Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt ‘Convince’ Và ‘Persuade” mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Cùng được dịch là “thuyết phục” nhưng theo thời gian, hai động từ trên được sử dụng với nét nghĩa khác nhau.
Convince /kənˈvɪns/
Động từ này được từ điển Oxford diễn giải là “cause (someone) to believe firmly in the truth of something” – thuyết phục ai đó tin vào điều gì. Cách dùng của từ này thường là “convince someone of something/ that + clause”. Ví dụ:
– Robert convinced Julia of his innocence. – convince someone of something - Robert thuyết phục Julia về sự vô tội của anh ấy.
– He is desperate to convince us that he believes in the rightness of his actions. - convince someone that clause – Anh ấy thuyết phục chúng tôi trong tuyệt vọng rằng anh ấy có quyền trong những hành động đó.
Persuade /pəˈsweɪd/
Động từ này được diễn giải “induce (someone) to do something through reasoning or argument” – thuyết phục ai đó làm gì vì hợp lý. Cách dùng của từ thường là “persuade someone to do something”. Ví dụ:
– It wasn’t easy, but I persuaded him to do the right thing. - Điều đó không dễ, nhưng tôi đã thuyết phục anh ta làm điều đúng đắn.
– We only need one more player for this game. Can you persuade your sister to join in? - Chúng ta chỉ cần một người chơi nữa thôi. Cậu thuyết phục chị gái cậu tham gia cùng được không?
Như vậy, “convince” dùng để thuyết phục ai đó tin vào điều gì, còn “persuade” thuyết phục ai đó làm gì. Theo từ điển Oxford, vào những năm 1950, ”convince” và “persuade” vốn được sử dụng như hai từ đồng nghĩa, có thể thay thế cho nhau và đến tận bây giờ, cách dùng ấy vẫn không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người vẫn có thói quen tách bạch cách dùng của hai từ như trên hơn.
(Theo VNE)
Chiến Lược Marketing Phân Biệt Và Không Phân Biệt
Chiến lược marketing phân biệt trong tiếng Anh gọi là: differentiated marketing strategy.
Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp quyết định tham gia vào nhiều đoạn thị trường và áp dụng những chương trình marketing riêng biệt cho từng đoạn.
Thay vì việc cung ứng một loại sản phẩm, áp dụng một chương trình marketing cho tất cả mọi khách hàng, doanh nghiệp cung ứng những sản phẩm khác nhau, với nhiều mức giá bán, nhiều kiểu xúc tiến cho từng nhóm khách hàng.
Chiến lược marketing phân biệt tỏ ra ưu thế hơn chiến lược marketing không phân biệt trong việc đáp ứng nhu cầu và ước muốn đa dạng của thị trường. Bằng việc đa dạng hóa sản phẩm và các nỗ lực marketing, doanh nghiệp có khả năng gia tăng doanh số và xâm nhập sâu hơn vào nhiều đoạn thị trường.
Bất lợi phải kể đến của chiến lược này là doanh nghiệp phải đối phó với sự gia tăng về chi phí bỏ ra trong sản xuất và thương mại.
Vì marketing phân biệt làm tăng cả mức tiêu thụ lẫn chi phí nên khó có thể đưa ra được kết luận về khả năng sinh lời. Vấn đề trọng tâm khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp phải cân đối được số đọan thị trường và qui mô của từng đoạn.
Việc chọn số lượng đoạn quá lớn dẫn đến phải cung ứng quá nhiều mặt hàng cho qui mô của từng đoạn thị trường quá nhỏ, thường không có hiệu quả.
Nguyên tắc chung của áp dụng chiến lược này là “giảm phân đoạn” hoặc “mở rộng phần cơ bản” để tiêu thụ một khối lượng lớn hơn cho mỗi loại nhãn hiệu, sao cho tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu.
Trường hợp áp dụng
Chiến lược marketing phân biệt dược áp dụng phổ biến ở những doanh nghiệp lựa chọn thị trường mục tiêu theo phương án chuyên môn hóa sản phẩm, chuyên môn hóa thị trường hoặc bao phủ thị trường và khi sản phẩm đang ở giai đoạn bão hòa của chu kì sống.
Chiến lược marketing không phân biệt trong tiếng Anh gọi là: undifferentiated marketing strategy.
Đặc trưng của chiến lược này là: doanh nghiệp bỏ qua ranh giới của các đoạn thị trường được lựa chọn. Họ tìm cách nắm giữ được một số lượng lớn nhất các khách hàng ở các đoạn thị trường đó.
Cách thức kinh doanh được áp dụng ở chiến lược này gọi là “sản xuất và phân phối đại trà” tức là chào bán những sản phẩm giống nhau, sử dụng hình ảnh, phương pháp khuếch trương, kiểu kênh phân phối khác nhau.
Ưu thế lớn nhất của marketing không phân biệt:
Tiết kiệm chi phí nhờ khai thác được lợi thế qui mô, sản xuất và phân phối một chủng loại sản phẩm hạn hẹp và đồng nhất, tiêu chuẩn hóa cao; dễ dàng xâm nhập vào những thị trường nhạy cảm về giá.
Chiến lược marketing không phân biệt cũng có những hạn chế đáng kể.
– Thứ nhất, không dễ dàng tạo một nhãn hiệu có khả năng thu hút mọi khách hàng ở nhiều đoạn thị trường. “Thật hiếm khi có một sản phẩm hay nhãn hiệu là tất cả cho mọi người”.
– Thứ hai, khi có nhiều doanh nghiệp cùng áp dụng kiểu marketing không phân biệt sẽ làm cho cạnh tranh trở nên gay gắt hơn ở những thị trường qui mô lớn, song lại bỏ qua những nhu cầu riêng biệt, qui mô nhỏ, gây nên tình trạng mất cân đối trong việc đáp ứng cầu thị trường.
– Thứ ba, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đối phó với những rủi ro khi hoàn cảnh kinh doanh thay đổi (qui mô càng lớn sự thay đổi càng khó khăn), hoặc khi đối thủ cạnh tranh áp dụng chiến lược marketing phân biệt – chiến lược có khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu và ước muốn của khách hàng.
Marketing không phân biệt thường đòi hỏi một năng lực kinh doanh mạnh, một danh tiếng nhất định. Nó chỉ thích hợp với những doanh nghiệp lớn, thị trường mục tiêu họ lựa chọn là toàn bộ thị trường hoặc “siêu đoạn” thị trường.
Phân đoạn thị trường là quá trình phân chia thị trường tổng thể thành các nhóm nhỏ hơn trên cơ sở những điểm khác biệt về nhu cầu, ước muốn và các đặc điểm trong hành vi.
Đoạn thị trường là một nhóm khách hàng trong thị trường tổng thể có đòi hỏi (phản ứng) như nhau đối với một tập hợp các kích thích marketing.
* MarketingTrips Tổng hợp
Phân Biệt Passport Và Visa Phân Biệt Passport Và Visa
Phân biệt Passport và Visa
Với cuộc sống ngày càng phát triển, du lịch đã trở thành một nhu cầu thiết yếu của mọi người, ngày nay việc du lịch nước ngoài không còn quá khó khăn nữa, mọi thủ tục đều trở nên dễ dàng hơn, chi phí cũng rẻ hơn. Nhu cầu làm Visa và Passport cũng theo đó mà tăng lên.
Visa (thị thực nhập cảnh) là giấy chứng nhận của cơ quan nhập cư thuộc một quốc gia để xác minh bạn (hoặc một người nào đó) được cấp phép nhập cảnh vào quốc gia đó trong một khoảng thời gian quy định tùy trường hợp như nhập cảnh 1 lần hay nhiều lần.
Passport (hay còn gọi là hộ chiếu ) là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp (ở đây là Việt Nam) để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.
Hiện tại có 3 loại passport thông dụng:
– Loại phổ thông (Popular Passport) : Được cấp cho công dân Việt Nam có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.
– Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.
– Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.
Phân biệt Passport và Visa – Sự khác nhau giữa Visa và Passport.
Nói đơn giản, Passport (hộ chiếu) là giấy tờ được cơ quan thẩm quyền cấp cho công dân nước mình, trong khi đó visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.
Ví dụ: Bạn muốn nhập cảnh sang Mỹ để du lịch trong thời gian là 1 tháng thì cần phải có 2 loại giấy tờ
– Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.
– Visa do chính phủ Mỹ cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước họ du lịch.
Passport có trước, visa có sau, nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa.
1. Thái Lan: không quá 30 ngày 2. Singapore: không quá 30 ngày 3. Lào: không quá 30 ngày 4. Campuchia: không quá 30 ngày 5. Philippines: không quá 21 ngày 6. Myanmar: không quá 14 ngày 7. Indonesia: không quá 30 ngày 8. Brunei: không quá 14 ngày 9. Malaysia: không quá 30 ngày 10. Kyrgyzstan: miễn visa (không phân biệt mục đích nhập cảnh) 11. Panama: miễn visa với mục đích du lịch 12. Ecuador: không quá 90 ngày 13. Turks and Caicos: không quá 30 ngày 14. Đảo Jeju: miễn visa 15. Saint Vincent and the Grenadies: miễn visa 16. Haiti: không quá 90 ngày
Tâm Vô Phân Biệt Và Tâm Phân Biệt – Bát Chánh Đạo
TÂM VÔ PHÂN BIỆT VÀ TÂM PHÂN BIỆT Tâm là một Phạm Trù bao gồm rất nhiều Danh Pháp đang sinh diệt theo một lộ trình. Có hai lộ trình tâm: Lộ trình tâm Bát Tà Đạo thuộc về Phàm phu và Lộ trình tâm Bát Chánh Đạo thuộc về bậc Thánh. Tâm lại có thể chia thành bốn nhóm, mà thuật ngữ Phật học tiếng Tàu gọi là Thọ uẩn, Tưởng uẩn, Hành uẩn và Thức uẩn, trong đó Tưởng uẩn và Thức uẩn là các Tâm Biết mà thuật ngữ Phật học gọi là THỨC bao gồm: Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Tưởng thức và Ý thức. Trong các loại tâm biết thuộc về Tưởng uẩn và Thức uẩn này lại được chia làm hai loại : Tâm vô phân biệt và Tâm phân biệt. a – TÂM VÔ PHÂN BIỆT là các Tâm Biết trực tiếp : Nhãn thức, Nhỉ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thức, Tưởng thức do Sáu Căn tiếp xúc Sáu Trần phát sinh ra, có phận sự GHI NHẬN hay NHẬN BIẾT đối tượng. Đối tượng như thế nào thì NHẬN BIẾT như thế ấy, không thêm bớt, Khoa Tâm Lý học gọi là Nhận Thức Cảm Tính đối tượng, thuật ngữ Phật học gọi là Tưởng Tri đối tượng. Đây là Tâm biết Trực Tiếp Giác Quan mà Hán dịch qua bộ A Hàm gọi là Trực Giác, là Tâm Biết không tri thức khái niệm, không ngôn ngữ chế định, không phân biệt đối tượng này với đối tượng kia. Tâm Biết này có tánh chất Vô Niệm, Vô Ngôn, Vô Phân Biệt, vì vậy gọi là Tâm Vô Phân Biệt mà Thánh hay Phàm đều như nhau. Tâm vô phân biệt này do Căn Trần tiếp xúc mà phát sinh nên nó Vô thường, Vô chủ, vô sở hữu ( Vô ngã ) sinh ra đời là có, không cần phải học hỏi. Tâm vô phân biệt của Phàm phu trên lộ trình tâm Bát Tà Đạo được gọi là Tưởng tri , Tâm vô phân biệt của bậc Thánh trên lộ trình tâm Bát Chánh Đạo gọi là Tỉnh Giác. b – TÂM PHÂN BIỆT là tâm biết Ý Thức do Niệm và Tư Duy mà phát sinh. Tâm biết Ý thức, biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao nên Khoa Tâm Lý Học gọi là Nhận Thức Lý Tính đối tượng. Đây không phải Biết trực tiếp đối tượng, mà Biết đối tượng qua Tư duy suy luận, dựa vào tri thức kinh nghiệm đã học hỏi, tích luỹ trong quá khứ. Vì vậy, Ý Thức là tâm biết có Khái Niệm, có Ngôn Ngữ chế định, có Phân Biệt đối tượng này với đối tượng kia nên gọi là tâm phân biệt. Tâm phân biệt phải do học hỏi mới có nên trẻ con vừa đẻ ra chưa có tâm phân biệt này. Thánh và Phàm đều có tâm phân biệt nhưng tâm phân biệt của Thánh và Phàm khác nhau. – TÂM PHÂN BIỆT CỦA PHÀM, là Ý thức Tà Tri Kiến trên lộ trình tâm Bát Tà Đạo do Tà Niệm – Tà Tư Duy mà khởi lên, là hiểu biết sai lạc, hiểu biết không đúng sự thật đối tượng, BIẾT các đối tượng thực tại là Thế giới, nên được gọi là VÔ MINH, mang nội dung Thường Kiến và Ngã Kiến. Chính VÔ MINH này là Nhân phát sinh Tham Sân Si, phát sinh Sầu Bi Khổ Ưu Não. – TÂM PHÂN BIỆT CỦA THÁNH, là Ý thức Chánh Tri Kiến trên lộ trình tâm Bát Chánh Đạo do Chánh Niệm – Chánh Tư Duy mà khởi lên, gọi là MINH, là TRÍ TUỆ, là hiểu biết đúng như thật đối tượng, BIẾT các đối tượng thực tại là Cảm Thọ, nó Vô thường, Vô chủ, vô sở hữu ( Vô ngã ), có Vị ngọt, sự Nguy hiểm, sự Xuất ly. Chính MINH này làm đoạn tận VÔ MINH, đoạn tận Tham Sân Si, đoạn tận KHỔ. Đức Phật và các bậc Thánh nhờ Tâm Phân Biệt này mới Giác Ngộ Sự Thật, Giác Ngộ Chân Lý. Đời sống của Phàm hay Thánh đều sống với hai loại Tâm vô phân biệt và Tâm phân biệt mà nói theo ngôn ngữ Triết học và Tâm lý học là Nhận thức cảm tính và Nhận thức lý tính đối tượng. Tâm vô phân biệt chỉ thấy, nghe, cảm nhận đối tượng ( chỉ ghi nhận đối tượng ) còn Tâm phân biệt mới biết đối tượng được thấy, nghe, cảm nhận đó là cái gì, tính chất ra sao ( đẹp hay xấu, ngon hay dở, cứng hay mền, nóng hay lạnh, ăn được hay không ăn được … ). Khác nhau là, Tâm phân biệt của Phàm phu là hiểu biết sai lạc, là vô minh tà kiến nên sẽ phát sinh thích ghét đối tượng nên ràng buộc và phiền não vì đối tượng, còn Tâm phân biệt của bậc Thánh là hiểu biết đúng sự thật, là trí tuệ là minh, nên không còn phát sinh thích ghét đối tượng, không còn ràng buộc, không còn phiền não với đối tượng. Nhiều trường phái Phật giáo cho rằng bậc Thánh chỉ sống với Tâm vô phân biệt, không còn Tâm phân biệt là do hiểu biết sai lạc, vô minh tà kiến về tâm. Trong các bộ kinh Nikaya đã phê phán tư tưởng này và dẫn chứng bằng sự thật là, nếu giác ngộ bởi Tâm vô phân biệt thì đứa trẻ mới đẻ ra, đang còn nằm ngữa đã giác ngộ rồi, đâu cần phải tu nữa. Vì sao ? Tại vì khi mới đẻ ra, khi sáu Căn của nó tiếp xúc sáu Trần thì sẽ phát sinh tâm biết trực tiếp giác quan thấy, nghe, cảm nhận mọi đối tượng thực tại. Đây là tâm vô phân biệt, nhưng nó không biết đối tượng đó là cái gì, tính chất ra sao. Vì sao ? Vì tâm biết ý thức, tức tâm phân biệt do học hỏi chưa khởi lên được vì nó chưa có quá trình học hỏi như người lớn.
Đại Đức Nguyên Tuệ
Cách Phân Biệt A, An Và The
1. Cách dùng mạo từ không xác định “a” và “an”
Dùng “a” hoặc “an” trước một danh từ số ít đếm được. Chúng có nghĩa là một. Chúng được dùng trong câu có tính khái quát hoặc đề cập đến một chủ thể chưa được đề cập từ trước. Ví dụ: A ball is round (nghĩa chung, khái quát, chỉ tất cả các quả bóng): Quả bóng hình tròn He has seen a girl (chúng ta không biết cậu bé nào, chưa được đề cập trước đó): Anh ấy vừa mới gặp một cô gái.
1.1. Dùng “an” trước: Quán từ “an ” được dùng trước các từ bắt đầu bằng nguyên âm (trong cách phát âm, chứ không phải trong cách viết). Bao gồm: Các từ bắt đầu bằng các nguyên âm “a, e, i, o”. Ví dụ: an apple (một quả táo); an orange (một quả cam) Một số từ bắt đầu bằng “u”: Ví dụ: an umbrella (một cái ô) Một số từ bắt đầu bằng “h” câm: Ví dụ: an hour (một tiếng) Các từ mở đầu bằng một chữ viết tắt: an S.O.S/ an M.P
1.2. Dùng “a” trước: *Dùng “a” trước các từ bắt đầu bằng một phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại và một số trường hợp bắt đầu bằng “u, y, h”. Ví dụ: A house (một ngôi nhà), a year (một năm), a uniform (một bộ đồng phục)…
*Đứng trước một danh từ mở đầu bằng “uni…” và ” eu” phải dùng “a”: Ví dụ: a university (trường đại học), a union (tổ chức), a eulogy (lời ca ngợi)·
*Dùng trong các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như: a lot of/a great deal of/a couple/a dozen. Ví dụ: I want to buy a dozen eggs. (Tôi muốn mua 1 tá trứng)
*Dùng trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand. Ví dụ: My school has a thousand students (Trường của tối có một nghìn học sinh)
*Dùng trước “half” (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn: a kilo hay a half, hay khi nó đi ghép với một danh từ khác để chỉ nửa phần (khi viết có dấu gạch nối): a half – share, a half – holiday (ngày lễ chỉ nghỉ nửa ngày). Ví dụ: My mother bought a half kilo of apples (Mẹ tôi mua nửa cân táo)
*Dùng với các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter) Ví dụ: I get up at a quarter past six (Tôi thức dậy lúc 6 giờ 15 phút)
*Dùng trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ: a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day. Ví dụ: John goes to work four times a week (John đi làm 4 lần 1 tuần)
Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt ‘Convince’ Và ‘Persuade” trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!