Cập nhật nội dung chi tiết về Những Triệu Chứng Của Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Viêm amidan là một trong những bệnh lý phổ biến, thường gặp nhất ở trẻ em. Viêm amidan vốn dĩ không phải là bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể thành mãn tính và có những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển ở trẻ.
Không khó để nhận ra những dấu hiệu viêm amidan bị sốt ở trẻ nhỏ. Những triệu chứng viêm amidan ở trẻ:
+ Bệnh viêm amidan uống thuốc gì
– Trẻ bị đau tai, đau đầu, sốt cao trên 38 độ, hơi thở có mùi hôi.
– Ho, đau rát cổ họng, amidan sưng to, đỏ, bề mặt xuất hiện những mủ trắng li ti.
– Cơ thể mệt mỏi, cơ miệng hoạt động khó khăn khiến trẻ em chán ăn…
Đối với triệu chứng viêm amidan do virus: Trẻ bị viêm amidan cấp do virus gây bệnh thì toàn bộ khu vực họng, amidan sẽ có dấu hiệu đỏ rực. Quan sát thấy bề mặt amidan xuất hiện dịch nhày trong, bám dính. Amidan sưng to, cơ thể mệt mỏi, trẻ bị đau nhức toàn thân.
Đối với triệu chứng viêm amidan do vi khuẩn: Khu vực họng, amidan sẽ có màu hồng nhạt. Khi quan sát sẽ thấy có mủ li ti màu trắng hoặc màng sơ bao phủ bề mặt amidan. Một số bé có thể nổi hạch ở hàm dưới, sốt cao.
Nguyên nhân gây ra amidan có thể là do vi khuẩn, virut, môi trường sống ô nhiễm, sức đề kháng cơ thể của trẻ còn yếu…
Viêm amidan nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng với cơ thể như:
– Viêm amidan có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, áp xe amidan… Kiến cơ thể trẻ mệt mỏi, họng đau, chán ăn, bỏ bữa.
– Khu vực ổ viêm amidan có thể lan rộng sang vùng họng, miệng… gây ra các bệnh về răng miệng, tai mũi họng…
– Trường hợp trẻ bị viêm amidan do vi khuẩn liên cầu nhóm A (St. pyogenes) có thể kiến trẻ bị suy tim, viêm cầu thận, viêm khớp…
– Nếu amidan sưng quá to, gây chèn ép đường hô hấp có thể gây ra tình trạng ngừng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ. Đây là một biết chứng cực kỳ nguy hiểm mà các mẹ cần đề phòng.
Khi trẻ có các dấu hiệu bị viêm amidan cha mẹ cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế uy tín, có các chuyên gia về tai mũi họng nhi để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng cho trẻ.
+ Các địa điểm cắt amidan uy tín
Bệnh viện Đa khoa An Việt là địa chỉ chữa viêm amidan uy tín ở Hà Nội. Nơi đây là nơi công tác của những bác sỹ hàng đầu nhiều năm trong ngành như PGS. TS Nguyễn Hoàng Sơn – Chủ tịch Hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh Phía Bắc cùng PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương.
Những thắc mắc về việc điều trị viêm amidan, bạn có thể gọi điện đến 1900 2838 để được tư vấn miễn phí.
Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ
Cách nhận biết viêm amidan ở trẻ?
Nhận biết viêm AMIDAN ở trẻ em
Amidan là một hệ thống tổ chức limphô nằm trong họng, có vai trò trong hệ thống miễn dịch của cơ thể để chống lại bệnh tật trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần, tổ chức này rất hay bị viêm hoặc quá phát gây hội chứng amidan quá to làm trẻ hô hấp khó khăn, thậm chí có thể gây hội chứng ngừng thở khi ngủ.
Bệnh hay gặp ở trẻ em
Viêm amidan là bệnh hay gặp ở trẻ em ở độ tuổi đi học. Amidan được coi là ổ viêm, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe trẻ em, nhất là gây ra các bệnh về đường hô hấp và có tác giả còn coi amidan là nguyên nhân hay gây ra các rối loạn toàn thân khác nhau cho trẻ em như: biếng ăn, chậm phát triển trí tuệ, đái dầm…Vì vậy, trong đa số trường hợp khi bị viêm amidan nhiều lần, người ta khuyên nên phẫu thuật cắt bỏ tổ chức này.
Cần nhớ rằng, amidan là tên gọi chung cho một số tổ chức nằm ở vị trí ngã ba giữa đường thở và đường ăn ở phía cuối vòm họng. Loại amidan thường hay gây viêm là amidan khẩu cái. Amidan khẩu cái là nơi tích tụ tổ chức limphô lớn nhất nằm ở hai mặt bên của họng và có thể nhìn thấy khi há to miệng. Một hệ thống amidan thứ hai được gọi là amidan lưỡi nằm ở phía trong cùng (đáy) của lưỡi. Hệ thống amidan thứ ba là amidan họng, khi bị viêm thường gọi là viêm V.A (viết tắt của chữ tiếng Pháp Végetation adénoide). V.A nằm ở phía thành sau, trên cao nhất của họng. Cùng với amidan lưỡi, VA, amidan vòi, amidan khẩu cái tạo thành vòng có tên gọi là vòng Waldeyer có cùng nguồn gốc và cùng chức năng.
Amidan và VA nằm ở ngã ba đường ăn và đường thở, là nơi tiếp xúc đầu tiên với các loại vi khuẩn và các chất kháng nguyên có mặt trong thức ăn và không khí khi hít vào, do đó nó rất dễ bị nhiễm nhiều loại vi khuẩn. Khi đứa trẻ mới sinh ra, amidan có kích thước rất nhỏ. Từ 1 – 6 tuổi amidan to dần do kết quả của sự hoạt động miễn dịch. Bình thường luôn tồn tại sự cân bằng giữa hệ vi khuẩn của tổ chức amidan và sự đáp ứng miễn dịch tại chỗ của chúng. Khi sự cân bằng này bị phá vỡ bởi nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus dẫn đến quá phát tổ chức limphô và ứ đọng những mảnh hoại tử, lúc đó sẽ dẫn đến viêm amidan mạn tính và phì đại do tăng số lượng các nang limphô.
Các dấu hiệu của viêm amidan
Các dấu hiệu về amidan quá phát có thể nhận biết từ rất sớm do ảnh hưởng đến chức năng thở của trẻ. Nếu thấy trẻ có ngủ ngáy cần cho trẻ đi khám amidan, vì nếu để kéo dài sẽ có nguy cơ bị các cơn ngừng thở khi ngủ. Cần phải đặc biệt lưu ý nếu trẻ ngủ ngáy to, thở bằng mồm mãn tính, hay thức giấc trong đêm, mệt mỏi, đái dầm, học lực kém… Amidan quá phát cũng gây ảnh hưởng đến quá trình hình thành giọng nói hoặc cách phát âm của trẻ. Nếu trẻ phát âm như giọng mũi hoặc khó khăn khi phát âm cần phải khám amidan ngay. Amidan quá to có thể làm trẻ nuốt vướng, khó ăn, ăn uống chậm chạp hàng giờ mới xong bữa cơm. Thậm chí viêm amidan cũng gây ảnh hưởng đến chức năng nghe của tai dẫn đến bị điếc. Trẻ bị quá phát amidan thường có hơi thở hôi, ho về đêm, ho khan kéo dài. Trẻ luôn có cảm giác khó chịu, rát họng hoặc cảm giác vướng mắc như có dị vật ở họng hoặc nhói đau khi nuốt. Trẻ thường tái diễn các đợt viêm nhiễm cấp amidan nhiều lần trong năm. Khi đó cần đưa trẻ đến các bệnh viện để khám thực thể và làm các xét nghiệm cần thiết. Các thầy thuốc sẽ có chỉ định cần thiết để điều trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ amidan, nạo VA cho trẻ. Phẫu thuật cắt amidan phải được tiến hành ở các cơ sở y tế có thẩm quyền chuyên môn và đầy đủ phương tiện cấp cứu, vì dễ gây nguy hiểm cho bệnh nhân như: chảy máu, nhiễm trùng…
Bệnh viêm họng ở trẻ em
Viêm họng là một bệnh phổ biến trong cộng đồng, nhất là khi môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay ở các thành phố, khu công nghiệp. Tỷ lệ mắc nhiều ở trẻ em dưới 7 – 8 tuổi. Có tới 200 chủng virut gây viêm họng và thường tự khỏi nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.
Viêm họng là gì?
Viêm họng là tình trạng viêm cấp niêm mạc hầu.
Có 3 loại viêm họng: viêm họng trắng, viêm họng đỏ và viêm họng loét (rất hiếm gặp). Trong tất cả các trường hợp, người bệnh đều cảm thấy đau rát họng, gặp khó khăn khi nuốt, sốt và thường xuyên nhức đầu. Ngoài ra, viêm họng còn đi kèm với một vài triệu chứng như cảm lạnh, buồn nôn, đau mình mẩy, sưng amiđan và nổi hạch ở cổ…
Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng nhưng phần lớn là do các loại vi rút (80%), còn lại là do vi khuẩn (chủ yếu liên cầu khuẩn tán huyết nhóm A Streptococcus – thủ phạm gây nên những biến chứng nghiêm trọng về tim, khớp và thận) và các yếu tố nguy cơ như thay đổi thời tiết, khói bụi, rượu, hoá chất…
Có biện pháp phòng và điều trị riêng cho trẻ em không?
Ông cha ta đã có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, cần phải có giải pháp phòng bệnh, đặc biệt là đối với trẻ em:
Vệ sinh họng, răng, miệng cho con em mình hàng ngày bằng cách đánh răng, súc họng bằng nước muối loãng.
Cần đeo khẩu trang cho trẻ khi ra đường để tránh khói bụi, tránh cho trẻ đến những nơi môi trường bị ô nhiễm.
Tránh cho trẻ uống nước quá lạnh hoặc quá nóng hay có thói quen ngậm kẹo hay ăn kem. Với phòng ngủ, cần thoáng mát nhưng không được có gió lùa, nếu có điều hòa nhiệt độ thì nên giữ ở mức nhiệt độ mát mẻ dễ chịu, khoảng 28oC.
Tập cho trẻ thói quen uống nhiều nước, hoạt động thể chất, đánh răng sau mỗi bữa ăn, rửa tay trước khi ăn và rửa tay sau khi đi vệ sinh.
Khi trẻ mắc bệnh về răng, miệng, xoang, mũi… cần điều trị dứt điểm, tránh để mầm bệnh tồn tại và lây lan gây viêm họng.
Khi viêm họng có chỉ định điều trị, cần thực hiện nghiêm túc, uống thuốc theo toa, đúng phác đồ kháng sinh được kê toa.
Cần cho trẻ uống đúng thuốc, đủ liều, đúng thời gian, không được tự ý mua thuốc kháng sinh để điều trị vì điều trị không đúng sẽ để lại tình trạng kháng thuốc, làm cho điều trị sau này gặp nhiều khó khăn.
Điều trị viêm họng như thế nào?
Phần lớn viêm họng được điều trị bằng các loại kháng sinh, hạ sốt và giảm đau kết hợp với thuốc khử trùng họng.
Nếu bác sĩ kê kháng sinh thì người bệnh nhất thiết phải tuân thủ theo. Và ngay cả khi những triệu chứng của bệnh đã dứt bạn cũng không nên dừng thuốc mà hãy tiếp tục uống một thời gian nữa nhằm tạo ra kháng khuẩn chống tái phát bệnh.
Phòng tránh lây nhiễm viêm họng như thế nào?
Nhiều người lầm tưởng rằng, viêm họng là bệnh không lây. Song trên thực tế, nó là bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp. Nếu ai đó xung quanh bạn đang bị viêm họng thì cách tốt nhất là tránh tiếp xúc với họ và rửa tay thường xuyên.
Nếu bị viêm họng, bạn cũng nên rửa tay thường xuyên nhằm hạn chế sự lây lan của vi khuẩn khi bạn dùng tay che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
Nguyên Nhân Gây Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ
Nguyên nhân gây viêm amidan?
Một số trường hợp viêm amidan là do nhiễm vi khuẩn, thường là loại vi khuẩn Streptococcus ).
Một nguyên nhân phổ biến cho viêm amidan cũng là bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng, hay virus sốt tuyến.
Các triệu chứng của viêm amidan là gì?
Bất kể viêm amidan là do virus hoặc do vi khuẩn, các triệu chứng có thể bao gồm:
Đau họng;
Đau khi nuốt;
Sốt;
Đau đầu;
Một cảm giác chung là không khỏe;
Mệt mỏi;
Hôi miệng;
Đau, sưng hạch bạch huyết (các tuyến) ở bên cổ;
Amidan đỏ, sưng;
Mủ hoặc đốm trắng trên amidan;
Đau tai.
Nếu phát ban da cũng có mặt, nó có thể gợi ý nguyên nhân là vi khuẩn.
Nếu một người bị viêm amidan do virus cúm gây ra, họ cũng có thể có các triệu chứng cúm như đau cơ. Người bị cảm lạnh cũng có thể bị sổ mũi và ho. Đôi khi trẻ nhỏ bị viêm amidan có thể bị buồn nôn, nôn và đau bụng.
Biến chứng viêm amidan ở trẻ nhỏ
Trong một số ít trường hợp, một người sẽ bị biến chứng do viêm amidan, thường chỉ khi nhiễm trùng do vi khuẩn.
Các biến chứng có thể bao gồm
Khó thở khi ngủ: được gọi là ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn.
Nhiễm trùng tai giữa gọi là viêm tai giữa.
Quinsy: áp xe (tập hợp mủ) phát triển giữa amidan và bên cổ họng (còn được gọi là áp xe peritonsillar);
Nhiễm trùng sâu ở các khu vực xung quanh của cổ họng (viêm mô tế bào amidan).
Trong những trường hợp rất hiếm, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây viêm ở các bộ phận khác của cơ thể, ví dụ:
Sốt thấp khớp: gây viêm khắp cơ thể, bao gồm cả khớp và tim.
Viêm cầu thận: viêm thận.
Sốt đỏ tươi: gây phát ban da ngứa.
Điều trị viêm amidan cho trẻ nhỏ
Nếu một miếng gạc họng cho thấy viêm amidan là do nhiễm vi khuẩn, bác sĩ có thể kê toa một đợt điều trị bằng kháng sinh. Nếu viêm amidan là do virus, kháng sinh không hiệu quả.
Các bước sau đây có thể giúp giảm các triệu chứng viêm amidan cho dù đó là do virus hoặc vi khuẩn gây ra:
Điều trị đau và sốt: thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol (ví dụ Panadol) hoặc ibuprofen (ví dụ Nurofen) có thể giúp giảm đau họng và sốt. Lưu ý: trẻ em dưới 16 tuổi không nên dùng aspirin .
Uống nhiều nước: điều này rất quan trọng để ngăn ngừa mất nước.
Nghỉ ngơi nhiều.
Ăn thức ăn mềm, mát như thạch và sữa trứng: một người bị viêm amidan có thể không cảm thấy muốn ăn nhiều, nhưng sự thèm ăn của họ sẽ trở lại bình thường trong vòng vài ngày.
Có đồ uống lạnh, đá để hút hoặc đá / kem: những thứ này có thể giúp làm dịu cơn đau họng.
Súc miệng: người lớn và trẻ em đủ tuổi để súc miệng thường được cứu trợ bằng cách súc miệng bằng nước muối. Ngoài ra còn có các loại thuốc súc miệng khác có sẵn, ví dụ như súc miệng chống vi khuẩn, chẳng hạn như súc miệng Betadine.
Xem xét viên ngậm hoặc thuốc xịt họng: người lớn và trẻ lớn có thể được giảm đau bằng cách ngậm viên ngậm trị đau họng hoặc sử dụng thuốc xịt họng.
Cách phòng tránh viêm amidan ở trẻ nhỏ
Thật khó để ngăn chặn sự lây lan của virus gây viêm amidan, nhưng thực hành vệ sinh tốt có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan.
Rửa tay thường xuyên.
Cố gắng tránh những người không khỏe.
Đừng chia sẻ dụng cụ ăn uống với người không khỏe.
Ho và hắt hơi vào khăn giấy rồi rửa tay.
Ở nhà nếu không khỏe.
Qua bài chia sẻ trên, chắc hẳn các bậc cha mẹ hẳn đã hiểu vấn đề viêm amidan ở trẻ nhỏ. Rất mong nhận được nhiều chia sẻ tới từ bạn đọc.
Website: https://trebiho.com.vn/
Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ Và Một Số Biến Chứng Nguy Hiểm
Trẻ em là đối tượng dễ mắc phải bệnh viêm amidan nhất bởi hệ miễn dịch của trẻ vẫn còn rất yếu, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn vi rút xâm nhập. Viêm amidan ở trẻ nếu như không được điều trị sớm có khả năng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh viêm khớp, viêm cơ tim thậm chí là viêm cầu thận…
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm amidan ở trẻ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng bệnh viêm amidan ở trẻ, có thể chỉ là do trẻ bị cảm mạo, lạnh người, sức đề kháng yếu. Do đó vi khuẩn hoặc vi rút có điều kiện xâm nhập, gây bệnh viêm họng và dẫn đến viêm amidan. Bệnh thường gặp phải vào mùa đông do thời tiết lạnh, nhiệt độ giảm mạnh khiến trẻ dễ bị viêm họng. Bên cạnh đó còn một nguyên nhân phổ biến khác nữa đó là răng miệng của trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, đúng cách, là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Biểu hiện của bệnh viêm amidan ở trẻ thường là sốt cao, khó chịu, trẻ bị sốt rét, đau họng khi nuốt dẫn đến hiện tượng biếng ăn, lười ăn. Khi đưa trẻ đi khám thường thấy amidan sưng to, lồi ra hoặc co lại, dạng tổ ong có màu hồng, xuất hiện mủ trắng hoặc mủ vàng.
Một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm amidan ở trẻ
Khi bệnh viêm amidan kéo dài không điều trị có thể dẫn đến biến chứng viêm xơ teo amidan, đây là nguyên nhân chính gây nên những bệnh lý về tai – mũi – họng.
Nếu bệnh viêm amidan là do liên cầu khuẩn B tan huyết nhóm A thì dây là vấn đề vô cùng nguy hiểm đối với trẻ. Bởi nó dễ dẫn đến những căn bệnh như viêm khớp, viêm cơ tim, viêm cầu thận, qúa trình chữa trị cực kỳ khó khăn, gây tốn kém tiền của. Trong trường hợp này bạn nên phẫu thuật cắt amidan cho trẻ.
Phương pháp điều trị chứng viêm amidan ở trẻ
Các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng khuyến cáo rằng, để điều trị viêm amidan cấp tính cho những trẻ thường xuyên bị viêm amidan nên dùng phương pháp điều trị dự phòng bằng cách sử dụng kháng sinh chống liên cầu khuẩn trong khoảng 2 tuần.
Sau thời gian điều trị bằng kháng sinh, hãy đưa trẻ đi khám để xem mức độ biến chuyển của bệnh. Bạn cần cho trẻ làm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả nhất. Việc xét nghiệm sẽ giúp phát hiện được các nguy cơ biến chứng có thể xảy ra ở trẻ, tránh những nguy hiểm có thể xảy ra cho bé.
Khi nào bạn nên cắt amidan cho trẻ?
Cắt amidan sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ tuy nhiên khi trẻ bị viêm amidan nặng, nếu không cắt sẽ có thể gây biến chứng. Vì thế vẫn buộc phải thực hiện giải pháp trên.
– Khi amidan ở trẻ có hiện tượng sưng to, trẻ có thể có triệu chứng ngừng thở khi ngủ, trẻ ngủ không ngon giấc, thường xuyên bị giật mình giữa đêm và tè dầm. Trẻ hay quấy khóc vào ban đêm, da bị tím tái…
– Khi amidan sưng quá to, gây chèn cổ họng, đau rát, trẻ sẽ khó nuốt thức ăn dẫn đến biếng ăn. Ngoài ra trẻ thường nôn ói, chậm tăng cân, gây suy dinh dưỡng.
– Bạn chỉ nên cắt amidan cho con trong trường hợp trẻ bị viêm amidan mãn tính, thường xuyên tái phát trong một năm, tuy nhiên cắt amidan sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và làm giảm sức đề kháng của trẻ. Vì vậy sau khi cắt amidan bạn phải chăm sóc trẻ thật tốt, để cơ thể trẻ có thể được phục hồi
– Nên cắt amidan khi phát hiện thấy tình trạng bệnh chuyển nặng và có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như: trẻ bị viêm khớp, viêm phế quản, viêm cầu thận và viêm cơ tim hay viêm hạch cổ. Ngoài ra các bác sĩ cũng sẽ thực hiện cắt amidan cho trẻ khi nghi ngờ trẻ bị ung thư, hôi miệng hoặc sỏi amidan, nấm amidan.
Chính vì vậy, để phòng bệnh viêm amidan, tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra với trẻ, bạn hãy làm bà mẹ thông thái, theo dõi tình hình sức khỏe của con thường xuyên để có thể phát hiện bệnh, kịp thời tìm gặp bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để có phác đồ điều trị tối ưu cho trẻ.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Những Triệu Chứng Của Viêm Amidan Ở Trẻ Nhỏ trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!