Đề Xuất 3/2023 # Phân Biệt Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật # Top 10 Like | Cuocthitainang2010.com

Đề Xuất 3/2023 # Phân Biệt Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật # Top 10 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về Phân Biệt Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật mới nhất trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Cho dù là những bác sĩ có danh tiếng nhất cũng không thể dự đoán chính xác 100% thời điểm chuyển dạ của bạn. Mẹ bầu nên có biết cách nhận biết những dấu hiệu chuyển dạ cơ bản nhất, để có thể đến bệnh viện kịp lúc.

1/ Những dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý

– Bụng tụt xuống thấp: Một vài tuần trước khi chào đời, thai nhi có xu hướng di chuyển xuống phía dưới khung xương chậu, để chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sắp tới. Bạn có thể sẽ cảm thấy áp lực nặng nề tập trung xuống vùng xương chậu, trong khi ngực cảm thấy nhẹ nhàng và dễ thở hơn. Tuy nhiên, cảm nhận này chỉ xuất hiện ở những người lần đầu làm mẹ. Đối với những người sinh con lần thứ hai, thứ ba, cảm giác này khá mơ hồ và mẹ bầu chỉ thực sự cảm thấy chúng khi “giờ G” đã điểm.

– Sự xuất hiện ngày càng nhiều của những cơn co thắt: Đây là dấu hiệu “báo động” rõ ràng và chính xác nhất. Mẹ bầu sẽ có cảm giác đau quặn, thắt như tử cung đang siết chặt chuẩn bị “tống” bé ra khỏi người mẹ. Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới, tới phần bụng dưới và cuối cùng là tới hai chân của bạn.

– Bong nút nhầy tử cung: Là một khối nhỏ chất nhầy, có tác dụng bịt kín tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, nút nhầy tử cung có thể bong ra trước khi đau đẻ một vài tuần, vài ngày hay vài giờ. Một vài trường hợp khi bong ra, nút nhầy sẽ lẫn theo một chút máu. Đây là dấu hiệu cho thấy thời điểm găp bé cưng không còn quá xa nữa.

– Vỡ nước ối: Hầu hết các trường hợp vỡ ối sẽ bắt đầu bằng những cơn co thắt từ trước. Tuy nhiên, vẫn không ít trường hợp vỡ ối nhưng không có bất kỳ dấu hiệu báo trước nào. Dù nước ối tuôn ra ít hay nhiều, mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện ngay.

Thông thường, quá trình sinh con sẽ diễn ra ngay khi nước ối vỡ. Mặc dù vậy, không giống như trong phim ảnh, khi mẹ bầu vỡ ối. không phải bé nào cũng lập tức chào đời một cách dễ dàng. Thậm chí, một số bé còn chờ tới vài tiếng đồng hồ mới chịu “chui” ra khỏi bụng mẹ. Dù nước ối tuôn ra mạnh hay chỉ nhỏ giọt, bạn cũng hãy gọi ngay cho bác sĩ.

– Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn. Trong khi những cơn co thắt giả diễn ra bất ngờ, không thường xuyên và khác nhau về độ dài, cường độ. Thông thường, những cơn co thắt thật sẽ đều đặn hơn, với tần suất mỗi lần khoảng từ 5-7 phút.

– Khác với những cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc biến mất khi bạn thay đổi tư thế, các cơn co thắt thật vẫn tồn tại bất kể mẹ bầu có làm gì.

– Cơn đau thật sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và bao quanh vùng bụng. Với chuyển dạ giả, mẹ bầu sẽ cảm thấy những cơn co thắt ở vùng bụng dưới.

MarryBaby

Phân Biệt Chuyển Dạ Thật Với Chuyển Dạ Giả

Chuyển dạ giả (cơn gò Braxton Hicks)

Cơn gò Braxton Hicks là một hiện tượng sinh lý bình thường và là một tín hiệu cho thấy tử cung đang chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sinh. Nhiều bà mẹ, đặc biệt với những mẹ mang thai lần đầu, lại cảm thấy lo lắng và hốt hoảng khi thấy bụng co thắt, thậm chí bị vặn vẹo một cách lạ thường. Các mẹ cần bình tĩnh hơn để phân biệt xem đó có phải chuyển dạ thực sự không, hay chỉ là một cơn gò sinh lý bình thường.

Cơn gò Braxton Hicks được mô tả như sự thắt chặt bụng, xuất hiện trong thời gian ngắn, không liên tục và cũng không tăng cường độ. Cơn co tử cung giả có thể xuất hiện bất kì lúc nào từ tuần thứ 20 trở đi, và tăng lên từ tuần thứ 32 cho đến khi chuyển dạ thực sự diễn ra. Chúng thường xuất hiện với tần suất lớn hơn ở những phụ nữ đã từng mang thai.

Tác dụng của cơn co giả: các cơn co này không làm giãn cổ tử như chuyển dạ thật và hầu hết các chuyên gia tin rằng co bóp tử cung làm săn chắc cơ tử cung và tăng lưu lượng máu đến thai. Mặt khác, các cơn co này cũng giúp đẩy thai nhi vào vị trí thích hợp cho quá trình chuyển dạ. Trong quá trình các cơn co diễn ra, đầu của em bé được đẩy dần xuống gần khung xương chậu và cổ tử cung, để em bé có thể dễ dàng chui qua ống sinh khi chuyển dạ thật.

Phân biệt chuyển thật với chuyển dạ giả

– Cơn chuyển dạ giả xuất hiện đột ngột và không đều đặn cả về tần suất và cường độ . Trong khi đó cơn chuyển dạ thật có tần suất đều đặn hơn, mỗi cơn co kéo dài khoảng 30-70 giây và càng lúc càng dồn dập và mạnh mẽ hơn.

– Cơn co thắt giả có thể tự giảm dần hoặc ngừng lại khi bạn thay đổi tư thế, đi lại hoặc nghỉ ngơi. Còn với cơn chuyển dạ thực sự thì cho dù bạn có thay đổi tư thế hay làm gì đi chăng nữa thì nó cũng không biến mất.

– Với cơn chuyển dạ giả, bạn sẽ cảm thấy những cơn co thắt tập trung ở vùng bụng dưới, không liên tục và không mạnh dần lên. Với chuyển dạ thật, cảm giác đau bắt đầu ở lưng dưới, kéo quanh thành bụng và sức ép lên vùng chậu cũng tăng lên. Một số trường hợp phụ nữ có thể thấy đau hai bên sườn, cảm giác đau quặn hoặc giống như bị chuột rút.

Khi nào cần đến bệnh viện ngay?

Đau bụng giống đau bụng kinh hoặc xuất hiện hơn 4 cơn co trong vòng 1 giờ (ngay cả khi chúng không gây đau)

Chảy máu âm đạo

Tăng tiết dịch âm đạo và tính chất dịch âm đạo thay đổi, trở nên loãng, nhớt hoặc có màu hồng nhạt hoặc lẫn máu.

Tăng sức ép lên vùng chậu.

Đau thắt lưng, đặc biệt là nếu cơn đau âm ỉ hoặc theo nhịp

Bạn nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cần thiết cho thời gian nằm viện từ sớm, vì thời gian dự sinh của bạn không chính xác tuyệt đối. Và hãy giữ liên lạc với bác sĩ để hỏi khi có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trong quá trình mang thai.

Cách giảm bớt khó chịu của cơn co thắt giả

Nếu các cơn co thắt giả làm bạn thấy khó chịu, hãy thử:

– Đứng dậy hay đi dạo một lúc. Cơn chuyển dạ giả thường hết khi bạn thay đổi vị trí.

– Uống nhiều nước vì đôi khi uống không đủ nước có thể gây ra các cơn co thắt.

– Tắm nước ấm và thư giãn.

– Nghỉ ngơi hoặc chợp mắt một lúc.

Tóm lại: cơn co thắt giả trong những tháng cuối thai kì là một hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại. Dựa trên các biểu hiện có thể phân biệt các cơn co sinh lý này với cơn chuyển dạ thật cũng như các hiện tượng bất thường khác trong thai kì. Để đảm bảo sức khỏe, trong quá trình mang thai, các mẹ nên chú ý bổ sung đầy đủ dinh dưỡng và có chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý.

DS. Nguyễn Quỳnh tổng hợp

Phân Biệt Chuyển Dạ Giả Và Chuyển Dạ Thật Sự

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý có hiện tượng ban đầu là cơn gò tử cung xuất hiện một cách đều đặn, ngày một tăng dần, sự tiến triển của ngôi thai lọt qua khung chậu của mẹ, sự xóa mở cổ tử cung cùng với sức rặn của mẹ, kết quả thai nhi và nhau được sổ ra ngoài một cách trọn vẹn.

Quá trình chuyển dạ là một dấu son đáng nhớ cho mẹ sau bao ngày tháng với biết bao nỗi vất vả mà mẹ phải gánh để đứa con vô vàn yêu quí của mẹ được an toàn, khỏe mạnh.

Để có được ngày “đơm hoa kết trái” ngày hôm nay, thành quả ghi dấu những lời yêu thương và trân trọng nhất dành cho mẹ không thể so sánh được.

Bao nhiêu câu hỏi sẽ đến với mẹ, làm sao để biết dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự, có khi nào đau bụng mà chưa chuyển dạ thật sự không, xuất hiện các dấu hiệu nào mà mẹ phải đến ngay bệnh viện nơi có khoa sản. Đặc biệt đối với mẹ lần đầu sinh con, điều này càng làm cho mẹ lo lắng và không yên tâm khi mà ngày dự sinh càng đến gần. Đó là tất cả các câu hỏi mẹ cần biết, mẹ cần phân biệt rõ dấu hiệu chuyển dạ thật sự và dấu hiệu chuyển dạ giả.

Dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự xảy ra như thế nào?

Mẹ bắt đầu cảm nhận được cơn đau bụng hoặc cơn đau lưng, đặc điểm cơn đau bụng là đau bụng từng cơn, khi mẹ lấy tay sờ vào bụng thì thấy bụng gò cứng dưới bàn tay. Mỗi cơn đau bụng như vậy kéo dài khoảng 20 – 30 giây, sau đó nghỉ 3 – 4 phút. Rồi tiếp tục xuất hiện cơn đau tiếp theo đó, theo dõi trong khoảng 10 phút có thể có 2 – 3 cơn đau bụng. Cơn đau bụng ngày một tăng dần, không có dấu hiệu ngừng đau, đây là đặc điểm quan trọng mà mẹ cần nắm, khi đã vào cơn đau bụng chuyển dạ sinh thật sự, thì cơn đau bụng liên tục ngày một tăng dần, đều đặn. Khi có cơn đau bụng thì thành bụng của mẹ sẽ xuất hiện cơn gò cứng, mẹ cảm nhận được khi sờ tay vào thành bụng. Cơn gò tử cung ngày càng tăng về tần số và cường độ.

Đi kèm với cơn đau bụng, mẹ sẽ thấy ra nhớt hồng âm đạo. Khi có sự chuyển dạ, dưới tác dụng của cơn co tử cung, nút nhầy được thoát ra hòa lẫn ít máu bởi sự vỡ một số các mao mạch trên cổ tử cung, tạo ra dịch nhầy màu hồng.

Trong một số trường hợp, mẹ thấy ra nước ối âm đạo, dấu hiệu này thường xảy ra đột ngột và tự nhiên, thường vào ban đêm, cảm giác ra nước làm ướt quần. Sau khi ra nước âm đạo, mẹ thấy dấu hiệu đau bụng.

Khi mẹ đến bệnh viện, được các bác sĩ chuyên khoa sản khám vào đánh giá: kết quả trên monitoring sản khoa, xuất hiện cơn gò tử cung, mỗi 10 phút có 2 – 3 cơn gò, có cường độ 40 – 80 mmHg.

Khám âm đạo cổ tử cung có hiện tượng xoá mở, biểu hiện cổ trong và cổ ngoài tử cung nhập lại với nhau tạo thành một cái phên mỏng gọi là xóa và từ từ cổ tử cung mở ra. Trung bình mở 2 – 3 cm, xóa 60 -70%. Phần trình diện ngôi thai tại cổ tử cung mà bác sĩ khám xác định được đó là đầu thai nhi, thông qua túi ối, có thể xác định túi ối dẹt (túi ối dẹt, đầu thai nhi dính sát với màng ối) hoặc túi ối phồng (đầu thai nhi với màng ối có một lượng nước ối ở giữa).

Chuyển dạ giả xảy ra như thế nào?

Dấu hiệu chuyển dạ giả thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và xảy ra trước khi sinh 4 – 6 tuần. Biểu hiện cơn gò Braxton Hicks, mẹ sẽ có cảm giác tử cung gò cứng dưới da bụng khi tay sờ vào thành bụng.

Với cơn gò Braxton Hicks, ban đầu mẹ sẽ không có cảm giác đau, nhưng càng về sau, tuổi thai lớn mẹ sẽ có cảm giác đau nhẹ, đặc tính của cơn gò Braxton Hicks là gò từng cơn không đều đặn, đôi khi co thắt có thể gây cho mẹ đau bụng, nhưng khi nằm nghỉ thì hết đau. Trong một ngày có thể có 3 – 4 cơn gò, nhưng cũng có khi ít hơn. Cơn gò Braxton Hicks giúp cho thai nhi bình chỉnh ngôi thai trong tử cung của mẹ được tốt. Ngôi thai trở nên ngôi thuận. Trong cơn gò Braxton Hicks không cần phải dùng thuốc.

Dấu hiệu chuyển dạ giả có thể nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, biểu hiện cơn đau bụng nhiều, đau co thắt, thường xảy ra sau khi mẹ ăn hay uống một loại thực phẩm có nhiễm khuẩn. Cơn đau bụng có thể kèm theo nôn ói, tiêu chảy. Trên lâm sàng có xuất hiện cơn gò nhẹ, khi đo [Monitoring sản khoa thì không có cơn gò tử cung thật sự. Khám âm đạo thì cổ tử cung đóng kín.

Việc điều trị dùng thuốc chống co thắt như: spasmaverin, spasless có thể giảm cơn co thắt, kết hợp điều trị thuốc đặc trị rối loạn tiêu hóa, tùy thuộc việc đánh giá nguyên nhân gây đau bụng mà mẹ có thể được dùng thuốc kháng sinh đường ruột, men tiêu hóa hỗ trợ. Bệnh sẽ ổn định.

Ngoài ra cơn chuyển dạ giả do nguyên nhân khác như: cơn đau quặn thận do sỏi, viêm ruột thừa, viêm đại tràng co thắt … đều gây cơn đau bụng và kéo tử cung có cơn gò nhẹ. Khi xác định cơn gò bằng Monitoring sản khoa thì hoàn toàn không có cơn gò và cổ tử cung đóng kín khi khám âm đạo. Việc điều trị của mẹ cần khai thác bệnh sử kỹ và khám chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị theo nguyên nhân sẽ đem lại kết quả tốt.

Một số lưu ý cho mẹ vào những tháng cuối mang thai

Lời khuyên cho mẹ gần đến ngày sinh, mẹ cần chuẩn bị đồ dùng cho bé và đồ dùng cho mẹ khi đi sinh, thời gian nằm viện có thể từ 3 – 7 ngày, tùy thuộc vào việc sinh thường hay sinh mổ. Mẹ cần chuẩn bị ngay từ bây giờ (khi tuổi thai 36 – 37 tuần) đầy đủ những đồ dùng cần thiết, những hồ sơ giấy tờ, thông tin mà Bệnh viện yêu cầu, trên các trang điện tử của Bệnh viện, sẽ có những thông tin dành cho mẹ bầu đi sinh, mẹ có thể tham khảo. Hồ sơ khám thai của mẹ cần được xếp ngay ngắn, theo từng đợt khám thai, các kết quả khám thai, kết quả siêu âm thai, kết quả xét nghiệm và những hồ sơ khác mẹ cần để trong một cái túi hồ sơ. Đặc biệt mẹ cần lưu ý photo giấy chứng minh thư của mẹ, sổ hộ khẩu có tên của mẹ. Chuẩn bị tiền, hay sổ bảo hiểm được chi trả.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ sinh thật sự mẹ cùng bố đến bệnh viện và mang theo đầy đủ hồ sơ và đồ dùng cần thiết.

Cơn gò tử cung

Tiến triển tăng dần theo quá trình chuyển dạ: đều đặn, mỗi lúc một mạnh lên, dài ra và mau hơn.

Cơn gò tử cung gây đau.

Cơn gò tử cung thất thường, không đều, không tăng lên rõ rệt về tần số và cường độ.

Cơn gò tử cung không gây đau.

Xóa mở cổ tử cung

Cổ tử cung biến đổi, Có hiện tượng xóa và mở rộng dần theo quá trình chuyển dạ.

Cổ tử cung hầu như không tiến triển sau một thời gian theo dõi.

Để biết thêm, mời bạn đọc bài Sinh con

Để bé yêu luôn khoẻ mạnh, mẹ hãy tham khảo chuyên mục Cách chăm sóc bé hoặc tìm hiểu Bảng cân nặng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

BSCKII. NGUYỄN HỮU THUẬN.

Nhận Biết Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật Và Chuyển Dạ Giả

Singlemum – Những thai phụ mang thai lần đầu thường cho rằng mình sẽ nhận biết được dấu hiệu chuyển dạ, báo hiệu em bé đang muốn được gặp mẹ.

Tuy nhiên, thực tế không dễ như vậy bởi các dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ có thể kéo dài trong nhiều ngày.

Hãy nghĩ rằng lúc bạn bắt đầu chuyển dạ cũng là lúc bạn chuẩn bị sinh em bé. Quá trình chuyển dạ bình thường có thể bắt đầu bất cứ lúc nào trong 2 tuần trước hoặc 2 tuần sau ngày dự sinh.

Chuyển dạ ‘giả’

Trong chuyển dạ ‘giả’, những cơn co có thể xuất hiện một cách:

– Thất thường: kéo dài hoặc rút ngắn, dữ dội hoặc nhẹ, có thể tới và biến mất bất cứ lúc nào.

– Không đỡ hơn sau đó.

– Không lan đến bụng trên hoặc sau lưng.

– Không có dấu hiệu thay đổi tình trạng khi bạn nghỉ ngơi hoặc đổi tư thế.

Nếu bạn thấy mình có những cơn chuyển dạ ‘giả’ thì lời khuyên tốt nhất là hãy ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc uống nhiều nước để giảm bớt sự khó chịu.

Những cơn chuyển dạ ‘giả’ thường xuất hiện vào cuối thai kỳ và có thể xảy ra một tháng hoặc một ngày trước khi bạn sinh em bé. Ngoài ra, càng gần ngày dự sinh thì càng khó nhận biết chuyển dạ ‘giả’ và chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, bác sĩ và nữ hộ sinh sẽ có thể cho biết bạn đã chuyển dạ hay chưa bằng cách kiểm tra cổ tử cung có mở hay không.

Với người mới mang thai lần đầu, dấu hiệu sa bụng thường xảy ra vài tuần trước khi sinh. Với người đã từng sinh con, dấu hiệu này sẽ không xảy ra cho đến khi bắt đầu chuyển dạ.

2. Ra máu và tiết dịch âm đạo:

Nếu bạn ra máu hoặc dịch âm đạo màu nâu, điều đó có thể là cổ tử cung của bạn đã bắt đầu giãn ra. Có thể nhìn thấy nút nhầy niêm mạc bít kín cổ tử cung trong 9 tháng. Đây là một dấu hiệu khả quan nhưng chưa cho thấy chuyển dạ ngay.

3. Em bé cử động ít hơn:

Các bà bầu thường nhận thấy em bé của mình ít ‘quậy’ hơi vào những ngày trước khi chuyển dạ.

Không ai biết chắc lý do tại sao, có thể là do em bé nghỉ ngơi để dành sức cho việc ra đời.

Nếu bạn cảm thấy bé cử động ít hơn, hãy gọi cho bác sĩ hoặc nữ hộ sinh vì đôi khi ít cử động có thể là do em bé gặp vấn đề nào đó khác.

4. Vỡ ối:

Khi túi ối vỡ, bạn sẽ cảm thấy nước ối chảy ra từ âm đạo, đó có thể là một dòng chảy nhỏ hoặc trào ra một cách đột ngột. Đối với hầu hết phụ nữ, những cơn co sẽ đến trong vòng 24 giờ sau khi vỡ ối.

Tuy nhiên, ngay cả các cơn co không xuất hiện, hãy cho bác sĩ biết ngay khi bạn bắt đầu vỡ ối.

5. Tiêu chảy:

Thường một vài ngày trước khi chuyển dạ, cơ thể bạn tiết ra chất prostaglandins. Đây là cách giúp cho tử cung co thắt nhưng lại có thể gây tiêu chảy.

6. Bản năng ‘làm tổ’:

Không có lý giải khoa học nào cho dấu hiệu này, nhưng rất nhiều phụ nữ đột ngột cảm thấy một sự thôi thúc ‘làm tổ’ mạnh mẽ ngay trước khi bắt đầu chuyển dạ. Nếu bạn cảm thấy cần phải dọn dẹp nhà cửa vào lúc 3 giờ sáng, bạn có thể đã sẵn sàng chuyển dạ.

Chuyển dạ thực sự

– Đến đều và gần nhau hơn.

– Kéo dài từ 30 – 70 giây và sẽ ngày càng lâu hơn.

– Không ngừng cho dù bạn làm gì.

– Lan ra sau lưng và phía trên bụng của bạn.

– Dữ dội hơn với cường độ cao hơn.

– Khiến bạn không đủ sức để nói chuyện với bất cứ ai.

Khi nào cần đi bệnh viện Bạn nên vào viện khi:

– Bạn cảm thấy áp lực trên vùng chậu ngày càng dữ dội với cường độ cao hơn.

– Bạn thấy chảy máu và tăng tiết dịch âm đạo.

– Bạn thấy một sự thay đổi lớn trong cử động của em bé.

– Bạn bị vỡ ối.

– Kéo dài hơn 60 giây.

– Cách nhau 5 phút trong ít nhất một giờ.

Nếu bạn có bất cứ thắc mắc hoặc không chắc chắn là nên làm gì, hãy hỏi ngay bác sĩ.

Singlemum tổng hợp

Bạn đang đọc nội dung bài viết Phân Biệt Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thật trên website Cuocthitainang2010.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!