Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt Cách Sử Dụng Của Go Back, Come Back Và Return mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Phân biệt cách sử dụng của Go back, Come back và Return
Tiếp tục chuỗi bài về phân biệt cách sử dụng của một số từ cùng ý nghĩa, bài viết này Inspirdo sẽ đề cập đến cách sử dụng của: Go back, Come back và Return – cả 3 đều có nghĩa là “Trở về”.
1/ Cách sử dụng của Go back: quay về, quay lại
Go back: Có nghĩa là trở về một địa điểm, một nơi mà bạn gần đây hoặc ban đầu đến từ đó hoặc nơi mà bạn đã từng ở trước đây và thường được dùng từ góc nhìn của người đang trở về.
Eg: Do you ever want to go back to Hanoi? (Bạn có từng muốn quay về Hà Nội hay không?)
2/ Cách sử dụng của Come back: Trở về
Come back: Thường được sử dụng từ góc nhìn về người hoặc địa điểm mà ai đó trở về, chúng ta có thể hiểu “come back” là trở về nơi mình đến. “Go back” là quay lại nơi mình rời đi hoặc bỏ đi.
Eg: When is Janet coming back from Singapore? (Khi nào Janet quay trở lại từ Singapore?)
3/ Cách sử dụng của Return: Trở về
Return: Có nghĩa là trở về từ một địa điểm này tới một địa điểm khác. Return thường trang trọng hơn “go back” và “come back”, và được sử dụng thường xuyên hơn trong văn viết hoặc lời nói trang trọng.
Eg: Mary waited a long time for David to return. (Tôi đã đợi anh ấy trở về trong một khoảng thời gian dài).
Với những bạn muốn cải thiện khả năng tiếng Anh trong thời gian ngắn, đạt hiệu quả cao mà chi phí hợp lý, có thể đăng ký học chương trình 1:1 cùng Inspirdo Edu với chi phí chỉ từ 100k/giờ, liên hệ theo số 0943 556 128 hoặc email info@inspirdoedu.com để được tư vấn.
Nắm “Chắc Như Đinh Đóng Cột” Cách Phân Biệt Sử Dụng Come Và Go
Go và come là hai động từ dễ gây nhầm lẫn do nét nghĩa tương đồng và đều chỉ sự dịch chuyển. Chỉ một cụm từ đơn giản: come to shool hay go to school có gì khác nhau, hay đều được dịch là tới trường? Câu trả lời sẽ nằm trong bài viết hôm nay với bí quyết phân biệt come và go đặc biệt từ Language Link Academic . Go và come là hai động từ chỉ sự di chuyển tương đối giữa người nói và người nghe hoặc với chủ thể, vị trí hay đối tượng thứ ba. Trong Tiếng Việt, go thường được dịch là đến, come thường được dịch là đi. Và hầu hết người học đều dựa theo nét nghĩa này để phân biệt come và go. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp cả hai nét nghĩa “đến” và “đi” đưa vào câu đều phù hợp thế nên ta cần phân biệt go và come một cách bài bản.
Go: Go dùng để chỉ hành động di chuyển xa ra so với vị trí của người nói, người nghe hoặc người được nói tới.
Eg: We will go to restaurant for our dinner tonight.
(Đến nhà hàng cho bữa tối – đến một vị trí, điểm điểm khác so với địa điểm đang đứng tại thời điểm nói)
They need to go to hometown office next week.
(Đến trụ sở của thị trấn – địa điểm khác, yêu cầu phải di chuyển so với địa điểm của họ)
Come: Come dùng để diễn tả sự di chuyển theo hướng về phía, hướng tới người nói hoặc người nghe, hoặc dựa trên sự chỉ dẫn của người nói.
Eg: My friend is coming to see my family next week.
(Bạn tôi sẽ đến nhà để thăm gia đình tôi vào tuần tới – Sự di chuyển của người bạn hướng về phía vị trí của người nói – “gia đình tôi”)
He will finish the meeting at 10:00. Can you come for your appointment 30 later ?
(Người nghe sẽ tới, di chuyển về phía vị trí của người nói – trong tình huống này là văn phòng)
Go in và come in: từ cách phân biệt trên, ta có thể dễ dàng suy luận sự khác nhau giữa hai cụm động từ này. Come in diễn tả việc di chuyển vào trong không gian của người nói. Go in diễn tả việc di chuyển vào một không gian thứ ba, xa người nói.
Eg: Let’s come in the class. (Người nói đang ở trong lớp).
Let’s go in the class. (Người nói không ở trong lớp).
Go back và come back: đều có nghĩa là quay trở lại bằng nghĩa với động từ return. Go back dùng khi người trở về một địa điểm khác, không phải không gian người nói. Come back diễn tả sự trở lại, trở về một không gian bao gồm người nói.
Eg: Jimmy will come back New York to next week. (Người nói ở New York).
Jimmy will go back New York to next week. (Người nói không ở New York).
Để phân biệt go và come một cách dễ dàng, tránh nhầm lẫn. Ta cần dựa vào mối tương quan vị trí giữa địa điểm được nhắc đến, vị trí người nói, vị trí người nghe để sử dụng động từ một cách chính xác.
Come from: dùng ở thì hiện tại dùng để diễn tả, nói về quê quán, quốc gia của người nào đó. Đây là cụm từ cố định, nên ta không thể dùng go from với nét nghĩa này.
Go thường đi với các giới từ hoặc trạng từ chỉ nơi trốn, diễn tả hướng di chuyển, trong đó phổ biến nhất là giới từ “to”.
Eg: The price of energy is supposed to go up rapidly next year. (go up = tăng lên).
Jimmy usually goes to bed late.
Go được theo sau bởi các động từ dưới dạng chúng tôi dùng để diễn tả hoạt động giải trí: go fishing, go jogging, go camping, go shopping….
Một số cụm động từ phổ biến của come:
Come about: xảy ra, đổi chiều.
Come across: tình cờ.
Come along: đi cùng, xúc tiến.
Come between: can thiệp vào.
Come clean: phủ nhận.
Come down with: bị ốm
Come down on: mắng nhiếc, trừng phạt.
Come into account: được tính đến.
Come into effect: có hiệu lực.
Cùng với nét nghĩa chỉ sự di chuyển, nhưng hai động từ này lại có cách dùng và cách hiểu khác nhau, cho ta thấy sự đa dạng, và muôn màu đầy thú vị của Tiếng Anh. Chúng tôi mong rằng những kiến thức và cấu trúc về phân biệt come và go trong bài viết hôm nay đã giúp ích cho các bạn tránh nhầm lẫn, và sử dụng đúng hai động từ di chuyển này. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết hữu ích lần sau!
Tải xuống MIỄN PHÍ ngay Bộ tài liệu học tốt tiếng Anh độc quyền của Language Link Academic (cập nhật 2020)!
Kiểm tra tiếng Anh miễn phí ngay cùng chuyên gia khảo thí đến từ Anh Quốc & nhận những phần quà hấp dẫn!
Đón xem series phim hoạt hình học tiếng Anh cho trẻ mẫu giáo và tiểu học, tham gia trả lời các câu hỏi đơn giản, giành ngay những phần quà giá trị!
Sử Dụng Come Or Go, Take Or Bring Thế Nào Cho Đúng?
Tiếng Anh có rất nhiều cặp từ có nghĩa gần giống nhau việc phân biệt chúng nhiều khi không hề đơn giản. Hai cặp từ come – go và take – bring trong câu hỏi của em là trường hợp rất phổ biến.
1. Khi muốn lựa chọn giữa go hay come chúng ta cần phải xét đến tình huống và vị trí.
Go: để chỉ một chuyển động rời xa vị trí, địa điểm mà người nói hoặc người nghe đang ở đó:
Ví dụ 1: Are you going to the pub tonight?
(Tối nay anh có tới quán rượu không?)
Ví dụ 2: Let’s go and see Auntie Mary before the holiday is over.
(Chúng ta hãy tới thăm dì Mary trước khi kỳ nghỉ kết thúc).
Ví dụ 3: They’ve gone to live in Australia and I don’t think they’ll ever come back.
(Họ đã chuyển đến sống ở Australia rồi và tôi nghĩ là họ sẽ chẳng bao giờ quay lại nữa).
Come: một chuyển động đến nơi mà người nói hoặc người nghe ở đó.
Ví dụ 4: Could you come here for a minute, please, Diane?
(Cậu đến đây một lát đi Diane)
Ví dụ 5: I’m coming.
(Mình đến đây)
Ví dụ 6: We’ve come to ask you if we can borrow your car for a week.
(Chúng tôi tới đây để hỏi mượn bạn ô tô trong một tuần được không)
Ví dụ 7: I’ve got some people coming for a meal tonight. Can you and Henry come too?
Go back or come back or return?
Quy luật tương tự cũng được áp dụng với go back và come back, nhưng bạn cũng có thể sử dụng từ return thay cho cả come back và go back:
Ví dụ 8: You must have come back/ returned very late last night.
(Hôm qua chắc hẳn là bạn về nhà rất muộn phải không)
Ví dụ 9: He went back / returned to Mexico when he had finished post-graduate training.
(Anh ấy trở về Mehico sau khi đã kết thúc khoá đào tạo sau đại học)
Come with or go with?
Khi chúng ta muốn nói đến việc tham gia một chuyển động cùng với người nói và người nghe thì người ta thường sử dụng come with chứ không dùng go with, kể cả khi đó là chuyển động rời khỏi vị trí mà họ đang ở đó:
Ví dụ 10: I’m going to the hospital this afternoon to get the test results. Could you come with me?
(Chiều nay tôi định đến bệnh viện để lấy kết quả xét nghiệm. Bạn có đi cùng tôi không?)
Ví dụ 11: We’re going to Egypt for a week at Christmas. Would you like to come with us?
(Chúng tôi định đi nghỉ giáng sinh ở Ai Cập trong vòng 1 tuần. Bạn có muốn đi cùng chúng tôi không?)
2. Bring or take?
Sự khác nhau về cách sử dụng giữa bring và take cũng tương tự như giữa come và go. Chúng ta sử dụng take để mô tả một hành động mang cái gì đi khỏi vị trí người nói người nói hoặc người nghe:
Ví dụ 1: Can you take the car in for its service tomorrow, Jan? I’m going to take the train.
(Ngày mai bạn có thể mang ô tô đi bảo dưỡng được không Jan? Tôi sẽ đi bằng tàu)
Ví dụ 2: They’re not here. He must have taken them to the club. He’s taken my umbrella too.
(Chúng không có ở đây. Chắc chắn anh ta đưa chúng đến câu lạc bộ rồi. Anh ta cũng mang ô của tôi đi nữa)
Ví dụ 3: These shirts that I bought don’t really fit me. I‘m going to have to take them back.
(Những chiếc áo mà tôi đã mua không vừa với tôi lắm. Tôi sẽ đi trả lại).
Còn bring tức là mang cái gì đó tới vị trí mà người nói/ người nghe đang ở đó, đã ở đó hoặc sẽ ở đó:
Ví dụ 4: It’s kind of you to invite me to dinner. Is it all right if I bring my boyfriend?
(Bạn thật là tốt khi mời chúng tôi bữa tối. Liệu rằng tôi có thể đi cùng bạn trai được không?)
Ví dụ 5: Always remember to bring your calculators when you come to these maths lessons!
Ví dụ 6: I’ve brought you some beans and tomatoes from my garden. I hope you can use them.
(Tôi đã mang cho bạn một ít đậu và khoai tây mà chúng tôi trồng. Hy vọng là bạn dùng đến chúng)
Source: G.Edu
Surname Là Gì? Cách Sử Dụng Và Phân Biệt Của Surname
Việc thiếu kiến thức về tiếng anh chính là lý do khiến bạn trở nên lúng túng mỗi khi điền thông tin cá nhân vào các form bằng tiếng anh. Thông thường, khi đăng ký tài khoản đăng nhập trên một website nước ngoài, gần như ứng dụng nào cũng sẽ xuất hiện cụm từ “surname”. Vậy Surname là họ hay tên?
Thực tế, surname chính là phần họ trong tiếng Việt, nó thường được thay thế bởi các cụm từ có nghĩa tương đương như “family name” hay “last name”.Trong các biểu mẫu tiếng anh, nếu surname đã xuất hiện thì sẽ không bao giờ xuất hiện hai từ còn lại.
Surname là bộ phận cực kỳ quan trọng trong tên của một cá nhân bởi nó cho biết người đó thuộc dòng tộc nào. Tùy theo văn hóa của từng vùng miền mà các thành viên trong gia đình có thể có surname giống nhau hoặc khác nhau.
Ví dụ: Tên của bạn là Nguyễn Hương Ly thì khi điền thông tin cá nhân, mục “surname” bạn sẽ điền là “Nguyễn”.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hiểu rõ surname at birth là gì để tránh nhầm lẫn với surname trong quá trình kê khai thông tin cá nhân. Surname at birth có nghĩa là họ theo giấy khai sinh bởi người nước ngoài có truyền thống đổi họ theo họ chồng sau khi kết hôn nên mới có mục này. Nếu như không đổi họ thì mục này, bạn vẫn điền như surname là được.
Sự khác nhau giữa first name, surname và given name là gì?
First name, surname và given name là những bộ phận cấu tạo nên tên gọi của một cá nhân. Trong đó:
First name: Được hiểu là tên chính thức của bạn. Ví dụ tên của bạn là Nguyễn Hương Ly thì first name là “Ly”.
Give name: Có bản chất gần giống với first name, chỉ khác biệt ở chỗ là có thêm phần tên lót (tên đệm). Given name được cấu tạo bởi middle name (gọi là tên lót hay tên ở giữa họ và tên) + first name (tên chính thức). Ví dụ, tên của bạn là Nguyễn Hương Ly thì given name chính là “Hương Ly”.
Lưu ý: Phần middle name thường ít dùng trong tên của người nước ngoài mà chỉ xuất hiện chủ yếu trong tên của người Châu Á.
Ý nghĩa của surname
Với những người nước ngoài, họ quan tâm đến phần họ nhiều hơn là phần tên. Thông thường, khi xưng hô hay gọi đích danh bất cứ ai, người ta đều sử dụng họ để gọi thay vì cách gọi bằng tên của người Việt. Ví dụ như Trump (tên đầy đủ là Donald John Trump) hay Messi (tên đầy đủ là Lionel Messi),…
Trong nền văn hóa của một số quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến.
surname được dùng khi người nhỏ tuổi hơn giao tiếp với những người lớn tuổi hơn. Thậm chí, nó còn dùng để chỉ những người có thẩm quyền, người già hay các viên chức cao cấp. Trong trường hợp này, Surname mang ý nghĩa lịch sự, trang trọng và tôn kính như Mr. hay Mrs,…
Cách sử dụng surname
Mỗi quốc gia sẽ có cách sử dụng english surname khác nhau. Nếu như người Việt Nam chúng ta đặt tên, gọi tên hay điền các bộ phận trong tên theo chiều xuôi như: Họ – Tên đệm – Tên thật thì đối với người nước ngoài, thứ tự đó sẽ được đảo ngược lại. Tức là Tên thật – tên đệm – họ.
Bởi vậy, khi bạn điền tên của mình vào một biểu mẫu hay form đăng ký nước ngoài thì các trường thông tin trong tên sẽ được điền theo thứ tự như sau:
Đầu tiên sẽ là first name (tên thật).
Tiếp đó sẽ đến middle name (tên lót, tên đệm)
Cuối cùng sẽ surname hay last name (họ)
Những điều thú vị về surname mà bạn chưa biết
Surname là phần quan trọng và không thể thiếu được trong tên của bất kỳ cá nhân nào. Tuy nhiên, mỗi nền văn hóa khác nhau trên thế giới sẽ có những quy tắc riêng về surname được hình thành và sử dụng.
Ở một số quốc gia nói tiếng anh, english surname thường được sử dụng với ý nghĩa tương đương như family name, last name và nằm ở vị trí cuối cùng trong tên đầy đủ (full name) của họ. Ngược lại, đối với những quốc gia Châu Á và một số vùng đất thuộc Châu Phi, Châu Âu thì surname lại được đặt lên trước tên chính thức của họ.
Đặc biệt, ở các quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha có đến hai họ được dùng đồng thời trong gia đình; thậm chí có những gia đình có đến nhiều hơn hai họ.
Với một số nền văn hóa không sử dụng surname thì một người sẽ có một tên duy nhất. Ở các quốc gia Slavic và một số nước khác, bao gồm cả Iceland và Hy Lạp, họ sẽ có hình thức tên khác nhau cho từng thành viên nam và thành viên nữ trong gia đình.
Đặc biệt ở một số quốc gia, người phụ nữ sau khi kết hôn sẽ đổi sang theo họ của chồng. Theo truyền thống của một số quốc gia Châu Âu từ vài trăm năm trước, người phụ nữ sau khi kết hôn sẽ sử dụng họ của chồng và con cái cũng sẽ mang họ của người cha, trừ trường hợp người đàn ông đó mất khả năng làm cha hoặc từ chối quyền nuôi con thì đứa trẻ sinh ra mới mang họ của mẹ. Hiện nay, đây vẫn là phong tục và luật pháp của nhiều quốc gia.
Tuy nhiên, ở một số khu vực lại rất bình đẳng trong việc lấy họ cho con sau khi kết hôn. Tức là họ hoàn toàn tự do trong việc lấy họ cho đứa trẻ, có thể là theo họ mẹ hoặc theo họ cha tùy thuộc vào thỏa thuận giữa các cặp vợ chồng.
Tại Việt Nam, nếu bố mẹ có thỏa thuận từ trước thì con sinh ra có thể theo họ mẹ mà không bắt buộc theo họ bố (được quy định tại nghị định 123/2015/NĐ-CP của Chính Phủ). Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp con sinh ra đều theo họ bố do Việt Nam ta chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền văn hóa phương Đông.
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt Cách Sử Dụng Của Go Back, Come Back Và Return trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!