Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt At, In Và To mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Sự khác biệt giữa at/in và to At và in thường được dùng để chỉ vị trí, còn to thường được dùng để chỉ hướng di chuyển. Ví dụ: – He works at the market. (Ông ấy làm việc ở chợ.) He gets to the market by bike. (Ông ấy đi đến chợ bằng xe đạp.)
– My father lives in Canada. (Bố tôi sống ở Canada.) I go to Canada to see him whenever I can. (Tôi đi Canada để gặp bố bất cứ khi nào tôi có thể.)
2. Khi đề cập đến mục đích của sự di chuyển Khi chúng ta đề cập đến mục đích của sự di chuyển trước khi đề cập đến điểm đến, chúng ta thường dùng at/in trước địa điểm này. Ví dụ: – Let’s go to Marcel’s for coffee. (Hãy đến nhà Marcel để uống cà phê đi.) Let’s go and have coffee at Marcel’s. (Hãy đến và uống cà phê tại nhà của Marcel đi.) KHÔNG DÙNG: Let’s go and have coffee to Marcel’s.
– I went to Canada to see my father. (Tớ đã đi đến Canada để gặp cha.) I went to see my father in Canada. (Tớ đã đi gặp cha ở Canada.) KHÔNG DÙNG: I went to see my father to Canada.
3. Khi để cập đến mục tiêu – Sau một số động từ, at được dùng để chỉ “mục tiêu” của hành động chỉ nhận thức hoặc giao tiếp. Các từ thường gặp là look (nhìn), smile (mỉm cười), wave (vẫy), frown (cau mày). Ví dụ: Why are you looking at her like that? (Sao cậu lại nhìn cô ấy như thế?) Because she smiled at me. (Vì cô ấy đã cười với tớ.)
– At cũng thường được dùng sau 1 số động từ chỉ sự tấn công hoặc các hành động thô bạo. Các động từ thường gặp là shoot (bắn, nhắm), laugh (cười nhạo), throw (ném), shout (la hét) và point (chỉ). Ví dụ: It’s a strange feeling to have someboy shoot at you. (Đó thực sự là một cảm giác rất lạ khi có ai đó nhắm vào bạn.) If you can’t laugh at yourself, who can you laugh at? (Nếu bạn không thể tự chế giễu bản thân mình thì bạn còn chế giễu được ai nữa?) Stop throwing stones at the cat, darling. (Đừng ném đá vào chú mèo đó nữa, con yêu.) You don’t need to shout at me. (Cậu không cần phải hét lên với tớ.) In my dreams, everybody was pointing at me and laughing. (Trong giấc mơ của tôi, mọi người đều chỉ trỏ vào tôi và cười nhạo.)
– Throw to, shout to và point to được dùng khi không có ý định tấn công. Ví dụ: Please do not throw food to the animals. (Làm ơn đừng có ném đồ ăn cho mấy con vật đó nữa đi.) Could you shout to Phil and tell him it’s breakfast time. (Con có thể gọi Phil và bảo em ấy là đến giờ ăn sáng rồi không?) “The train’s late again,” she said, pointing to the timetable. (Tàu lại đến trễ nữa rồi, cô ấy nói và chỉ tay vào bảng lịch trình.)
– Arrive thì thường đi với at/in, không bao giờ đi với to. Ví dụ: We should arrive at Pat’s in time for lunch. (Chúng ta nên đến nhà Pat kịp giờ ăn trưa.) KHÔNG DÙNG: We should arrive to Pat’s in time for lunch. When did you arrive in New Zealand? (Bạn đến New Zealand khi nào?) KHÔNG DÙNG: When did you arrive to New Zealand?
Phân Biệt This Và That
1. Người và vật
This/that/these/those có thể dùng làm từ hạn định đứng trước các danh từ để chỉ người hay vật. Ví dụ: this child (đứa trẻ này) that house (ngôi nhà kia)
Nhưng khi chúng được dùng làm đại từ không có danh từ theo sau, this/that/these/those thường chỉ vật. Ví dụ: This costs more than that. (Cái này đắt hơn cái kia.) KHÔNG DÙNG: This says he’s tired. Put those down – they’re dirty. (Đặt những cái kia xuống – chúng bẩn đấy.) KHÔNG DÙNG: Tell those to go away.
Tuy nhiên, chúng ta có thể dùng this… như đại từ khi chúng ta muốn nói một người nào đó là ai. Ví dụ: Hello. This is Elisabeth. Is that Ruth? (Xin chào. Đây là Elisabeth. Có phải Ruth không?) Who’s that? (Ai kia?) That looks like Mrs Walker. (Kia như là bà Walker.) These are the Smiths. (Kia là nhà Smiths.)
Cũng nên chú ý đến those who…
2. Sự khác nhau
Chúng ta dùng this/these để chỉ người và vật ở gần với người nói. Ví dụ: Get this cat off my shoulder. (Bỏ con mèo này ra khỏi vai tôi.) I don’t know what I’m doing in this country. (Tôi không biết mình sẽ làm gì ở đất nước này.) KHÔNG DÙNG: chúng tôi that country… Do you like these ear-rings? Bob gave them to me. (Cậu có thích đôi hoa tai này không? Bob đã tặng cho tớ đó.)
Chúng ta dùng that/those để chỉ người và vật ở khoảng cách xa hơn với người nói, hay không hiện diện ở đó. Ví dụ: Get that cat off the piano. (Bỏ con mèo kia ra khỏi đàn piano.) All the time I was in that country I hated it. (Tôi ghét quãng thời gian tôi ở đất nước đó.) I like those ear-rings. Where did you get them? (Tớ thích đôi hoa tai kia. Cậu lấy nó ở đâu thế?)
3. Thời gian
This/these để chỉ những tình huống và sự việc đang diễn ra hoặc vừa mới bắt đầu. Ví dụ: I like this music. What is it? (Tớ thích nhạc này. Đó là loại gì vậy?) Listen to this. You’ll like it. (Nghe cái này đi. Cậu sẽ thích nó.) Watch this. (Xem cái này đi.)
That/those có thể chỉ những tình huống và sự kiện vừa mới kết thúc hoặc đã kết thúc trong quá khứ. Ví dụ: Did you see that? (Cậu có thấy cái đó không?) Who said that? (Ai nói thế?) Have you ever heard from that Scottish boy you used to go out with? (Cậu có nghe tin gì về cậu con trai người Scotland mà cậu từng hẹn hò chưa?) KHÔNG DÙNG: chúng tôi Scottish boy you used to go out with?
That có thể diễn tả điều gì đã đã kết thúc. Ví dụ: … and that’s how it happened. (…và đó những gì đã xảy ra.) Anything else?~ No, that’s all, thanks. (in a shop) (Còn gì khác không? ~ Không, đó là tất cả, cảm ơn. (trong cửa hàng) OK. That’s it. I’m leaving. It was nice knowing you. (Được rồi. Thế thôi. Tôi đi đây. Thật vui khi được quen anh.)
4. Chấp nhận và bác bỏ
Đôi khi, chúng ta dùng this/these để bày tỏ sự chấp nhận hay quan tâm, và that/those để bày tỏ sự không thích hoặc bác bỏ. Hãy so sánh: Now tell me about this new boyfriend of yours. (Nào giờ thì kể cho tớ nghe về bạn trai mới của cậu đi.) I don’t like that new boy friend of yours. (Tớ không thích bạn trai mới của cậu.)
5. Trên điện thoại
Trong điện thoại, người Anh dùng this để chỉ chính họ và that để hỏi về danh tính người nghe. Ví dụ: Hello. This is Elisabeth. Is that Ruth? (Alo. Elishabeth nghe đây. Có phải Ruth không?)
Người Mỹ dùng this để hỏi về danh tính người nghe. Ví dụ: Who is this? (Ai đó?)
6. That, those có nghĩa ‘những cái mà’
Trong văn phong trang trọng, that và those có thể dùng với nghĩa ‘những cái mà’. Those who…có nghĩa ‘những người mà…’ Ví dụ: A dog’s intelligence is much greater than that of a cat. (Trí thông minh của chó thì cao hơn của mèo.) Those who can, do. Those who can’t, teach. (Những người có thể, thì hãy làm. Những người không thể, thì hãy dạy họ.)
7. This và that có nghĩa ‘như vậy’
Trong văn phong thân mật không trang trọng, this và that có thể dùng với tính từ và trạng từ theo cách dùng như so. Ví dụ: I didn’t realise it was going to be this hot. (Tôi không nhận ra sẽ nóng như vậy.) If your boyfriend’s that clever, why isn’t he rich? (Nếu bạn trai cậu thông minh như vậy, thì tại sao anh ta lại không giàu?)
Trong tiếng Anh chuẩn, chỉ có so được dùng trước một mệnh đề theo sau. Ví dụ: It was so cold that I couldn’t feel my fingers. (Trời lạnh đến mức tôi còn không thể cảm nhận được ngón tay của mình.) KHÔNG DÙNG: It was that cold…
Not all that có nghĩa là ‘không…lắm’. Ví dụ: How was the play? ~ Not all that good. (Vở kịch thế nào? ~ Không hay lắm.)
8. Cách dùng khác
Chú ý cách dùng đặc biệt của this (không có nghĩa chỉ định) trong những câu chuyện kể thường ngày. Ví dụ: There was this travelling salesman, you see. And he wanted… (Có người đàn ông bán tour du lịch này, anh thấy đó. Và anh ấy muốn…)
That/those dùng để chỉ những trải nghiệm quen thuộc đối với mọi người. Ví dụ: I can’t stand that perfume of hers. (Tôi không thể chịu nổi mùi nước hoa của cô ta.)
Ví dụ: When you get that empty feeling – break for a biscuit. (Khi bạn cảm thấy trống trải – hãy bẻ một miếng bánh quy.) Earn more money during those long winter evenings. Telephone … (Kiếm thêm tiền trong những đêm mùa đông dài dằng dặc. Hãy gọi….)
Phân Biệt Unless Và If Not
Hai từ ‘Unless’ và ‘if not’ đều có nghĩa là ‘nếu không’, ‘trừ khi’ – có cách dùng tương tự nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ta chỉ được sử dụng một trong hai từ.
Trong câu điều kiện loại 1, chúng ta sử dụng cả if not và unless + thì hiện tại khi đề cập đến tình huống có thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai
Ví dụ:
You can’t get good mark unless you study hard = You can’t get good mark if you do not study hard
Bạn không thể đạt được điểm tốt trừ khi bạn/nếu bạn không học hành chăm chỉ.
Nhưng trong câu hỏi chúng ta không dùng unless mà chỉ dùng if not.
Ví dụ:
What will happen if you can not find a job next month?-
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn không thể tìm được việc vào tháng tới?
Không có câu: What will happen unless you find a job next month?
Trong cau điều kiện loại 2, bạn cũng không sử dụng unless cùng với would khi nói về tình huống không có thực ở hiện tại mà chỉ dùng if not.
Ví dụ:
If my car was not broken, I would get here sooner
Nếu xe của tôi mà không hỏng, tôi đã đến đây sớm hơn.
Không có câu: Unless my car broken, I would get here sooner.
Trong câu điều kiện loại 3, không sử dụng unless cùng với would have khi nói về tình huống không có thực trong quá khứ.
Ví dụ:
If she had not met Jim last month, she would stayed here 2 weeks ago.
Nếu cô ấy không gặp Jim tháng trước, cô ấy đã ở đây từ 2 tuần trước.
Không có câu: Unless she had met Jim last month, she would stayed here 2 weeks ago.
Phải sử dụng unless, không sử dụng if not trong trường hợp chúng ta đề xuất một ý kiến sau khi đã suy nghĩ lại (an idea as an afterthought).
Ví dụ:
Mary invited me to come her party, I did refuse. I will not go there – unless my brother agrees to look after my baby sister.
Mary mời tôi tôi tới bữa tiệc của cô ấy, tôi đã từ chối. Tôi sẽ không đến – trừ khi em trai tôi đồng ý trông em gái tôi.
(Theo DKN)
Phân Biệt Will Và Be Going To
Bài học hôm nay tìm hiểu cách phân biệt will và be going to.
Khác với tiếng Việt, khi để diễn tả về một sự việc, một sự kiện nào đó sẽ xảy ra trong tương lai chúng ta có thể dùng thì tương lai gần hoặc tương lai đơn. Song không phải là có thể dùng cả hai mà tùy vào ngữ cảnh phù hợp sẽ lựa chọn cho mình cách sử dụng đúng đắn. Nhằm giúp các bạn diễn tả chính xác nội dung và ý nghĩa của lời nói trong tiếng Anh, bài viết tiêu chí nhận diện và để phân biệt will và be going to.
Hướng dẫn phân biệt will và be going to
Will và be going to đều mang nghĩa là “sẽ”, đều hàm ý chỉ một sự việc, một hành động, một sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên:
+ Will lại được dùng cho thì tương lai đơn
+ Be going to lại được sử dụng cho tương lai gần (tương lai dự định).
Việc đặt ra sự khác biệt như vậy hẳn chắc sẽ chứa đựng ý nghĩa và mục đích diễn đạt khác nhau.
Cấu trúc will:
+ Khẳng định: S + will/ shall + V(dạng nguyên thể không chia) + O
+ Phủ định: S + will / shall + not+ V(dạng nguyên thể không chia) + O
+ Nghi vấn: Will/ shall + S + V(dạng nguyên thể không chia) + O+…+?
Thì tương lai đơn được dùng với nhiều ý nghĩa:
+ Diễn tả một hành động xảy ra trong tương lai, không căn cứ vào hiện tại, không có lý do, nguyên nhân
Ví dụ: Mary will buy a new house
( Mary sẽ mua một ngôi nhà. Trong trường hợp này mọi người nói thế, phán đoán thế chứ không có căn cứ nào cụ thể cả)
+ Diễn tả một lời hứa, lời nói, kế hoạch, một quyết định ngay tại thời điểm nói (mang tính chất đột ngột)
Ví dụ:
Mary: When will you marry?
John: I will marry next year
(Trong trường hợp trên John và Mary đang ngồi tám chuyện với nhau, Mary hỏi John rằng bao giờ anh ta sẽ kết hôn, anh ta trả lời luôn là “Chắc là năm sau”. Như vậy, lời nói của John được xuất phát ngay tại thời điểm nói. Lúc đó John mới quyết định chứ chưa hề chuẩn bị từ trước thôi)
+ Dùng đưa ra lời đề nghị, lời mời thể hiện nhã ý lịch sử
Ví dụ: Will you open your door?
(Bạn có thể mở dùm tôi cánh cửa được không)
+ Dùng để diễn tả một sự dự đoán, phỏng đoán, thường đi với các từ như: think (nghĩ là); suppose (cho rằng là); be sure (chắc là); certain (chắc chắn); afraid (e sợ rằng)
Dấu hiệu nhận biết khi sử dụng will:
Thông thường thì tương lai đơn thường đi với các trạng từ chỉ thời gian như: next + time (ví dụ như: next week; next month; next year); tomorrow; tonight;..
Thì tương lai gần (tương lai dự định)
Cấu trúc be going to:
+ Khẳng định: S + be + going to+ V(dạng nguyên thể không chia) + O
+ Phủ định: S + be+ not+ going to+ V(dạng nguyên thể không chia) + O
+ Nghi vấn: Be+ S + going to+ V(dạng nguyên thể không chia) + O+…+?
Cách dùng be going to
– Điểm khác biệt cơ bản lớn nhất giữa be going to và will là ở chỗ nếu will dùng để diễn đạt một hành động mang tính chất đột ngột thì be going to lại dùng để diễn đạt một sự dự đoán, một hành động khi bạn đã có đầy đủ căn cứ, dấu hiệu và đã lên kế hoạch cụ thể
Ví dụ: It is going to rain
( Ngữ cảnh trong trường hợp này là ta nhìn thấy trời có nhiều mây đen mù mịt kéo đến, rõ ràng là ta có đầy đủ các cơ sở và căn cứ để nói rằng trời sẽ mưa)
– Chỉ một dự định, một kế hoạch dự định sắp tới (sắp xảy ra)
Ví dụ: I am going to eat sallad at night
( tôi sẽ ăn sallad tối nay)
Notice (chú ý):
– Gonna = going to
– Nếu trong câu có mốc thời gian cụ thể ta sẽ dùng thì hiện tại tiếp diễn.
Ví dụ: I am eating at 6.00 pm
Tôi sẽ đi ăn lúc 6 giờ tối nay
Key: is ending( Bộ phim này sẽ chiếu lúc 10 rưỡi tối – sự kiện sắp tới có mốc thời gian cụ thể)
Key: will increase (Thuế sẽ tăng vào tháng tới – có next month)
Key: will not remember= won’t remember (tôi không nhớ địa chỉ của bạn – lời nói ngay tại thời điểm nói)
Key: won’t you lend (Tại sao bạn không cho tôi mượn ô tô của bạn – Lời nói được phát ra đột ngột ngay tại thời điểm nói)
Key: Will you open ( lời nhờ đề nghị giúp đỡ)
Key: is going to come (Cô ấy sẽ tới nhà của Mary vào ngày mai (diễn tả một hành động dự định sắp tới)
Key: are going camping (Chúng tôi sẽ đi cắm trại vào cuối tuần này.)
Key: am going to have (Tôi sẽ cắt tóc vào ngày mai bởi vì nó quá dài.)
Key: is going to buy (Cô ấy sẽ mua một cái váy mới bởi vì cô ấy đã có đủ tiền – có đầy đủ căn cứ để cho rằng như thế.)
Key: will be ( Tôi nghĩ rằng John sẽ là quản lý mới của chúng tôi)
Như vậy ta có thể dựa vào :
+ Cấu trúc
+ Ý nghĩa diễn đạt
+ Trạng từ thời gian đi kèm
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt At, In Và To trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!