Đề Xuất 6/2023 # Những Kiến Thức Cơ Bản Về Sàn Chứng Khoán Upcom # Top 6 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 6/2023 # Những Kiến Thức Cơ Bản Về Sàn Chứng Khoán Upcom # Top 6 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Những Kiến Thức Cơ Bản Về Sàn Chứng Khoán Upcom mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

UPCoM là một trong ba sàn chứng khoán được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. Không như HoSE hay HNX, sàn UPCoM có những điểm đặc trưng riêng có. Cùng bài viết đi tìm hiểu về sàn UPCoM để biết rõ hơn về những khác biệt của sàn này.

Sàn chứng khoán UPCoM tên đầy đủ là Unlisted Public Company Market, được biết đến là nơi giao dịch chứng khoán dành cho các công ty đại chúng chưa được niêm yết. Sàn Upcom tổ chức và vận hành dưới sự quản lý của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Khi doanh nghiệp thực hiện phát hành cổ phiếu thì không phải lúc nào cũng được niêm yết ngay trên sàn HoSE và HNX, sẽ có những trường hợp cổ phiếu chưa đạt tiêu chuẩn để niêm yết trên hai sàn giao dịch đó. Và sàn UPCoM ra đời nhằm tạo một thị trường hoạt động cho những cổ phiếu như vậy. Vì thế mà có thể nói sàn UPCoM được coi như là một trung gian thử nghiệm, tạo bàn đạp cho các cổ phiếu trước khi thực hiện niêm yết trên hai sàn giao dịch chính là HoSE và HNX.

Chính vì lý do như trên nên việc đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM đơn giản hơn nhiều so với sàn HoSE và HNX, doanh nghiệp chỉ cần là công ty đại chúng không niêm yết trên sàn HoSE và HNX, đồng thời chứng khoán phải đăng ký lưu ký tại trung tâm lưu ký chứng khoán.

Mặc dù thủ tục đăng ký và tính minh bạch khi giao dịch trên sàn UPCoM không cao như sàn HoSE hay HNX, nhưng mọi giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp trên sàn UPCoM vẫn chịu sự quản lý tập trung của nhà nước và được pháp luật bảo vệ. Vì vậy mà có thể nói giao dịch trên sàn UPCoM là một bước đệm tốt trước khi đưa cổ phiếu niêm yết trên hai sàn chính là HoSE và HNX.

Và khi tham gia giao dịch trên sàn UPCoM thì người tham gia cần lưu ý là, nếu như với sàn HoSE hay HNX là các giao dịch được thực hiện bằng phương thức khớp lệnh tự động, nghĩa là chỉ cần bên mua và bên bán thống nhất thì hệ thống sẽ tự động khớp lệnh và giao dịch được hoàn thành. Thì với sàn UPCoM để các giao dịch được thực hiện thành công thì cần có thêm một đơn vị trung gian là công ty chứng khoán. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất giữa sàn UPCoM và hai sàn HoSE, HNX.

Bên cạnh những lợi thế như thủ tục đăng ký đơn giản, là trung gian tốt để chính thức được niêm yết thì việc hoạt động trên sàn UPCoM sẽ gặp phải những bất lợi như:

Tính thanh khoản còn thấp.

Thậm chí có nhiều mã hiện không giao dịch.

Ngoài ra, chính vì độ minh bạch của các công ty trên sàn UPCoM vẫn còn hạn chế nên rủi ro khi giao dịch trên sàn UPCoM sẽ là cao. Hơn nữa, biên độ dao động của cổ phiếu ở sàn UPCoM là ± 15% so với giá tham chiếu, cao hơn hẳn so với sàn HoSE là ± 7%, sàn HNX là ± 10%, đây cũng là một yếu tố gây rủi ro cho những người chơi trên sàn UPCoM.

Như vậy bài viết đã trình bày những thông tin cơ bản, đặc trưng, cũng như những thuận lợi và hạn chế khi tham gia giao dịch chứng khoán trên sàn UPCoM. Hi vọng sẽ là nguồn tham khảo hữu ích để người đọc hiểu rõ hơn về sàn UPCoM để có thể thực hiện giao dịch một cách hiệu quả.

Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Khoán Phái Sinh Và Hợp Đồng Tương Lai

Lượt xem: 1351 – Ngày:

Nhận thấy nhu cầu về chứng khoán phái sinh hiện tại ngày một cao, nhất là khi thị trường cơ sở biến động một cách khó dự đoán như hiện tại. Chúng tôi nghĩ rằng việc các nhà đầu tư tự trang bị cho mình những kiến thức về chứng khoán phái sinh là rất cần thiết. Trong những bài viết tới đây về chứng khoán phái sinh, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về các khái niệm cơ bản nhất về loại hình sản phẩm này.

Tất cả các sản phẩm CKPS đều được phát hành dựa trên một tài sản hoặc biến cơ sở. Các tài sản cơ sở có thể rất đa dạng bao gồm: hàng hoá, trái phiếu, cổ phiếu, các chỉ số chứng khoán, và ngoại tệ… Về mặt lý thuyết tất cả các yếu tố có sự biến động (phát sinh rủi ro) làm nảy sinh nhu cầu phòng ngừa rủi ro cũng như nhu cầu đặt cược để tìm kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư đều có thể trở thành tài sản cơ sở (hay biến cơ sở) của một CKPS.

CKPS được chia ra 4 loại chính:

Hợp đồng kỳ hạn

Hợp đồng tương lai

Hợp đồng quyền chọn

Hợp đồng hoán đổi

Là thỏa thuận pháp lý giữa hai bên về việc mua và bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước tại ngày thực

hiện giao dịch.

Là một dạng hợp đồng kỳ hạn đã được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch tại thị trường tập trung (sở

chứng khoán).

Là thỏa thuận pháp lý trong đó một bên có quyền yêu cầu thực hiện và bên kia có nghĩa vụ phải mua hoặc bán một lượng tài sản cơ sở

theo mức giá đã được xác định trước tại hợp đồng trong một khoảng thời gian hoặc một thời điểm xác định trong tương lai.

Là một thỏa thuận pháp lý trong đó hai bên cam kết hoán đổi dòng tiền của

một công cụ tài chính của một bên với dòng tiền của

công cụ tài chính của bên còn lại trong một khoản thời gian nhất định.

CKPS có lịch sử lâu đời. Từ thời cổ đại trong tác phẩm Chính trị học, Aristotle đã kể câu chuyện về một triết gia người Hy Lạp tên là Thales dựa trên dự đoán về thời tiết đã mua quyền chọn với một số lượng lớn máy ép ô liu, trong đó Thales sẽ chỉ phải chịu thiệt hại một số tiền nhất định nếu như thời tiết không thuận lợi cho vụ ô liu đó. Tới thời trung cổ, các hợp đồng kỳ hạn đã xuất hiện ở châu Âu và tới thế kỷ 16, Hợp đồng tương lai cho mặt hàng gạo đã được giao dịch tại Osaka (Nhật Bản).

Tại Hà Lan, cơn cuồng hoa Tulip đã dẫn tới các dạng hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn với hoa Tulip, đến khoảng thế kỷ 17, CKPS với cổ phiếu được giao dịch tại Sở Giao dịch Amsterdam.

Từ những năm 1790, quyền chọn cổ phiếu đã được giao dịch tại Mỹ, sau đó là các hình thức giao dịch kỳ hạn với các giao dịch ngũ cốc, bông. Đến đầu những năm 70, thị trường phái sinh bước vào giai đoạn phát triển mới với các sản phẩm phái sinh tài chính như Hợp đồng tương lai tiền tệ (CME, 1972), Hợp đồng tương lai trái phiếu kho bạc Mỹ (CBOT, 1975), Quyền chọn với Hợp đồng tương lai cổ phiếu (CBOT, 1982).

Cho tới nay, thị trường phái sinh trên toàn thế giới đã đạt đến quy mô rất lớn. Theo BIS (Tên cụ thể), tính tới năm 2013, giá trị danh nghĩa của các vị thế mở là 64.628 tỷ đô la Mỹ đối với thị trường phái sinh tập trung (so với vốn hóa của 58 thị trường chứng khoán lớn nhất thế giới là 63.400 tỷ đô la Mỹ) và 710.182 tỷ đô la Mỹ với thị trường phái sinh phi tập trung.

Vai trò của các sản phẩm CKPS là:

1) Để phòng ngừa rủi ro biến động về giá của tài sản cơ sở dành cho các nhà đầu tư có nhu cầu phòng ngừa rủi ro và

2) Để đặt cược vào sự biến động giá của tài sản cơ sở để có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận đối với các nhà đầu cơ.

Các biến động của tài sản cơ sở (như biến động giá cổ phiếu, trái phiếu, tỷ giá hối đoái, lãi suất và giá các loại hàng hóa cơ bản…) luôn làm nảy sinh nhu cầu phòng ngừa rủi ro đối với các nhà đầu tư đang nắm giữ các tài sản cơ sở này và nhu cầu đặt cược vào sự biến động tương lai của chúng đối với các nhà đầu cơ. Sự xuất hiện của các sản phẩm CKPS đã đáp ứng nhu cầu này qua đó thúc đẩy hoạt động đầu tư trong nền kinh tế nói chung cũng như sự phát triển của thị trường tài chính nói riêng.

Ví dụ: Một nhà đầu tư mua cổ phiếu thuộc chỉ số VN30 của TTCK Việt Nam. Nhà đầu tư đối mặt với rủi ro thị trường chung có thể suy giảm qua đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu, do đó có nhu cầu phòng ngừa rủi ro. Nhà đầu tư này sẽ có nhu cầu bán hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Một nhà đầu tư khác đặt cược vào khả năng chỉ số không giảm mà sẽ tăng.

Nhà đầu tư này có khả năng chấp nhận rủi ro để kiếm lợi nhuận do đó sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số VN30.

Tham khảo tài liệu quốc tế, chúng tôi nhận thấy trung bình nhu cầu phòng ngừa sẽ chiếm khoảng gần 45% giao dịch chứng khoán Phái sinh, khoảng 45% cho mục đích đầu cơ và 10% đến từ các giao dịch mua bán chênh lệch giá arbitrage.

Hợp đồng tương lai (HĐTL) là cam kết đã được chuẩn hóa về việc mua và bán tài sản cơ sở với giá xác định tại một thời điểm nhất định trong tương lai. HĐTL được niêm yết và giao dịch trên thị trường tập trung.

Do được chuẩn hóa và đảm bảo tính đồng nhất của hợp đồng, các bên của Hợp đồng có thể dễ dàng giao dịch HĐTL trên thị trường tập trung theo nguyên tắc tương tự như giao dịch chứng khoán cơ sở. Việc tham gia vào một hợp đồng mới hoặc thoát khỏi một hợp đồng có thể được thực hiện thông qua hoạt động giao dịch mua/bán hợp đồng trên thị trường.

Các yếu tố được chuẩn hóa trong HĐTL là tài sản cơ sở, quy mô hợp đồng, bước giá, thời gian đáo hạn, phương thức giao dịch, phương thức thanh toán bù trừ, giới hạn biến động giá hàng ngày…

Các yếu tố được chuẩn hóa bởi các điều khoản trong hợp đồng do tổ chức quản lý thị trường là Sở Giao dịch Chứng khoán quy định. Các điều khoản được chuẩn hóa sẽ được quy định tại Mẫu hợp đồng và bao gồm những điều khoản cụ thể về việc giao dịch và thanh toán của các bên.

HĐTL chỉ số cổ phiếu là loại hợp đồng tương lai có tài sản/công cụ cơ sở là một chỉ số cổ phiếu. Tương tự như các loại hợp đồng tương lai khác, HĐTL chỉ số cổ phiếu là công cụ được giao dịch trên một sở giao dịch tập trung với những điều khoản chuẩn hóa. Các yếu tố chuẩn hóa đó về cơ bản được nêu chi tiết trong bản mô tả đặc tính của hợp đồng.

HĐTL chỉ số nào sẽ được giao dịch tại Việt Nam?

Dự kiến quý II/2017, Ủy ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ đưa ra sản phẩm CKPS đầu tiên:

HĐTL dựa trên chỉ số VN30

Giá tham chiếu

Giá đóng cửa của chỉ số cơ sở của ngày giao dịch liền trước hoặc giá lý thuyết (trường hợp hợp đồng mới niêm yết)

Phương thức xác định giá cuối cùng

Giá trị đóng cửa của chỉ số cơ sở tại ngày giao dịch cuối cùng của Hợp đồng tương lai.

Do giao dịch phái sinh cho phép sử dụng đòn bảy lên tới 10 lần, như vậy, chỉ cần số tiền tối thiếu chỉ 7 – 10 triệu đồng, nhà đầu tư đã có thể tham gia vị thế mua/bán một hợp đồng tương lai chỉ số VN30. Hợp đồng trên sẽ có bước giá 0.1 điểm chỉ số và biên độ giống thị trường cơ sở (+/-7%), được giao dịch sớm hơn 15 phút và đóng cửa cùng so với thị trường cơ sở, qua đó, có tác dụng xác định biến động giá đối với thị trường cơ sở. Ở một thời điểm ví dụ như ngày 2/6/2017, sẽ tồn tại 4 loại hợp đồng tương lai là HĐTL đáo hạn tháng 6 (VN30F1706), HĐTL đáo hạn tháng 7 (VN30F1707), HĐTL tháng 9 (VN30F1709) và HĐTL đáo hạn tháng 12 (VN30F1712). Khi hợp đồng tương lai tháng 6 đáo hạn (ngày 16/6/2017), lúc đó sẽ tồn tại HĐTL đáo hạn tháng 7, HĐTL tháng 8, HĐTL tháng 9 và HĐTL tháng 12.

Theo lộ trình phát triển của thị trường CKPS được phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg, sau năm 2020 và về dài hạn các công cụ tài chính phái sinh là HĐTL và HĐQC dựa trên tài sản cơ sở là cổ phiếu, trái phiếu, HĐTL tiền tệ và hàng hóa sẽ được tập trung giao dịch thống nhất trên SGDCK. Dựa trên kinh nghiệm phát triển thị trường Phái sinh của các nước, chúng tôi kỳ vọng trong tương lai thị trường Phái sinh sẽ đạt quy mô tương đương thị trường cơ sở, mở ra những cơ hội đầu tư và phòng ngừa rủi ro chủ động cho nhà đầu tư chứng khoán.

Nguồn: Internet

Kiến Thức Cơ Bản Về Chứng Quyền Có Đảm Bảo

– Là sản phẩm do công ty chứng khoán phát hành và được niêm yết trên sàn chứng khoán có mã giao dịch riêng và có hoạt động giao dịch tương tự như chứng khoán cơ sở. Công ty chứng khoán được phát hành CW là công ty được UBCK nhà nước cấp phép.

– Luôn gắn liền với 1 mã chứng khoán cơ sở để làm căn cứ tham chiếu xác định lãi/lỗ.

– Giá của chứng quyền:

IPO: công ty chứng khoán phát hành tại 1 mức giá xác định.

Sau niêm yết: Giá biến động trên cơ sở tăng giảm của mã chứng khoán cơ sở làm tham chiếu.

– Chỉ với 15.000đ/ CW, NĐT sẽ có cơ hội nhận được chênh lệch giá trong tương lai của VNM.

NĐT mua CW có thể bán khi chứng quyền niêm yết trên sàn giao dịch hoặc giữ đến đáo hạn. NĐT giữ chứng quyền đến đáo hạn sẽ được nhận lãi chênh lệch bằng tiền mặt giữa giá thanh toán chứng quyền tại ngày đáo hạn và giá thực hiện của CW.

Trong đó:

Giá thanh toán chứng quyền: TB giá 5 phiên giao dịch trước ngày đáo hạn của CKCS

Giá thực hiện của CW: giá xác định trước tại thời điểm mua CW và không đổi theo thời gian

CHỦ THỂ GIAO DỊCH VÀ XÁC ĐỊNH LÃI/LỖ

Giá của mã chứng khoán dùng làm tham chiếu ảnh hưởng đến lãi/lỗ của NĐT khi chứng quyền đáo hạn.

NĐT Hòa (Giá CKCS tại đáo hạn = Giá thực hiện + phí CW): VNDIRECT thanh toán lại phần phí mua ban đầu cho NĐT.

NĐT Lỗ một phần: (Giá thực hiện<Giá CKCS tại đáo hạn<Giá thực hiện + phí CW): VNDIRECT thanh toán cho NĐT phần tiền còn lại.

NĐT Lỗ toàn bộ: (Giá CKCS tại đáo hạn < = Giá thực hiện): NĐT không phải thực hiện bất kì một thủ tục nào.

Lưu ý:

– Lãi/ lỗ của NĐT khi giao dịch CW trước ngày đáo hạn tính toán như CKCS – Theo dõi và giao dịch mua/bán CW trên bảng giá VNDIRECT như CKCS

CÁC THÔNG TIN CƠ BẢN CỦA CHỨNG QUYỀN

Thông tinÝ nghĩaVí dụ Ngày giao dịch cuối cùng

Hai (02) ngày trước ngày đáo hạn của CW

Sau ngày này, chứng quyền bị hủy niêm yết

(Ngày phát hành: 15/04/2018) 12/07/2018

Ví dụ:

Ngày 10/03/2018, nhà đầu tư A mua 16,000 Chứng quyền trên cổ phiếu FPT (Giá hiện tại của FPT là 60,000 đồng) với các thông số sau:

Tỷ lệ chuyển đổi: 4:1

Thời hạn CW: 6 tháng

Ngày đáo hạn: 14/07/2018

Giá thực hiện 60,000 đồng

Giá CW: 1,000 đồng/cw

Vậy số tiền nhà đầu tư A phải trả để mua 1,000 CW FPT là: 16,000 * 1,000 = 16 triệu.

Cấu trúc giá của CW: Theo lý thuyết, giá của một CW khi chưa đáo hạn bao gồm 2 phần: Giá trị nội tại và giá trị thời gian

CÁC TRẠNG THÁI CỦA CHỨNG QUYỀN MUA

Chứng quyền mua có 3 trạng thái: Trạng thái lãi, trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ.

Tại thời điểm đáo hạn nếu CW:

Trạng thái có lãi: NĐT được nhận phần lãi chênh lệch

Trạng thái hòa vốn và trạng thái lỗ: NĐT không được nhận thanh toán chênh lệch

Trạng thái của chứng quyền không phải là Lãi/lỗ của nhà đầu tư. Để tính lãi lỗ tại đáo hạn, nhà đầu tư sử dụng số tiền được nhận từ CTCK trừ đi chi phí vốn mua CW.

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CW

– Giá thị trường của chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền: là hai yếu tố quan trọng để xác định giá trị nội tại của chứng quyền. Mức độ chênh lệch của hai yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến giá CW.

– Thời gian đáo hạn: thể hiện giá trị thời gian của CW, thời gian đáo hạn của CW càng dài thì giá trị của CW càng cao.

– Biến động giá chứng khoán cơ sở: là mức độ dao động giá của chứng khoán cơ sở. Nếu chứng khoán cơ sở có biên độ dao động giá càng cao thì khả năng tạo ra lợi nhuận của nhà đầu tư càng lớn (có nghĩa là nhiều khả năng xảy ra chênh lệch giữa giá chứng khoán cơ sở và giá thực hiện quyền), do đó giá của CW cũng cao.

– Lãi suất: Việc lãi suất tăng/giảm cũng tác động đến việc xác định giá của CW. Ví dụ: khi nhà đầu tư mua một chứng quyền mua, nhà đầu tư đã trì hoãn việc thanh toán giá thực hiện cho đến ngày đáo hạn. Việc trì hoãn này đã tiết kiệm cho nhà đầu tư một khoản tiền so với việc trực tiếp mua chứng khoán cơ sở và khoản tiết kiệm này được hưởng thu nhập từ lãi suất. Khi lãi suất tăng, khoản thu nhập của nhà đầu tư sẽ lớn hơn. Do đó, nhà đầu tư phải trả nhiều tiền hơn cho CW mua và ít hơn đối với CW bán.

Kiến Thức Toàn Tập Cơ Bản Về Ngọc

Từ cách đây hàng ngàn năm, các vua quan Trung Quốc và Quý tộc hoàng gia Châu Âu luôn coi Ngọc là thước đo đánh giá sự giàu sang và thứ bậc của họ trong xã hội. Cổ nhân Trung Quốc có câu nói nổi tiếng: Người không đeo ngọc như nhà không treo đèn. Ngày nay, Ngọc càng được ưa chuộng và sùng bái trên thế giới vì những tác dụng mạnh mẽ về Phong Thủy và vẻ đẹp mê hoặc của nó.

Jad.vn xin chia sẻ với các bạn những kiến thức cơ bản nhất về Ngọc. Sau bài viết này, chúng tôi chắc chắn các bạn sẽ đủ thông tin để có thể tự chọn cho mình một sản phẩm Ngọc như ý mình và đúng chất lượng nhất.

Bài viết này là tổng hợp của Seri 20 bài viết Toàn Tập Về Ngọc. Sau khi đọc bài này các bạn có thể đọc seri đầu đủ Toàn Tập Về Ngọc

Có bao nhiêu loại ngọc? Phân loại các tên gọi và đặc điểm.

Ngọc Thiên Nhiên loại A là gì? Ngọc như thế nào mới thực sự là Thiên Nhiên 100%?

Giá trị của Ngọc phụ thuộc vào những yêu tốt nào?

Những loại Đá Quý – Khoáng vật không phải là Ngọc nhưng vẫn thường được gọi là Ngọc ở Việt Nam và trên thế giới

Có bao nhiêu loại ngọc:

Chúng ta hay nghe tới các tên gọi của Ngọc sau: Ngọc Thạch, Ngọc Bích, Ngọc Cẩm Thạch, Ngọc Jade, Ngọc Phỉ Thủy, Ngọc Lục Bảo.

Để phân loại Ngọc theo tiếng Việt thì sẽ rất khó, vì bản thân nhiều ngươi buôn ngọc chuyên nghiệp của Việt Nam cũng bị nhầm lẫn tên, không phải vì họ kém nghề, mà vì đa số những người làm “thợ nghề” đều kém về ngoại ngữ. Chúng ta sẽ qui ra tên gọi khoa học cho dễ phân biệt:

Về mặt khoa học, Jade là cách gọi chỉ chung giữa Nephrite và Jadeite.

Về hiểu biết chung mà đại đa số chấp nhận: Ngọc Phỉ Thuý và Ngọc Lục Bảo là cách gọi 1 loại ngọc cao cấp nhất của cả Ngọc Bích Nephrite Jade và Jadeite Jade.

Sắp xếp về thứ tự giá: Đắt nhất là ngọc Phỉ Thúy và Lục Bảo, tiếp tới là Ngọc Bích và cuối cùng là Cẩm thạch.

Ngọc Phỉ Thủy – các loại màu sắc

Tiếng việt ta hay gọi Nephrite là Ngọc Bích và Jadeite là Cẩm Thạch hoặc Jadeite Jade (hoặc chỉ đọc là Jade. Như chúng tôi đã phân tích, đây là cách gọi sai nhưng đại đa số dân buôn tại VN vẫn chấp nhận gọi như vậy). Chúng ta có thể hiểu tương đối rằng Ngọc Bích là loại ngọc phân khúc trung bình, Ngọc Cẩm Thạch là phân khúc cao hơn và Phỉ Thúy, Ngọc Lục Bảo là loại ngọc chất lượng cao nhất.

Ngọc Thiên Nhiên Loại A

Ngọc ưa chuộng là vậy, nhưng mấy ai đã tìm hiểu kỹ về giá trị cũng như ý nghĩa của loại Ngọc này khi trên thị trường tràn lan đá giả và nhân tạo. Người mua hàng đa phần dựa vào uy tín của người bán để trao niềm tin.

Ngọc được chia thành 3 mức độ tinh khiết như sau:

Ngọc chia thành 3 loại chất lượng: Loại A, Loại B và Loại C.

Loại A là loại thiên nhiên 100%, và chưa can thiệp xử lý bất cứ một thủ thuật nào như nhuộm màu, đốt nhiệt tăng độ trong, đổ keo làm bóng giả…

Loại B là loại ngọc đã qua xử lý độ trong (bằng axit hoặc đốt nhiệt, nhưng không bị nhuộm màu)

Loại C là loại ngọc đã qua xử lý về màu sắc.

Có loại được xử lý cả về màu và độ trong thì gọi là Ngọc BC.

Vậy, Ngọc chỉ được coi là nguyên chất và thiên nhiên 100% khi là Ngọc loại A.

Hình ảnh Ngọc loại A của chúng tôi chúng tôi kinh doanh duy nhất loại Ngọc A, không kinh doanh các loại kém chất lượng B hay C khác.

Lời khuyên: Luôn mua hàng có kiểm định rõ ràng

Giá Trị của Ngọc xác định bằng những yếu tố nào?

Độ nguyên bản của Ngọc:

Chỉ có Ngọc thiên nhiên loại A mới có giá trị, tất cả các loại Ngọc khác quý khách hàng không nên mua. Những loại Ngọc này đều sẽ bị xỉn màu rất nhanh và rất dễ vỡ do đã có xử lý của các hóa chất Axit.

Những loại ngọc đã quy xử lý cũng không còn năng lượng để chiêu hút tài lộc may mắn nữa.

Chất ngọc:

Chất ngọc bao gồm màu sắc, độ trong, độ bóng, chủng loại ngọc

Hình dáng và điêu khắc

Hình dáng bao gồm Trọng lượng, hình dạng điêu khắc, nét điêu khắc (độ tinh xảo).

Những viên ngọc đẳng cấp cao còn 1 yếu tố tạo nên giá trị nữa là Nghệ nhân tạc nó. Đây chúng ta chỉ nói về những viên Ngọc mới, còn những loại Cổ Ngọc, được xếp vào thú chơi Cổ vật và đồ sưu tập thì sẽ có cách đánh giá giá trị khác, chúng tôi xin không nhắc tới trong phần này.

Các thông tin khác:

“Amazon Jade” – Đá Amazonite (loại này bán khá nhiều ở Việt Nam).

“American Jade” – Đá Californite (ít thấy ở Việt Nam).

“Bowenite Jade” – Một loại Serpentine trông rất giống Nephrite (Serpentine được khai thác khá nhiều ở Việt Nam).

“Garnet Jade” – Một loạt rất lớn các Garnet Grossularit xanh (đã nói ở trên).

“Honan Jade” – Cái tên được sử dụng nhiều bao gồm Thạch Anh, Serpentin, Đá Xà Phòng (một loại đá biến chất, ít thấy ở Việt Nam).

“Jade Mexico” – Cacbon Canxi/Calcite màu xanh lá cây nhuộm hoặc Travertine xanh (đá này khá nhiều ở Việt Nam).

“Ngọc Ấn Độ” hay “Ngọc Đông Linh” – Chính là Đá Thạch Anh Xanh Aventurine (quá phổ thông ở Việt Nam).

“Ngọc Đế Quang” – Tên gọi của loại đá Chrysoprase (Chrysoprase là một loại Đá bán quý thuộc nhóm Chalcedony như Mã Não và Onyx, đã nói ở trên).

“Ngọc Onyx” hay “Ngọc Pakistan” Tên gọi của Đá Onyx Marble (đá Onyx Marble được sử dụng nhiều trong ngành xây dựng).

“Korean Jade” – Tên gọi của một loại đá gồm Thủy tinh và Serpentine (như trên).

“Ngọc Mãn Châu” – Thực tế là Đá Xà Phòng (Soapstone – Đá này ít thấy ở Việt Nam) và Đá Onyx (như trên).

“Oregon Jade” – Thường là Jasper hoặc Mã Não ở bãi biển Oregon phía bắc Hoa Kỳ (2 loại đá không có gì làm xa lạ với người Việt Nam).

“Soochow Jade” – Tên được sử dụng cho nhiều cho Mã Não, Thạch Anh, Serpentin và Đá Xà Phòng.

“Ngọc Nam Phi” – “Ngọc Châu Phi” – “Transvaal Jade” – Tên của loại đá Grossularite Garnet tìm thấy ở tỉnh Transvaal của Nam Phi.

Tab content

Tab content

Vậy là chúng ta đã biết được những thông tin khá cơ bản về các loại Ngọc và cách xác định giá trị của nó.

Bài viết này được thu gọn từ seri 20 bài viết về Ngọc Toàn Tập – chúng tôi Tất cả các kiến thức về Ngọc từ xuất xứ Ngọc, các chủng loại Ngọc, cách phân biệt đều được chúng tôi chia sẻ.

Mời bạn có thể đọc Seri bài viết đó:

Mọi thông tin cũng như các thắc mắc, quý khách hàng vui lòng gọi tới số hotline: 0994.333333 gặp Mr Phương.

Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Kiến Thức Cơ Bản Về Sàn Chứng Khoán Upcom trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!