi nhiều thì có mũi đối với triệu chứng này các mẹ nên chú ý bù nước và điện giải kịp thời vì khi trẻ đi ngoài sẽ mất rất nhiều nước, cơ thể sẽ bị suy nhược nặng nề. Trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa và sốt thì phụ huynh cần phải đưa bé đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời trị bệnh.
Những dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa
Táo bón chính là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ bởi táo bón không phải là bệnh mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Khi bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể có những biến chứng nguy hiểm xảy ra như:
Do đó cần được khám và tìm ra nguyên nhân gây táo bón để có cách điều trị sao cho phù hợp. Bởi trong quá trình táo bón thì bạn nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ hoặc quá nhiều đạm và không nên uống các loại sữa có nhiều chất béo.
Tìm hiểu: Mẹo chữa đau đầu cho mẹ bầu hiệu quả nhất?
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa khi sờ vào bụng thấy trẻ căng to và có dấu hiệu ợ hơi liên tục. Đây chính là một triệu chứng của rối loạn tiêu hóa vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn ngoài ra còn có biểu hiện của miệng hôi.
Làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hóa? Thường thì khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ sẽ kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu cũng như tiêu hóa kém nhiều khi trẻ chỉ uống sữa và không chịu ăn cháo hoặc cơm. Khi hệ tiêu hóa còn khỏe mạnh thì các bé mới có thể ăn ngon và ngủ khỏe, cơ thể sẽ phát triển được bình thường. Bởi vậy các mẹ cần phải chú ý những dấu hiệu cũng như biểu hiện trên ở trẻ để nhanh chóng phát hiện cũng như xử lý kịp thời căn bệnh này để không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
Bé bị rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?
Bữa ăn của bé cần phải đầy đủ cũng như cân đối 4 nhóm chất gồm: chất đạm, chất béo, bột đường, chất xơ … Ngoài ra cũng phải lựa chọn các thực phẩm sạch để chế biến và bảo quản đúng cách. Bởi đây chính là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa là do lựa chọn cũng như chế biến thực phẩm không đảm bảo vệ sinh.
Những thực phẩm tốt cho bé khi trẻ đang gặp vấn về tiêu hóa thì mẹ cũng nên chú ý chọn thực phẩm dễ tiêu hóa. Ngoài ra, cần phải nấu chín kỹ hơn, mềm hơn để bé có thể dễ ăn và dễ tiêu hóa hơn. Việc bé bị rối loạn tiêu hóa ăn gì? những thực phẩm mà mẹ nên sử dụng cho bé như: ( Gạo, rau xanh, chuối, thịt gà, sữa chua, ngũ cốc … )
Ngoài ra mẹ cũng nên chia thành nhiều bữa nhỏ cho bé bởi trẻ nhỏ hay bị nôn trớ, chán ăn, biếng ăn khi bị mắc phải chứng bệnh này. Cha mẹ tuyệt đối không nên ép con ăn nhiều để mong trẻ nhanh tăng cân trở lại sẽ làm bé càng chán ăn và sợ ăn. Khi đó hệ tiêu hóa cũng không thể tiêu hóa kịp thời thức ăn. Vì thế cần phải chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Đối với tình trạng bị tiêu chảy thì việc đầu tiên cần làm là bù nước cho bé bằng dung dịch: oresol, nước lọc, nước trái cây…. Tiếp theo thì mẹ cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng và các món ăn dễ ăn như: súp, cháo, rau củ, thịt xay, trái cây ( đu đủ, chuối, cam, táo … ) Ngoài ra cần phải cho bé uống nhiều nước để tăng cường bổ sung chất xơ cho bé bằng rau nhằm nhuận tràng như: Mồng tơi, rau lang, rau ngót, súp lơ, thanh long … Mẹ cần phải xay nhỏ hoặc nghiền nát để bé có thể dễ ăn không nên cho bé ăn những loại rau già và nhiều chất xơ cứng …
Trường hợp cần thiết thì phụ huynh cần phải bổ sung men vi sinh bởi đây là một trong những cách khắc phục chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ đó là bổ sung ngay men vi sinh cho bé. Trong men vi sinh cung cấp cho hệ tiêu hóa của bé những vi khuẩn có lợi đồng thời ức chế vi khuẩn có hại từ đó sẽ cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp giảm dần những dấu hiệu rối loạn tiêu hóa cũng như bảo vệ hệ tiêu hóa của bé.
Các món cháo cho bé bị rối loạn tiêu hóa
Mẹ cần chuẩn bị nguyên liệu cần có bao gồm: hồng xiêm non, hạt sen, bột củ mài.
Mẹ cần nấu hồng xiêm non giã dập rồi cho vào nồi sau đó thêm 250ml nước đun sôi thật kỹ sau đó chắt lấy nước đồng thời bỏ phần bã ra.
Cho hạt sen và bột củ mài vào khuấy đều rồi đun lửa nhỏ
Sau khi cháo chín thì cho thêm chút đường phèn và đun cho đến khi tan hết
Mẹ nên cho bé ăn khoảng 3 lần một ngày ăn lúc còn nóng sau đó ăn liên tục trong 3 ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
Cháo hạt sen, hồng xiêm
Đây là một trong những loại cháo cho bé bị rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả chỉ cần chuẩn bị: rau sam, búp ổi, quả hồng xiêm non, gạo.
Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi sau đó thêm khoảng 250ml nước và đun sôi thật kỹ để chắt lấy nước và bỏ bã
Sau đó mẹ cần xay 30 gram gạo thành bột rồi cho vào nước rau đồng thời đun khuấy đều và đun lửa nhỏ cho đến khi cháo chín
Bạn nếm gia vị nếu như vừa miệng thì cho bé ăn khoảng 2 bữa / 1 ngày khi đói.
Cháo rau sam là món cháo cho bé bị rối loạn tiêu hóa được rất nhiều các mẹ lựa chọn vì nó mang lại hiệu quả nhanh chóng.
Chuẩn bị: cà rốt, ô mai mơ, gạo rang … Cà rốt cần phải rửa sạch sau đó mài thành bột đồng thời ô mai giã nhỏ sau đó gạo rang đem xay thành bột cho tất cả các nguyên liệu bạn vừa chuẩn bị vào nồi cùng với 200ml nước. Tiến hành đun lửa nhỏ cho đến khi cháo được chín. Mẹ cho bé ăn khi còn nóng 2 lần/ngày và liên tục từ 2-3 ngày.
Chuẩn bị: Gừng tươi, sơn trà, đường đỏ, củ cải, gạo lứt
Tiến hành: Bạn cần rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho vào nồi ninh nhừ cùng cháo. Sau đó cháo chín mẹ nêm gia vị sao cho vừa miệng đồng thời cho bé ăn 3 bữa một ngày nên ăn liên tục trong khoảng 3 – 4 ngày.
Chuẩn bị: Gừng, Gạo và các loại gia vị . Bạn cần gọt vỏ, rửa sạch sau đó thái chỉ rồi băm nhỏ. Gạo cần ngâm trước 15- 30 phút để cho nở mềm khi nấu cháo sẽ nhanh chín hơn. Nếu cháo chín thêm cho gừng và nêm gia vị sao cho vừa miệng để bé có thể ăn lúc cháo còn nóng. Đặc biệt là cho bé ăn 3 bữa 1 ngày. Đặc biệt cần kiên trì cho bé ăn vài ba ngày, tình trạng rối loạn tiêu hóa sẽ nhanh chóng biến mất.
Những Dấu Hiệu Bé Bị Rối Loạn Tiêu Hóa Mẹ Cần Phải Biết!
1. Nôn trớ nhiều
Trẻ nhỏ thường hay nôn chớ vì thực quản của trẻ nhỏ không giống như người lớn, thực quản ngắn, phần dưới hơi nở rộng, lớp cơ chưa phát triển hoàn chỉnh và còn yếu, cơ tâm vị co thắt bất thường. Nếu trẻ 2-3 ngày bị một lần hoặc ăn no quá bị nôn thì không sao, nhưng nếu thấy trẻ nôn trớ thường xuyên, ăn vào lại nôn thì hệ tiêu hóa của trẻ có vấn đề.
2. Tiêu chảy
Trẻ bị rối loạn tiêu hóa thường có hiện tượn tiêu chảy cấp, phân lỏng như nước, đi trên 3 lần trong ngày, phân thường có mùi tanh, sống phân nên thường có màu trắng hay còn nguyên thức ăn chưa được tiêu hóa hoặc có bọt, đi nhiều thì có mũi. Với triệu chứng này, các mẹ nên chú ý bù nước và điện giải kịp thời, vì khi trẻ đi ngoài mất rất nhiều nước, suy nhược cơ thể.
3. Táo bón
Táo bón là triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ, táo bón không phải là bệnh, mà chỉ là 1 triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau hoặc chỉ là 1 rối loạn cơ năng (thường gặp nhất). Khi thấy trẻ 2-3 ngày đi vệ sinh một lần, phân cứng, khuôn phân to, thường có màu đen, đau bụng khi đi tiêu và thậm chí có lẫn máu ở đầu phân.
Táo bón có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ruột, thủng ruột… Do đó, cần được khám và tìm nguyên nhân gây táo bón để có cách điều trị thích hợp. Khi trẻ bị táo bón nên hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ, quá nhiều đạm, không nên uống các loại sữa có nhiều chất béo.
4. Bụng căng trướng, ợ hơi
Bị rối loạn tiêu hóa, khi sờ thấy bụng trẻ căng to và dấu hiệu ợ hơi liên tục, đây là một triệu chứng tiêu biểu của chứng rối loạn tiêu hóa. Vì đầy hơi nên trẻ đánh hơi nhiều hơn, ngoài ra còn có biểu hiện miệng hôi.
5. Chán ăn, ăn ít
Khi bị rối loạn tiêu hóa trẻ thường kém ăn, lười ăn do ăn vào lại nôn và hệ tiêu hóa hoạt động kém hiệu quả nên khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Nhiều trẻ chỉ uống nước sữa và không chịu ăn cháo, cơm.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Dấu Hiệu Cho Thấy Cơ Thể Bạn Đang Bị Rối Loạn Tiêu Hóa trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!